Đề tài Lịch sử tỉnh - Tập hai, Chương IV: Trà Vinh (1945-1954)

Chương bốn

TRÀ VINH TỪ ĐẦU NĂM 1951

ĐẾN CUỐI NĂM 1952

I- ĐẨY MẠNH CHIẾN TRANH DU KÍCH CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN CĂN CỨ KHÁNG CHIẾN :

Bước vào năm 1951, tình hình trong nước và thế giới có thêm nhiều thuận lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Trên đất nước Trung Hoa anh em, quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đã giải phóng hoàn toàn lục địa Trung Quốc và đảo Hải Nam. Tưởng Giới Thạch phải chạy ra Đài Loan. Đế quốc Mỹ phải rút khỏi Trung Quốc. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời. Trung Quốc, Liên Xô cùng các nước xã hội chủ nghĩa đã công nhận và chính thức đặt quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Biên giới Việt -Trung được thông thương, v.v.

 

doc21 trang | Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 05/11/2022 | Lượt xem: 181 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Lịch sử tỉnh - Tập hai, Chương IV: Trà Vinh (1945-1954), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỈNH ỦY, ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH LỊCH SỬ TỈNH TRÀ VINH TẬP HAI (1945-1954) BAN TƯ TƯỞNG TỈNH ỦY TRÀ VINH 1999 Chương bốn TRÀ VINH TỪ ĐẦU NĂM 1951 ĐẾN CUỐI NĂM 1952 I- ĐẨY MẠNH CHIẾN TRANH DU KÍCH CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN CĂN CỨ KHÁNG CHIẾN : Bước vào năm 1951, tình hình trong nước và thế giới có thêm nhiều thuận lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Trên đất nước Trung Hoa anh em, quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đã giải phóng hoàn toàn lục địa Trung Quốc và đảo Hải Nam. Tưởng Giới Thạch phải chạy ra Đài Loan. Đế quốc Mỹ phải rút khỏi Trung Quốc. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời. Trung Quốc, Liên Xô cùng các nước xã hội chủ nghĩa đã công nhận và chính thức đặt quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Biên giới Việt -Trung được thông thương, v.v... Trong khi đó, thực dân Pháp sau khi bị thua đậm trong chiến dịch Biên Giới (1) càng ra sức dựa vào đế quốc Mỹ để tiếp tục đẩy mạnh chiến tranh xâm lược. Nhân cơ hội này, đế quốc Mỹ can thiệp sâu vào Việt Nam, thực hiện âm mưu quốc tế hóa chiến tranh Đông Dương, ngăn chặn sự phát triển của phe xã hội chủ nghĩa (2). Cuối năm 1950- đầu năm 1951 thực dân Pháp tăng viện cho đội quân viễn chinh tại Việt Nam một lực lượng rất lớn, gồm : 11 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn kị binh thiết giáp, 4 tiểu đoàn pháo, 2 tiểu đoàn công binh, 1 tiểu đoàn thông tin và cử đại tướng Đờ Lát Đờ Tát Xi nhi (De Layttre De Tassigny) làm tổng tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương kiêm Cao ủy Đông Dương. Ngân sách Pháp chi cho cuộc chiến tranh ở Đông Dương năm 1951 gấp rưỡi năm 1950, năm 1952 gấp rưỡi năm 1951 (3). Nhiệm vụ của Đờ Lát Đờ Tát xi nhi là tiến hành những biện pháp cần thiết nhằm phá kế hoạch tổng phản công của ta, chuyển thế bại của Pháp thành thế thắng. Đờ Lát Tát xi nhi ra quyết định xây dựng gấp rút các binh đoàn cơ động (groupement mobile), trao quyền cho Bảo Đại nhằm phát triển quân đội ngụy, tiến hành các hoạt động để củng cố lực lượng ở miền Bắc và ráo riết bình định ở Nam Bộ, tiếp tục thực hiện chính sách "dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh"... Trước tình