Đề tài Một số biện pháp giải pháp thực hiện phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực”

Nhằm tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, cùng với cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo duc và mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đọa đức, tự học và sáng tạo”.

Bộ Giáo Dục và Đào Tạo có chỉ thị số: 40/2008/CT-BGD ĐT, ngày 22/07/2008 về việc phát động phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện ,học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 - 2013.

 

doc12 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 596 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp giải pháp thực hiện phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢI PHÁP THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA “XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN , HỌC SINH TÍCH CỰC” Phần I : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG I / Lý do chọn đề tài : Nhằm tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, cùng với cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo duc và mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đọa đức, tự học và sáng tạo”. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo có chỉ thị số: 40/2008/CT-BGD ĐT, ngày 22/07/2008 về việc phát động phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện ,học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 - 2013. Đây là một chủ trương đúng đắn kịp thời của ngành giáo dục, diển ra trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang phát triển và tham gia hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ. Đòi hỏi nền giáo dục nước nhà phải đổi mới toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, có phẩm chất đạo đức trong sáng, có ý chí, bản lĩnh kiên cường và truyền thống yêu nước của người Việt Nam phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. II /Nhiệm vụ của đề tài : Đưa ra một số biện pháp – giải pháp thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”. III/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : 1/ Thực trạng về việc thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ”. Ở trường trung học cơ sở Phổ Khánh. 2/ Phạm vi nghiên cứu: Trường trung học cơ sơ Phổ Khánh. IV/ Các phương pháp nghiên cứu: 1/ Phương pháp quan sát, tiếp xúc. 2/ Phương pháp điều tra. 3/ Phương pháp nghiên cứu sách tài liệu tham khảo. Phần II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I/ Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu : 1/ Cơ sở lý luận: Phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực .” Nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn , thân thiện hiệu quả , phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội . Phát huy tính chủ động , tích cực , sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả . Tập trung các nguồn lực để giải quyết dứt điểm những yếu kém về cơ sở vật chất , thiết bị trường học , tạo điề kiện cho học sinh khi đến trường được an toàn , thân thiện, vui vẽ. Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng với thái độ tự giác , chủ động và ý thức sáng tạo . Phát huy sự chủ động , sáng tạo của thầy , cô giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục trong điều kiện hội nhập quốc tế . Huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia hoạt động đa dạng và phong phú của các tổ chức, cá nhân trong việc giáo dục văn hóa, truyền thống lịch sử cách mạng cho học sinh. 2/ Cơ sở thực tiễn : Hưởng ứng theo tinh thần các chỉ thị, công văn hướng dẫn về thực hiện cuộc vận động “ Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực .” Trường THCS Phổ Khánh ra QĐ số 15/QĐ –THCS thành lập Ban chỉ đạo, kế hoạch số 05/KH-THCS về nội dung “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” năm học 2008 – 2009 và giai đoạn 2008 – 2013. Trường THCS Phổ Khánh đã làm được một số công việc như sau: Nội dung 1: Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn: 1.1. Bảo đảm trường học an toàn, sạch sẽ, có cây xanh thoáng mát và ngày càng đẹp hơn, lớp học có đủ ánh sáng, bàn ghế hợp lứa tuổi học sinh: Có tường bao quanh, cổng, biển tên trường theo qui định của Điều lệ nhà trường, có 17 phòng học sáng sủa, thoáng mát, bàn ghế hai chỗ ngồi đúng qui cách, có đủ sân chơi cho học sinh, sân giáo dục thể chất với diện tích 6300m2, có 01 phòng làm việc cho Ban Giám Hiệu, 01 phòng Hội đồng cho tập thể Giáo viên sinh hoạt và giải lao sau khi lên lớp. Diện tích vườn trường và khu giáo dục thể chất đã có đủ thủ tục pháp lý về quyền sử dụng đất. Có 02 dùng để ĐDDH các môn học Toán-Lý- Công nghệ: 01 phòng, môn Hoá- Sinh- Địa- Thể dục- Văn - Nhạc-Anh văn: 01 phòng. có 04 máy vi tính sử dụng cho công việc văn phòng, kế toán và hoạt động Đoàn-Đội, có 01 phòng thư viện với diện tích 50m2 với đầy đủ các loại sách giáo khoa cho học sinh các khối 6,7,8 và 9, đủ các loại sách báo tham khảo phục vụ giảng dạy, học tập. Bước đầu có 01 nhân viên kiêm nhiệm sơ cấp cứu ban đầu về một số bệnh thông thường cho học sinh trong thời gian ở tại nhà trường và cấp một số thuốc cho học sinh, có đủ nước uống hợp vệ sinh và có giếng khoan nước sạch, khuôn viên trường được vệ sinh thường xuyên đảm bảo sạch, đẹp, các lớp học khối 9 học môđun trồng cây ăn quả trong các tiết thực hành trồng các loại hoa và cây cảnh vào các vườn hoa làm tăng thêm màu sắc của sân trường . Ở khuôn viên trường cũng như ở khu giáo dục thể chất đều có trồng các loại cây xanh như bạch đàn, keo, bàng , hoa sữa, phượng, sao đen nhằm tăng thêm màu xanh cho sân trường và tạo bóng mát cho học sinh trong những giờ tập thể dục và ngoại khoá cũng như các sinh hoạt tập thể khác của nhà trường. Thường xuyên triển khai và tuyên truyền các văn bản nội qui về an toàn giao thông và an toàn về điện, phòng chống cháy nổ, thiên tai dịch bệnh. Hạn chế: chưa có phòng học bộ môn và nhà đa năng, chưa có phòng truyền thống. 1.2. Tổ chức để học sinh trồng cây và chăm sóc cây thường xuyên. Đã tổ chức cho học sinh trồng cây trong khuôn viên trường ở Nghĩa trang Liệt sĩ Xã Phổ Khánh, di tích lịch sử và nơi công cộng. Trồng được trên 600 cây các loại. Đã tổ chức cho học sinh chăm sóc cây bóng mát, vườn hoa cây cảnh, tường xuyên giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ cây xanh, hạn chế các việc làm vô ý thức nư bẻ cành cây, đu, trèo làm gãy hoặc bóc vỏ cây. Không có tình trạng học sinh của trường xâm phạm cây xanh, vườn hoa cây cảnh hoặc trèo cây xảy ra tai nạn. 1.3. Có đủ nhà vệ sinh được đặt ở vị trí phù hợp với cảnh quan trường học, được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ: Có 01 nhà vệ sinh dùng riêng cho giáo viên, nhân viên và 01 nhà vệ sinh cho học sinh, bố trí riêng cho nam và cho nữ. Nhà vệ sinh của giáo viên, nhân viên, học sinh đặt ở vị trí phù hợp, hợp mỹ quan, không gây ô nhiểm môi trường trong trường và dân cư xung quanh. Nhà vệ sinh có thuê người làm vệ sinh nên nhà vệ sinh thường xuyên sạch sẽ và cấp đủ nước sạch. Hạn chế: Nhà vệ sinh giáo viên còn dùng chung cho cả nam lẫn nữ, diện tích chật hẹp. Nhà vệ sinh học sinh còn quá tải do số lượng học sinh đông. Khu giáo dục thể chất chưa có nước sạch và công trình vệ sinh cho học sinh. 1.4. Học sinh tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng, trường lớp và cá nhân: Tổ chức cho học sinh trực nhật lớp học hằng ngày và tổng vệ sinh toàn trường theo định kỳ trong tuần. Tất cả các lớp học đều có chổi quét, giỏ đựng rác, xẻng xúc rác nhằm thu gom rác thải đổ về đúng nơi qui định của nhà trường để tiêu huỷ, không có hiện tượng vứt rác bừa bãi trong khu vực trường. Hạn chế: hiện tượng viết chữ, khắc, vẽ lên tường, bàn ghế vẫn còn. Nội dung 2: Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh giúp các em tự tin trong học tập: 2.1. Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh. Giáo viên thực hiện đúng chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình, sử dụng hợp lý sách giáo khoa và có thái độ thân thiện với học sinh, thực hiện cân đối giữa truyền thụ kiến thức với rèn luyện kỹ năng cho học sinh trong quá trình dạy học. Giáo viên thuyết trình hợp lý, không lạm dụng đọc- chép, có phân tích khai thác lỗi để hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng tư duy, hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu cá nhân hoặc theo nhóm một số chuyên đề phù hợp và thực hành thuyết trình trước lớp, có liên hệ thực tế khi dạy học, thực hiện tốt nội dung giáo dục địa phương và yêu cầu dạy học tích hợp, sử dụng các thiết bị dạy học tối thiểu đúng qui định, đổi mới đánh giá và hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá kết quả học tập. Học sinh học lực yếu kém được giúp đỡ để học tập tiến bộ, học sinh giỏi được bồi dưỡng để nâng cao hơn nữa kết quả học tập. Nhà trường đã tổ chức được 28 lớp bồi dưỡng học sinh giỏi khối 6,7,8 và 9 cho các môn Văn- Sử-Địa- Anh văn – Toán –Lý –Hoá-Sinh- Giải toán bằng máy tính cầm tay và tổ chức cuộc thi tìm hiểu Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm cấp trường. Đồng thời mở đượpc 20 lớp phụ đạo học sinh yếu, kém cho các khối 6,7,8 và 9 gồm các môn Văn – Toán –Anh văn. Giáo viên dự giờ rút kinh nghiệm hằng tuần, hai tuần một tiết. Thực hiện mỗi tháng hội thảo chuyên đề mỗi tháng một lần về phương pháp dạy học và các nội dung liên quan đến việc nâng cao chất lượng dạy và học. Ban giám hiệu chỉ đạo cho giáo viên chủ nhiệm thông báo kết quả rèn luyện, học tập tới gia đình từng học sinh trong học kỳ. Kết quả xếp loại hạnh kiểm, học lực của học sinh có tiến bộ hơn và số học sinh bỏ học giảm đáng kể so với năm học trước. Tính đến thời điểm này có 7 học sinh bỏ học ( không tính bỏ học trong hè 2007-2008) Giáo viên sử dụng có hiệu quả phòng ĐDDH hiện có và nhà trường khuyến khích giáo viên sử dụng ĐDDH tự làm. Phát động cuộc thi đồ dùng dạy học tự làm cấp trường. 2.2. Học sinh được khuyến khích đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo thực hiện các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao: Nhà trường đã tổ chức lấy ý kiến của học sinh và của giáo viên, để chỉ đạo đổi mới phương pháp giáo dục. Tổ chức hội thảo để học sinh trao đổi kinh nghiệm về phương pháp học tập và phấn đấu rèn luyện thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Giáo viên đã tiếp thu ý kiến của học sinh, cha mẹ học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh có hiệu quả. Nội dung 3: Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh 3.1 Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm. Tăng cường giáo dục về trách nhiệm công dân đối với xã hội, về quyền trẻ em, bình đẳng giới, kính trọng ông bà, cha mẹ, trách nhiệm đối với gia đình, xã hội thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo dục tập thể, ngoại khoá và hoạt động xã hội Rèn luyện cho học sinh thói quen học tập, lao động, vui chơi có kế hoạch, biết làm việc theo nhóm; tự chủ khi gặp tình huống căng thẳng thông qua các tiết học có những vấn đề có liên quan, qua giao tiếp, sinh hoạt theo nhóm nhanh nhẹn, khoa học có hiệu quả. Tổ chức được một số hoạt động từ thiện, nhân đạo trong nhà trường như quyên góp quần, áo đồ dùng