Đề tài Một số vấn đề về phương pháp nhằm nâng cao chất lương giờ dạy học Ngữ văn bậc THCS

Thực tế năm học 2006 – 2007 tòan ngành giáo dục cùng hưởng ứng phong trào của Bộ Giáo dục Đào tạo là: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.

ppt117 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1079 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số vấn đề về phương pháp nhằm nâng cao chất lương giờ dạy học Ngữ văn bậc THCS, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực tế năm học 2006 – 2007 tòan ngành giáo dục cùng hưởng ứng phong trào của Bộ Giáo dục Đào tạo là: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Thật vậy, cách học chạy theo thành tích không đáp ứng được yêu cầu đổi mới của xã hội. Vì thế, làm sao để nâng cao chất lượng dạy và học, đó cũng là vấn đề cần quan tâm đối với những người làm công tác giáo dục. Xuất phát từ thực tế giảng dạy, từ trình độ tiếp cận với tác phẩm văn chương của học sinh trường THCS Tây Sơn là rất hạn chế và vốn sống của các em lại rất hẹp nên trở thành trở ngại lớn khi các em học môn Ngữ văn, đặc biệt là ở phần Văn bản. Trước sự đổi mới của toàn ngành giáo dục nước ta hiện nay, “tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục“ đã trở thành một trở lực rất lớn đối với sự phát triển của sự nghiệp giáo dục. Trong đó, bộ môn Ngữ văn có vị trí quan trọng trong việc đánh giá kết quả học tập của học sinh. Là người giáo viên đứng lớp, tôi nghĩ mình phải làm một việc gì đó để góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy Ngữ văn, nhằm đáp ứng được yêu vầu mới. Môn ngữ văn trong nhà trường THCS có một vị trí đặc biệt quan trọng, nó được dành một tỉ lệ thời lượng khá lớn so với các môn khác. Chính vì thế mà đã có nhiều công trình nghiên cứu và thực nghiệm có kết quả. Bản thân tôi đã ứng dụng và mang lại nhiều hiệu quả. Song, chưa thể tự mãn về phương pháp của mình, trong quá trình giảng dạy, tôi luôn cố gắng tìm tòi va øtrăn trở: làm sao có thể nâng cao chất lượng giờ dạy văn hơn nữa. -THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI: 1. Thuận lợi: Được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời, sát sao của quý cấp lãnh đạo. Nhà trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình bằng cách: trang bị đầy đủ sách giáo khoa, sách giáo viên, các tài liệu tham khảo, cho giáo viên đi học để nâng cao tay nghề. Tổ chuyên môn nhiệt tình đóng góp ý kiến, bổ sung những thiếu sót trong quá trình giảng dạy. Đa số các em học sinh đều chăm ngoan và có ý thức học tập tốt. Được sự quan tâm của hội cha mẹ học sinh. Bản thân mỗi giáo viên không ngừng học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp. 2. Khó khăn: Vì là một trường ở vùng sâu nên điều kiện về kinh tế gia đình các em còn gặp rất nhiều khó khăn, thời gian các em đầu tư cho học tập còn hạn chế vì ngoài thời gian học tập ở trên lớp các em còn phải phụ giúp gia đình. Đường sá đi lại là vô cùng khó khăn. Mùa mưa thì lầy lội, nhiều em vì thế mà đi học trễ hoặc có khi phải nghỉ học. Mùa nắng thì bụi ảnh hưởng đến sức khỏe của cả giáo viên và cả học sinh. Trường lớp tạm bợ. Hễ trời mưa to là không học được vì giột, vì ồn.Các em còn lười