hình ấy, Trung ương Đảng và Chính phủ vẫn chủ trương động viên mọi lực lượng tinh thần và vật chất của toàn dân để giành kỳ được độc lập và dân chủ thực sự. Tháng hai năm 1951, Đại hội toàn quốc lần thứ hai của Đảng họp tại Tuyên Quang. Đại hội đã đề ra những nhiệm vụ trước tình hình mới, trong đó "nhiệm vụ thứ nhất, nhiệm vụ cấp bách nhất của Đảng ta ngày nay là phải đưa kháng chiến đến thắng lợi. Các nhiệm vụ khác đều phải tùy thuộc vào đó" (4). Sau Đại hội, Ban Chấp hành Trung ương đảng khóa II họp Hội nghị lần thứ nhất. Tại hội nghị này, Trung ương Cục miền Nam được thành lập (5) để chỉ đạo chiến trường Nam Bộ. Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Cục, Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ đã ban hành những nghị định quan trọng như : Nghị định số 174/NB-51 ngày 27 tháng 6 năm 1951 về việc sáp nhập 20 tỉnh Nam Bộ thành 11 tỉnh, , theo đó tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh được sáp nhập lại thành một tỉnh Vĩnh Trà; Nghị định số 199/NB-51 ngày 17 tháng 8 năm 1951 về việc sáp nhập và đổi tên một số huyện thuộc tỉnh Vĩnh Trà, theo đó huyện Càng Long và huyện Tiểu Cần được sáp nhập lại thành một huyện, lấy tên là huyện Càng Long; Nghị định số 252/NB-51 ngày 12 tháng 10 năm 1951 về việc chia liên khu Nam Bộ ra làm 2 Phân Liên khu (Phân liên khu miền Đông và Phân liên khu miền Tây), theo đó tỉnh Vĩnh Trà thuộc về Phân liên khu miền Tây cùng với các tỉnh Bến Tre, Cần Thơ, Long Châu Hà, Sóc Trăng, Bạc Liêu). Đồng thời, để phù hợp với việc tổ chức và chỉ huy cuộc chiến tranh nhân dân đang phát triển mạnh lúc đó, Trung ương cục quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang nhân dân trong mỗi tỉnh (gồm bộ đội và dân quân, du kích) dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, theo đó Tỉnh đội bộ dân quân được gọi là Tỉnh đội (6) . Trong thời gian sắp xếp và kiện toàn hệ thống tổ chức các đơn vị kháng chiến hành chính mới này, tỉnh Trà Vinh cũ đã cung cấp cho tỉnh Vĩnh Trà mới một lực lượng cán bộ khá hùng hậu qua thử thách và trưởng thành trong kháng chiến, trong số đó có nhiều cán bộ chủ chốt. Ban Chấp hành Tỉnh ủy Vĩnh Trà lúc mới sáp nhập có các đồng chí : 1- Phạm Thái Bường, Bí thư . 2- Phan Văn Đáng, Phó Bí thư . 3- Nguyễn Ngọc Thanh, Phó Bí thư 4- Dương Tự Cẩm, Ủy viên Thường vụ . 5- Lê Thế Tợi, Ủy viên Thường vụ . 6- Lê Quốc Sản, Ủy viên . 7- Nguyễn Giao, Ủy viên . 8- Trần Đại Thành, Ủy viên . 9- Nguyễn Văn Trí, Ủy viên . 10- Cao Thanh Viễn, Ủy viên . 11- Bùi Văn Bỉnh, Ủy viên . 12- Đỗ Ngọc Chưởng, Ủy viên . 13- Nguyễn Kiến Nghĩa, Ủy viên . 14- Vũ Đình Liệu, Ủy viên. 15- Hoàng Nhứt Huy, Ủy viên . 16- Nguyễn Thị Yến, Ủy viên . Các Ủy viên dự khuyết là : 1- Diệp Ngọc Côn . Nguyễn Bôn . Huỳnh Thiên Thiện. Đinh Công Dụng . Tháng 6 năm 1951, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Trà họp tại Cồn Cù (tức Dân Thành, huyện Cầu Ngang). Hội nghị đã quyết định nhiều vấn đề quan trọng đối với việc chỉ đạo kháng chiến trên địa bàn Vĩnh Trà, như : phát động đẩy mạnh nhân dân du kích chiến tranh; bố trí lực lượng thành nhiều điểm để kịp thời chặn đứng các cuộc hành quân bình định của địch; điều động cán bộ từ hai cơ quan Tỉnh đội bộ dân quân tăng cường cho các huyện (7) và điều động cán bộ từ các huyện đội bộ dân quân cùng lực lượng bộ đội địa phương tăng cường cho các