Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị - Đồ dùng dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh khối lớp 3

Cùng với công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước, giáo dục nước ta cũng đã và đang tìm kiếm những giải pháp tiên tiến, để tiến tới xây dựng một nền giáo dục hiện đại. Một trong những đổi mới cơ bản, quan trọng của giáo dục Việt Nam đã làm được đó là đổi mới chương trình sách giáo khoa, mà nhiệm vụ và mục tiêu là đào tạo con người hiện nay và mai sau, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kĩ năng thực hành giỏi.

Đổi mới chương trình sách giáo khoa là đổi mới cả về nội dung, hình thức và phương pháp giảng dạy. Giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động, sáng tạo thông qua các phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học. Vì thiết bị - đồ dùng dạy học vừa là phương tiện để chuyển tải thông tin, vừa là nội dung của quá trình truyền thụ kiến thức, giáo dục tư cách, rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh. Nó điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Nó có tác dụng to lớn trong việc phát huy trí tuệ sáng tạo, kích thích hứng thú trong việc dạy và học của thầy và trò. Bởi thiết bị dạy học luôn là một chân lí đúng cho những kết quả khẳng định và khắc sâu kiến thức cho học sinh, nó đảm bảo tính khoa học, tính sáng tạo và tính thẩm mĩ cao. Đặc biệt là đối với học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng. Các em bắt đầu được tiếp cận với những khái niệm mới ở tất cả các bộ môn như: Toán, Tiếng Việt, Âm nhạc, Tự nhiện & xã hội, Mĩ thuật,.Vì vậy sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học tốt sẽ phát huy được tính tích cực của học sinh, góp phần nâng cao

chất lượng dạy học.

Hiện nay việc sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học vẫn còn một số giáo viên đang gặp không ít khó khăn, một phần do thiết bị - đồ dùng dạy học được trang bị còn thiếu, chưa đồng bộ, tần số sử dụng chưa cao, một phần do giáo viên sử dụng còn lúng túng thiết bị - đồ dùng dạy học nên chưa đạt hiệu quả giờ dạy, từ đó dẫn đến tâm lý ngại sử dụng.

Là một cán bộ quản lý trong nhà trường, để giúp giáo viên, đặc biệt là giáo viên khối 3 nâng cao việc sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học. Do đó tôi đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh khối lớp 3” để nghiên cứu, viết sáng kiến kinh nghiệm.

 

doc16 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1206 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị - Đồ dùng dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh khối lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A – ĐẶT VẤN ĐỀ N­íc ta ®· trë thµnh thµnh viªn chÝnh thøc cña tæ chøc th­¬ng m¹i thÕ giíi (WTO), nÒn kinh tÕ c¹nh tranh ngµy cµng khèc liÖt cïng víi sù ph¸t triÓn nh­ vò b·o cña khoa häc kü thuËt vµ c«ng nghÖ tiªn tiÕn, ®Æc biÖt lµ c«ng nghÖ th«ng tin. Kinh tÕ thÞ tr­êng lµ mét chñ tr­¬ng lín cña §¶ng vµ nhµ n­íc, ®©y lµ mét chñ tr­¬ng phï hîp víi thêi kú qu¸ ®é ®i lªn CNXH. §Êy chÝnh lµ ®iÒu kiÖn hÕt søc thu©n lîi cho kinh tÕ n­íc nhµ ph¸t triÓn, ®ång thêi lµ mét tiÒn ®Ò cho nÒn gi¸o dôc n­íc nhµ ph¸t triÓn. Song còng chÝnh lµ th¸ch thøc cho ngµnh gi¸o dôc ®ßi hái ngµnh gi¸o dôc ph¶i ®µo t¹o ra mét thÕ hÖ trÎ cã tri thøc vµ ®¹o ®øc ®Ó ®¸p øng víi yªu cÇu phôc vô sù nghiÖp ®æi míi cña ®Êt n­íc. Vai trò đặc biệt quan trọng của GD&ĐT được Đảng ta xác định tại Đại hội Đảng lần thứ IX “ Phát triển GD&ĐT là một trong những động lực thức đẩy, hoạt động là điều