Môn tiếng việt ở phổ thông vừa là bộ môn khoa học, vừa là phương tiện để nắm chắc kiến thức khác, là công cụ để giao tiếp và tư duy, để giáo dục tình cảm đạo đức cho các em học sinh. Ở bậc tiểu học, môn tiếng việt nhằm trang bị cho các em công cụ giao tiếp, rèn luyện cho các em những kỹ xảo sử dụng tiếng việt trong các hoạt động: nghe - nói - đọc - viết.
Chữ viết là một hệ thống ký hiệu bằng đồ hình có chức năng cố định hoá ngôn ngữ âm thanh, thay cho lời nói – chữ viết là phương tiện giao tiếp quan trọng trong cuộc sống của chúng ta nói chung và trong học tập nói riêng. nét chữ là biểu hiện của nết người, là phản ánh ý thức rèn luyện tư duy vào óc thẩm mĩ của người viết. Chữ viết có vai trò rất quan trọng đối với con người. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Chữ viết là một sự biểu hiện của nết người, dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện các tính cận thận, tính kỷ luật và lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy đọc bài, đọc vở của mình”. Vì vậy chữ viết cần phải đúng, đẹp. Chữ viết sai chính tả hiệu quả giao tiếp sẽ giảm, gây hiểu lầm trong giao tiếp và hậu quả khó lường trước được.
Trẻ em đến tuổi đi học, thường bắt đầu quá trình học tập bằng việc học chữ. Trẻ biết chữ mới có phương tiện để học tiếng việt và các môn học khác. Chính vì vậy học sinh phải được học chính tả.
Như chúng ta đã biết, chính tả là môn học viết đúng mặt chữ, viết đúng những hình thức ngữ pháp (dù chỉ là hình thức trên mặt chữ). Chính tả tiếng việt đã được quy phạm khá chặt chẽ, tuy vậy còn một vài lĩnh vực chưa thực nhất trí hoặc đã được nhất trí nhưng chưa thực hiện đồng bộ như i/ y, tên riêng Tiếng việt, tên riêng nước ngoài, thuật ngữ khoa học mượn từ các ngôn ngữ châu âu. phân môn chính tả giúp học sinh:
20 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1278 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp giúp học sinh lớp một viết đúng chính tả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU:
I. VỊ TRÍ - NHIỆM VỤ MÔN HỌC:
Môn tiếng việt ở phổ thông vừa là bộ môn khoa học, vừa là phương tiện để nắm chắc kiến thức khác, là công cụ để giao tiếp và tư duy, để giáo dục tình cảm đạo đức cho các em học sinh. Ở bậc tiểu học, môn tiếng việt nhằm trang bị cho các em công cụ giao tiếp, rèn luyện cho các em những kỹ xảo sử dụng tiếng việt trong các hoạt động: nghe - nói - đọc - viết.
Chữ viết là một hệ thống ký hiệu bằng đồ hình có chức năng cố định hoá ngôn ngữ âm thanh, thay cho lời nói – chữ viết là phương tiện giao tiếp quan trọng trong cuộc sống của chúng ta nói chung và trong học tập nói riêng. nét chữ là biểu hiện của nết người, là phản ánh ý thức rèn luyện tư duy vào óc thẩm mĩ của người viết. Chữ viết có vai trò rất quan trọng đối với con người. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Chữ viết là một sự biểu hiện của nết người, dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện các tính cận thận, tính kỷ luật và lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy đọc bài, đọc vở của mình”. Vì vậy chữ viết cần phải đúng, đẹp. Chữ viết sai chính tả hiệu quả giao tiếp sẽ giảm, gây hiểu lầm trong giao tiếp và hậu quả khó lường trước được.
Trẻ em đến tuổi đi học, thường bắt đầu quá trình học tập bằng việc học chữ. Trẻ biết chữ mới có phương tiện để học tiếng việt và các môn học khác. Chính vì vậy học sinh phải được học chính tả.
Như chúng ta đã biết, chính tả là môn học viết đúng mặt chữ, viết đúng những hình thức ngữ pháp (dù chỉ là hình thức trên mặt chữ). Chính tả tiếng việt đã được quy phạm khá chặt chẽ, tuy vậy còn một vài lĩnh vực chưa thực nhất trí hoặc đã được nhất trí nhưng chưa thực hiện đồng bộ như i/ y, tên riêng Tiếng việt, tên riêng nước ngoài, thuật ngữ khoa học mượn từ các ngôn ngữ châu âu. phân môn chính tả giúp học sinh:
- Rèn luyện ỹ năng viết chính tả và các kỹ năng nghe, đọc, nói cho học sinh.
