Đề tài Lịch sử tỉnh - Tập hai, Chương V: Trà Vinh (1945-1954)

Chương năm

TRÀ VINH TỪ ĐẦU NĂM 1953

ĐẾN THÁNG 7 NĂM 1954

------------

I- VƯỢT QUA THỬ THÁCH, PHÁT HUY THẾ TRẬN CHIẾN TRANH NHÂN DÂN :

Bước vào năm 1953, thực dân Pháp càng trở nên ngoan cố và điên rồ hơn, hòng cứu vãn cho những thất bại của chúng trong năm qua, đặc biệt là chiến dịch Tây Bắc cuối năm 1952. Chúng ra sức tìm cách để xin thêm viện trợ Mỹ, đồng thời tiếp tục thực hiện âm mưu "dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh"(1). Chúng tìm mọi cách để phá hoại sản xuất và giao thông của ta, ra sức lùng bắt thanh niên đi lính và tăng cường càn quét, vơ vét lúa gạo và tài sản của nông dân ta. Trên địa bàn Trà Vinh, địch liều lĩnh đưa quân đánh phá khắp mọi nơi với những cuộc hành quân qui mô lớn (lực lượng từ một tiểu đoàn đến 4 tiểu đoàn), tháng 1 năm 1953 chúng càn quét huyện Châu Thành và huyện Trà Cú; tháng 2 năm 1953 chúng càn quét huyện Càng Long, v.v.

 

doc25 trang | Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 05/11/2022 | Lượt xem: 129 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Lịch sử tỉnh - Tập hai, Chương V: Trà Vinh (1945-1954), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỈNH ỦY, ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH LỊCH SỬ TỈNH TRÀ VINH TẬP HAI (1945-1954) BAN TƯ TƯỞNG TỈNH ỦY TRÀ VINH 1999 Chương năm TRÀ VINH TỪ ĐẦU NĂM 1953 ĐẾN THÁNG 7 NĂM 1954 ------------ I- VƯỢT QUA THỬ THÁCH, PHÁT HUY THẾ TRẬN CHIẾN TRANH NHÂN DÂN : Bước vào năm 1953, thực dân Pháp càng trở nên ngoan cố và điên rồ hơn, hòng cứu vãn cho những thất bại của chúng trong năm qua, đặc biệt là chiến dịch Tây Bắc cuối năm 1952. Chúng ra sức tìm cách để xin thêm viện trợ Mỹ, đồng thời tiếp tục thực hiện âm mưu "dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh"(1). Chúng tìm mọi cách để phá hoại sản xuất và giao thông của ta, ra sức lùng bắt thanh niên đi lính và tăng cường càn quét, vơ vét lúa gạo và tài sản của nông dân ta. Trên địa bàn Trà Vinh, địch liều lĩnh đưa quân đánh phá khắp mọi nơi với những cuộc hành quân qui mô lớn (lực lượng từ một tiểu đoàn đến 4 tiểu đoàn), tháng 1 năm 1953 chúng càn quét huyện Châu Thành và huyện Trà Cú; tháng 2 năm 1953 chúng càn quét huyện Càng Long, v.v... Đồng thời với hành quân càn quét, chúng đẩy mạnh các hoạt động chiến tranh tâm lý (2). Xen kẽ với các cuộc hành quân càn quét với qui mô lớn trên địa bàn rộng, địch thường xuyên điều động lực lượng các tiểu khu (quartier) tổ chức những cuộc hành quân với lực lượng từ hai trung đội đến một tiểu đoàn, chà đi xát lại những địa bàn hẹp (từ 1 đến 2 ấp) thuộc vùng du kích và vùng giáp ranh các tiểu khu (quartier) và các phân khu (sous sêctur). Tại những cuộc càn quét "chà đi xát lại" này, quân thù không chỉ dùng bom đạn và nhiều thủ đoạn chiến tranh tâm lý, mà còn tiến hành nhiều kiểu giết người cực kỳ man rộ, như : chặt đầu, mổ bụng, moi gan, chôn sống, khoét mắt, dùng chày giã gạo đập đầu, chặt tử thi thành nhiều khúc, v.v... Bầu không khí tang thương, uất hận lan khắp vùng nông thôn Trà Vinh, trong đó nghiêm trọng nhất là địa bàn huyện Càng Long, có những xã phải hy sinh cả tiểu đội du kích. Đồng thời với quá trình hành quân càn quét khủng bố dã man, quân thù còn tiến hành nhiều thủ đoạn để dồn dân vào vùng chúng kiểm soát. Tình hình lại có xu hướng phức tạp và ác liệt hơn vào tháng 5 năm 1953, khi thực dân Pháp cử tướng Na-va (Navare) làm tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang của Pháp ở Đông Dương thay cho tướng Raoul Salan. Là một tướng thực dân đầy tham vọng và hãnh tiến, từ khi nhậm chức vào đầu tháng 5 năm 1953, Na-va gấp rút triển khai kế hoạch mang tên mình (kế hoạch Na-va) theo phương châm : không rút lui mà giữ vững và cải thiện trận địa. Bước một của kế hoạch này được tiến hành trong Đông-Xuân 1953-1954 nhằm mục tiêu giữ thế chiến lược phòng ngự ở miền Bắc và thực hiện chiến lược tổng tiến công ở miền Nam, đồng thời ra sức mở rộng quân ngụy, tập trung binh lực xây dựng cơ động... (3). Trên toàn vùng Trà Vinh, chiến tranh trở nên khốc liệt chưa từng có. Vào cuối quí II năm 1953, có những xã trong vùng du kích chỉ còn được một phần ba số dân bám trụ; nhiều tổ chức quần chúng bị phân tán và giảm số lượng hội viên. Trước tình thế ấy, một số cán bộ, chiến sĩ, đảng viên, cơ sở cách mạng lâm vào tình trạng hoang mang dao động, có người xin nghỉ công tác, thoái thác nhiệm vụ, có người chạy vào vùng địch tìm chỗ nương thân, thậm chí phản bội, đầu hàng giặc, v.v... có chi bộ Đảng chỉ còn một đồng chí Bí thư Chi bộ bám trụ tại địa bàn; như Chi bộ huyện lỵ Cầu Kè; có những chi bộ xã bị địch vây ráp và bắt giết toàn thể Chi ủy, như Chi bộ xã Đôn Châu (huyện Trà Cú), v.v... Nói chung trong toàn tỉnh chỉ còn khoảng một ba số đảng viên giữ vững được vị trí công tác của mình. Phong trào nhân dân du kích chiến tranh tạm thời lắng xuống... Trong bối cảnh ấy, những chiến sĩ cộng sản trung kiên và những người dân yêu nước, bất khuất vẫn vững tin vào sự nghiệp kháng chiến dưới sự lãnh đạo của Đảng . Tháng 1 năm 1953, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II họp Hội nghị lần thứ tư. Hội nghị nhận định rằng, từ nay cuộc chiến tranh giữa ta và địch sẽ gây go, phức tạp hơn... Vì vậy, về chỉ đạo quân sự cần phải kết hợp những hình thức đấu tranh một cách linh hoạt, khôn khéo... Hội nghị đã bàn luận và đề ra những biện pháp nhằm nâng "phản phong" lên một bước cao để đưa "phản đế" đến thắng lợi. Tại Hội nghị này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng Đảng và Chính phủ vẫn phải tiếp tục đẩy mạnh ba nhiệm vụ lớn và bốn công tác chính đã được triển khai từ năm trước . Ba nhiệm vụ lớn là : - Tiêu diệt sinh lực địch . - Phá âm mưu của địch dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh . - Bồi dưỡng lực lượng nhân dân, lực lượng kháng chiến. Bốn công tác chính là : - Thi đua tăng gia sản xuất và tiết kiệm . - Đẩy mạnh công tác trong vùng sau lưng địch . - Chỉnh quân . - Chỉnh Đảng . Một trong những quyết định của Hội nghị là : thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng : tiêu diệt chế độ sở hữu ruộng đất của thực dân Pháp và của bọn đế quốc xâm lược khác ở Việt Nam, xóa bỏ chế độ phong kiến sở hữu ruộng đất của địa chủ Việt Nam và ngoại kiều, thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân (4) . Ngày 25 tháng 2 năm 1953, Hội nghị liên tịch Ban thường trực Quốc hội và Ủy ban Trung ương Hội Liên Việt thông qua việc triển khia thực hiện Nghị quyết của Đảng về chính sách ruộng đất. Sau đó, ngày 12 tháng 4 năm 1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sắc lệnh về chính sách ruộng đất . Tại tỉnh Vĩnh Trà, trước khi có Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tỉnh ủy Vĩnh Trà đã tham dự Hội nghị về công tác cán bộ Đảng tại Phân Liên khu miền Tây, do Trung ương Cục chủ trì. Sau khi có Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tỉnh ủy Vĩnh Trà triệu tập Hội nghị cán bộ toàn tỉnh để phổ biến Nghị quyết này và thu thập những ý kiến, sáng kiến cũng như những kinh nghiệm thực tiễn của cơ sở trong thời gian qua, chuẩn bị cho việc đề ra những biện pháp tích cực nhất để giải quyết những khó khăn trước mắt, vững bước tiến lên . Trên cơ sở nhận định : âm mưu chính của địch ở Vĩnh Trà là chiếm đóng trọn Vĩnh Trà, tiến tới bình định, cướp nhân vật lực đem chiếm đóng các tỉnh khu 9 cũ, Tỉnh ủy Vĩnh Trà đã đề ra chủ trương, kế hoạch và những nhiệm vụ cơ bản của Đảng bộ và quân dân Vĩnh Trà năm 1953 . Về chủ trương : Thi hành đúng chính sách của Mặt trận Dân tộc Thống nhất, đoàn kết thật rộng rãi nhân dân, coi công tác ngụy vận là công tác quần chúng nhằm mục đích lâu dài, gắn liền dân vận với ngụy vận . Phối hợp chặt chẽ địch ngụy vận và tác chiến. Tác chiến phải phục vụ cho địch ngụy vận. Phối hợp địch ngụy vận với việc xây dựng khu du kích và phá bao vây cùng địch càn quét . Lấy chiến thắng của ta ở miền Bắc để tích cực tuyên truyền trong ngụy binh, làm tan rã từng khối ngụy một... Đối với gia đình ngụy binh phải coi như nạn nhân của thực dân Pháp mà ta có bổn phận giúp đỡ, giáo dục họ, lần lần giao công tác cho họ, khuyên con em họ trở về. Vấn đề tạm cấp ruộng đất cho gia đình ngụy binh cần chú ý thi hành đúng chủ trương tạm cấp của ta . Việc tạm giữ, thả tù binh phải làm theo đúng quan điểm cách mạng là giáo dục họ và trả họ về với gia đình họ, gia đình họ làm giấy bảo lãnh cho họ. Chống lối thả tù binh không giáo dục và thả về cho giặc dùng . Việc vận động lính mới bị bắt cần tiến hành. Đa số họ là anh em dân quân trước kia hoặc đoàn thể cứu quốc. Đa số cũng là nông dân nên phải mạnh dạn tổ chức họ như tổ chức quần chúng (nhân dân cứu quốc) trong thời kỳ bí mật trước kia, mạnh dạn giao công tác cho họ, giáo dục công tác bí mật cho họ. Theo dõi những đồng chí cũ bị bắt, liên lạc và giao công tác Đảng, Đoàn cho họ, phái cán bộ ta vào làm nòng cốt trong các tổ chức bí mật đó... Về kế hoạch : a) Phá âm mưu của giặc, khuếch trương các nhược điểm và hạn chế của chúng . b) Thực hiện chủ trương về quân sự của Nam Bộ là : phát triển du kích chiến tranh đến cao độ, nhất là ở hậu phương địch, kiện toàn ba thứ quân, củng cố căn cứ địa, phối hợp chặt chẽ nội ngoại tuyến chống càn quét, phá bao vây, tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực giặc để có thể làm tròn nhiệm vụ giằng co, kiềm chế địch, trong khi chiến trường chính tiến lên giành ưu thế quân sự . Như vậy nhiệm vụ chiến lược của ta ở Vĩnh Trà là tích cực cầm cự giằng co kiềm chế địch. Phát triển nhân dân du kích chiến tranh đến cao độ, xây dựng và mở rộng căn cứ du kích địch hậu. Chống càn quét, phá bao vây và bao vây lại địch, tiêu hao và tiêu diệt nhiều sinh lực giặc để làm tròn nhiệm vụ giằng co với địch . Phương châm chiến lược của ta là : du kích chiến là chính, học tập đánh du kích vận động trong điều kiện thuận lợi từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao. Kiềm chế địch ở Vĩnh Trà có nghĩa là cố không cho chúng phát triển lực lượng (lượng và chất), phát triển thêm đồn bót, không cho địch