xã; quyết tâm giữ vững và phát triển khối đoàn kết toàn dân, nhất là đoàn kết dân tộc và đoàn kết lương giáo; tiếp tục và mở rộng việc tạm cấp ruộng đất cho dân cày cả trong vùng bị địch tạm chiếm; ra sức bảo vệ dự trữ của ta và phá hoại dự trữ của địch; phát triển hơn nữa công tác dân vận và địch vận; tăng cường tuyên truyền về các thắng lợi của ta ở chiến trường chính Bắc Bộ để giữ vững lòng tin tưởng trong nhân dân và các lực lượng vũ trang, cổ vũ nhân dân kiên trì kháng chiến đến thắng lợi, v.v... Hội nghị cũng chỉ đạo kịp thời cho những hoạt động của cơ quan kinh tài để ứng phó với những khó khăn trước mắt, bảo đảm cung cấp cho bộ đội và kháng chiến. Hội nghị đã xác định tầm quan trọng của công tác khẩn trương sắp xếp và hoàn tất hệ thống tổ chức bộ máy Đảng và chính quyền từ tỉnh đến các huyện, xã nhằm đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khác . Tiếp đó, để thực hiện Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Tỉnh ủy Vĩnh Trà và các Chỉ thị của Trung ương Cục, Bộ Tư lệnh phân liên khu miền Tây về việc chỉ đạo các lực lượng vũ trang đối phó với chiến dịch càn quét lấn chiếm của địch, Ban chỉ huy và các cơ quan trực thuộc Ban chỉ huy tỉnh đội Vĩnh Trà được kiện toàn vào cuối tháng 6 năm 1951 . Ban Chỉ huy tỉnh đội có 5 đồng chí : 1- Lê Quốc Sản, Tỉnh đội trưởng . 2- Dương Tự Cẩm, Chính trị viên tỉnh đội . 3- Phạm Ngọc Hưng, Tỉnh đội phó . 4- Nguyễn Thành Thi, Tỉnh đội phó . Nguyễn Thành Thơ, Chính trị viên phó Tỉnh đội . Cơ quan tham mưu Tỉnh đội có 3 đồng chí : 1- Phan Thanh Hường, Tham mưu trưởng . 2- Dương Văn Lợi, Tham mưu trưởng . 3- Phạm Ngọc Khiết, tham mưu phó kiêm Trưởng tiểu ban quân báo . Cơ quan chính trị tỉnh đội do đồng chí Đoàn Hiến phụ trách. Cơ quan quân bưu tỉnh đội do đồng chí Đề phụ trách . Cơ quan quân giới tỉnh đội do đồng chí Thăng và đồng chí Bích phụ trách . Cơ quan giao liên do đồng chí Phục phụ trách . Cơ quan quân y do đồng chí Lập Tứ Xuyên phụ trách . Cơ quan kiến thiết căn cứ địa do đồng chí Luông phụ trách . Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ban Chỉ huy tỉnh đội xúc tiến ngay việc sắp xếp tổ chức lại các đơn vị lực lượng vũ trang trên phạm vi toàn tỉnh. Lực lượng dân quân du kích ở các huyện, xã được bổ sung cán bộ, phiên chế thành các đơn vị cấp đại đội, trung đội và tiểu đội. Lượng bộ đội địa phương tỉnh được phiên chế thành 3 đơn vị : tiểu đoàn 310 (do đồng chí Bùi Sáng làm Tiểu đoàn trưởng) và 2 đại đội độc lập : đại đội 301 và đại đội 303. Lực lượng bộ đội chủ lực Phân liên khu miền Tây hoạt động cơ động trên chiến trường Vĩnh Trà lúc này là tiểu đoàn 308, chủ yếu thường trực tác chiến trên địa bàn Trà Vinh, làm nhiệm vụ bảo vệ căn cứ kháng chiến của tỉnh (8) . Đầu tháng 7 năm 1951, Hội nghị Tỉnh ủy mở rộng và hội nghị quân dân chính tỉnh Vĩnh Trà được triệu tập. Hội nghị thảo luận và quyết định một số công tác cần kíp trước mắt, như : thành lập Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh; thống nhất cơ quan Mặt trận Việt Minh và Mặt trận Liên Việt thành một cơ quan lấy tên là Mặt trận Liên Việt; thực hiện Đảng ra công khai hoạt động theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II; chỉ đạo các hoạt động thực tiễn cho hội đồng nhân dân các xã; triển khai mở rộng việc tạm cấp ruộng đất cho nông dân; bồi dưỡng và bố trí thêm nhiều cán bộ người Khmer và tín đồ các tôn giáo vào Mặt trận Liên Việt và tham gia Chính quyền nhân dân; tăng cường hơn nữa khối đoàn kết toàn dân; triển khai các hoạt động kinh tài nhằm đáp ứng với yêu cầu của tình hình mới; nạo vét và đào thêm kênh để kịp thời đảm bảo giao thông liên lạc phục vụ kháng chiến, đồng thời ra sức cản phá giao thông liên lạc của địch, nhất là việc tu chỉnh lại và hoàn thiện thêm mạng lưới ụ cản trên vùng ven sông, ven biển, v.v... Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Vĩnh Trà được thành lập, gồm các đồng chí : 1- Nguyễn Văn Trí, Chủ tịch . 2- Thạch Tụm, Phó chủ tịch . 3- Hứa Gẫu, Ủy viên phụ trách kinh tài . 4- Nguyễn Ngọc Thanh, Ủy viên phụ trách công tác chính trị, kiêm Chủ tịch Hội đồng tạm cấp ruộng đất . 5- Lê Quốc Sản, Ủy viên phụ trách quân sự . 6- Nguyễn Giao, Ủy viên- Trưởng Ti Công an . 7- Nguyễn Văn Cúc, Ủy viên- Phó trưởng Ti Công an . 8- Mai Tấn Hưng, Ủy viên- Chủ tịch Mặt trận Liên Việt . Sau khi thành lập, Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Vĩnh Trà khẩn trương triển khai tổ chức các hoạt động thực hiện những nhiệm vụ mà Hội nghị Tỉnh ủy mở rộng và Hội nghị quân dân chính tỉnh đề ra . Tại Hội nghị quân dân chính tỉnh, đại diện Tỉnh ủy Vĩnh Trà ra mắt công khai. Sau Hội nghị này, đại diện Tỉnh ủy cũng ra mắt công khai tại một cuộc mitting của đồng bào các dân tộc trong khu vực căn cứ của tỉnh Trà Vinh cũ. Nhiều nhân sĩ, trí thức ở thị xã Vĩnh Long và thị xã Trà Vinh đã gửi thư hoan nghênh Đảng Lao động Việt Nam, ủng hộ cuộc mitting và hoan nghênh lễ ra mắt của Tỉnh ủy Vĩnh Trà . Thực hiện Nghị quyết của Hội nghị Tỉnh ủy mở rộng, các công tác tiến hành tách bốn xã ven biển thuộc huyện Cầu Ngang và xã Long Vĩnh của huyện Trà Cú để xây dựng căn cứ kháng chiến của tỉnh được giải quyết nhanh, gọn. Căn cứ kháng chiến này mang tên huyện Duyên Hải. Tỉnh ủy chỉ định Ban Chấp hành huyện ủy Duyên Hải gồm các đồng chí : 1- Phạm Huy Luông, Bí thư . 2- Nguyễn Ngọc Cho . 3- Trần Hà . 4- Nguyễn Văn Nhung . 5- Lên Văn Hiến . 6- Hà Bá Hiệp . Tỉnh ủy biệt phái 2 đồng chí Nguyễn Thành Thi và Nguyễn Văn Cúc xuống Duyên Hải để cùng với huyện ủy Duyên Hải lãnh đạo việc tổ chức xây dựng căn cứ kháng chiến này. Sự ra đời huyện căn cứ Duyên Hải trên vùng đất ven biển Trà Vinh đã đánh dấu bước phát triển mới của thế trận chiến tranh nhân dân của Trà Vinh nói riêng và Vĩnh Trà nói chung. Từ đây, hoạt động của huyện căn cứ kháng chiến Duyên Hải có vị trí đặc biệt quan trọng đối với tiến trình lịch sử kháng chiến của Trà Vinh . Ngày 1 tháng 8 năm 1951, Hội nghị cán bộ quân sự tỉnh Vĩnh Trà được triệu tập. Đồng chí Lê Quốc Sản chủ trì Hội nghị này. Tham dự Hội nghị có các đồng chí phụ trách các cơ quan thuộc tỉnh đội Vĩnh Trà và các đồng chí chỉ huy các đơn vị lực lượng vũ trang trong tỉnh, như : Trần Mạnh Cát, Đại, Cần (đại đội 303, Nghĩa (huyện đội Cầu Ngang), Lương, Hải (huyện đội Trà Cú) v.v... Hội nghị thảo luận đánh giá tình hình hoạt động của ta và địch trên địa bàn. Hội nghị tập trung thảo luận và quyết định về những công tác quân sự và chính trị trong các lực lượng vũ trang nhân dân trong tỉnh . Về công tác chính trị, Hội nghị quyết định : Giữ vững tinh thần chiến đấu của bộ đội và dân quân du kích; đề cao tinh thần nhẫn nại hy sinh, khắc khổ, trường kỳ kháng chiến nhưng nhất định thắng lợi; quán triệt tư tưởng