- Kết hợp rèn luyện một số kỹ năng sử dụng tiếng việt và phát triển tư duy cho học sinh.
- Mở rộng hiểu biết về cuộc sống, con người, góp phần hình thành nhân cách con người mới.
Ở lớp 1, chính tả bắt đầu từ phần luyện tập tổng hợp. Các kỹ năng chính tả ở lớp 1 là:
- Điền vần, điền chữ ghi phụ âm đầu.
- Tập chép (khuyến khích viết chữ hoa).
- Nghe - viết (khuyến khích viết chữ hoa).
- Trả lời câu hỏi trong mục câu hỏi và bài tập .
Ở lớp 1, chủ yếu vẫn là kỹ năng: xác định vần và âm đầu và tập chép, kỹ năng nghe – viết chỉ được yêu cầu 9 /26 bài chính tả ở lớp 1.
Như vậy, nhìn chung, chính tả lớp 1 vẫn là giúp học sinh tập viết và luyện đọc cho chính xác, không có ý đánh đố các em về cách viết chữ, kể các trong các bài chính tả nghe – viết.
II. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở khoa học
Như chúng ta đã biết, mỗi một dân tộc, một quốc gia đều có một ngôn ngữ riêng, một tiếng nói riêng. Tiếng Việt là ngôn ngữ được thống nhất trên toàn đất nước ta. Để giữ gìn và phát triển vốn chữ viết của tiếng việt thì nhà trường đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển ngôn ngữ cả một quốc gia trong một giai đoạn xã hội – lịch sử nhất định, là nơi thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo ở mỗi cấp học, bậc học. Trong đó dạy chính tả ở tiểu học là một trong những vấn đề đang được quan tâm nhằm nâng cao chất lượng của môn tiếng việt trong nhà trường. Thông qua việc học chính tả mà các em nắm được quy tắc chính tả và hình thành những kỹ năng, kỹ sảo về chính tả. Từ đó, mà nâng cao dần tình cảm quý trọng tiếng mẹ đẻ và nền văn học dân tộc.
Trong những năm gần đây, phong trào vở sạch chữ đẹp đã và đang được mọi người quan tâm và gạt hái được những thành tích đáng kể. được tất cả giáo viên và học sinh chú trọng tham gia nhiệt tình với quyết tâm cao. Bên cạnh đó còn được các bậc phụ huynh, các cấp các ngành quan tâm, khuyến khích động viên. đó chính là động lực giúp giáo viên và học sinh thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đề ra: “ Giáo dục con người toan diện”.
2. Cơ sở thực tiễn.
Đã là dân đất việt, ai cũng hiểu rằng: mọi người dân việt nam sinh ra và lớn lên ở việt nam đều phải biết nói tiếng mẹ đẻ của mình - đó là Tiếng Việt. Nhưng không ít người trong chúng ta lại hay nói phát âm một cách chính xác từng tiếng, từng từ trong tiếng việt. Đặc biệt là học sinh lớp 1- lớp học đầu tiên của bậc tiểu học. Khả năng tư duy của các em còn rất hạn chế, còn mang nặng tính trực quan. Trong suốt quá trình học từ tuần 1 đến tuần 24 học sinh mới được học vần (môn Tiếng Việt). học sinh đọc, viết vần, từ theo cỡ chữ vừa. sang tuần 25, học sinh được học Tiếng Việt với nội dung tổng hợp trong đó có phân môn chính tả. Ở đây, yêu cầu từ sự hiểu biết, từ thói quen có được trong phần học vần, trong các môn học khác, học sinh phải vận dụng, phải chuyển từ viết chữ cỡ vừa sang cỡ chữ nhỏ để chép và viết chính tả. Đó là một sự khó khăn đối với học sinh lớp 1. Các em còn lúng túng trong khi viết, khi trình bày bài, chữ viết không đều, không đúng cỡ và mắc nhiều lỗi chính tả, chất lượng chữ viết chưa thực sự cao, đây là một vấn đề thật khó.
