Đề tài Nâng cao năng lực thực tiễn cho giáo viên, để giúp Học Sinh học tốt các môn Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên - Xã hội lớp 1 tại thành phố Hồ Chí Minh

NỘI DUNG BÀI VIẾT

I.Giới thiệu đề tài.

 Nghị Quyết Hội nghị lần 2 BCHTW Đảng khóa VIII về nội dung, PP giáo dục, mục tiêu GDMN đến năm 2010 đáp ứng yêu cầu XH VN giai đoạn CNH,HĐH con người theo định hướng XHCN , có khả năng thích ứng , đối phó những thay đổi cuộc sống hiện đại, tự tin, sáng tạo ( phù hợp xu thế GDMN của các nước trên thế giới ).

Phát triển GD MN, tạo bước chuyển biến cơ bản, vững chắc và toàn diện, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng công tác chăm sóc giáo dục trẻ; . Phấn đấu đến năm 2010, hầu hết trẻ đều được chăm sóc, giáo dục bằng những hình thức thích hợp

 Xây dựng và hoàn thiện quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục Mầm non , tăng cường đầu tư phát triển giáo dục Mầm non. Từ đó tạo tiền đề vững chắc cho Giáo dục Tiểu học.

Bổ sung hoàn thiện các chế độ, chính sách, đẩy mạnh thực hiện Xã hội hóa giáo dục. Qua đó nâng cao nhận thức và đẩy mạnh công tác thông tin và truyền thông về giáo dục Mầm non.

 Chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào trường Phổ thông với quan điểm khoa học về chuẩn bị cho trẻ ( không dạy và làm thay Gíao dục tiểu học không dạy trước chương trình, không cần trẻ học thực thụ, đảm bảo sống với bản lĩnh hồn nhiên, vui tươi, thỏa mái).

 