học tập cho học sinh ở huyện miền núi Ba Tơ, vận động học sinh ủng hộ giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như tai nạn bất ngờ, nguy hiểm, mắc phải những căn bệnh hiểm nghèo với số tiền là 3.250.000 đồng. 3.2. Rèn luyện sức khoẻ và ý thức bảo vệ sức khoẻ, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn khác: Học sinh được cung cấp kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm phòng ngừa ngộ độc thức ăn, đồ uống, khí độc, chất độc, chất thải và các yếu tố gây hại khác. Tăng cường giáo dục về sức khoẻ, thể chất và tinh thần biết phòng chống các bệnh thông thường, phòng chống HIV/AIDS rèn luyện thể lực,cân bằng tâm lý để sống lạc quan và giáo dục về giới tính, tình yêu, hôn nhân gia đình phù hợp với tâm lý lứa tuổi. Giáo dục về an toàn giao thông, bảo vệ xe lửa, trước hết là giữ an toàn nơi dễ xảy ra tai nạn trên sông nước, qua đường sắt, qua đường bộ. Đã tập dượt cho học sinh phòng chống tai nạn về điện, đuối nước, cháy nổ, cháy rừng. Phối hợp với Trạm Y tế Xã Phổ Khánh khám bệnh định kỳ cho học sinh khối 7,8 trên 400 lượt học sinh tham gia. 3.3. Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hoá, chung sống thân thiện, phòng ngừa bạo lực và tệ nạn xã hội. Đã đưa vào nội qui các qui định của Điều lệ nhà trường về các hành vi học sinh, giáo viên không được làm, tổ chức cho học sinh ký cam kết về giữ gìn lối sống văn hoá, bài trừ các hành vi bạo lực và tệ nạn xã hội theo qui định của nhà trường. Tạo môi trường sư phạm lành mạnh, thân thiện, mọi thành viên ứng xử có văn hoá trong cộng đồng, xử lý tốt mọi tình huống căng thẳng, xung đột. Ký văn bản phối hợp với Công an xã về an toàn trường học và chống bạo lực học đường. Trong thời gian qua trường không có trường hợp bạo lực nào xảy ra. Nội dung 4: Tổ chức hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh: 4.1. Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh: Đã phổ biến kiến thức về một số hoạt động văn hoá, văn nghệ, du lịch, thể thao cho học sinh. Tổ chức một số hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao cho học sinh trong nội bộ trường, tham gia hội thi thể thao cấp trường và cấp trên tổ chức. 4.2. Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi học sinh Tiến hành phổ biến kiến thức về một số trò chơi dân gian cho học sinh, tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí khác phù hợp với học sinh. Đưa trò chơi dân gian vào các giờ Sinh hoạt Đội, Thể dục Nội dung 5: Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá cách mạng ở địa phương. 5.1. Đảm nhận chăm sóc một di tích lịch sử, văn hoá cách mạng ở địa phương, tích hợp các giờ dạy môn ngữ văn, lịch sử, giáo dục công dân giúp các em tìm hiểu về di tích lịch sử và có ý thức bảo vệ, giữ gìn, tự hào về truyền thống cách mạng và văn hoá của quê hương. Trường nhận chăm sóc một di tích cách mạng ở địa phương là nghĩa trang Liệt sĩ Xã Phổ Khánh. Trong các dịp lễ, tết, ngày thương binh liệt sĩ 27/07 hàng năm và thường kỳ hàng tháng đều tổ chức cho các lớp đến thăm viếng và chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, thăm tặng quà cho mẹ Việt Nam Anh Hùng với giá trị quà trên 400.000 đồng. Nhân các ngày lễ lớn, các ngày truyền thống trong năm, trường tổ chức giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc và tinh thần cách mạng cho tất cảc học sinh. Phát huy các giá trị lịch sử, văn hoá và di tích cách mạng ở địa phương, thường xuyên có ý thức chăm sóc, gìn giữ, tuyên truyền giới thiệu với mọi người cùng chăm sóc giữ gìn. II/ Một số biện pháp giải pháp. Để thực hiện cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” cần thực hiện một số vấn đề sau. Nội dung 1: Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn. - Bảo