kiện để phát triển nguồn nhân lực, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội tăng trưởng nhanh và bền vững”. Cùng với công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước, giáo dục nước ta cũng đã và đang tìm kiếm những giải pháp tiên tiến, để tiến tới xây dựng một nền giáo dục hiện đại. Một trong những đổi mới cơ bản, quan trọng của giáo dục Việt Nam đã làm được đó là đổi mới chương trình sách giáo khoa, mà nhiệm vụ và mục tiêu là đào tạo con người hiện nay và mai sau, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kĩ năng thực hành giỏi. Đổi mới chương trình sách giáo khoa là đổi mới cả về nội dung, hình thức và phương pháp giảng dạy. Giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động, sáng tạo thông qua các phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học. Vì thiết bị - đồ dùng dạy học vừa là phương tiện để chuyển tải thông tin, vừa là nội dung của quá trình truyền thụ kiến thức, giáo dục tư cách, rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh. Nó điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Nó có tác dụng to lớn trong việc phát huy trí tuệ sáng tạo, kích thích hứng thú trong việc dạy và học của thầy và trò. Bởi thiết bị dạy học luôn là một chân lí đúng cho những kết quả khẳng định và khắc sâu kiến thức cho học sinh, nó đảm bảo tính khoa học, tính sáng tạo và tính thẩm mĩ cao. Đặc biệt là đối với học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng. Các em bắt đầu được tiếp cận với những khái niệm mới ở tất cả các bộ môn như: Toán, Tiếng Việt, Âm nhạc, Tự nhiện & xã hội, Mĩ thuật,...Vì vậy sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học tốt sẽ phát huy được tính tích cực của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Hiện nay việc sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học vẫn còn một số giáo viên đang gặp không ít khó khăn, một phần do thiết bị - đồ dùng dạy học được trang bị còn thiếu, chưa đồng bộ, tần số sử dụng chưa cao, một phần do giáo viên sử dụng còn lúng túng thiết bị - đồ dùng dạy học nên chưa đạt hiệu quả giờ dạy, từ đó dẫn đến tâm lý ngại sử dụng. Là một cán bộ quản lý trong nhà trường, để giúp giáo viên, đặc biệt là giáo viên khối 3 nâng cao việc sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học. Do đó tôi đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh khối lớp 3” để nghiên cứu, viết sáng kiến kinh nghiệm. B – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÍ LUẬN: Thiết bị - đồ dùng dạy học là một phương tiện góp phần nâng cao hiệu quả giờ lên lớp, ở các cấp học nói chung và bậc Tiểu học nói riêng. Mục tiêu dạy học ở bậc Tiểu học đã được khẳng định rõ: “ Tiểu học đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành, phát triển toàn bộ nhân cách của con người, đặt nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông và toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân”. Để đạt được mục tiêu này, các trường Tiểu học cần phải được đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học, trong những vấn đề đổi mới về giáo dục đào tạo hiện nay thì đổi mới về phương pháp dạy học có vị trí đặc biệt quan trọng. Vì hoạt động dạy và hoạt động học là hai hoạt động chủ yếu của nhà trường. Cuộc cách mạng về phương pháp giáo dục, phương pháp lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học, phương pháp sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học (thiết bị được cấp và đồ dùng tự làm có hiệu quả) sẽ đem lại những chuyển biến tích cực trong giáo dục, đối với bậc Tiểu học là bậc