rút quân đóng ở Vĩnh Trà và lấy người của Vĩnh Trà đi hoạt động nơi khác. Chẳng những kiềm chế địch về mặt quân sự mà kiềm chế cả về mặt chính trị, kinh tế nữa (cụ thể là chống âm mưu chia rẽ phá hoại khối đoàn kết toàn dân và những âm mưu cướp lúa phá hoại mùa màng, v.v...) . Về nhiệm vụ quân sự : Tích cực chấn chỉnh bộ đội địa phương làm nòng cốt phát triển du kích chiến tranh, chủ yếu là xây dựng tư tưởng, tăng cường công tác chính trị. Nâng cao trình độ kỹ thuật và chiến thuật . Phát triển mạnh mẽ dân quân, trọng tâm là du kích. Dân quân chia ra : dân quân du kích, dân quân tự vệ, dân quân bí mật, dân quân ngầm . Phát triển rộng rãi các đội binh chủng chuyên môn. Các đội đặc công của tỉnh, huyện, thị xã cần phải được kiện toàn. Kỹ thuật trinh sát đặc công cần phổ biến rộng rãi cho một số du kích và trong bộ đội địa phương. Các xã dọc theo lộ 16B, lộ số 7 nên tổ chức một hoặc hai tổ đánh xe... Tác chiến phải phục vụ cho việc xây dựng cơ sở dân vận và địch ngụy vận. Chiến trường Vĩnh Trà là chiến trường du kích, chính trị nặng hơn quân sự. Về dân vận thì chú ý đến củng cố nông hội, tranh giành với địch khối người Khmer và Công giáo, Hòa Hảo. Tác chiến phải được phục vụ cho nhiệm vụ chống càn quét, phá bao vây. Tích cực tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, bồi dưỡng ta, giảm sức chiến đấu của giặc. Muốn bồi dưỡng ta cần phải tích cực đánh tiêu diệt địch . Về chỉnh quân : Tỉnh ủy Vĩnh Trà đặc trọng tâm công tác chỉnh quân là chấn chỉnh bộ đội địa phương làm nòng cốt phát triển du kích chiến tranh. Trong việc chỉnh quân chủ yếu là : xây dựng tư tưởng, tăng cường công tác chính trị, nâng cao trình độ chiến thuật, kỹ thuật tiêu diệt địch. Lấy nội dung hội nghị chính trị miền Tây làm tư tưởng chỉ đạo xây dựng bộ đội. Nguyên tắc xây dựng là : tinh binh, tinh cán, giản chính, tiết kiệm. Về tổ chức, coi trọng xây dựng tổ ba người để bảo đảm chủ động công tác và chiến đấu lúc phân tán . Về công tác tư tưởng, tổ chức xây dựng Đảng và chính quyền : Trong giáo dục và lãnh đạo tư tưởng, lấy việc tạm giao tạm cấp ruộng đất và thực hiện chính sách thuế nông nghiệp mà tăng giác ngộ giai cấp cho cán bộ; quán triệt tư tưởng chống lấn chiếm càn quét mà xây dựng lòng tin tưởng nhất định thắng lợi của kháng chiến trường kỳ, xây dựng tinh thần bám dân, bám đất kết hợp với quan điểm quần chúng của Đảng . Tích cực củng cố Chi bộ lung lay. Đặc biệt chú ý củng cố về tư tưởng, về tổ chức cho thích hợp hoàn cảnh du kích phân tán. Thực hiện tác phong lãnh đạo cụ thể, sát cơ sở nhân dân để lãnh đạo đấu tranh với giặc đúng mức theo phong trào. Huyện ủy phải nắm vững chi bộ, chi ủy phải nắm vững tổ đảng, đảng viên phải nắm vững nhân dân trong xóm ấp mình . Tích cực xây dựng cơ sở Đảng trong vùng tạm bị chiếm, huyện lỵ, vùng tôn giáo, vùng dân tộc Khmer. Xây dựng cơ sở Đảng đi đôi với xây dựng cơ sở nhân dân, cơ sở địch ngụy vận . Xúc tiến đưa các chi ủy, chi bộ li hương, bán li hương xa quần chúng trở về xã, bám quần chúng. Xây dựng cán bộ đưa về vùng tạm bị chiếm, thực hiệc các cơ quan lãnh đạo huyện, tỉnh lần lần bám sát nhân dân... Về chỉnh đảng : Vĩnh Trà chưa thực hiện chỉnh Đảng. Đồng thời với việc triển khai kế hoạch xây dựng Đảng trong sạch năm 1953, Tỉnh ủy tiến hành những công tác chuẩn bị tiến tới chỉnh Đảng, trong đó có việc cử đoàn cán bộ của Tỉnh ủy ra dự lớp chỉnh đảng tại Liên khu V do Trung ương tổ chức. Đoàn cán bộ này có các đồng chí : Phạm Thái Bường (Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn), Phan Văn Đáng, Phạm Ngọc Hưng, v.v...