học , đặc biệt là những môn phải học thuộc nhiều như môn Ngữ văn. Còn lười suy nghĩ, cảm nghiệm để tìm ra những giá trị sâu xa, những tư tưởng phần nào hoặc có khi là rất trừu tượng của một văn bản. Còn nhiều tình trạng học đối phó. Học sinh chỉ chú ý ghi nhớ khi phải kiểm tra còn sau đó thì ít khi nhớ lại, tái hiện lại. Việc dạy và học chưa thực sự tự giác, việc dạy và học chạy theo thành tích vẫn còn tồn tại trong suy nghĩ của không ít giáo viên và học sinh. Tất cả những vấn đề trên đã gây trở ngại không nhỏ đến tiến trình học tập của học sinh cũng như việc giảng dạy của giáo viên. Chính vì thế để đạt được hiệu quả cao trong việc dạy và học ngữ văn cần phải chú ý làm sao tạo điều kiện cho học sinh cảm thụ được toàn bộ giá trị của tác phẩm văn học, biết trình bày cảm nhận của mình về tác phẩm một cách sâu sắc, thông qua đó hình thành cho các em phương pháp tự học. Làm được như thế có nghĩa là đã nâng cao chất lượng của giờ dạy học văn vậy. Số liệu thống kê: Qua thời gian công tác, được sự phân công của chuyên môn nhà trường, tôi được dạy Ngữ văn qua từng khối 6,7,8 tôi nhận thấy còn nhiều học sinh chưa có hứng thú học Ngữ văn và kết quả học tập của các em ở môn Ngữ van còn thấp. Có nhiều em không thể đọc thuộc một bài thơ đã học hoặc không thể nêu được nội dung chính của một tác phẩm bất kì. Khi tạo lập văn bản thì có rất nhiều cách diễn đạt ngô nghê. Cũng có em khi đọc xong văn bản thì không chỉ ra được các phần mở bài, thân bài và kết bài. Sau khi khảo sát chất lượng học tập của học sinh cuối năm 2006 – 2007 do tôi trực tiếp giảng dạy, tôi đã thu được kết quả như sau: STT LỚP SĨSỐ ĐIỂMTRÊN 5 TỈ LỆ % ĐIỂM DƯỚI 5 TỈ LỆ % 1 6A1 39 12 30.7% 27 69.3% 2 7A3 38 15 39.5% 23 59.5% 3 8A2 38 14 36.8% 24 63.2% Đây là kết quả thống kê của năm đầu tiên hưởng ứng phong trào: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Qua kết quả trên cho thấy một thực tế chất lượng học tập môn Ngữ văn của học sinh là thấp, người giáo viên cần có một định hướng rõ ràng, cần có những phương pháp thật cụ thể để khắc phục tình trạng này, tức là phải nâng cao chất lượng dạy học ngữ văn cho học sinh. -NỘI DUNG ĐỀ TÀI: 1. Cơ sở lí luận: Văn học là một loại hình nghệ thuật ngôn từ, nhằm thể hiện sự nhận thức (phản ánh) và khái quát cuộc sống bằng hình tượng. Do vậy, hoạt động giảng dạy văn học phải xuất phát từ đặc trưng và nguyên tắc cấu tạo hình tượng kết tinh trong tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. Vậy làm sao để biết một giờ dạy học văn là chất lượng? Cần phải dựa vào chuẩn nào để đánh giá? Với tất cả các giờ học văn bản, theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học cần chú trọng những nhiệm vụ của giờ học là giúp học sinh: Có được những kiến thức cơ bản, hệ thống về kiểu văn bản. Nắm được nội dung của các văn bản được học cùng với một số thông tin về tác giả, một số khái niệm thuật ngữ sơ yếu, cần thiết về thi pháp, lịch sử văn học, lí luận văn học và các thao tác phân tích tác phẩm. Hình thành và rèn luyện những kĩ năng cơ bản, thiết yếu để giải mã, tiếp nhận văn học và tạo lập một số loại văn bản trong phạm vi nhà trường. Về giải mã, tiếp nhận văn học: hình thành kĩ năng