học nền tảng nên vai trò của việc đổi mới phương pháp lại càng có vị trí đặc biệt quan trọng. Quá trình dạy học ở Tiểu học thường bắt đầu từ việc cung cấp những hình ảnh cụ thể của sự vật, hiện tượng, trên cơ sở đó dần dần hình thành các khái niệm, quy tắc, ban đầu cho học sinh nhưng học sinh nhận thức rất khó khăn. Nếu biết sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học một cách hợp lí, khoa học thì học sinh dễ hiểu, khắc sâu, nhớ lâu kiến thức hơn. Nhìn chung phương pháp trực quan là phương pháp phù hợp với tư duy đối với học sinh Tiểu học và được sử dụng nhiều ở bậc học này, đó là trực quan nghe (nghe ngôn ngữ, băng ghi âm), trực quan nhìn (tranh ảnh, mô hình, vật mẫu) và trực quan nghe nhìn (phim đèn chiếu, băng hình) nó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi ở Tiểu học, tư duy cụ thể chiếm vai trò chủ đạo, tư duy trừu tượng còn hạn chế, ghi nhớ máy móc. Chính vì vậy, khi dạy cho học sinh cần phải đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng... Sử dụng thiết bị dạy học trong quá trình dạy và học là con đường kết hợp chặt chẽ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng, bằng hành động vật chất, bằng ngôn ngữ bên ngoài để chuyển thành ngôn ngữ bên trong, phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học. Sử dụng thiết bị dạy học chính là tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học và hoạt động theo hướng đổi mới, tích cực hóa hoạt động của học sinh, cá thể hóa người học trong hoạt động học tập, rèn luyện, phát huy hết tài năng của mỗi giáo viên và tiềm năng của học sinh. Việc sử dụng thiết bị dạy học là một trong những nội dung của việc thực hiện chương trình sách giáo khoa. Để thực hiện tốt nội dung chương trình sách giáo khoa, ngành Giáo dục nói chung, các trường Tiểu học nói riêng đã được nhà nước đầu tư trang thiết bị dạy học rất nhiều như: “ mô hình, vật mẫu, vật thực, ấn phẩm, tài liệu nghe nhìn, dụng cụ thí nghiệm, tranh ảnh,....” Nhưng việc sử dụng thiết bị dạy học đó như thế nào? Vào lúc nào? Đối tượng sử dụng?.... Để giờ dạy đạt hiệu quả, nhằm góp phần vào đổi mới phương pháp dạy học hiện nay “ Lấy học sinh làm nhân vật trung tâm”, “ Học đi đôi với hành”, “ Lí luận đi đôi với thực tiễn” là đòi hỏi cấp thiết của ngành Giáo dục, của các nhà trường, của giáo viên. Mặc dù hằng năm nhà trường luôn tổ chức hội thảo về việc sử dụng thiết bị dạy học cho tất cả giáo viên trực tiếp đứng dạy các khối lớp. Nhưng việc sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học đang còn nhiều hạn chế, chưa quen với cách nghĩ, cách dạy của giáo viên nên chất lượng sử dụng chưa cao, chưa khai thác triệt để các tính năng sử dụng của nó, vì vậy hiệu quả sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học còn là vấn đề nan giải hiện nay trong nhà trường. Để khắc phục tình trạng trên năm học 2011 – 2012 tôi tập trung nghiên cứu, tìm ra biện pháp khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong việc sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học của giáo viên. Sử dụng như thế nào cho thật hiệu quả để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh, góp phần xây dựng nguồn lực con người trong giai đoạn CNH, HĐH đất nước. II. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC SỬ DỤNG THIẾT BỊ - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC HIỆN NAY Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH SƠN TĨNH GIA. Trong những năm gần đây, Phòng GD&ĐT Tĩnh Gia luôn tăng cường công tác thanh kiểm tra đơn vị trường học cùng với các nhà trường đã đặc biệt coi trọng việc sử dụng thiết bị trong quá trình dạy học, đồng thời tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra việc sử dụng đồ dùng dạy học, nhưng qua thực tế: Việc sử dụng đồ dùng dạy học của một số giáo viên hiện nay vẫn chưa đạt hiệu quả cao với những lí do: * Về phía nhà trường: - Cơ sở vật chất còn thiếu thốn chưa thực sự đáp ứng nhu cầu giáo dục trong thời kì đổi mới, đặc biệt là những trang thiết bị hiện đại như máy tính, máy chiếu, các thiết bị trợ giảng… - Cán bộ quản lí đôi lúc còn lỏng lẻo trong việc kiểm tra, đánh giá cách sử dụng TB-ĐDDH của giáo viên. * Về phía giáo viên: - Nhận thức của một số giáo viên đang còn chưa xác định đúng tầm quan trọng của việc sử dụng thiết bị trong quá trình dạy học theo đúng nghĩa của nó nên có những đồng chí có tâm lí ngại sử dụng hoặc lúng túng khi sử dụng. - Đội ngũ giáo viên, trình độ không đồng đều, thường dạy chay theo phương pháp dạy học cũ, do đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc sử dụng thiết bị dạy học. - Giáo viên hầu hết dạy 8-9 buổi/tuần và công việc gia đình bận rộn, thời gian nghiên cứu tài liệu, thời gian chuẩn bị đồ dùng ít, vì vậy đã hạn chế đến chất lượng sử dụng đồ dùng dạy học. - Việc sử dụng TB - ĐDDH ở một số tiết chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng. * Về phía học sinh: - Khi sử dụng đồ dùng dạy học các em rất lúng túng trong thao tác kĩ thuật, hầu hết các em mới quan tâm đến hình thức bên ngoài chưa nhìn thấy cái giá trị bên trong của bộ đồ dùng. - Còn có học sinh chưa mang đầy đủ các bộ đồ dùng học tập cá nhân. * Về phía Ban giám hiệu nhà trường: Qua các đợt tập huấn Ban giám hiệu đã nhận thức được tầm quan trọng và hiệu quả của việc sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học của giáo viên trong các tiết dạy. Luôn quan tâm đến các tiết dạy của giáo viên sử dụng giáo án điện tử với việc ứng dụng CNTT và việc sử dụng trang thiết bị hiện đại, để góp ý về thiết kế cũng như những cách sử dụng thiết bị nhằm khơi dạy trong giáo viên tinh thần học hỏi, khám phá, tìm tòi cách sử dụng đồ dùng hiệu quả nhất, đồng thời luôn giúp giáo viên sáng tạo cải tiến thiết bị được cấp sao cho sử dụng thật hiệu quả. Ngoài ra, nhà trường còn hướng dẫn giáo viên hưởng ứng tích cực trong phong trào “Tự làm đồ dùng dạy học” và các khối lớp đã thiết kế được một số bộ đồ dùng dạy học tự làm có hiệu quả cao trong dạy học. Qua các cuộc thi đồ dùng dạy học hằng năm, nhà trường đã nâng cao được nhận thức giáo viên về tầm quan trọng của đồ dùng trong dạy học, bổ sung thêm những bộ đồ dùng có giá trị sử dụng cao. Điều đó đã góp phần không nhỏ trong việc đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với giai đoạn hiện nay. Qua thực tế chỉ đạo ở nhà trường, tôi đã tìm ra được một số giải pháp để khắc phục thực trạng trên. III. NHỮNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TB-ĐD DẠY HỌC NHẰM TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH KHỐI LỚP 3 Nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng TB-ĐDDH trong quá trình dạy học nên ngay từ đầu năm học tôi đã dành nhiều thời gian bắt tay vào nghiên cứu và tìm tòi những giải pháp để sử dụng thiết bị dạy học được cấp và tự làm sao cho có hiệu quả trong các tiết dạy của giáo viên. Sau đây là một số giải pháp mà tôi đã vận dụng vào thực tế trong quá trình chỉ đạo nhà trường: 1. Thống kê, phân loại, lập danh mục thiết bị được cấp ở khối 3, xây dựng kế hoạch sử dụng. Thiết bị - đồ dùng được cấp ít khi được giáo viên xem xét trước và tìm hiểu cách sử dụng của