chiến tranh nhân dân, mở rộng dân chủ, đề cao kỷ luật; phát triển mạnh mẽ công tác địch ngụy vận, nhằm vào đơn vị cơ động bảo vệ Thiên chúa giáo (Union Mobile de Defense de la Chritiensé) gọi tắc là UMDC và ngụy binh người Khmer; xúc tiến công tác dân vận của bộ đội theo Nghị quyết của Tỉnh ủy . Về công tác quân sự, Hội nghị quyết định : Chấn chỉnh lề lối làm việc của cơ quan quân sự để phù hợp với chức năng mới của tỉnh đội, huyện đội, v.v...; đẩy nhanh tiến độ xây dựng huyện căn cứ Duyên Hải; thông qua dự án công tác quân sự cho 3 tháng mùa mưa tới gồm : chuyển cách đánh từ đánh tập trung là chính sang đánh phân tán là chính để tiêu hao sinh lực địch, đồng thời phát huy rộng rãi phong trào nhân dân du kích chiến tranh (đánh địch ở khắp mọi nơi, bằng mọi loại vũ khí thô sơ, như hầm chông, cạm bẫy, đạp lôi, lựu đạn, v.v...); sắp xếp, tổ chức lại lực lượng bộ đội địa phương theo hướng tăng cường cho các huyện và các xã, giải thể đại đội 303 (gồm có 1 trung đội bộ binh, 2 trung đội địa lôi và hỏa tiễn) để tăng cường cho 4 xã huyện căn cứ và phân đội lực lượng đại đội 301 để tăng cường cho huyện Cầu Ngang (2 trung đội) và huyện Trà Cú (2 trung đội), chỉ giữ nguyên tiểu đoàn 310 tập trung làm chủ lực cho tỉnh (chú trọng vào nhiệm vụ bảo vệ căn cứ kháng chiến của tỉnh); gấp rút mở các khóa bổ túc, đào tạo cán bộ xã đội và cán bộ chỉ huy các đơn vị du kích; kiện toàn các tổ chức huyện đội và xã đội; đẩy mạnh hoạt động của công trường tỉnh và gấp rút xây dựng các công trường huyện để kịp thời cung cấp vũ khí cho phong trào nhân dân du kích chiến tranh đang đà mở rộng; v.v... Những hoạt động thiết lập, củng cố và kiện toàn các cơ quan, đơn vị trong tỉnh không tách rời các hoạt động kháng chiến. Vào thời kỳ này, địch liên tiếp tổ chức nhiều cuộc hành quân càn quét và lấn chiếm. Quân và dân Trà Vinh sát cánh với Vĩnh Long không ngừng đề cao cảnh giác, khắc phục gian khổ hy sinh, tranh thủ mọi điều kiện để thực hành cách đánh du kích và tăng cường 3 mũi giáp công . Sau khi địch ám hại giáo chủ Cao Đài Ban Chỉnh Bến Tre Nguyễn Ngọc Tương, ta tổ chức lễ truy điệu ông tại nhiều điểm để mở rộng ảnh hưởng của Mặt trận Liên Việt và cô lập lực lượng quân ngụy Cao Đài Tây Ninh. Tiếp đó, ta tổ chức trao đởi tù binh với Pháp tại La Bang, tù binh Pháp được thả đã phát biểu những lời đầy thiện chí với quân đội nhân dân Việt Nam . Để bảo vệ vững chắc căn cứ địa kháng chiến của tỉnh trước kế hoạch càn quét có qui mô lớn của địch, ta bổ sung lực lượng và trang bị thêm vũ khí cho tiểu đoàn 308 đồng thời kiềm chế lực lượng địch để toàn bộ tiểu đoàn 308 và Liên trung đoàn bộ 109-111 hành quân gấp rút giữa ban ngày, về đứng chân ở Long Toàn vào ngày 24 tháng 3 năm 1951. Tiếp đó đại đội 935 được giao nhiệm vụ phụ trách khu vực Trường Long Hòa; đại đội 936 được giao nhiệm vụ phụ trách khu vực Long Vĩnh; đại đội 938 kiểm soát và khống chế kinh Láng Sắt; đại đội cơ động 937 đứng chân tại khu vực Long Toàn . Ngày 15 tháng 5 năm 1951, đại đội 937 được tăng cường một bệ phóng đạn pháo (Lance bombe), một khẩu súng cối 81,5 li và 5 quả bọc phá đã tập kích đồn Bến Chùa (1 đồn địch được trang bị rất mạnh, làm thành một bàn đạp quan trọng để tấn công vào căn cứ kháng chiến của ta). Trận này, ta đánh sập 3 lô cốt địch, diệt 30 tên địch, thu hơn 30 khẩu súng các loại, nhưng ta không chiếm