(5) . Về công tác xây dựng Đảng và chính quyền ở nông thôn, Tỉnh ủy nhấn mạnh trọng tâm xây dựng tinh thần bám đất bám dân và làm cho chính quyền thật sự trong tay nhân dân lao động... Về chính sách ruộng đất, Vĩnh Trà làm theo sự chỉ đạo của Trung ương Cục : chưa tiến hành phát động cải cách ruộng đất, chỉ thực hiện tuyên truyền chủ trương của Đảng, xúc tiến mạnh mẽ việc tạm cấp, tạm giao ruộng đất cho nông dân cả trong vùng tạm chiếm . Những chủ trương, kế hoạch và nhiệm vụ mà Tỉnh ủy Vĩnh Trà vạch ra nói chung phù hợp với tình hình thực tế của chiến trường Vĩnh Trà lúc đó. Việc triển khai thực hiện các chủ trương, kế hoạch và nhiệm vụ ấy đã đem lại những hiệu quả thiết thực, tạo ra nhiều biến chuyển vào mùa thu năm 1953, đưa phong trào kháng chiến ở Vĩnh Trà vượt qua chặng đường khó khăn nhất trong chín năm kháng chiến chống Pháp (6) để tiếp tục vươn lên, mở rộng nhân dân du kích chiến tranh, bẻ gẫy quyết tâm đặc biệt của địch trong việc thực hiện chiến lược tổng tiến công và bình định ở Vĩnh Trà. Để nắm bắt kịp thời những biến chuyển có lợi cho ta trên chiến trường Vĩnh Trà, nhằm đáp ứng những đòi hỏi của chiến trường chung trong bước phát triển mới, Tỉnh ủy Vĩnh Trà tổ chức hội nghị vào tháng 8 năm 1953. Hội nghị thảo luận và đánh giá tình hình những tháng đầu năm 1953, do ta không thấy trước những dã tâm và thủ đoạn càn quét lấn chiếm của địch, đánh giá thấp khả năng và âm mưu của chúng, thiếu năng động trước diễn biến phức tạp của chiến tranh ác liệt, nên phong trào nhân dân du kích chiến tranh trên toàn tỉnh gặp phải khó khăn, có bước sa sút đột ngột...Nhưng thực tế cho thấy, bước sa sút ấy chỉ là tạm thời, những khuyết điểm và nhược điểm nêu trên ta đã nhận ra và khắc phục dần từ đầu mùa mưa. Hội nghị bàn bạc quyết định phương hướng hoạt động và những nhiệm vụ cho thời gian tới, đặt vấn đề phải chú trọng hơn nữa đến công tác địch vận và phát triển cơ sở cách mạng . Nghị quyết hội nghị Tỉnh ủy Vĩnh Trà tháng 8 năm 1953 được triển khai một cách khẩn trương xuống các huyện, thị xã và các xã trong tỉnh vào cuối quý III- đầu quý IV năm 1953. Đó cũng là lúc Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ và Trung ương Cục có những quyết định quan trọng. Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua kế hoạch tác chiến Đông- Xuân nhằm giữ vững quyền chủ động đánh địch... (7); theo kế hoạch này, nhiệm vụ chiến trường Nam Bộ là đẩy mạnh chiến tranh du kích, đẩy mạnh địch ngụy vận, mở rộng vùng du kích và căn cứ kháng chiến... Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ sơ kết hoạt động quý III và xác định nhiệm vụ trung tâm của vùng tạm chiếm và vùng du kích trên chiến trường Nam Bộ lúc đó là địch vận phối hợp với tác chiến (8)... Trung ương Cục chủ trương mở chiến dịch địch ngụy vận trên chiến trường Nam Bộ, phối hợp với mùa tiến công Đông- Xuân 1953-1954 trên cả nước và xem đây là nhiệm vụ trung tâm trong vùng tạm chiếm và vùng du kích (9)... Phân liên khu miền Tây kịp thời hướng dẫn các tỉnh triển khai kế hoạch và quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Trung ương Cục và Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ trong các hoạt động thực tiễn cách mạng ở địa phương, Tỉnh ủy Vĩnh Trà vừa tiếp tục triển khai Nghị quyết Hội nghị Tỉnh ủy tháng 8 năm 1953 xuống cơ sở, vừa tiếp nhận những kế hoạch, quyết tâm và tư tưởng chỉ đạo của cấp trên để lập ra một kế hoạch hoạt động gọi là "kế hoạch công tác trung tâm", gồm ba đợt : Đợt một : phổ biến chủ trương, điều nghiên các cơ sở ngụy vận và vận động phong trào thâm nhập hàng ngũ địch . Đợt hai : đẩy mạnh tác chiến phối hợp ngụy vận ở hai huyện Duyên Hải và Cầu Ngang để làm đà cho toàn tỉnh tiến hành công tác trung tâm . Đợt ba : giữ vững và khuếch trương thắng lợi, kịp thời nắm lấy những thuận lợi để chuyển phong trào từng vùng lên cho thích hợp... (10) . Để thực hiện kế hoạch này, Tỉnh ủy Vĩnh Trà quyết định tổ chức phổ biến và học tập Nghị quyết của Trung ương Cục về công tác trung tâm địch ngụy vận đi đôi với tác chiến để hưởng ứng Đông-Xuân 1953-1954 một cách sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, bộ đội, du kích và cả trong nhân dân, nhằm tạo ra một đợt sinh hoạt chính trị rộng rãi, làm cơ sở chuẩn bị cho việc phát động một phong trào hành động cách mạng to lớn . Hai huyện Cầu Ngang và Duyên Hải nhận được Chỉ thị của Tỉnh ủy về việc phổ biến và học tập Nghị quyết này sớm nhất. Lớp học đầu tiên có cán bộ Tỉnh ủy phụ trách, giành cho các cán bộ huyện và cán bộ xã (học tập trung). Sau đó, các học viên của lớp học tập trung này về tổ chức phổ biến cho cán bộ cấp dưới, các đoàn thể quần chúng, v.v... Cứ thế, việc học tập và phổ biến Nghị quyết được tiến hành từ trên xuống dưới và từ trong Đảng ra ngoài quần chúng. Có 50 phần trăm nhân dân ở huyện Cầu Ngang và 60 phần trăm nhân dân ở huyện Duyên Hải được nghe phổ biến và học tập Nghị quyết. Tại hai huyện này, bao gồm cả một số chức sắc của đạo Thiên chúa, đạo Cao đài, v.v... Kế tiếp huyện Cầu Ngang và huyện Duyên Hải, các đơn vị bộ đội địa phương (như bộ đội tỉnh, bộ đội huyện Trà Cú, Cầu Ngang, Duyên Hải, v.v...) cũng tổ chức các lớp tập trung phổ biến và học tập Nghị quyết; tại các lớp này có thời gian thảo luận kỹ và liên hệ sâu với nhiệm vụ cụ thể của đơn vị mình. Một số đơn vị bộ đội huyện (như ở Châu Thành, Cầu Kè,...) đang phân tán hoạt động trong vùng địch hậu thì không tổ chức các lớp tập trung mà chỉ phổ biến cho cán bộ, chiến sĩ những nội dung cơ bản của Nghị quyết... Thị xã Trà Vinh và các huyện Trà Cú, Càng Long, Cầu Kè, Châu Thành,... do hoàn cảnh khó khăn không thể tập trung mở lớp cho cán bộ huyện và xã được, việc phổ biến và học tập Nghị quyết phải chia ra thành nhiều đợt, cũng tiến hành từ trên xuống dưới và từ trong Đảng ra ngoài Đảng, bắt đầu từ cán bộ cấp huyện . Việc phổ biến và học tập Nghị quyết này ở Trà Vinh tuy phải kéo dài (có huyện phải chuyển sang đầu năm 1954, như huyện Càng Long) và chậm dứt điểm (có huyện chỉ tổ chức học tập cho 2 phần 3 số cán bộ xã, như huyện Trà Cú, v.v...), nhưng đó vẫn là đợt sinh hoạt chính trị tư tưởng và quán triệt nhiệm vụ có qui mô lớn nhất trong chín năm trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược trên địa bàn Trà Vinh. Đợt sinh hoạt chính trị tư tưởng này không chỉ là sự chuẩn bị cần thiết, chu đáo, có hiệu quả cho bước chuyển của chiến trường Trà Vinh nói riêng và Vĩnh Trà nói chung vào giai đoạn cuối cùng của cuộc kháng chiến này, mà còn đánh dấu bước phát triển của