Vậy, làm như thế nào để nâng cao chất lượng phân môn chính tả cho học sinh lớp một? Đó cũng chính là lí do khiến tôi chọn đề tài này: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp một viết đúng chính tả”
B. NỘI DUNG
I. Đối tượng nghiên cứu:
Năm học 2010 - 2011 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 1A. So với lứa tuổi học sinh tiểu học thì ở lứa tuổi lớp 1 còn rất nhỏ tiếp thu kiến thức còn hạn chế. Lớp 1A có 20 em trong đó có 5 em nữ và 15 em nam. Các em nhìn chung đều có ý thức học tập tốt, có tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, gia đình quan tâm. đó là thuận lợi để tôi áp dụng sáng kiến của mình.
II. Điều tra thực trạng.
Qua thực tế giảng dạy lớp 1, qua tìm hiểu học sinh tôi thấy:
- Học sinh lớp 1 viết chính tả nhìn chung đảm bảo tốc độ viết chữ theo qui định.
- Có nhiều học sinh viết bài sạch sẽ, trình bày đẹp. chất lượng về vở sạch chữ đẹp đều đạt kết quả cao trong các đợt kiểm tra.
Song bên cạnh đó, giáo viên và học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn trong giờ học chính tả. Cụ thể:
+ Học sinh còn viết sai nhiều về độ cao các con chữ (đặc biệt là ở những bài chính tả đầu tiên), nét chữ chưa chuẩn, sai cách ghi dấu thanh.
+ Một số học sinh còn ngọng: l- n, ch - tr, s - x… nên khi viết chính tả hay mắc lỗi.
+ Một số học sinh chưa nắm chắc qui tắc chính tả: ng-ngh, g-gh, c-k nên khi gặp bài chính tả nghe-viết, học sinh dễ viết sai.
+ Trong các buổi học, học sinh thường viết chính tả đẹp và đúng hơn khi làm bài kiểm tra trong các đợt kiểm tra định kì.
+Học sinh không biết cách trình bày một bài viết chính tả (đoạn văn, đoạn thơ hay bài thơ). Đặc biệt với bài thơ viết theo thể lục bát hoặc viết chính tả tập chép, học sinh nhìn bài “mẫu” của giáo viên để chép và khi thấy giáo viên xuống dòng ở đâu (ở chữ nào) thì học sinh cũng xuống dòng ở chữ đó (vì học sinh không hiểu bản chất của vấn đề).
VD: Dạy bài chính tả tập chép “ Trường em”
- Bài viết bảng của giáo viên:
Trường em
Trường học là ngôi nhà thứ hai của em.
Ở trường có cô giáo hiền như mẹ, có nhiều bè bạn thân thiết như anh em.
+ Bài viết vở của học sinh:
Trường em
Trường học là ngôi nhà thứ hai của em.
Ở trường có cô giáo hiền như mẹ, có nhiều bè
bạn thân thiết như anh em.
* Như ví dụ trên tôi đưa ra, với những giáo viên chưa giảng dạy ở lớp 1 thì thấy buồn cười và có thể cho là vô lí không bao giờ xảy ra. Nhưng đối với giáo viên đã và đang trực tiếp giảng dạy lớp 1 thì sẽ thấy ngay đó là thực tế.
+ qua điều tra bài viết đầu tiên bài “ trường em” của các em tôi thu được kết quả như sau:
Tổng số học sinh
G
K
TB
Y
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
20
4
20.0
7
35,0
7
35,0
2
10,0
Riêng về trình bày
Tổng số học sinh
trình bày đúng, đẹp
trình bày đúng, nhưng chưa đẹp
trình bày sai
SL
%
SL
%
SL
%
24
4
20.0
8
40,0
8
40,0
III. Nguyên nhân của thực trạng.
Qua tìm hiểu thực tế tôi thấy:
+ Gia đình các em rất quan tâm đến việc học tập của các em. Đầu năm học, phụ huynh đã mua đầy đủ đồ dùng sách vở, đồ dùng học tập cho em. Nhiều phụ huynh đã dành thời gian để kèm cặp thêm cho các em học tập ở nhà.
+ Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, bảo đảm cho việc dạy – học của giáo viên và học sinh như phòng học, ánh sáng, bàn ghế, đồ dùng cho môn học…
+ Giáo viên nhìn chung có chuyên môn vững vàng, có lòng yêu nghề mến trẻ, say sưa với sự nghiệp trồng người. giáo viên cùng học sinh luôn luôn coi trọng công tác vở sạch – chữ đẹp.