phân tích, bình giá, cảm thụ tác phẩm văn học nhằm bồi dưỡng trình độ thẩm mỹ và thị hiếu nghệ thuật cho học sinh. Về tạo lập văn bản: hoàn chỉnh các kĩ năng nghe nói đọc viết đã có ở tiểu học đồng thời bồi dưỡng cho học sinh các cách thức làm văn ở trường THCS và khả năng giao tiếp hàng ngày. Giáo dục tư tưởng, tình cảm, nhân cách theo những cái hay, cái đẹp của văn học: giáo dục tình yêu, sự quý trọng tiếng mẹ đẻ cũng như như những giá trị của văn học dân tộc. Bên cạnh đó cần giáo dục cho học sinh hứng thú và thái độ học tập khoa học, nghiêm túc môn học, có ý thức và biết vận dụng những gì đã học vào ứng xử trong gia đình, nhà trường, xã hội một cách có văn hóa. Văn bản nói chung và văn bản văn học nói riêng là một kết cấu nghệ thuật tinh tế có sự kết hợp giữa khách quan phản ánh và chủ quan biểu hiện của tác giả. Bằng ngôn ngữ và qua những ấn tượng, cảm giác mà ngôn ngữ mang đến, các văn bản có khả năng tái hiện một cách sinh động, gợi cảm, cụ thể hiện thực khách quan. Đọc và học văn không chỉ để biết những sự kiện, hiện tượng của cuộc sống mà còn hiểu được những ý tưởng sâu xa nằm ngoài ngôn ngữ tác phẩm. Đó chính là những tư tưởng tình cảm và sự đánh giá… của chính nhà văn về hiện thực. Qua chuyện Người con gái Nam Xương học sinh không chỉ biết được một cuộc đời đau khổ của Vũ Nương mà còn có thể hiểu và cảm được những ý nghĩa sâu xa của tác phẩm: tố cáo Nho giáo nghiệt ngã coi trọng nam quyền - nguyên nhân dẫn đến cái chết oan uổng của người phụ nữ đức hạnh, hiếu thảo; tiếng nói cảnh tỉnh với thói ghen tuông vô cớ - nguyên nhân giết chết tình yêu và hạnh phúc gia đình… học sinh sẽ tìm hiểu tác phẩm để thấy được những đặc sắc về thi pháp nghệ thuật của thể loại truyền kì và tài năng của Nguyễn Dữ trong sử dụng ngôn từ, xây dựng tình huống truyện, tính cách nhân vật và dẫn dắt câu chuyện. Thực ra, khi soạn giáo án , người giáo viên được hỗ trợ đắc lực từ sách giáo viên. Trong đó, có xác định mục tiêu dạy học ở ba phương diện: kiến thức, kĩ năng và thái độ. Nhưng việc thực hiện những mục tiêu ấy có thấu triệt hay không phụ thuôc vào năng lực, sự chuẩn bị và bản lĩnh lên lớp của giáo viên. Tức là ngoài những kĩ năng nghề nghiệp đã được hình thành ở trưởng sư phạm, thì người giáo viên phải luôn trăn trở suy tư và tìm tòi cốt làm sao cho hiệu quả tiết dạy học của mình ngày càng tiệm cận với những mục tiêu mà bộ giáo dục đã đặt ra cho người học khi đọc - hiểu các tác phẩm văn học trong trường THCS. 4. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài: Với vài kinh nghiệm nhỏ được tích lũy trong quá trình giảng dạy phần văn bản và những băn khoăn, suy nghĩ về các phương pháp giảng dạy tôi đã thực hiện một số giải pháp sau: Trước tiên, phải giúp học sinh biết tái tạo hình tượng trong giờ học văn bản. Đây là phương pháp có tính chất quyết định trong giờ học văn, có tái tạo được hình tượng mới làm rung động được tâm hồn của học sinh, khơi nguồn tưởng tượng và thúc đẩy tâm lý; trí tuệ của các em biết rung cảm với hình tượng, học sinh sống với cuộc sống mà tác phẩm phản ánh, nảy sinh lòng yêu thương gắn bó với cái đẹp, cái cao cả, ghét cái xấu, cái đê hèn. Khi yêu ghét một cách tự giác, tự