doc10 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1077 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nâng cao năng lực thực tiễn cho giáo viên, để giúp Học Sinh học tốt các môn Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên - Xã hội lớp 1 tại thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT 1/ Giới thiệu đề tài 01 2/ Kết quả đạt được của đề tài 01_03 3/ Kết quả triển khai áp dụng thực tế của đề tài 04 4/ Kết luận và đề xuất. 06 ABSTRACT 1 / Introduction 01 2 / Research Results 03 3 / Practical Implementation 04 4 / Conclusions and recommendations. 06 Đề tài: “ Nâng cao năng lực thực tiễn cho giáo viên, để giúp Học Sinh học tốt các môn Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên-Xã hội lớp 1 tại thành phố Hồ Chí Minh” Chủ nhiệm : CN. NGUYỄN HOA MAI. Topics: Improving teacher’s practical ability to help grade-one students learn Vietnamese, Maths, natural-social science better in Ho Chi Minh cty. NỘI DUNG BÀI VIẾT I.Giới thiệu đề tài. Nghị Quyết Hội nghị lần 2 BCHTW Đảng khóa VIII về nội dung, PP giáo dục, mục tiêu GDMN đến năm 2010 đáp ứng yêu cầu XH VN giai đoạn CNH,HĐH con người theo định hướng XHCN , có khả năng thích ứng , đối phó những thay đổi cuộc sống hiện đại, tự tin, sáng tạo…( phù hợp xu thế GDMN của các nước trên thế giới ). Phát triển GD MN, tạo bước chuyển biến cơ bản, vững chắc và toàn diện, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng công tác chăm sóc giáo dục trẻ; …. Phấn đấu đến năm 2010, hầu hết trẻ đều được chăm sóc, giáo dục bằng những hình thức thích hợp… Xây dựng và hoàn thiện quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục Mầm non , tăng cường đầu tư phát triển giáo dục Mầm non. Từ đó tạo tiền đề vững chắc cho Giáo dục Tiểu học. Bổ sung hoàn thiện các chế độ, chính sách, đẩy mạnh thực hiện Xã hội hóa giáo dục. Qua đó nâng cao nhận thức và đẩy mạnh công tác thông tin và truyền thông về giáo dục Mầm non.. Chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào trường Phổ thông với quan điểm khoa học về chuẩn bị cho trẻ ( không dạy và làm thay Gíao dục tiểu học không dạy trước chương trình, không cần trẻ học thực thụ, đảm bảo sống với bản lĩnh hồn nhiên, vui tươi, thỏa mái). Chuẩn bị tâm thế, nuôi dưỡng hứng thú nhận thức, khuyến khích trẻ tìm tòi khám phá. Tổ chức tốt cho trẻ hoạt động trí tuệ (điều khiển chú ý, biết quan sát sự vật và hiện tượng xung quanh, phát triển tư duy). Chính vì thế đề tài “Nâng cao năng lực thực tiễn cho giáo viên, để giúp Học Sinh học tốt các môn Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên-Xã hội lớp 1 tại thành phố Hồ Chí Minh” là một viên gạch nối tiếp cho bước đi của các em chuyển tiếp từ Mầm non vào các lớp đầu cấp Tiểu học, phần nào đóng góp cho sự phát triển chung trong Giáo dục Tiểu học của thành phố nói riêng và cả nước nói chung. II. Kết quả đạt được của đề tài: Những vấn đề chung về Phương Pháp dạy học phát huy tính tích cực của Học sinh. ª Phương pháp học tích cực khuyến khích trẻ học tập dựa trên những kinh nghiệm sẵn có, dựa vào đa giác quan, Sử dụng đồ vật thật, bằng chính khả năng của mình và học tập theo nhóm tạo điều kiện cho trẻ thảo luận và giúp đỡ lẫn nhau... ª Vì vậy, nền Giáo dục được thúc đẩy cải tiến về chất lượng và tính thích hợp. Vì qua đó trẻ có thể nhận ra rằng đối tượng kiến thức rất bổ ích và sẽ yêu quý trân trọng những điều mà mình đã được học…. Nước ta, gần đây Chính phủ và Bộ Giáo dục đã có những chính sách đổi mới Giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Trong đó đổi mới Phương pháp dạy học là vấn đề then chốt, vì nó