+ Về phía học sinh: nhìn chung học sinh chăm ngoan học tập, luôn chú ý đến chữ viết, đến sách vở của mình.
Vậy, tại sao vẫn còn những học sinh mắc lỗi chính tả như vậy ? Ở đây, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số nguyên nhân mắc lỗi chính tả của học sinh như sau:
1. Nguyên nhân trước hết phải nói đến là do bản thân các em:
+ Một số em phát âm chưa chuẩn (nói ngọng).
+ Chưa nắm chắc về âm – vần nên khi phân tích để viết một số tiếng khó còn lúng túng, không phân tích được.
+ Các em nghe hiểu còn hạn chế. Còn nhiều em không nắm được nghĩa các từ.
+ Một số học sinh tư thế ngồi viết và cách cầm bút chưa đúng.
+ Đôi lúc học sinh còn viết ngoáy, ý thức chưa cao, chưa tự giác rèn chữ viết.
+ Các em đa phần là con nông dân, tuy điều kiện vật chất đầy đủ nhưng điều kiện đảm bảo giao tiếp ở nhà còn hạn chế, khi các em nói sai, nói ngọng thì bố mẹ, anh em …chưa sửa cho các em. đến trường giáo viên chú ý đến sửa lỗi cho học sinh nhưng trong giờ ra chơi các em vui đùa, nói chuyện, khi nói ngọng, nói sai, các em không tự sửa cho nhau chưa ý thức tự sửa cho mình.
2. Về phía giáo viên:
+ Giáo viên luôn quan tâm đến phong trào vở sạch - chữ đẹp, chấm chữa bài cho học sinh thường xuyên. song khi chấm bài cho học sinh, hoc sinh viết sai lỗi chính tả, thì giáo viên thường chỉ gạch chân, ít sửa sai cho các em. Giáo viên mới chú trọng đến chữ viết đúng nên khi học sinh viết sai chữ thì giáo viên gạch chân lỗi sai, còn khi học sinh viết sai nét, giáo viên đều bỏ qua. Vì vậy, khi giáo viên nhận xét, đánh giá bài viết của các em, các em không biết phải sửa thế nào cho đúng, cho đẹp.
+ Bản thân một số giáo viên còn phát âm ngọng.
+ Trong các giờ học chính tả, giáo viên chưa thực sự tổ chức tiết học sôi nổi, chưa có sự đổi mới phương pháp – hình thức dạy học thực sự mà còn mang tính hình thức.
+ Giáo viên chưa phát động các cuộc thi vui học ngoài phong trào vở sạch - chữ đẹp để phát triển tối đa khả năng viết chính tả của học sinh.
3. Bên cạnh đó một nguyên nhân không nhỏ có ảnh hưởng đến việc viết sai chính tả của học sinh là do phụ huynh thiếu quan tâm sửa lỗi cho các em.
Ở nhà khi các em nói sai, nói ngọng thường là phụ huynh bỏ qua, chỉ có số ít là phụ huynh sửa sai cho con em mình.
Một số phụ huynh đi làm xa để mặc con em ở nhà.
Bản thân một số phụ huynh còn nói sai, viết sai chính tả. Cụ thể khi trao đổi trực tiếp với giáo viên hay trao đổi với giáo viên chủ nhiệm qua sổ liên lạc.
Vậy khi học sinh nói sai, viết sai không được sửa, và khi nhìn thấy phụ huynh viết sai thì các em thường cho đó là đúng, đâu có biết như vậy là sai. Chỉ có phần ít các em biết phát hiện đúng – sai, do đó các em cứ theo cái sai đó dẫn đến các em sẽ nói sai, viết sai.
4. Nguyên nhân xã hội:
Còn nhiều người nói không chuẩn, đặc biệt là người hải dương (do ảnh hưởng tiếng địa phương).
5. Một số nguyên nhân khác
Học sinh lớp 1 không có một tiết học nào để làm quen với cách viết các cỡ chữ nhỏ trước khi bắt tay vào viết chính tả mà học sinh chỉ được giáo viên giới thiệu chữ viết thường, chữ viết hoa, chữ in thường, chữ in hoa qua Bài 28 - Tiếng Việt 1 - tập 1.