nhiên, là lúc các em tự soi mình vào tấm gương của văn học. Những điều tiếp thu được sẽ trở thành vốn sống, thành niềm tin chỉ đạo cách sống sau này của học sinh. Việc tái tạo hình tượng cần được tiến hành trong suốt giờ học, mức độ và hình thức có khác, ta có thể tách cụ thể như sau: 2.1.1 Dẫn dắt học sinh biết sống với hoàn cảnh xã hội mà bài văn phản ánh. Ví dụ: dạy bài Hịch tướng sĩ, giáo viên gợi mở: Bài hịch là một tác phẩm nổi bật với tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc. Ra đời vào năm 1285, khi trong đất nước đang trong tình thế nghiêm trọng, tình hình mà Kinh đô Thăng Long đã mấy lần bị giặc chiếm đóng, khi mà quân xâm lược nổi tiếng là hung và ác. Trước tình thế lâm nguy như vậy, mọi người phải làm gì? Sau gần ba mươi năm hưởng thái bình, mọi người bắt đầu có thái độ cầu an hưởng lạc. Tác phẩm ra đời là tiếng gọi thiêng liêng, chiến đấu với giặc Nguyên để bảo vệ nền độc lập Tổ Quốc. Tác phẩm cũng thể hiện rõ vai trò lãnh đạo của nhà nước phong kiến trong lịch sử dân tộc. Nếu giáo viên không cho học sinh hiểu được yếu tố lịch sử chung và riêng này, học sinh khó có thể hiểu sâu sắc tác phẩm. Trên cơ sở hiểu được bối cảnh lịch sử đã sản sinh ra tác phẩm, học sinh có thể đánh giá, khẳng định được giá trị của tác phẩm một cách đúng đắn, hiểu được sự đóng góp của tác phẩm trong nền văn học nước nhà. 2.1.2 Đọc diễn cảm. Đây là một việc làm giúp học sinh tìm hiểu sơ bộ về tác phẩm cũng như giúp các em đọc đúng đặc trưng cho từng thể loại. Đọc cũng chính là điều kiện làm cho cảm xúc của học sinh được khơi dậy theo âm vang của ngôn ngữ, nhất là ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ nhân vật. Vì đọc bằng mắt không thể hiện được hết tư tưởng của văn bản. Aâm thanh cao thấp, ngữ điệu biến đổi, tốc độ nhanh chậm, tiếng ngân cũng như chỗ dừng… đọc diễn cảm nhằm dẫn dắt tâm trạng học sinh vào cuộc sống trong tác phẩm, tưởng tượng ra khung cảnh, ra nhân vật. Nếu là thơ, thì đọc chính là lúc tạo nên rung động trong thi ca, tạo nên sự đồng điệu về tâm hồn, tiến tới sự đồng tình, đồng ý với tác giả. Nếu là tác phẩm tự sự, khi nghe đọc, lòng yêu ghét tất nhiên phải nảy sinh và các em hồi hộp theo dõi số phận nhân vật mà mình yêu thích. Ví dụ: Khi tôi đọc mẫu bài Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam), tôi quan sát sát ở phía các em có sự thinh lặng lạ kì. Tôi chắc chắn khi ấy các em đang lâng lâng trong trong niềm sung sướng tự hào. Có thể chỉ là cảm tính thôi nhưng nó sẽ tạo đà thuận lợi để tôi dẫn dắt các em khám phá những nội dung chiều sâu, biến những cảm nhận cảm tính ban đầu thành sự yêu thích có căn cứ vững chắc. Qua đó học sinh còn thấy được mối quan hệ hữu cơ của tư tưởng, âm hưởng và ngôn từ. 2.1.3 Tái tạo hình tượng trong quá trình phân tích. Việc này giáo viên thực hiện trong khi hướng dẫn học sinh từ khâu phân tích từ, hình ảnh, chi tiết có trong tác phẩm. Tức là phân tích các dấu hiệu nghệ thuật của tác phẩm. Đây là khâu có tính chất quyết định thành công hay thất bại của một giờ giảng văn. Mặt khác, căn cứ vào dấu hiệu nghệ thuật của tác phẩm, người giáo viên phải gợi ra hình dáng, đường nét, màu sắc của hình tượng để học sinh thấy