năng lực tổ chức và thực hiện quyền dân chủ ở đây . Quá trình triển khai các hoạt động thực tiễn đi liền với sinh hoạt chính trị tư tưởng. Mở đầu quá trình này, Tỉnh ủy Vĩnh Trà lấy địa bàn hai huyện Duyên Hải và Cầu Ngang làm vùng điểm và trực tiếp chỉ đạo vùng điểm này. Các xã ven biển của huyện Duyên Hải được chọn làm trọng điểm phát triển hoạt động chiến tranh du kích, phong tỏa mạng lưới lô cốt, tháp canh, đồn bót dày đặc của địch ở đây để tạo điều kiện mở rộng vùng căn cứ du kích trên địa bàn này. Ba xã Long Hòa, Mỹ Long và Hiệp Mỹ của huyện Cầu Ngang được chọn làm trọng điểm hoạt động địch vận phối hợp với tác chiến để chuyển từ vùng tạm chiếm thành vùng du kích. Để vùng điểm này triển khai tốt nhiệm vụ và kịp thời rút kinh nghiệm cho việc triển khai tiếp theo trên các địa bàn khác, Tỉnh ủy đã điều về đây một nửa số cán bộ thuộc các cơ quan Đảng, chính quyền và quân sự của tỉnh (11). Với nỗ lực cao của Tỉnh ủy và quân dân Cầu Ngang- Duyên Hải, mục tiêu đột phá và trọng điểm nói trên đã được hoàn thành vào giữa quí IV năm 1953, tạo đà và tiếp sức cho phong trào chung của Vĩnh Trà đang chuyển mình, vươn lên quật khởi... Thực tế này phản ánh độ vững chắc và phát triển của thế trận chiến tranh nhân dân trên địa bàn Trà Vinh đã được tôi luyện qua thử thách . Như vậy là, từ mùa thu năm 1953, phong trào nhân dân du kích chiến tranh ở Trà Vinh lại vươn lên mạnh mẽ sau một thời gian tạm lắng vào đầu năm 1953. Từ số liệu thống kê của Tỉnh đội Vĩnh Trà lúc đó đã cho thấy : những thiệt hại của ta trong 6 tháng cuối năm 1953 chỉ bằng một phần tư của 6 tháng đầu năm, còn thiệt hại của địch thì tăng lên gấp bội. Trong năm 1953 (trong đó chủ yếu là 4 tháng cuối năm), quân ta đã tiến hành 240 trận đánh, tiêu diệt 555 tên địch và làm bị thương 591 tên; đánh sập 2 tháp canh và đánh thiệt hại nặng 4 cứ điểm, tháp canh khác; phá hủy 2 xe thiết giáp, 1 xe hủ lô, 1 khẩu pháo 37 li, 4 súng đại liên; đánh chìm 4 xuồng máy lớn hiệu vơ đet (vedette police) và đánh hư 2 chiếc khác . Sức mạnh của ý chí tự lực tự cường, sự quật khởi của phong trào nhân dân du kích chiến tranh và bước phát triển mới của công tác địch vận ở Trà Vinh ngày càng tác động mạnh mẽ vào hàng ngũ binh sĩ ngụy quân và nhân viên ngụy quyền. Ở đây, số binh sĩ ngụy đào rã ngũ trong 6 tháng cuối năm 1953 (trong đó phần lớn là trong quí IV) là trên 5 nghìn tên, gấp 5 lần so với 6 tháng đầu năm (1.034 tên) . Càng về cuối năm 1953, khí thế quật khởi và cao trào nhân dân du kích chiến tranh trên địa bàn Trà Vinh càng thu hút đông đảo lực lượng đồng bào các dân tộc tham gia, sáng tạo ra nhiều hình thức đấu tranh chống bình định. Đó là sự nổi dậy của quần chúng với những hình thức và qui mô khác nhau, hỗ trợ và kết hợp với các hoạt động vũ trang đánh địch và binh vận. Phong trào chống địch bắt lính là một trong những biểu hiện sinh động của sự nổi dậy này. Phong trào này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quá trình biến chuyển của chiến trường Trà Vinh cũng như chiến trường Nam Bộ và cả nước. Vì đối với quân thù, việc đôn quân, bắt lính đã trở nên cực kỳ cấp bách (nó không chỉ nhằm Bù đắp những lỗ trống cho mục tiêu bình định tại chỗ, mà còn nhằm tăng thêm số lượng quân chủ lực bổ sung cho nhiều mặt trận ở những địa phương khác để đối phó với mùa tiến công Đông- Xuân 1953-1954 của ta). Mặt