Các em chỉ quen với giáo viên chủ nhiệm đọc chính tả để viết (nghe – viết) do đó trong các đợt kiểm tra định kì khi giáo viên khác vào lớp, đọc chính tả cho các em. các em không quen giọng đọc đó, nên học sinh dễ mắc nhiều lỗi hơn.
Trên đây là những nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng chất lượng môn chính tả của học sinh lớp 1. Trước một thực trạng như vậy, người giáo viên không thể không suy nghĩ: “ Phải làm gì để thay đổi thực trạng này?” và “ Nâng cao chất lượng dạy – học phân môn chính tả của học sinh lớp 1 bằng cách nào?”
Trước vấn đề trên, tôi đã tìm hiểu, suy nghĩ kết hợp với sự tiếp thu ý kiến của đồng nghiệp, cuối cùng tôi xin đưa ra ý kiến của mình về “Một số biện pháp giúp học sinh lớp một viết đúng chính tả” mà tôi đã thực hiện và cảm thấy có hiệu quả.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
2 Phương pháp điều tra.
3 Phương pháp phân tích – tổng hợp.
4 Phương pháp luyện tập thực hành.
5 Phương pháp so sánh, đối chiếu
V. Các biện pháp
1. Giúp học sinh hiểu nghĩa từ – ghi nhớ từ.
Là giáo viên giảng dạy lớp 1, tôi luôn chú trọng yếu tố này. ngay từ các bài học vần, tôi luôn giải nghĩa từ khoá từ áp dụng trong các bài học vần qua tranh ảnh mô hình, lời giải thích giúp học sinh hiểu nghĩa từ, hiểu câu, đồng thời tôi đưa từ, câu văn vào văn cảnh cụ thể để học sinh dễ dàng hiểu từ, hiểu câu và hiểu sâu hơn (Phần luyện nói, đoạn ứng dụng), từ đó có cách đọc đúng, viết đúng.
Bài viết chính tả phần lớn là viết lại một phần nội dung bài tập đọc đã học. Vì vậy, để học sinh viết tốt các bài chính tả thì ngay các tiết học tập đọc, giáo viên cần cho học sinh hiểu nghĩa từ trong bài đọc, hiểu câu, hiểu nội dung cơ bản của bài đọc. Trước khi viết bài chính tả, giáo viên gợi ý, hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài viết. như vậy, khi viết chính tả, học sinh bắt đầu đã có vốn từ, nắm được nội dung bài, học sinh sẽ tự đọc – phân tích – viết đúng, đặc biệt là những tiếng, từ viết khó, hạn chế sự mắc lỗi.
2. Dạy học sinh viết – trình bày bài chính tả:
Từ tuần 25 học sinh lớp 1 bắt đầu viết chính tả. giai đoạn này học sinh vừa luyện chữ cỡ vừa và bắt đầu học phân môn chính tả. Như vậy, học sinh lớp 1 không có một tiết học riêng nào và cũng chưa có lần nào để làm quen với cách viết các chữ theo cỡ chữ nhỏ trước khi các em viết bài chính tả. Do đó học sinh thường lúng túng khi viết chính tả như:
+ Không biết cách trình bày bài viết.
+ Chưa nắm được độ cao từng con chữ.
Vậy, chúng ta cần phải làm gì giúp các em khỏi bị lúng túng khi viết chính tả, đặc biệt ở những bài đầu ở của phân môn chính tả ?