được hình tượng hiện ra trước mắt, tưởng chừng như có thể đụng, chạm được. Như vậy, học văn bản trước hết học sinh phải biết lấy cái cụ thể mà hình thành dần dần phương pháp tự học, nâng cao năng lực tư duy, tư tưởng, tình cảm của bản thân. Ví dụ: Khi phân tích nhân vật Thạch Sanh trong văn bản Thạch Sanh, phải tái tạo hình tượng nhân vật trên cơ sở một nhóm từ, một loạt hình ảnh hoặc chi tiết cụ thể để có thể hình dung hoàn chỉnh về một hình tượng văn học: Thạch Sanh là một dũng sĩ, thật thà cả tin, cứu giúp người vì nghĩa, dũng cảm gan dạ, rất mực rộng lượng, vị tha. Gắn văn bản với thực tế cuộc sống. Việc liên hệ thực tế sẽ làm cho nội dung văn bản trên lớp không phải là những kiến thức sáo rỗng, khô khan, trừu tượng, nhàm chán mà nó sẽ làm cho kiến thức trở nên sinh động, gần gũi với học sinh làm cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng và góp phần làm cho tư tưởng, tình cảm thêm sâu sắc. Liên hệ thực tế vào văn bản, học sinh sẽ nhìn thấy nội dung bài văn là tấm gương phản ánh trung thực cuộc sống, thực tế lịch sử con người. Có như thế học sinh mới hứng thú học văn bản, tự xây dựng cho mình tâm hồn, phẩm chất ý thức của người lao động mới, làm cho học sinh hòa nhịp với hơi thở nóng hổi của thời đại, mới hình thành cho mình những ước mơ, nguyện vọng đem hiểu biết của mình để phục vụ cuộc sống, phục vụ xã hội. Dạy bài Em bé thông minh (truyện cổ tích), giáo viên có thể đặt câu hỏi để liên hệ thực tế cho học sinh thảo luận như sau: Trong thực tế hiện nay, qua thông tin đại chúng có những em bé thông minh nào em được biết? (Giáo viên gợi ý qua chương trình Trò chuyện cuối tuần, Những chuyện lạ Việt Nam…). Em học được điều gì qua nhân vật em bé thông minh mà qua những bạn nhỏ thông minh mà em biết? Việc gắn văn bản với thực tế, khiến cho học sinh sẽ hứng thú học tập và cảm thấy yêu thích môn học vì giữa văn bản với thực tế có mối quan hệ gần gũi. Cách trình bày bảng và nội dung cho học sinh ghi vào vở. Đây cũng là một trong những vấn đề trăn trở. Bảng phải được chia làm hai phần: bảng tĩnh và bảng động. Bảng động chiếm một phần ba, là nơi trình bày, minh họa các đơn vị kiến thức. Là phần bảng giáo viên có thể hướng dẫn học sinh các thao tác phân tích, tổng hợp hay mô hình hóa để dẫn đến nội dung cần ghi nhớ. Gọi là bảng động vì nó có thể bôi xóa khi học sinh khám phá ra một đơn vị tri thức mà giáo viên sẽ ghi lại ở bảng tĩnh. Bảng tĩnh là phần bảng còn lại, là nơi cố định các chuẩn kiến thức mà học sinh khám phá ra dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Nó cần phải được trình bày chỉn chu, rõ ràng và mạch lạc. Sự phối hợp việc sử dụng bảng động và bảng tĩnh cần phải được phối hợp nhịp nhàng. Theo tôi, cứ mỗi khi dẫn dắt học sinh khám phá một đơn vị tri thức xong thì ghi ngay ở bảng tĩnh. Nội dung tri thức nếu được trình bày bằng một hình thức cân đối, hài hòa và trình tự sẽ làm cho học sinh dễ dàng ghi nhớ. Việc ghi nhớ chính là bước kởi đầu của nâng cao chất lượng. Thực tế qua nhiều đợt chỉnh lí, nhiều lần thay sách, tôi thấy có nhiều cách hướng dẫn, trình bày bảng và ghi bài. Trước đây, người giáo viên dạy theo phương pháp đi từ ý – văn, nay từ văn – ý. Với