được hầm ngầm trong đồn (nơi còn 20 tên địch ngoan cố chiếm giữ) . Ngày 27 tháng 5 năm 1951, cả bốn đại đội đều vận động tác chiến đánh địch. Đại đội 935 bẻ gẫy cuộc càn quét của địch vào căn cứ kháng chiến của ta ở huyện Cầu Ngang, tiêu diệt 20 tên địch ở Bến Giá, thu được 5 khẩu súng. Đại đội 936 và đại đội 937 chặn đứng cuộc hành quân càn quét của địch vào xã Long Vĩnh, tiêu diệt 50 tên địch, thu được 15 khẩu súng các loại và 1 máy vô tuyến điện. Đại đội 938 đánh chìm 1 sà lan địch trên kinh Láng Sắt, tiêu diệt hơn 10 tên . Ngày 20 tháng 6 năm 1951, một trung đội của đại đội 936 và bộ phận hỏa lực của đại đội 938 bao vây và pháo kích cứ điểm Đôn Châu của địch và phong tỏa kinh Láng Sắt trong 5 ngày liền . Ngày 9 tháng 8 năm 1951, địch cho 10 tàu đổ bộ loại LCI (Landing Crafantery) và LCT (Landing Craf Transport) tiến xuống sông Cổ Chiên, đi vào địa phận xã Trường Long Hòa, rồi đổ bộ 300 quân thuộc lực lượng cơ động bảo vệ Thiên chúa giáo (Union Mobile de Defense de la Chritiensé) tại xóm Nhà Mát- Ba Động, sau đó xuống khu vực Cồn Cù vào sáng sớm ngày 10 tháng 8. Biết rõ ý đồ của địch tổ chức hành quân càn quét vào Cồn Trứng, ta nhanh chóng triển khai đội hình chặn đánh. Đại đội 935 và đại đội 938 kịp thời tiếp cận và chiếm lĩnh điểm cao, buộc địch phải dàn quân trên bãi cát trống và dầm mình dưới bãi biển. Giữa lúc đó, bộ đội và dân quân du kích từ Cồn Trứng, Khoáng Tiều, Cồn Tàu nổ sung tiêu diệt địch trong tiếng hò reo cổ vũ của đồng bào ta ở bìa rừng. Quân địch chết nhiều, tàu địch liều mạng vào vớt xác rồi tháo chạy. Dân quân và du kích Trường Long Hòa lội ra nơi xảy ra chiến sự, vớt lên được hơn 10 khẩu súng và 3 tay lưới mười địch cướp của dân (9). Hôm sau, quân ta tổ chức liên hoan văn nghệ mừng chiến thắng. Đại đội 935 biểu diễn vở cải lương "Trần Hưng Đạo Bình Nguyên" tại đình Cồn Trứng, đồng bào khắp vùng lân cận đổ về xem, đứng chật sân đình . Cuối tháng 9 năm 1951, địch cho máy bay Đa cô ta (Dacota) rải bom dọc theo ven rừng Long Toàn, Long Vĩnh để yểm trợ cho tàu đổ bộ đưa quân đánh chiếm địa bàn xã Hiệp Thạnh, đầu Vàm Láng, Bến Đò, Bến Chùa, v.v... Quân ta biết được ý đồ của địch, đại đội 935 và đại đội 936 khẩn trương triển khai đội hình tác chiến. Đại đội 936 bí mật phục kích, bẻ gẫy mũi hành quân của địch tại Bào Sen. Bộ đội địa phương và dân quân du kích mưu trí tổ chức công sự ven làng, dùng mìn và lựu đạn cùng súng trường bắn tỉa tiêu diệt địch. Quân địch bị thiệt hại nặng nhưng không từ bỏ ý đồ. Chúng gấp rút tăng thêm viện binh, đưa hai tiểu đoàn khinh binh (Bataillon ViêtNamien) số 501 và 502 do hai thiếu tá Bùi Hữu Nhơn và Văn Công Đình chỉ huy từ Bến Tre sang chiếm đóng khu vực Đình Củ và xây dựng cứ điểm quân sự tại đây. Đêm 3 tháng 10 năm 1951, quân ta quyết định tập kích cứ điểm Đình Củ. Đại đội 937 cùng trung đội hỏa lực của đại đội 938 (gồm bệ phóng đạn pháo và súng cối 81 li) thực hiện cuộc tập kích này, gây nhiều thiệt hại cho địch . Chiến sự diễn ra trên vùng Duyên Hải Trà Vinh năm 1951 đã phản ánh tính chất gay go quyết liệt của quá trình xây dựng và bảo vệ căn cứ kháng chiến chuẩn bị cho tổng phản công của quân dân Trà Vinh nói riêng và Vĩnh Trà nói chung. Thực tế này cũng là bức tranh sinh động phản ánh bước phát triển mới của thế trận chiến tranh nhân dân ở Trà Vinh, phản ánh tình nghĩa quân và hợp đồng