sẽ làm thay đổi tận gốc nếp nghĩ, nếp làm của các thế hệ học trò- chủ nhân tương lai của đất nước- Đặc biệt từ năm 2002-2003 việc thay sách giáo khoa lớp 1 và lớp 6 đã thực sự là một cải tổ rất đáng hoan nghênh, chứng tỏ là một việc làm để xác định quyết tâm của Đảng và Nhà nước... Cũng từ đó, nhiều cơ sở lí luận và thực tiễn của đổi mới phương pháp dạy học đã được các nhà khoa học giáo dục giới thiệu để giúp Gíao viên nâng cao nhận thức, tự tin và quyết tâm đổi mới các phương tiện, phương pháp dạy học tiên tiến để giảng dạy thành công bộ sách giáo khoa mới. Tuy nhiên, đối với Giáo viên Tiểu học “ Trăm nghe không bằng một thấy”, chính vì vậy, đề tài đã tập hợp kinh nghiệm và giới thiệu đến Giáo viên một số phương pháp hỗ trợ để Giáo viên chủ động thực hiện tốt việc đổi mới về mục tiêu, nội dung chương trình Tiểu học và cách đánh giá kết quả học tập của học sinh Tiểu học. Qua đó, đạt được những kết quả khảo sát như sau: Trình độ đào tạo của Giáo viên khối 1 ( thời điểm 2006-2008 ) 1. GV chưa đạt chuẩn 8.5% 2. GV THSP(12+2) 75.7% 3. GV CĐSP 12.8 % 4 .GV ĐHSP 3.0 % Thâm niên giảng dạy của GV lớp 1 1. Dưới 5 năm 23.7 % 2. Từ 5 đến 10 năm 36.2 % 3. Từ 11 đến 15 năm 14.9 % 4. Trên 15 năm 25.2 % Đánh giá năng lực giáo viên lớp 1: CBQL Giỏi % Khá % Trung bình % Yếu% HT 50 45 5 0 P, HT 52,5 43 4,5 0 KHỐI TRƯỞNG 51 46 4 0 Với thống kê trên , khi thực hiện chương trình SGK mới trên các môn: Toán , Tiếng Việt, Tự Nhiên Xã Hội ở một số trường Thực nghiệm, trường thuộc thành phố, ven đô và ngoại thành. Có những nhận định chung như sau: ƯU ĐIỂM: ª Chương trình Sách giáo khoa mới Tiểu Học triển khai đại trà trên toàn quốc(2002-2003) là thành công lớn, đánh dấu một bước phát triển của hệ thống Giáo dục Quốc dân Việt Nam. Về cơ bản, mọi người đều thừa nhận mặt tiến bộ của chương trình mới. Vì vậy cần chuẩn bị tốt trước khi trẻ vào tiểu học là phù hợp quan điểm khoa học hiện đại. Xây dựng môi trường để trẻ hoạt động một cách chủ động tích cực và sáng tạo theo khả năng và nhu cầu. Trẻ có cơ hội phát triển tính độc lập – tự tin – ý thức và hoàn thiện khả năng làm cho trẻ có thể quyết định và tự đánh giá. Trẻ được tôn trọng và đánh giá đúng như một cá nhân. Tiếp tục bổ sung hoàn thiện khi bắt đầu vào lớp Một (nếu không theo kịp). Giải pháp khả thi thực hiện tốt chương trình mới: 1) Tổ chức Giáo viên Tiểu học dạy theo nhóm môn. 2) Chuyển các trường Tiểu học công lập bán trú sang loại hình bán công hoặc tự hạch toán kinh phí. 3) Tăng cường đào tạo Giáo viên Thể dục- Âm nhạc và Mĩ Thuật; ưu tiên nâng cao trình độ Giáo viên. 4) Xây dựng trường đạt Chuẩn quốc gia 1/.Thực trạng Giáo viên Tiểu học Thành phố Hồ Chí Minh. 2/. Tình hình giảng dạy chương trình mới lớp 1 môn Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên-Xã hội. III. Kết quả triển khai vài áp dụng thực tế của đề tài. ( Số liệu, và nhận định có trích dẫn theo công văn số 1293/ GDĐT-Tiểu học gởi Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh , ngày 19/06/2010 Giám đốc Huỳnh Công Minh đã ký ). Phòng Giáo dục Tiểu học – Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị trực tiếp triển khai chỉ đạo việc ứng dụng đề tài đã tiến hành tổ chức tập huấn cho 96 Cán bộ Quản lý Tiểu học thuộc 24 phòng giáo dục và Đào tạo, gần 1500 Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học và 2982 giáo viên lớp 1 trên toàn thành phố bằng hình thức chuyên đề “ Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh lớp 1 ” qua các môn học Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên Xã hội. Việc triển khai ứng dụng đề tài được tiến hành cùng