khác, phong trào này diễn ra trên địa bàn Trà Vinh trong điều kiện rất chín mùi, nó là kết quả của một quá trình vận động cách mạng, trong đó lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết cũng như sự giác ngộ cách mạng của các tầng lớp đồng bào các dân tộc không ngừng được nâng cao; đồng thời nó được sự hỗ trợ tích cực của các phong trào hành động cách mạng khác . Trước hết, do truyền thống đoàn kết, yêu nước được khơi dậy qua giáo dục tuyên truyền và qua quá trình tham gia kháng chiến, người dân ngày càng nhận thức được tính chất phi nghĩa và tàn bạo trong các hoạt động của quân đội địch. Mặt khác, những thành quả của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã đem lại những quyền lợi cụ thể cho đời sống người dân; những hoạt động thực tiễn của Đảng, chính quyền và các lực lượng vũ trang nhân dân luôn bảo vệ và phát huy những thành quả ấy (trong đó việc tạm giao, tạm cấp ruộng đất cho nông dân được tiến hành một cách kiên trì, công minh, cả ở trong vùng địch tạm chiếm là một hiện thực rất sinh động). Trong khi đó, những thông tin về chiến sự to lớn có tính chất quyết định ở mặt trận phía Bắc đã được kịp thời đưa đến, củng cố niềm tin và cổ vũ ý chí bất khuất cũng như năng lực sáng tạo của quần chúng nhân dân . Địch dùng mọi thủ đoạn để bắt lính, đồng bào tìm mọi cách để phòng và chống bắt lính. Đồng bào đề cao cảnh giác, khi thấy có tín hiệu bắt lính của địch là tìm cách báo tin và hỗ trợ cho thanh niên ẩn náu, thoát khỏi sự vây ráp của chúng. Trong nhiều tình huống gây cấn, đồng bào xông ra cản phá cuộc truy lùng của địch, tạo thời cơ cho thanh niên chạy thoát, hoặc bao vây xe địch, không cho chúng bắt người lên xe. Tại thị xã Trà Vinh, các chị, các mẹ nằm ra đường trước bánh xe địch, không cho chúng chở chồng con mình đi. Đối với địch tăng cường đôn quân bắt lính không chỉ là để bổ sung quân số, mà còn nhằm mục tiêu đánh vào dự trữ của ta, gây bất ổn trong nông thôn, tạo thêm những đòn chiến tranh tâm lý, v.v... Bất chấp tất cả, lính địch xông vào nhiều chùa Khmer bắt sư sãi đi lính. Tại huyện Cầu Ngang và huyện Trà Cú, trong tháng 11 năm 1953, quân địch đã xông vào hơn mười ngôi chùa Khmer, bắt được 175 sư sãi và ép buộc cái vị phải cởi áo cà sa, nhưng không một vị nào làm theo. Được tin này, đồng bào trong vùng và sư sãi từ các chùa lân cận kéo đến đấu tranh. Cuộc đấu tranh kéo dài nhiều giờ, rất gây go và quyết liệt, cuối cùng địch phải trả tự do cho 175 vị sư sãi này. Ở huyện Càng Long, cũng có 10 vị sư sãi bị địch bắt, nhưng các vị kiên quyết không rời khỏi chùa, buộc địch rút lui. Trong 3 tháng cuối năm 1953, địch tập trung nỗ lực rất cao mới bắt đi được hơn một ngàn thanh niên, chưa kịp giao súng cho số này thì đã có 975 người tìm được cách trốn thoát trở về với gia đình. Ở đây, phong trào chống bắt lính đã tác động rất mạnh mẽ đến những binh sĩ trong hàng ngũ địch. Cuộc chống bắt lính trong khu dân cư đã tạo nên tác động dây chuyền, là cơ sở để hình thành sự nổi dậy của binh sĩ trong hàng ngũ địch. Cũng ở đây, tính đặc thù về dân tộc và về tôn giáo của Trà Vinh một lần nữa bộc lộ khá rõ trên phương diện này. Đó cũng là thời điểm lịch sử quân và dân Trà Vinh một lần nữa khẳng định một trong những khả năng nổi bật của mình về

File đính kèm:

  • docde_tai_lich_su_tinh_tap_hai_chuong_v_tra_vinh_1945_1954.doc
Giáo án liên quan