đảm trường an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoàng mát và ngày càng đẹp hơn, lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế hợp lứa tuổi học sinh. - Tổ chức để học sinh trồng cây vào dịp đầu năm và chăm sóc cây thường xuyên. - Có đủ nhà vệ sinh được nđặt ở vị trí phù hợp với cảnh quan trường học, được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. - Học sinh tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ vệ sinh các công trình công cộng, nhà trường, lớp học và cá nhân. Đê góp phần thực hiện tốt nội dung trên, nhà trường cần lưu ý: 1/ Qui hoạch việc trồng cây ở trường một cách hợp lí. Vị trí trồng cây, loại cây để vừa tạo bóng mát, vẻ đẹp cho trường vừa dễ chăm sóc. Có biển ghi tên lớp ở khuôn viên được trồng, chăm sóc cây để tạo sự thi đua giữa các lớp. 2/ Đo độ sáng ở từng phòng học vào lúc ít sáng nhất trong ngày, từ đó thiết kế, bố trí đèn để đủ ánh sáng cho học sinh và giáo viên. Nên sử dụng các loại đề tiết kiệm điện. 3/ Bố trí bàn ghế và phân bố lớp học vào các phòng sao cho các học sinh có độ tuổi sát nhau mới sử dụng chung bàn ghế. 4/Đưa ra các biện pháp để ngăn ngừa bạo lực trong và ngoài nhà trường và các hiện tượng làm tổn thương đến danh dự và lòng tự trọng của học sinh. 5/ Kinh phí để xây dựng nhà vệ sinh trong các trường học cũ có thể từ hai nguồn: ngân sách của tỉnh dành cho giáo dục hàng năm hoặc vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm hỗ trợ hoặc từ nguồn thu chả Hội phụ huynh học sinh. Nội dung 2: Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của lứa tuổi học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập. -Thầy cô giáo tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tụ học của học sinh. - Học sinh được khuyến khích đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo thực hiện các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao. Để thực hiện nội dung này, cần quan tâm: 1/ Phối hợp với Sở GD và DDT và các dự án của ngành cấp trên giới thiệu tài liệu, phương tiện nghe nhìn và tổ chức tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học cho giáo viên, nhân các điển hình giáo viên giỏi của trường và địa phương cho các thầy cô của mỗi trường. 2/ Động viên khích lệ học sinh phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện, đặc biệt là khích lệ kịp thời đối với học sinh yếu kém khi các em có sự tiến bộ dù là rất nhỏ. 3/ Xây dựng một số băng hình về tiết dạy hoặc hoạt động ngoại khóa, lồng ghép nội dung dạy kiến thức với giáo dục bảo vệ môi trường phù hợp với điều kiện của mỗi địa phương. 4/ Động viên giáo viên sưu tầm tài liệu, sách báo, tra cứu thông tin trên mạng Internet để xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử phục vụ giảng dạy và học tập, nghiên cứu, đề xuất sáng kiến về đổi mới PPDH 5/Khuyến khích, hướng dẫn học sinh giúp đỡ nhau trong học tập, học sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh yếu kém. Động viên các em mạnh dạng đề xuất các ý kiến, sáng kiến của mình trong học tập. Rèn cho các em có thói quen tự học, tự nghiên cứu, tìm hiểu thêm tài liệu ngoài bài giảng của giáo viên. Nơi có điều kiện thì nên hướng dẫn học sinh tìm kiếm tư liệu bổ ích trên Internet để hỗ trợ cho việc học trên lớp và làm cho học sinh hứng thú học tập hơn. Nội dung 3: Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. - Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huấn trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm. - Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác. - Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sông hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tai nạn xã hội. Để thực hiện nội dung này cần tiến