với việc thực hiện văn bản 896/BGD&ĐT-GDTH ngày 13/2/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về “ Hướng dẫn điều chỉnh việc dạy và học cho học sinh Tiểu học” đã đáp ứng được nhu cầu của Cán bộ quản lý và giáo viên lớp 1. Đối với cán bộ Quản lý Tiểu học : Nhà trường tổ chức cho giáo viên sử dụng thiết kế, kinh nghiệm đã tập huấn để vận dụng vào các bài dạy một cách tự nhiên, theo năng lực , nhận thức, suy nghĩ, cảm nhận riêng. Đặc biệt chú ý đến ý tưởng tạo môi trường học thân thiện với trẻ và các ý tưởng khuyến khích trẻ học tập chủ động. Trẻ được khuyến khích học tập theo năng lực của mình, giáo viên luôn dạy trẻ theo nhu cầu, khả năng của từng em. Từ ý tưởng của đề tài, các Cán bộ quản lý giáo dục Tiểu học đã vận dụng trong công tác chỉ đạo dạy học không chỉ riêng cho giáo viên lớp 1 mà cả giáo viên các khối còn lại cũng được tiếp cận và bước đầu vận dụng có hiệu quả trong giảng dạy. Theo đánh giá của Cán bộ quản lý Tiểu học việc đưa đề tài ứng dụng vào thực tiễn dạy học của giáo viên lớp 1 góp phần trong việc định hướng, nâng cao nhận thức, năng lực chuyên môn của họ trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Đối với giáo viên lớp 1 : Giáo viên lớp Một đã thay đổi cách dạy: thường xuyên sử dụng những hình thức, phương pháp nhằm kích thích sự năng động, tích cực của học sinh như lồng ghép trò chơi vào bài học; kết hợp phương pháp truyền thống như thuyết trình diễn giảng với phương pháp mới như thảo luận , nêu vấn đề chú ý đến hình thức cá thể hóa nhằm thay đổi không khí lớp học , tạo sự mạnh dạn, tự tin, rèn kĩ năng giao tiếp, ứng xử tình huống cho học sinh, nâng cao năng lực cá nhân của trẻ. Sau thời gian ứng dụng đề tài đội ngũ giáo viên lớp Một tay nghề được nâng cao hơn . Kết quả giảng dạy lớp Một của các trường trong thành phố vững chắc, hiệu quả các giờ dạy tốt. Học sinh không chỉ có kiến thức mà còn có kĩ năng học tập, kĩ năng sống tiến bộ rõ nét . Trẻ ham thích đến trường vì được giáo viên tổ chức dạy vui, mỗi ngày đều có hoạt động mới đầy hấp dẫn, lôi cuốn. Đề tài đã đáp ứng mong muốn của giáo viên lớp Một. Những vấn đề vướng mắc khó khăn cơ bản đã được hỗ trợ một cách thiết thực, hữu ích giúp giáo viên tự tin hơn trong công việc đổi mới phương pháp giảng dạy mà Bộ Giáo dục đang chỉ đạo từ năm 2002. Đối với học sinh lớp 1 : Số liệu thống kê cuối năm học 2008 – 2009 ( các môn Tiếng Việt, Toán, TNXH ) : a) Học lực môn : Tổng số học sinh Môn Giỏi Khá Trung Bình Yếu 94846 Tiếng Việt 74121 ( 78,13% ) 16687 ( 17,59% ) 2615 ( 2,76% ) 1423 ( 1,5% ) Toán 81755 ( 86,2% ) 10903 ( 11,5% ) 1416 ( 1,49% ) 772 ( 0,81% ) Tự nhiên xã hội A+ A B 52200 ( 55,04% ) 42634 ( 49,95% ) 12 ( 0,01% ) b) Kết quả bài kiểm tra cuối năm học 2008 – 2009 : Tiếng Việt : Số học sinh có điểm dưới trung bình : 1237 em – Tỉ lệ 1,3% Toán : Số học sinh có điểm dưới trung bình : 861 em – Tỉ lệ 0,9% Đối chiếu với số liệu thống kê cuối năm học 2007 – 2008 cho thấy tỉ lệ học sinh đạt loại giỏi có tăng hơn ( Tiếng Việt tăng 0,13% - Toán tăng 1,7% - Tự nhiên Xã hội tăng 0,3% ) Số học sinh yếu cũng giảm 0,01% ở cả 3 môn học này. Đối với học sinh tiểu học trường Dân lập Quốc Tế Việt Úc: Chương trình Hè vui học, chương trình thực hiện bài tập trắc nghiệm đối với học sinh lớp Lá vào lớp Một , hoặc khảo sát tuyển sinh lớp Một đều được thực hiện theo tiêu chí chơi mà học, thông qua các hình thức ghép hình, tìm hình, ghép từ…đa dạng và sáng tạo, kích thích sự thông minh, hứng thú các em một cách tự nhiên không gò ép. Các em trở nên mạnh dạn, tự tin, năng động, yêu mến thầy cô và bạn bè hơn, đặc biệt trong