tác chiến giữa bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích trên vùng đất này. Lịch sử Tiểu đoàn 308 cũng ghi lại những ngày tháng oanh liệt này như sau : ... Gian nan mới biết lòng con thảo. Hoạn nạn mới rõ mặt trung kiên. Ác liệt cũng làm cho quân dân Vĩnh Trà được trui rèn, tôi luyện, càng làm cho tinh thần đoàn kết gắn bó thủy chung. Trong những ngày tháng không thể nào quên đó, nhân dân Cầu Ngang- Duyên Hải hết lòng đùm bọc cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn 308. Cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn 308 một lòng sống chết bảo vệ nhân dân; cùng nhau chiến đấu bảo vệ từng con người, từng mảnh ruộng, miếng vườn; chia cho nhau từng cân lúa cháy, gạo ẩm, từng gáo nước ngọt, từng viên thuốc uống; bớt phần gạo, phần thuốc ít ỏi của mình để cứu chữa cho dân. Sự đùm bọc của nhân dân đối với tiểu đoàn 308 trong rừng nước mặn Duyên Hải và tình nghĩa của tiểu đoàn 308 với nhân dân trong căn cứ Vĩnh Trà thật là sâu nặng. Anh em bảo nhau : "Mai sau nước nhà độc lập, ai còn sống đừng quên những nắm cơm khô, những gáo nước ngọt giữa rừng Duyên Hải của bà con hôm nay; hãy nhớ lấy những ngày tháng quyết liệt này; hãy nói lại cho thế hệ mai sau hiểu được những ngày tháng chiến đấu năm 1951 của Vĩnh Trà ..."(10) . Trong thời gian diễn ra những cuộc chiến đấu rất quyết liệt ở vùng Duyên Hải để bảo vệ căn cứ kháng chiến, thì trên các địa bàn khác quân và dân ta cũng ra sức phát triển cách đánh du kích đánh địch ruồng bố, điển hình là huyện Càng Long và huyện Trà Cú . Ở huyện Càng Long, có những lúc địch sử dụng lực lượng mạnh, hành quân càn quét và bao vây chặt xã An Trường nhưng lực lượng du kính ở đây được sự giúp đỡ của nhân dân, đã kiên cường bám trụ và mưu trí đánh địch để bảo vệ xã . Ở huyện Trà Cú, dân quân du kích nhiều lần đọ súng với lực lượng lê dương của địch. Tại đây, nhiều cuộc chiến đấu ác liệt đã diễn ra trên các xã Long Hiệp, Nhị Trường... Có ngày quân và dân ta phải giáng trả mười đợt hành quân càn quét của địch. Tại đây, cũng đã xuất hiện nhiều tấm gương mưu trí dũng cảm của thiếu nhi và phụ nữ Khmer : trong khi cả toán địch đang săn đuổi một chiến sĩ du kích trên bờ rạch, người chị Khmer sẵn sàng dừng ghe lúa cạnh bờ rạch, nhanh chóng hướng dẫn chiến sĩ du kích ẩn nấp trong ghe lúa rồi tiếp tục đi, khi toán giặc ập tới tra hỏi chị, chị bình thản trả lời một cách thông minh để đánh lạc hướng địch, cứu sống chiến sĩ du kích; lại có lúc cả toán địch đang hùng hổ đuổi bắt 3 chiến sĩ du kích ven bờ rạch, 3 chiến sĩ này phải "chém vè" dưới bè rau mác, giặc chạy đến bè rau mác định lặn xuống mò, một thiếu nhi Khmer thấy vậy chạy tới xin mò giúp, em đã khéo léo ngụy trang thêm cho 3 chiến sĩ du kích và chấp nhận mò lên một khẩu súng đưa cho giặc rồi đánh lạc hướng chúng, cứu thoát cho 3 chiến sĩ du kích, v.v... Tháng 9 năm 1951, tiểu đoàn 308 được lệnh hành quân qua sông Hậu về căn cứ Phân liên khu miền Tây xây dựng trung đoàn chủ lực Cửu Long. Biết được sự chuyển quân của tiểu đoàn bộ đội chủ lực cơ động mạnh này, thực dân Pháp bất ngờ mở một cuộc hành quân lớn đánh vào căn cứ Duyên Hải- Trà Vinh vào đầu tháng 9 năm 1951. Có khoảng 23 tàu chiến vừa đổ quân, vừa yểm trợ cho cuộc hành quân này, bao gồm lực lượng lính lê dương từ phía Bắc đánh xuống và lực lượng cơ động bảo vệ Thiên chúa giáo (Union