hành qua 3 bước sau: 1/ Bộ GD và ĐT chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, tổ chức biên soạn tài liệu về nội dung kĩ năng sống để giáo dục cho học sinh ở các cấp học, hướng dẫn về phương pháp rèn luyện kĩ năng sống và phương pháp đánh giá kĩ năng sống đã đạt được ở học sinh. 2/ Bộ GD và ĐT chủ trì, phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Bộ VH, TT và Du lịch xây dựng phương án chuẩn bị lực lượng giáo viên, cán bộ Đoàn ở các địa phương và tại các trường để thực hiện nội dung rèn luyện kĩ năng sống. 3/Căn cứ vào điều kiện thực tế về sự chuẩn bị và sẵn sàng của giáo viên, cán bộ Đoàn ở các trường, Hiệu trưởng nhà trường thống nhất với các Phòng GD – ĐT hoặc Sở GD – Đt và tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh quyết định triển khai cụ thể trong từng năm học nội dung rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh một cách hiệu quả, bổ ích cho học sinh, không gây quá tải cho các hoạt động giáo dục. Thông qua hoạt động của Đoàn Đội có thể tổ chức các cuộc thi liên quan đến kĩ năng sống như: thi dựng lều cắm trại nhanh và chắc chắn nhất; thi nấu cơm nhanh và ít tốn củi, thi xử lí tình huống cấp cứu khi có tai nạn giao thông, thi diễn thuyết về các đề tài thanh thiếu niên và xã hội quan tâm,làm cho việc rèn luyện kĩ năng sống có tính tự nhiên và hiệu quả. Nội dung 4: Tổ chức các hoạt động tập thể vui chơi lành mạnh - Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh. - Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi gải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi học sinh. - Hoạt động văn nghệ thể thao đã trở thành nội dung truyền thóng trong các nhà trường Việt Nam. Tuy nhiên các hoạt động văn nghệ thể thao ngoài giờ chưa thu hút rộng rãi học sinh tham gai. Các em học sinh không chủi là đối tượng được giáo dục để nâng cao thể chất, mà thông qua hoạt động tiếp caanh của các học sinh khi chơi các trò chơi dân gian, chính các em là người nuôi dưỡng và phổ biến văn hóa dân tộc. Vì vậy đưa âm nhạc dân tộc và các trò chơi dân gian vào nhà trường một cách phù hợp với lứa tuổi các em vừa là hoạt động làm cho các em vui khi đến trường, tăng cường sức khỏe, phát triển giao tiếp, mà còn là hoạt động rất cần thiết đẻ hình thành nhân cách con người mới. Để góp phần thực hiện nội dung trên, nhà trường cần tiến hành các công việc sau. 1/ Căn cứ vào các tài liệu hướng dẫn của Bộ GD – ĐT, Bộ VH-TT-DL, tình hình thực tế của địa phương, lựa chọn các danh mục trò chơi dân gian, các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian phù hợp với điều kiện cụ thể của đị phương và lứa tuổi học sinh để đưa vào trong nhà trường. 2/ Phân công giáo viên phụ trách, bố trí thời gian để giáo viên được tập huấn hoặc tự nghiên cứu, tiếp thu nội dung cũng như cách tổ chức các hoạt động này ở nhà trường, dặc biệt đối với trò chơi dân gian. 3/ Tùy theo đặc điểm cấp học và điều kiện của nhà trường mà tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi dân gian vốn có thuận lợi là vừa ít tốn kém lại dễ thực hiện và đảm bảo an toàn, hiệu quả cao (ví dụ như nhảy dây, chơi chuyền, chơi ô ăn quan, nhảy lò cò, kéo co, ném còn,) kết hợp với các hoạt động thể thao khác (ví dụ như đá cầu, bóng đá, bóng chuyền, bóng ném, bóng rổ, cầu lông, điền kinh,) Có thể tổ chức thi các trò chơi dân gian và các loại hình thể thao khác giữa các lớp trong trường hoặc giữa các trường tại địa phương. Nội dung 5: Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương. Mỗi trường đều nhận chăm sóc một di tích lịch sử, văn hóa, hoặc di tích cách mạng ở địa phương góp phần làm cho di tích ngày càng sạch đẹp hơn, hấp dẫn hơn, tuyên truyền, giới thiệu các công trình, di tích ở địa phương với bạn bè. Để thực hiện tốt nội dung này cần chú ý: 1. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan văn hóa, thể thao và du lịch ở địa phương để: lựa chọn, nhận chăm sóc công trình di tích lịch sử văn hóa phù hợp các cấp học. Nắm được yêu cầu kĩ thuật về việc chăm sóc, bảo vệ di tích. Thường xuyên đánh giá và biểu dương những cá nhân, tập thể có nhiều đóng góp trong việc bảo vệ và phát huy giá trị của di tích. 2. Tổ chức cho học sinh tìm hiều ý nghĩa gia trị lịch sử, giá trị văn hóa của các di tích trên địa bàn nói chung và của di tích nhà trường nhận chăm sóc nói riêng với các hình thức phong phú như thi tìm hiểu, thi kể chuyện, thi giới thiệu về di tích lịch sử địa phương. 3. Lập kế hoạch phân công các lớp, nhóm học sinh chăm sóc, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa thường xuyên. Trồng, chăm sóc, bảo vệ cây trinh di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương. 4. Khuyến khích giáo viên các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, GDCD đưa vào bài giảng các nội dung hoặc yêu cầu bài tập gắn với các di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương, có thể tổ chức hoạt động ngoại khóa ngay tại khu di tích. III/ NHỮNG KẾT LUẬN SƯ PHẠM Việc triển khai phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực.” có thể gặp khó khăn cơ bản sau đây : 1/ Thiếu nguồn lực , thiếu thời gian và các điều kiện cơ sở vật chất cần thiết . 2/ Chưa có được sự phối hợp đồng bộ tốt và quan tâm đầy đủ của các cấp ngành liên quan ,của gia đình và cộng đồng . 3/Có những hạn chế trong ý thức, thói quen của học sinh Những khó khăn này có thể khắc phục bằng một số giải pháp sau : - Đẩy mạnh tuyên truyền về mục đích , ý nghĩa và những lợi ích của phong trào thi đua thông qua hệ thống phát thanh của địa phương, lồng ghép hoạt động tuyên truyền trong dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn, các buổi làm việc giữa BGH nhà trường với các cấp chính quyền địa phương, đoàn thể - Tăng cường các hoạt động xã hội hóa giáo dục ,đặc biệt là huy động nguồn lực cho phong trào thi đua , tham mưu cho chính quyền địa phương để đưa vào dự toán ngân sách hàng năm ,trước hết dùng để giải quyết một số yêu cầu trước mắt như xây dựng nhà vệ sinh đúng qui cách , công trình nước sạch , phòng học phòng học bộ môn , các phòng học chức năng khác , tổ chức quản lý chi tiêu đúng nguyên tắc ,công khai dân chủ và hiệu quả . - Tập huấn nâng cao nhận thức và kỹ năng tổ chức hoạt động của giáo viên trong nhà trường ,phát huy sự tham gia của tập thể giáo viên Tăng cường hơn nữa mối quan hệ giữa các bộ phận trong nhà trường để thống nhất về nội dung , cách thức gắn kết các nội dung học tập và giáo dục kỹ năng sống , nâng cao hiểu biết về văn hóa dân gian , về các di tích lịch sử , văn hóa có sự phân phối thời gian thích hợp cho các loại hoạt động trong quá trình thực hiện kế hoạch dạy học đã qui định . Phần III : KẾT LUẬN CHUNG I/ Kết quả nghiên cứu tổng hợp: Mọi nhà trường phổ thông đều có thể triển khai toàn bộ hoặc lựa chọn một số nội dung của phong trào một cách chủ động, sáng tạo, tùy theo điều kiện thực tế của nhà trường và mỗi địa phương. Để triển khai phong trào thi đua đạt kết quả tốt và bền vững cần có một số điều kiện sau: - Bộ và Sở GD – ĐT có kế hoạch triển khai hàng năm, phối hợp với ngành Văn Hóa, Thể thao, Du lịch, Đoàn TNCS Hò Chí Minh các nội dung mới như “rèn luyện kỹ năng sống”, “chăm sóc và phát huy các giá trị di tích lịch sử văn hóa” phải có tài liệu hướng dẫn chặt chẽ, dễ triển khai. - Có sự quyết tâm của Hiệu Trưởng và sự đồng thuận của mọi thành viên trong nhà trường trên cơ sở nhận thức đúng và đầy đủ về phong trào thi đua

File đính kèm:

  • docD-etai.doc