nhiều cách ghi bài khác nhau: Viết thành đoạn. Viết ý gạch đầu dòng. Dùng kí hiệu. Theo tôi, để cho học sinh biết cách viết câu, dựng đoạn trong quá trình tạo lập văn bản ta nên cho học sinh ghi thành câu, thành đoạn trong các mục phân tích làm sao cho lời lẽ trau chuốt, dùng từ chuẩn mực. Ví dụ: Khi phân tích Những mộng tưởng của em bé bán diêm trong truyện Cô bé bán diêm (Ngữ Văn 8 – Tập 1). Sau khi hướng dẫn học sinh phân tích các phần văn bản, giáo viên định hướng cho các em đi đến ý cơ bản sau: Những mộng tưởng của em bé: Với các tình tiết diễn biến hợp lý, đan xen giữa thực tế và mộng tưởng, tác giả cho ta thấy một em bé bị bỏ rơi, đói rét, cô độc nên em luôn khao khát được no ấm và được yêu thương. Có như thế khi cho học sinh tạo lập văn bản, các em chỉ lồng ghép thêm một số dẫn chứng tiêu biểu trong tác phẩm thì sẽ trở thành một đoạn tập làm văn hoàn chỉnh. Không cần viết nhiều nhưng ít nhất cũng cần hình thành được một dàn ý cơ bản của bài giảng để học sinh tiện theo bày bảng vì cần chú ý tính mô phạm và thị phạm cho học sinh. Củng cố kiến thức: Củng cố là bước cơ bản nhằm làm cho học sinh hiểu sâu, nhớ những kiến thức cơ bản của một văn bản. Giáo viên có thể nhấn mạnh tư tưởng, chủ đề văn bản hoặc có thể đưa ra hàng loạt những câu hỏi trắc nghiệm để học sinh dựa trên những điều đã học để nhận biết, tư duy và đưa ra những đáp án đúng cho bài vừa tiếp thu. Cụ thể, khi cho hoạc sinh phân tích xong văn bản Bạn đến chơi nhà, giáo viên có thể đặt một số câu hỏi trắc nghiệm như sau: Câu 1: Câu “Đã bấy lâu nay bác tới nhà” được hiểu như thế nào? a.Lâu nay, bác thường xuyên tới nhà tôi chơi. b.Lâu lắm, nay bác mới tới nhà tôi chơi. c.Sao đã lâu, nay bác mới tới nhà tôi chơi? d.Sao bác đến nhà tôi chơi nhiều thế? Câu 2: Trong các từ sau, từ nào đồng nghĩa với từ cả? a.Lớn b.Tất cả c.Nhiều d.Tràn trề Câu 3: Chọn cách ngắt nhịp đúng cho câu thơ: Đã bấy lâu nay bác tới nhà: .Đã bấy lâu / nay bác tới nhà. .Đã bấy lâu nay / bác tới nhà. .Đã / bấy lâu nay / bác tới nhà. .Đã bấy lâu nay bác tới nhà. Câu 4: trong câu thơ: “Bác đến chơi đây, ta với ta”, từ bác là đại từ chỉ người thuộc: a.Ngôi thứ hai số ít b.Ngôi thứ ba số ít c.Ngôi thứ hai số nhiều d.Ngôi thứ ba số nhiều Câu 5: Dòng nào chỉ đúng tình cảm, thái độ của Nguyễn Khuyến đối với bạn trong bài thơ Bạn đến chơi nhà? a.Đùa cợt b.Hóm hỉnh nhưng có lúc đùa cợt c.Nghiêm túc c.Chân thành, gần gũi, ấm áp Qua đây có thể đánh giá mức độ tiếp thu bài của học sinh và cũng tự nhận xetr1 thành công, chất lượng hay không. -KẾT QUẢ: Từ những suy nghĩ trên, tôi mạnh dạn áp dụng các biện pháp này vào giảng dạy Ngữ văn năm học 2007 – 2008, cho đến giữa học kì I tôi đã thu được kết quả như sau: STT LỚP SĨ SỐ ĐIỂM TRÊN 5 TỈ LỆ % ĐIỂM DƯỚI 5 TỈ LỆ % 1 6A1 39 29 74.4% 10 25.6% 2 7A3 38 32 84.2% 6 15.8% 3 8A2 38 33 86.9% 5 13.1% Kết quả trên đây phần nào phản ánh hiệu quả và tính khả thi của các phương pháp nói trên. Qua đây, tôi thấy học sinh nắm bài chắc hơn, kiến thức được khắc sâu. Trong các bài kiểm tra các em không chỉ biết trình bày đủ ý mà khi viết câu dựng đoạn, các em viết có chất văn hơn.bài viết trở nên có cảm xúc, có hồn hơn. Không những thế, nhiều