Với học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1, các em “nói đấy”, “nghe đấy” rồi cũng “ quên ngay đấy”. Nếu như các em không được làm quen, được nhắc nhở thường xuyên thì các em sẽ không biết làm, nếu có làm thì dễ bị sai, bị nhầm lẫn và không tránh khỏi lúng túng. Với lớp tôi, tôi đã thực hiện như sau:
a) Giới thiệu chữ viết thường cỡ nhỏ:
+ Sau khi học sinh đã được làm quen, thực hành viết các chữ cái, học sinh đã nắm được cấu tạo con chữ, độ cao, độ rộng của từng con chữ cũng như kĩ thuật viết từng con chữ cỡ vừa. Khi chuyển sang phần vần, từ tuần 15, trong những giờ luyện tiếng việt, tôi “giới thiệu” với học sinh các con chữ trong vần hôm đó ôn luyện theo cỡ chữ nhỏ theo hình thức “đưa chữ mẫu viết theo cỡ chữ nhỏ để giới thiệu” với mục đích chủ yếu để học sinh có sự nhận biết ban đầu về độ cao, độ rộng của từng con chữ theo cỡ chữ nhỏ. VD : Luyện đọc bài 69: ăt - ât ( tiếng việt 1- tập 1 ). trong bài này tôi giới thiệu cho học sinh con chữ “ă. â”, viết theo cỡ chữ nhỏ có độ cao 1 đơn vị, con chữ “t” cao 1,5 đơn vị. Trong một số tiết luyện tiếng việt sau, khi có vần chứa các con chữ đó theo cỡ chữ nhỏ thì học sinh sẽ biết ngay. Làm như vậy, học sinh vừa nắm chắc cấu tạo vần, vừa được làm quen với chữ viết thường cỡ nhỏ trong vần đó.
+ Lưu ý : Giáo viên thực hành phần này cần lưu ý giúp học sinh phân biệt rõ chữ thường cỡ vừa với chữ thường cỡ nhỏ để tránh nhầm lẫn khi viết bài học vần.
Để thực hiện tốt việc này đòi hỏi người giáo viên phải khéo léo trong cách giới thiệu và điều quan trọng hơn giáo viên phải nắm chắc mẫu chữ viết thường và viết hoa.
mẫu chữ viết thường và chữ hoa (theo cỡ chữ nhỏ):
+ Nếu kể chiều cao của con chữ thấp nhất không kể các dấu phụ trên các con chữ ấy (như các chữ a, ă, â, c, e, ê…) là đơn vị chiều cao của
chữ và lấy dòng kẻ dưới cùng của khuông kẻ vở làm dòng chuẩn thì các
chữ viết thường có các độ cao là vị trí trên khuông kẻ như sau:
- 1 đơn vị : a, ă, â, c, e, ê, m, o, ơ, u, ư, v, x.
- 1,25 đơn vị : r, s.
- 1,5 đơn vị : t.
(các chữ 1 đơn vị 1,25 đơn vị và 1,5 đơn vị trên đều viết trên dòng chuẩn )
- 2 đơn vị: d, đ (với 2 đơn vị trên dòng chuẩn)
- p, q (với 1 đơn vị trên và 1 đơn vị dưới dòng chuẩn)
- 2,5 đơn vị : b, h, k, l ( với 2,5 đơn vị trên dòng chuẩn)
- g, y (với 1 đơn vị trên và 1,5 đơn vị dưới dòng chuẩn)
+ Các chữ hoa đều có độ cao 2,5 đơn vị trên dòng chuẩn trừ g và y có độ cao 4 đơn vị, với 2,5 đơn vị ở trên và 1,5 đơn vị ở dưới dòng chuẩn.
Từ bài 96 phần học vần, trong các giờ luyện tiếng việt (buổi chiều)
giáo viên có thể giúp học sinh so sánh độ cao, độ rộng của chữ viết thường cỡ nhỏ cũng như kỹ thuật viết chữ. Nhưng giao viên chú ý không nên đi sâu phân tích - nhận diện mà ở đây tôi chỉ muốn với hình thức giáo viên giới thiệu cho học sinh là chính, tránh làm mất nhiều thời gian của tiết học.
Như vậy, qua các bước giới thiệu đó, phần nào học sinh đã biết về cỡ chữ nhỏ đẻ rồi khi chuyển sang viết chính tả học sinh không còn bỡ ngỡ, lúng túng về độ cao các con chữ cũng như kỹ thuật viết.