nó như thế nào để xây dựng kế hoạch thực hiện nên thiếu sự chủ động trong quá trình diễn giải hay hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh kiến thức. Xuất phát từ những định hướng đổi mới hiện nay là coi trọng và khuyến khích dạy học trên cơ sở phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, độc lập của học sinh. Việc sử dụng thiết bị dạy học sẽ là cầu nối thiết thực nhất giữa người dạy và người học, giúp cho người học phát triển tư duy, nhận thức theo hướng lôgic, đó là từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Vì vậy, để sử dụng đồ dùng có hiệu quả tôi đã tiến hành thực hiện qua 2 nội dung sau: 1. 1.Thống kê, phân loại, lập danh mục thiết bị được cấp ở khối 3: Tiến hành: * Bước 1: Thống kê, phân loại, lập danh mục các thiết bị dạy học được cấp ở khối 3 có những loại thiết bị nào. * Bước 2: Xác định mức độ sử dụng theo 3 mức độ “ Sử dụng dễ, sử dụng được, khó sử dụng”. * Bước 3: Xác định tần số sử dụng theo hai mức độ “cao, thấp”. Ví dụ: Đối với môn Toán tôi thống kê, phân loại như sau: Bảng 1A TT Tên thiết bị Tính năng sử dụng Tần số sử dụng Sử dụng dễ Sử dụng được Khó sử dụng Cao Thấp 1 Bộ số x x 2 Bộ tấm đỏ x x 3 Bộ chấm tròn x x 4 Êke x x 5 Lưới ô vuông hình chữ nhật – hình vuông x x 6 Bộ số từ 0 đến 9 các phép tính, dấu các phép tính x x 7 Mô hình đồng hồ X x 8 Com pa x x 9 Thước x x 10 Lắp ghép hình x x 11 Bảng nỉ x x Đối với môn Tự nhiên và xã hội tôi thống kê, phân loại như sau: Bảng 1B TT Tên thiết bị Tính năng sử dụng Tần số sử dụng Sử dụng dễ Sử dụng được Khó sử dụng Cao Thấp 1 Tranh về cơ quan hô hấp x x 2 Tranh về cơ quan tuần hoàn x x 3 Tranh về cơ quan bài tiết nước tiểu x x 4 Tranh về cơ quan thần kinh x x 5 Các tấm thẻ tên các cơ quan x x 6 Lược đồ các châu lục và các đại dương x x 7 Quả địa cầu x x 8 Mô hình Trái đất quay quanh Mặt trời x x Đối với các môn học khác tôi cũng tiến hành phân loại như thế, sau khi phân loại xong, tôi đầu tư thời gian tìm hiểu cách sử dụng các thiết bị khó sử dụng hoặc sử dụng với tần số thấp để xây dựng kế hoạch thực hành luyện tập khắc phục cách sử dụng đồ dùng dạy học khó sử dụng như đã thống kê ở trên cho giáo viên nắm vững. 1.2. Xây dựng kế hoạch thực hành luyện tập cách sử dụng đối với những thiết bị khó sử dụng hoặc sử dụng có tần số thấp: Để chủ động sử dụng các thiết bị khó sử dụng, tôi đã tiến hành xây dựng kế hoạch thực hành cho các tổ khối chuyên môn và Ban giám hiệu nhà trường đưa nội dung này vào nội dung sinh hoạt chuyên môn. Kế hoạch được xây dựng như sau: Bảng 1C TT Tên TB khó sử dụng hoặc sử dụng có tần số thấp Môn Thời gian thực hành tập sử dụng Thời gian sử dụng trong bài dạy 1 Mô hình đồng hồ Toán Tuần 23/ tháng 02 Tuần 24/ tháng 02 2 Mô hình Trái Đất quay quanh Mặt Trời TN&XH Tuần 29/ tháng 3 Tuần 30/ tháng 4 3 ............................. ......... ...................... ........................ Qua việc tìm hiểu, phân loại, xác định mức độ sử dụng, xây dựng kế hoạch thực hành luyện tập cách sử dụng cho giáo viên và tổ. Ban giám hiệu nhà trường cùng các thành viên trong tổ đã có cơ hội tiếp cận tìm ra cách sử dụng hiệu quả nhất và chủ động trong quá trình sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy, để giờ dạy đạt hiệu quả. 2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học nâng cao hiệu quả giờ lên lớp: Chuẩn bị đồ dùng dạy học là bước không thể thiếu đối với người giáo viên. Xác định được tầm quan trọng của nó trong dạy học, Ban giám hiệu đã yêu cầu giáo viên thực hiện qua các bước sau: + Đọc tài liệu, nghiên cứu