sự tiến bộ của học sinh, phụ huynh đều cho rằng con em họ trở nên tự tin hơn và kĩ năng của các em ngày càng được nâng cao theo phương pháp mới của tinh thần nội dung đề tài khoa học trên. Đối với Cha mẹ học sinh : Qua thăm dò ý kiến, có thể nhận thấy sự hài lòng nơi cha mẹ học sinh về kết quả học tập của con em họ thể hiện sự thuần thục qua các kỹ năng đọc, viết và làm các phép tính cơ bản. Ngoài ra, Cha mẹ các em cũng thấy được sự năng động, tự tin của con em họ thể hiện qua giao tiếp và ứng xử. IV.Kết luận và đề xuất. a. Kết luận: 1/ Tình hình học sinh Mẫu giáo. Mẫu giáo và lớp Một có chung một mục tiêu giáo dục là “ Phát triển cá nhân toàn diện cho trẻ”. Vì vậy, việc chuẩn bị tốt trước khi trẻ vào tiểu học là phù hợp quan điểm khoa học hiện đại. Xây dựng môi trường để trẻ họat động một cách chủ động tích cực và sáng tạo theo khả năng và nhu cầu. Các em có cơ hội phát triển tính độc lập - tự tin – ý thức và hoàn thiện khả năng làm cho trẻ có thể quyết và tự đánh giá. Trẻ được tôn trọng và đánh giá đúng như một cá nhân. Tiếp tục bổ sung hoàn thiện khi bắt đầu vào lớp Một ( nếu không theo kịp ). 2/ Tình hình học sinh lớp Một : Sĩ số học sinh còn vượt chuẩn (30 - 35 em). Có nhiều trường đã cải tạo nhưng vẫn chưa đúng, đủ quy cách và trang thiết bị dạy học. Thiếu sân chơi, bài tập cho học sinh vui chơi và rèn luyện. 3. Đánh giá việc tổ chức thực nghiệm: - Q5 (Minh Đạo) - Quận Phú Nhuận (Cổ Loa) - Quận Tân Phú (Lê Lai) - Huyện Củ Chi (Thái Mỹ) Kết quả: So với năm học 2005 – 2006 tỉ lệ Giỏi, khá tăng tuy không nhiều nhưng thực chất hiệu quả trên trẻ rất đáng quan tâm. Học sinh tự tin, chủ động hơn khi tiếp nhận kiến thức thông qua hoạt động học tập vui. Học sinh ham thích đến trường. Nắm chắc kiến thức Toán và âm vần, thành thạo 4 kĩ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết, làm toán. Giao tiếp, ứng xử trôi chảy và tự tin. Phụ huynh an tâm vì con em tiến bộ rõ trong học tập và rèn luyện. Giáo viên vui vì mình thực sự đã có tay nghề và thành công hơn trong việc dạy học sinh lớp Một. 4. Về kết quả thực nghiệm: Bậc học Mầm non: Chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ Vai trò của cha mẹ trong việc phát triển ngôn ngữ Phát triển năng lực tư duy cho trẻ. b. Đề xuất: KIẾN NGHỊ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO : - Chỉnh sửa, bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện chương trình và SGK, thiết bị dạy học - Tiếp tục ban hành các văn bản pháp quy để việc tổ chức quản lý thống nhất giữa các trường Tiểu học. - Quy định biên chế giáo viên/ lớp học 2 buổi/ ngày để giảm bớt cường độ lao động cho giáo viên Tiểu học. KIẾN NGHỊ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Cho phép các trường Tiểu học tổ chức thí điểm giáo viên dạy theo nhóm môn. Tham mưu chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động trẻ trong độ tuổi Mẫu giáo đến trường. KIẾN NGHỊ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC Ưu tiên đầu tư Giáo viên vào lớp Một. Qua những thu thập thông tin cũng như dự giờ , thăm lớp. Chúng tôi nhận thấy một yếu tố vô cùng quan trọng, không thể thiếu là giáo viên đứng lớp của khối 1. Ngoài những giáo viên có thâm niên , tay nghề cao rất đáng khen thì vẫn còn những giáo viên còn lúng túng trước yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Một bộ phận giáo viên còn dạy nặng, áp đặt kiến thức, thiếu phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Chưa có đủ biên chế cho giáo viên năng khiếu. Bên cạnh đó còn thiếu điều kiện hỗ trợ giáo viên dạy tốt. * Đặc biệt, với tư cách là cơ quan chỉ đạo thực hiện