bài viết còn có những ý tứ sâu sắc và mới mẻ lại được diễn đạt bằng những lời văn sáng, câu văn đẹp, giàu hình ảnh, tự nhiên giản dị, lập luận chặt chẽ và có sức truyền cảm mạnh mẽ. Trong giờ học, các em trở nên hứng thú, tích cực suy nghĩ và hăng hái phát biểu, có em lại có những câu hỏi thắc mắc hết sức độc đáo, bất ngờ thể hiện sự công phu tìm tòi qua sách vở và sự hứng khởi với những tri thức Ngữ văn. Các em có chuyển biến dần từ việc học Ngữ văn cách thụ động sang việc học có tự giác và tích cực. -BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Nhìn chung các phương pháp nêu ra trong đề tài này không phải là phương pháp mới lạ. Trong thực tế vẫn có nhiều giáo viên ứng dụng phương pháp này, tuy nhiên còn sử dụng một cách rời rạc và chưa có mục đích rõ ràng. Việc kết hợp linh hoạt, nhuần nhuyễn các biện pháp trên sẽ tạo ra một hiệu quả giáo dục nhất định. Mang lại hiệu quả chất lượng cho gờ học ngữ văn. Ngoài ra, giáo viên bên cạnh việc chuẩn bị đầy đủ các khâu lên lớp cần kích thích hứng thú tìm tòi ở học sinh qua những câu hỏi thực hiện ở nhà, khuyến khích những phát hiện mới. Hướng dẫn các em biết cách sử dụng sách tham khảo, sách nâng cao để các em biết rằng việc chiếm lĩnh tri thức tại lớp do giáo viên hướng dẫn không thì chưa đủ mà còn phải tìm tòi ở nhiều kênh khác nhau như sách báo, tạp chí, các diễn đàn văn nghệ trên tryền hình để nâng cao chất lượng của việc học văn. Muốn nâng cao chất lương hơn nữa cho giờ dạy học văn trước hết phải xuất phát từ người giáo viên. Người giáo viên không được phép tự hài lòng về chính bản thân mình. Họ phải làm mẫu gương sống động cho học sinh về tinh thần làm việc khoa học, về sự tận tụy với công việc và không ngừng nâng cao tri thức chuyên môn, kĩ năng nghề nghiệp. “Văn học là nhân học” nên trong đời sống, người giáo viên cần không ngừng tu dưỡng đạo đức, nhân cách, đặc biệt là tạo một hình tượng đẹp trong mắt mọi người xung quanh, nhất là các em học sinh để các em nhìn vào, nỗ lực hơn , tin tưởng hơn vào những giá trị mà môn Ngữ văn mang lại. -KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 1.Kết luận: Việc thực hiện đề tài này không mấy khó khăn, nó hỗ trợ cho việc nâng cao chất lượng cho giờ học ngữ văn bậc THCS. Đây là vấn đề đã và đang được thực hiện. Tôi mong rằng, qua kinh nghiệm giảng dạy của mình, cái đọng lại sau mỗi giờ học văn bản sẽ sống mãi với các em. Đó là năng lực trí tuệ, là tình cảm, là niềm tin vào cuộc sống. Từng bước làm giảm tình trạng dạy và học đối phó, chạy theo thành tích. Mối quan hệ giữa chỉ tiêu và chất lượng trở nên có căn cứ vững chắc. Đề tài này có thể áp dụng cho tất cả các khối và bất kì gáo viên nào cũng có thể áp dụng được. Kiến nghị: Đồ dùng dạy học cho môn Ngữ văn còn ít, đặc biệt là phần nghe nhìn. Phần tiểu sử của tác giả dùng cho giáo viên tham khảo còn hạn chế và nhất là những tác giả nước ngoài. Bên cạnh đó cần tổ chức những buổi ngoại khóa làm sân chơi cho các em tạo ra một bầu khí thi đua, học hỏi lẫn nhau nhằm nâng cao kiến thức và tạo sự hứng khởi. Đề nghị quý phụ huynh quan tâm nhiều hơn đến việc học môn Ngữ văn của học sinh để các em

File đính kèm:

  • pptChuyen de Ngu van.ppt