bài dạy, sưu tầm tư liệu. + Chọn loại đồ dùng cho phù hợp với nội dung bài học. + Linh hoạt lựa chọn những bài học phù hợp để ứng dụng công nghệ thông tin, thiết kế giáo án điện tử với những hình ảnh minh họa sinh động thay thế cho việc chuẩn bị loại nhiều tranh ảnh... + Chuẩn bị trước bài dạy 2 ngày để sửa sang, vận hành đồ dùng sao cho khoa học, thẩm mĩ và thành thạo. + Dự tính không gian, vị trí (đặt, treo, bày) đồ dùng dạy học cho phù hợp, học sinh quan sát dễ. + Phân loại đồ dùng theo trọng tâm bài dạy. Bằng giải pháp này, giáo viên đã hoàn toàn chủ động, tự tin khi dạy học ở bất kì giờ học nào, đem lại hiệu quả cao trong giờ học, học sinh lĩnh hội được kiến thức và kĩ năng cơ bản của tiết học. 3. Cách khắc phục, cải tiến những thiết bị - đồ dùng khó sử dụng hoặc sử dụng có tần số thấp: Sử dụng đồ dùng dạy học hợp lí, khoa học đem lại hiệu quả cao trong dạy học bởi vì kiến thức, kĩ năng ở Tiểu học dù ở mức độ nào cũng là trừu tượng đối với lứa tuổi các em. Để có thể giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức, kĩ năng ở mỗi bài học trước hết giáo viên phải tường minh được kiến thức, kĩ năng ấy ở trên các mô hình, mẫu vật. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh làm việc với các mô hình, mẫu vật cụ thể để lĩnh hội kiến thức, kĩ năng cho chính mình. Một trong những phương tiện để tường minh kiến thức, kĩ năng cho HS họat động, lĩnh hội kiến thức là thiết bị - đồ dùng dạy học. Vì vậy để xây dựng được cách sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học có hiệu quả Ban giám hiệu đã yêu cầu giáo viên thực hiện theo các trình tự sau: * Bước 1: Quan sát kĩ đồ dùng đó có cấu tạo như thế nào? Tên gì? dạy môn nào? Bài gì? * Bước 2: Nêu lí do vì sao thiết bị này khó sử dụng hoặc sử dụng với tần số thấp; khó sử dụng ở khâu nào? Cách tháo gỡ ra sao? * Bước 3: Chọn những đồ dùng khó sử dụng hoặc sử dụng với tần số thấp để xây dựng cách khắc phục ( trong bảng 1C). Ví dụ 1: Mô hình đồng hồ: Sử dụng mô hình đồng hồ, mới nhìn thì thấy dễ nhưng để học sinh “ thao tác đúng và thành thạo trên mô hình”, học sinh bước đầu hiểu được “ thời điểm, khoảng thời gian” thì cả một vấn đề cần được khắc phục. Để sử dụng mô hình này có hiệu quả, qua thực tế giảng dạy của giáo viên, tôi nhận thấy cần phải khắc phục một số nhược điểm sau: Khi dạy bài “Thực hành xem đồng hồ” Tiết 120&121 trang 123-125 ( SGK lớp 3). * Đối với giáo viên cần: - Chuẩn bị đồ dùng dạy học chu đáo, đầy đủ ( từ 6 đến 8 mô hình đồng hồ). - Cần thao tác trên mô hình đồng hồ thành thạo, chính xác. - Hướng dẫn học sinh cách quay kim đồng hồ, theo đúng chiều quay của kim đồng hồ. - Hiểu sâu về biểu tượng về “ Thời điểm, khoảng thời gian”. ( Ví dụ: Chương trình phim hoạt hình bắt đầu lúc 8 giờ và kết thúc lúc 8 giờ 30 phút; vậy chương trình này kéo dài bao lâu? Giáo viên quay kim đồng hồ thời điểm bắt đầu từ lúc 8 giờ và dừng lại đúng 8 giờ 30 phút; học sinh trả lời, GV chốt ý: Khoảng thời gian là từ khi bắt đầu một công việc đến khi kết thúc công việc đó). * Đối với học sinh: - Học sinh còn lúng túng khi thao tác trên mô hình, đồng hồ. - Vì vậy GV cần hướng dẫn cho HS thực hành nhiều trên mô hình đồng hồ, nhận xét cách quay kim đồng hồ, cách đọc giờ trên đồng hồ. - Cần tổ chức cho HS tự nói về các khoảng thời gian thực hiện một công việc hằng ngày của mình, vừa nói vừa kết hợp quay kim đồng hồ. ( Ví dụ: Em tập thể dục lúc 6 giờ 5 phút, đến trường lúc 7 giờ kém 10 phút; 7 giờ em vào học và tan học lúc 11 giờ kém 20 phút...) Tóm lại: Qua các bước làm như vậy học sinh đã: + Đọc thời điểm trên đồng hồ chính xác. + Bước đầu hiểu được biểu tượng thời điểm, khoảng thời gian và thao tác thành thạo trên đồng hồ. + Học sinh nêu được các hoạt động hằng ngày của bản thân, từ đó biết cách lập thời gian biểu một cách cụ thể trong học tập và sinh hoạt hàng ngày. ** Kết quả đạt được sau khi vận dụng giải pháp này như sau: Lớp Tổng số HS Kết quả thao tác Kết quả kiến thức Sử dụng tốt Sử dụng được Sử dụng kém Giỏi Khá TB yếu 3A/33 HS 22em= 66.7% 11 em = 33,3 0% 20 em = 60,6 % 11 em = 33,3 % 2 em = 6,1 % 0% 3B/28 HS 18 em = 64,3% 10 em = 35,7% 0% 17 em = 60,7% 9 em = 32,2% 2 em = 7,1% 0% Bằng cách làm như vậy, giáo viên trong khối 3 đã tự tin khi sử dụng thiết bị này, đồng thời gây được hứng thú, hầu hết tất cả các đối tượng học sinh đều được tham gia một cách tích cực và chủ động, từ đó nâng cao được tần số sử dụng và đạt hiệu quả cao trong giờ dạy. Ví dụ 2: Mô hình Trái Đất quay quanh Mặt Trời: Mô hình này dùng để dạy các bài từ “ Bài 60 đến bài 64 SGK TN&XH 3”. Đây là một mô hình rất cần thiết, nó giúp các em dễ tưởng tượng hơn, phù hợp với tâm lí lứa tuổi, kích thích được trí tò mò khám phá của HS. Học sinh tự tìm tòi và phát hiện kiến thức thông qua mô hình. Để đảm bảo được tần số sử dụng cao hơn ( sử dụng liên tục ) thì mô hình này cần khắc phục một số hạn chế sau đây: + Do sử dụng bằng pin nên dễ hư hỏng hệ thống điện ( pin chảy nước). + Tốn tiền và không chủ động trong quá trình sử dụng (đang sử dụng hết pin). + Tốc độ quay nhanh (học sinh khó quan sát và khó hình dung, khó phát hiện kiến thức mới). Từ những hạn chế nêu trên dẫn đến mô hình này có tần số sử dụng thấp vì giáo viên có tâm lí ngại sử dụng. Để khắc phục hạn chế này tôi đã tìm ra hướng cải tiến thiết bị này như sau: + Thay nguồn điện sử dụng pin bằng nguồn điện 220V; “ Bằng cách lắp một biến thế để dùng điện lưới sẵn có”. + Giảm tốc độ quay bằng cách thay bánh răng lớn hơn. Từ việc cải tiến rất nhỏ này mà “ Mô hình Trái Đất quay quay Mặt Trời” đã được giáo viên sử dụng với tần số cao, mang lại hiệu quả cao trong giờ học. Trên đây là một số ví dụ cụ thể, mang tính đặc trưng, còn đối với tất cả các môn học khác tôi cũng thực hiện như vậy và đã giúp giáo viên nhà trường thành công trong mỗi giờ lên lớp. Bằng giải pháp này, giáo viên đã hoàn toàn chủ động trong việc chuẩn bị và sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học trong quá trình dạy và học một cách khoa học, chất lượng, mang lại hiệu quả cao trong mỗi tiết dạy. 4. Sử dụng đồ dùng dạy học trong tiết dạy đảm bảo tính khoa học và hợp lý: Qua thực tế giảng dạy của giáo viên tôi thấy: Việc sử dụng đồ dùng dạy học hợp lí, hiệu quả sẽ mang lại chất lượng cao trong mỗi tiết dạy nên khi sử dụng cần chú ý: + Trình bày khoa học theo trình tự nội dung ( ví dụ: tranh 1, tranh 2, tranh 3, tranh...) đặt, treo, để nơi học sinh cả lớp dễ quan sát. + Từ khâu giới thiệu bài đến phát hiện kiến thức hay cất đồ dùng dạy học phải hợp lí. Lời giới thiệu nội dung hoặc câu hỏi gợi ý học sinh suy nghĩ về nội dung của giáo viên cần ăn khớp cùng thời điểm xuất hiện đồ dùng dạy học để nhận thức của học sinh thành mạch kiến thức liên tục, không bị gián đoạn. + Giáo viên cần chỉ vào những nội dung cần thiết ở đồ dùng dạy học, để nhấn mạnh trọng tâm của bài, không chỉ giới thiệu chung chung bằng lời, để học sinh có cái nhìn bao quát, từ đó học sinh hiểu sâu, nhớ lâu được kiến thức mà giáo viên cần truyền đạt. + Sử dụng theo đúng quy trình bài học ( treo, bày, đặt theo từng hoạt động của bài). + Hướng dẫn học sinh quan