chương trình sách giáo khoa mới, chúng tôi thấy cần phải hỗ trợ giáo viên nâng cao năng lực giảng dạy thông qua phương pháp tập huấn chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn ở 3 môn cơ bản của lớp Một: Tiếng Việt, Toán và Tự nhiên – Xã hội. Xin chia sẻ một vài ý kiến sau: Thầy Nguyễn Thế Nhân - Hiệu trưởng Trường tiểu học Thái Mỹ Huyện Củ Chi Sau khi thực hiện đề tài, học sinh và phụ huynh chia sẻ cảm nhận và hiểu biết của học về việc thay sách cũng như những thay đổi trong lĩnh vực cuộc sống có liên quan đến việc thay đổi SGK của Bộ Giáo dục. Kết quả ghi nhận được rất đáng phấn khởi. Trong khi nhà trường và giáo viên nhìn nhận việc thay sách qua việc thúc đẩy học tập chủ động, tự học, kết quả học tập cao hơn thì học sinh và phụ huynh hiểu biết về sự thay đổi này từ những khía cạnh cụ thể hơn như sách giáo khoa mới đẹp, nhiều hình ảnh hơn và các trò chơi vui nhộn trên lớp. Những cảm nhận này mang tính tích cực. Học sinh thích thú với những trò chơi và đồ dùng học tập. Phụ huynh nhận ra được sự hào hứng của con em mình và sự nhiệt tình, tận tâm vì học sinh của giáo viên trường Thái Mỹ. Khi được hỏi về sự khác biệt trong tiến bộ của học sinh, phụ huynh đều cho rằng con em họ trở nên tự tin hơn và kĩ năng của các em ngày càng được nâng cao theo phương pháp mới. Cô Minh Lý - Phó Hiệu trưởng trường tiểu học Minh Đạo Quận 5 Giáo viên trường trường Minh Đạo đa số rất phấn khởi vì khi thay sách họ rất mong muốn thực hiện tốt hơn phương pháp mới nhưng chưa được ai hỗ trợ có hiệu quả. Đề tài đã đáp ứng mong muốn của giáo viên. Những vấn đề vướng mắc khó khăn của chúng tôi cơ bản đã được hỗ trợ. Đặc biệt tài liệu của công trình rất thiết thực, hữu ích giúp chúng tôi tự tin hơn trong công việc đổi mới giáo dục Phổ thông Hồ Thị Xuân Tùng - Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Cổ Loa Quận Phú Nhuận Sau thời gian tham gia thử nghiệm đề tài trên ở 3 môn Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên - Xã hội nhà trường vô cùng vui vì qua thử nghiệm đội ngũ giáo viên lớp Một của trường Cổ Loa đã có tay nghề được nâng cao hơn. Kết qủa giảng dạy lớp một của trường khá vững chắc, hiệu quả các giờ dạy đều tốt. Trẻ ham thích đến trường vì được cô tổ chức dạy vui, mỗi ngày đều có hoạt động mới đầy hấp dẫn, lôi cuốn. 4.Cô Phạm Thị Thanh Loan_Khối trưởng khối lá Cơ sở 32 Lê Quý Đôn_Hệ thống trường dân lập Quốc Tế Việt Úc: Lúc đầu các Cô nghĩ mỗi bậc học có một đặc trưng riêng nên quá chú trọng vào chương trình Giáo dục Mầm non. Nhưng sau khi được nhà trường tổ chức đi dự giờ thăm lớp Một học với các hoạt động sáng tạo, phong phú ...các Cô nhận thấy trẻ của Mầm non còn chưa chuẩn bị nhiều vấn đề, nhất là tâm thế để chuẩn bị vào lớp Một. Từ đó, các Cô quyết tâm chuẩn bị thật kĩ cho trẻ thông qua các hoạt động trên lớp. Vì vậy trẻ rất tự tin khi bước vào lớp Một và đạt được nhiều chuẩn kĩ năng của bậc học kế tiếp. 5. Cô Trần Thị Kim Xuyến_Khối trưởng khối lá Cơ sở Sương Nguyệt Ánh_Hệ thống trường dân lập Quốc Tế Việt Úc: Sự liên thông giữa hai bậc học rất quan trọng. Vì nó giúp cho người giáo viên định hướng được kế hoạch dạy học và biết phải dạy trẻ những gì. Cụ thể trẻ của Cô sẽ năng động, tự tin, có kĩ năng tư duy tốt thông qua các trò chơi do Cô tổ chức ( chơi mà học, hoạt động có chủ đích ) Trẻ biết quan sát, lí giải vấn đề xảy ra, biết cách học theo nhóm và đặc biệt là tự giác thực hiện các yêu cầu do Giáo viên đưa ra như biết lắng nghe, chờ đến lượt, phân công hợp tác,...Thực sự trẻ đã đủ điều kiện để bước vào lớp Một.

File đính kèm:

  • docĐề tài.doc
Giáo án liên quan