Mobile de Defense de la Chritiense) từ Bến Tre đánh sang. Lực lượng lính lê dương tập kết tại Cầu Ngang rồi vượt qua sông Ô Lắc (Hiệp Mỹ); lực lượng cơ động bảo vệ Thiên chúa giáo đổ bộ xuống vàm sông tiến vào. Hai mũi tiến quân của địch đều thực hiện chính sách "Tam Quang" (đốt sạch, cướp sạch, giết sạch). Ngày 10 tháng 9 năm 1951, địch chiếm đóng căn cứ Long Toàn; căn cứ Tỉnh ủy phải dời từ Bào Cá (Long Toàn) sang Cái Cối (Long Vĩnh). Sau khi chiếm đóng căn cứ Long Toàn, địch tiếp tục tăng quân, ráo riết mở rộng hành quân chiếm đóng trên các địa bàn lân cận. Trước tình hình ấy, tỉnh đội gấp rút sắp xếp và điều chỉnh lại lực lượng di dời về miền Tây những thương bệnh binh nặng, phần lớn quân y viện và lực lượng sản xuất tự túc của bộ phận quân khu; giải thể tiểu đoàn 310, đưa đại đội 943 tăng cường cho huyện Trà Cú, đưa đại đội 944 tăng cường cho huyện Tam Bình, kiện toàn đại đội 945 làm đơn vị chủ lực về Duyên Hải tiếp tục làm nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ căn cứ; điều động lực lượng hai trung đội của đại đội 310 từ huyện Trà Cú đến tăng cường cho hai huyện Càng Long và Châu Thành; điều động một bộ phận bộ đội địa phương ở các huyện xuống tăng cường cho các đội du kích xã; tổ chức lực lượng trường quân chính tỉnh thành hai đội lưu huấn xuống huấn luyện cho du kích các xã; ra sức xây dựng lực lượng du kích mật trong những vùng bị địch chiếm đóng; v.v... Tháng 10 năm 1951, quân địch bố trí lại lực lượng ở Trà Vinh. Chúng chuyển các lực lượng lính lê dương Âu Phi, gồm tiểu đoàn hỗn hợp Viễn Đông (Brigade Mixte Extrême Orient) và bán lữ đoàn Lê Dương (Demi Brigade de Légion Etrangere) đi nơi khác. Chúng đưa vào đây tiểu đoàn khinh quân số 17 (17 e Bataillon Vietnamien) và bổ sung đợt 3 lực lượng cơ động bảo vệ Thiên chúa giáo (Union Mobile de Defense de la Chritiensé). Chúng thiết lập ở đây 30 đội com măng đô (11) (Comander) và kết hợp lực lượng commăng đô với gián điệp tiến hành những cuộc hành quân qui mô nhỏ nhưng rất tàn bạo vào vùng căn cứ kháng chiến và các địa bàn Trà Cú, Cầu Ngang, v.v... Chúng thực thi những hành động vô cùng man rợ để giết hại dân quân, du kích và dân thường trong vùng nông thôn Trà Vinh, như : mổ bụng, moi gan, liệng đá vào mặt cho đến chết, vặn cổ cho đứt họng mà chết, v.v... bầu không khí tang thương uất hận trùm lên hầu khắp các thôn, làng, phum, srok Trà Vinh. Trước tình hình ấy tuy có một bộ phận nhân dân và một số cán bộ, đảng viên, chiến sĩ du kích... bị dao động và giảm sút ý chí chiến đấu (12), nhưng đại bộ phận cán bộ, đảng viên, đồng bào, chiến sĩ ta vẫn tin tưởng vào sự nghiệp kháng chiến thắng lợi, vẫn tìm mọi phương cách để bám trụ, đánh địch. Vào thời gian này, lực lượng ta nhiều lúc phải phân tán, ẩn náu ở bờ sông rạch hoặc ven rừng, ven biển đôi khi phải tạm lánh sang các huyện bạn, tỉnh bạn vài ngày, v.v... nhưng vẫn giữ được liên lạc với nhau nhờ sự chăm lo, giúp đỡ của đồng bào. Cũng vào thời gian này, nhiều lúc nhân dân cũng phải phân tán, tản cư đi nhiều nơi trong một thời gian ngắn để giảm bớt những tổn thất vì những hành động càn quét vô cùng tàn bạo của quân thù. Đây chính là thời gian mà tình làng nghĩa xóm cũng như tình nghĩa quân dân một lần nữa được thử thách và thể hiện sự thủy chung, bề

File đính kèm:

  • docde_tai_lich_su_tinh_tra_vinh_tap_hai_1945_1954.doc