b) Tập chép và viết chính tả:
Khi chúng ta làm tốt việc giới thiệu chữ viết thường cỡ nhỏ kết hợp với sự bao quát, sự chỉ bảo nhiệt tình của giáo viên trong giờ chính tả, nhìn chung học sinh viết chính tả sẽ không bị lúng túng về cách viết chữ. Nhưng cũng không thể tránh khỏi một số trường hợp học sinh viết không đúng cỡ chữ, chữ chưa đều, chưa đẹp. Với những trường hợp này giáo viên cần phải hướng dẫn tỉ mỉ để các em viết đúng mẫu, có biện pháp để giúp các em khắc phục nhược điểm. Với những học sinh yếu, tôi đã áp dụng việc viết mẫu trong một số bài chính tả của những tuần đầu ở mỗi bài chính tả tôi viết mẫu cho các em một câu văn hoặc một dòng thơ. Viết thật ngay ngắn và đẹp cho các em quan sát. Đến khi viết bài tôi yêu cầu các em nhìn theo mẫu rồi viết (lưu ý viết thật tròn trĩnh) kể cả trong bài tập chép hay nghe – viết tôi đều làm như vậy, tăng cường viết mẫu hướng dẫn vào buổi luyện tiếng việt hay tiết tự học chỉ sau một tuần làm như vậy tôi thấy chữ viết của các em đã tiến bộ rõ rệt. đặc điểm của học sinh tiểu học là rất hay bắt chước và bắt chước cũng rất nhanh, hơn nữa ở lớp 1 các bài chính tả hầu như là tập chép nên tăng cường việc tri giác chữ viết bằng thị giác cho học sinh thì việc viết mẫu của giáo viên không những giúp cho các em viết đẹp mà còn giảm đáng kể tình trạng mắc lỗi.
Để làm tốt việc này đồi hỏi mỗi giáo viên phải có ý thức luyện chữ và không phải chỉ ở giờ chính tả, tập viết mà tất cả các giờ học khác đòi hỏi chữ viết trên bảng của giáo viên thật sự mẫu mực.
c) Hướng dẫn trình bày bài chính tả
Việc trình bày bài chính tả của học sinh ở những bài đầu khó khăn.
Học sinh không biết cách trình bày như thế nào cho đúng chứ chưa nói gì trình bày cho đẹp, từ cách ghi tên bài viết rồi đến trình bày nội dung bài viết.
Chúng ta đã biết, học sinh tiểu học, đặc biệt là đối với học sinh lớp 1 các em luôn luôn bắt chước và thậm chí bắt chước một cách máy móc do các em không hiểu bản chất của vấn đề, ví dụ về hiện tượng học sinh mắc lỗi cách trình bày xuống dòng như tôi đã trình bày ở phần thực trạng. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Ở đây tôi xin được trình bày cách làm mà tôi đã thực hiện và thấy có hiệu quả như sau :
C1: Cách ghi thứ, ngày - tháng - ghi tên môn – ghi tên bài viết
Tôi luôn luôn chú ý đến cách trinh bày bảng của mình đặc biệt trong giờ chính tả. Khi hướng dẫn học sinh viết vở, tôi đưa ra quy định chung cho học sinh của lớp mình.
+ Cách ghi thứ - ngày - tháng: chữ “Thứ” cách lề vở 1 ô
+ Cách ghi tên phân môn: “Chính tả” cách lề 3 ô
+ Cách ghi tên bài:
Cách ghi tên bài không phải là đến khi viết chính tả giáo viên mới giới thiệu cho học sinh. Với tôi, ngay trong các bài học vần, trong các môn học khác khi ghi tên bài tôi luôn chú ý trình bày làm sao cho đúng, cho khoa học và đẹp mắt tức là viết đúng và trình bày cân đối trên bảng. Đặc biệt trong giờ học “mĩ thuật, thủ công” chúng ta giáo dục học sinh cái đẹp của hình ảnh, của cách trình bày (bố cục, khoảng cách) ngay sự khéo léo, óc sáng tạo của học sinh. Vì thế, khi ghi tên bài vào vở tổng hợp, tôi kết hợp hỏi học sinh tại sao lại trình bày như vậy ?
VD1: Khi dạy bài 10: “Vẽ quả” tôi trình bày bảng như sau:
Thứ …ngày…tháng…năm…
Mĩ thuật
Vẽ quả
- Giáo viên chỉ và hỏi học sinh: Tại sao viết “Vẽ quả” ở vị trí như vậy ?
- Học sinh: Viết như vậy cho đẹp.
VD2: Bài 24: Phân môn Thủ công. giáo viên trình bày bảng:
Thứ …ngày…tháng…năm…
Thủ công
Cắt, dán hình chữ nhật
- Giáo viên hỏi: Tại sao không viết chữ “Cắt” vào sát lề hoặc vào giữa bảng ?
- Học sinh: viết như vậy không đẹp.