sát, tìm hiểu, khai thác đồ dùng dạy học thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở của giáo viên để học sinh nắm bắt kiến thức mới. + Không đưa cùng một lúc nhiều đồ dùng ra giới thiệu, phân tích làm phân tán sự chú ý của học sinh. Tóm lại: Sử dụng đồ dùng dạy học trong tiết dạy đảm bảo tính khoa học hợp lý, đem lại hiệu quả cao trong giờ học mà trong thực tế giảng dạy của giáo viên đã thu được một số kết quả đáng khích lệ. (Giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học thuần thục, gợi mở được kiến thức của bài dạy. Học sinh nắm bắt được kiến thức, hiểu và vận dụng tốt trong khâu thực hành). 5. Nâng cao chất lượng, hiệu quả làm đồ dùng và cách sử dụng đồ dùng tự làm: Nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học, giáo viên nhà trường ngay từ đầu năm học đã dành nhiều thời gian bắt tay ngay vào tìm hiểu, thiết kế và làm được một số đồ dùng khác phù hợp với từng tiết học, bài học cụ thể. Nhiều giờ dạy được soạn giảng bằng giáo án điện tử với những hình ảnh rất sinh động. Điều đó góp phần không nhỏ trong việc đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay, tôi xây dựng cho giáo viên một kế hoạch “ Làm đồ dùng và sử dụng đồ dùng dạy học tự làm” qua các quy trình sau: 5.1. Nâng cao chất lượng, hiệu quả làm đồ dùng: * Bước 1: Nghiên cứu bài dạy, xác định ý tưởng. * Bước 2: Xác định yêu cầu của đồ dùng. Đồ dùng dạy học phải đạt một số yêu cầu cơ bản sau: + Đồ dùng dạy học phải là một thành tố hữu cơ của bài dạy. + Đồ dùng dạy học phải thiết thực cho nội dung bài dạy ( Giới thiêu bài, hình thành kiến thức mới, củng cố bài). + Đồ dùng dạy học phải đa dạng, phong phú ( nhưng màu không lòe loẹt, làm ảnh hưởng đến sự chú ý của học sinh về hình thức bên ngoài mà quên đi nhiệm vụ chính là từ đồ dùng trực quan rút ra nội dung, kiến thức từng tiết học, bài học). + Chất liệu làm đồ dùng phải dễ tìm, tốn ít kinh phí. + Phát huy triệt để tác dụng của đồ dùng dạy học, dạy được nhiều bài, nhiều khối lớp. * Bước 3: Thực hiện làm đồ dùng: Đây là khâu rất quan trọng để có một sản phẩm mang tính khoa học, thẩm mĩ cần phải thực hiện theo các yêu cầu sau: + Tham khảo bạn bè, đồng nghiệp, chuyên môn nhà trường. + Tìm kiếm chất liệu, chuẩn bị dụng cụ làm đồ dùng. + Lên kế hoạch, thời gian thực hiện. + Trình diễn mẫu trước tổ khối để chỉnh sửa những vướng mắc trong khi thực hiện. Bằng những bước này, Ban giám hiệu đã nâng cao chất lượng và hiệu quả trong quá trình làm đồ dùng của giáo viên. 5.2.Cách sử dụng đồ dùng dạy học tự làm: Trong quá trình giảng dạy, ngoài những đồ dùng thường xuyên trong tiết dạy đã được hội đồng nhà trường công nhận đạt hiệu quả cao khi sử dụng, trong đó bộ đồ dùng “ Phong cảnh vùng cao” là bộ đồ dùng có tính chất xuyên suốt chương trình từ lớp 1 đến lớp 5 mà tôi cảm thấy tâm đắc nhất. Hiệu quả sử dụng của bộ đồ dùng này đem lại kết quả cao trong tiết học. Vì Mô hình “ Phong cảnh vùng cao” có thể dạy được nhiều môn, nhiều khối lớp, bởi mô hình này có cấu tạo gồm nhiều mô hình nhỏ: - Nhà sàn, bản làng, cây cối, một số vật nuôi, thú. - Đồi núi, suối, nương rẫy, ruộng bậc thang. Các đồ vật của người dân tộc ít người sống ở miền núi phía Bắc ( chày, ống đựng nước,...) ** Phạm vi sử dụng: Chủ yếu dạy môn TN&XH, môn Tiếng Việt. ** Cách sử dụng: Khối lớp 3: Môn Tự nhiên& xã hội Dạy bài 49: - Động vật Dạy bài 54: - Thú Học sinh quan sát mô hình và nêu được một số động vật sống quanh ta, một số loài thú sống trong rừng. Phân môn Tập

File đính kèm:

  • docQUANLI.LUONG_MINH_KINH-THTHANHSON.doc
Giáo án liên quan