Ở đây, giáo viên phải cho học sinh thấy được cái đẹp ở đây không những chỉ về chữ viết mà còn cả về cách trình bày. Từ đó hình thành cho học sinh cách trình bày bài một cách khoa học và đẹp mắt. Cách trình bày đó được tôi nhắc nhở xen kẽ trong các bài học của môn học khác. Đến khi viết chính tả, tôi chỉ cần lưu ý học sinh là các em có thể tự ước lượng và trình bày vào vở của mình (có thể chưa thật cân đối) và dần dần trở thành thói quen, được thực hành nhiều lần các em sẽ có kỹ năng trình bày bài đúng, đẹp và khoa học. Đối với những học sinh yếu, tôi sẽ chỉ và hướng dẫn các em ở một số bài đầu tiên về cách viết, viết cách lề khoảng mấy ô. Sau đó yêu cầu học sinh tự ước lượng, tự thực hành.
C2: Cách trình bày đoạn văn, đoạn thơ:
Nếu cứ để đến khi viết chính tả giáo viên hướng dẫn học sinh cách trình bày một đoạn văn hay một khổ thơ, bài thơ thì thật là khó khăn trong một tiết học mà hiệu quả lại không cao, chắc chắn sẽ có nhiều em trình bày sai, đặc biệt là viết đoạn văn hay khổ thơ lục bát.
Vì vậy, trong các bài học vần, khi đưa ra đoạn văn, đoạn thơ ( khổ thơ ) ứng dụng tôi luôn chú ý cách trình bày đoạn ứng dụng đó trên bảng phụ hoặc bảng lớp giới thiệu cho học sinh hiểu cách trình bày từng bài đó.
Cụ thể :
* Thơ:
VD1 : Dạy bài 84: op - ap ( TV1 – Tập 2 )
Đoạn thơ ứng dụng :
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô.
Ở đây, giáo viên giúp học sinh hiểu:
+ Tất cả các chữ đầu mỗi dòng thơ phải viết hoa con chữ đầu tiên (chữ viết), in hoa con chữ đầu tiên (chữ in).
+ Chữ đầu các dòng thơ phải thẳng đều nhau.
+ Cuối đoạn thơ phải có dấu chấm.
VD2 : Dạy bài 88: ip – up ( TV1- Tập 2 )
Đoạn thơ ứng dụng:
Tiếng dừa làm dịu nắng trưa
Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo
Trời trong đầy tiếng rì rào
Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra.
Ở đây, giáo viên cũng phải giúp học sinh hiểu:
+ Tất cả các chữ đầu mỗi dòng thơ phải được viết hoa con chữ đầu tiên (đối với chữ viết), in hoa (đối với chữ in)
+ Cuối đoạn thơ có dấu chấm
Hơn nữa, ở đây giáo viên còn phải giúp học sinh nhận thấy số chữ ở từng dòng thơ và cách trình bày khác với bài trước.
Dòng 6 chữ phải lùi vào so với lề vở
Dòng 8 chữ phải lui ra khoảng 1 ô so với dòng 6
Đoạn văn : giáo viên phải giúp học sinh thấy được: chữ đầu đoạn văn, chữ đầu câu phải viết hoa con chữ đầu tiên. cuối câu có sử dụng dấu câu “.”. Như vậy, ngay từ các bài học vần giáo viên giới thiệu cho học sinh, cách trình bày cách viết hoa (viết hoa tên riêng …) cách ghi dấu chấm, cách ghi dấu phẩy hay cả cách ghi dấu chấm hỏi có trong bài.
Khi viết chính tả, tôi luôn luôn nhắc nhở học sinh những điều lưu ý trên trước khi viết bài. Khi sang viết chính tả bài đầu tiên học sinh viết đó là bài trường em, học sinh phải chép một câu ở đoạn một và một câu trong đoạn hai của bài, học sinh không hiểu cách trình bày một bài viết có nhiều đoạn. chính vì thế, ngay từ bài tập đọc, giáo viên cần hướng dẫn học sinh xác định rõ đoạn 1, đoạn 2 của bài tập đọc sau đó giáo viên cho học sinh nhắc rõ từng đoạn như thế học sinh cũng phần nào hiểu về cách trình bày hết đoạn 1 sang đoạn 2 ta phải xuống dòng, viết lùi vào 1 ô và viết hoa con chữ đầu tiên.
Trong những bài chính tả của
File đính kèm:
- Ren chinh ta cho hoc sinh lop 1.doc