Chương ba
TRÀ VINH TỪ ĐẦU NĂM 1949
ĐẾN CUỐI NĂM 1950
I- PHÁT TRIỂN THẾ TRẬN CHIẾN TRANH NHÂN DÂN, CHỐNG ĐỊCH BÌNH ĐỊNH
Những thắng lợi của quân và dân ta trên cả nước vào cuối năm 1948 đã đẩy thực dân Pháp vào thế lúng túng. Lo ngại trước tình hình ấy, nhà cầm quyền Pháp phái tướng Rơ ve (Revers), Tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp sang Đông Dương xem xét thực trạng và tìm hướng giải quyết. Hoạt động của Rơ-ve tại Đông Dương là đặt kế hoạch mở đường cho đế quốc Mỹ bắt đầu can thiệp vào cuộc chiến tranh Việt- Pháp nhằm ngăn chặn phong trào cách mạng giải phóng dân tộc tràn xuống khắp Đông Nam Á. Để thực hiện kế hoạch này, thực dân Pháp đưa tướng Các-păng-chi-ê (Cacpentier) sang làm Tổng tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương, thay cho tướng Ble-dô(1). Các-păng-chi-ê ráo riết triển khai lực lượng quân sự để phòng ngự ở phía Bắc, đồng thời ra sức bình định ở phía Nam Việt Nam và tăng cường sự chuẩn bị nhiều mặt để tổ chức đưa Bảo Đại về làm quốc trưởng Việt Nam tại Sài Gòn .
23 trang |
Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 05/11/2022 | Lượt xem: 195 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Lịch sử tỉnh - Tập hai, Chương III: Trà Vinh (1945-1954), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỈNH ỦY, ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TRÀ VINH
LỊCH SỬ
TỈNH TRÀ VINH
TẬP HAI
(1945-1954)
BAN TƯ TƯỞNG TỈNH ỦY TRÀ VINH
1999
Chương ba
TRÀ VINH TỪ ĐẦU NĂM 1949
ĐẾN CUỐI NĂM 1950
I- PHÁT TRIỂN THẾ TRẬN CHIẾN TRANH NHÂN DÂN, CHỐNG ĐỊCH BÌNH ĐỊNH
Những thắng lợi của quân và dân ta trên cả nước vào cuối năm 1948 đã đẩy thực dân Pháp vào thế lúng túng. Lo ngại trước tình hình ấy, nhà cầm quyền Pháp phái tướng Rơ ve (Revers), Tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp sang Đông Dương xem xét thực trạng và tìm hướng giải quyết. Hoạt động của Rơ-ve tại Đông Dương là đặt kế hoạch mở đường cho đế quốc Mỹ bắt đầu can thiệp vào cuộc chiến tranh Việt- Pháp nhằm ngăn chặn phong trào cách mạng giải phóng dân tộc tràn xuống khắp Đông Nam Á. Để thực hiện kế hoạch này, thực dân Pháp đưa tướng Các-păng-chi-ê (Cacpentier) sang làm Tổng tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương, thay cho tướng Ble-dô(1). Các-păng-chi-ê ráo riết triển khai lực lượng quân sự để phòng ngự ở phía Bắc, đồng thời ra sức bình định ở phía Nam Việt Nam và tăng cường sự chuẩn bị nhiều mặt để tổ chức đưa Bảo Đại về làm quốc trưởng Việt Nam tại Sài Gòn .
Các-păng-chi-ê coi Nam Bộ Việt Nam là căn cứ cơ bản và là bàn đạp chủ yếu để xâm lược toàn cõi Đông Dương. Trong bối cảnh ấy, vùng đất Trà Vinh được xem là một trong những chiến trường trọng điểm. Ngay từ đầu năm 1949, thực dân Pháp đã đưa thêm nhiều binh lực và phương tiện chiến tranh vào Trà Vinh, như : Bán Lữ đoàn Lê dương số 13 (13 er Demi Brgade de Légion Etrangére) được tăng cường một tiểu đoàn xe lội nước, đặt sở chỉ huy tại sân bay Trà Vinh; một đội hải thuyền Pháp thường trực chiến đấu tại vàm Trà Vinh; tiểu đoàn 17 khinh quân (17 er Bataillon Vietnamien) thuộc đơn vị cơ động bảo vệ Thiên chúa giáo (Union Mobile de Defense de la Chrétienté) do Lê-ông Lơ-roa (Léon Leroy) chỉ huy được điều từ Bến Tre sang thay cho tiểu đoàn hỗn hợp Viễn đông thứ nhất; tiểu đoàn bảo an Trà Vinh (Groupement Viet Nam Sul de Tra Vinh) được tăng cường quân số và trang bị; nhiều đơn vị thân binh và dân vệ (autodéfense) được thiết lập và cắm chốt lên các địa bàn v.v...; với lực lượng đông đảo như vậy, địch ráo riết tổ chức hành quân đánh chiếm vùng giải phóng với phương châm : hành quân đánh chiếm đến đâu, thiết lập đồn bót tới đó. Kết quả là, đến tháng 5 năm 1949, địch đã lập thêm nhiều đồn bót quanh thị xã Trà Vinh, dọc các tuyến lộ số 7, số 34, một số địa phương ở phía Tây huyện Cầu Ngang, v.v... nâng tổng số đồn bót và tháp canh trên địa bàn Trà Vinh lên hơn 200, gấp đôi so với đầu năm 1948. Đồng thời với việc tổ chức liên tục những cuộc hành quân qui mô lớn, địch còn tiến hành pháo kích và đưa máy bay oanh tạc vào các thôn, ấp, phum, sroks v.v... gây nhiều thiệt hại về người và của cho đồng bào ta, nhằm khủng bố tinh thần kháng chiến chống Pháp của đồng bào các dân tộc Trà Vinh. Sau mỗi cuộc càn và bắn phá như vậy, địch lại dùng nhiều thủ đoạn thâm độc để móc nối, dụ dỗ, lừa phỉnh, ép buộc thanh niên (nhất là thanh niên Khmer và thanh niên Thiên chúa giáo) tham gia lực lượng "phụ quân, bảo an" do chúng tổ chức, cầm súng Pháp giết hại đồng bào mình và tàn phá quê hương mình, v.v... Những hoạt động quân sự của thực dân Pháp nêu trên, tuy rất dữ dội, nhưng không đạt được mục tiêu bình định như chúng mong muốn, bởi vì nó không thể áp đảo được sức mạnh của thế trận chiến tranh nhân dân ngày một phát triển trên đất Trà Vinh .
Quân và dân Trà Vinh bước vào năm 1949 với thế chủ động đánh địch và đang được khích lệ bởi những thành tựu và kinh nghiệm của năm 1948. Đó cũng là lúc mà trên chiến trường toàn quốc, tương quan lực lượng giữa ta và địch đã thay đổi, có lợi cho ta (2) và cách mạng Trung Quốc trên đà phát triển mạnh (3). Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ 6 (từ ngày 14 đến ngày 18 tháng 1 năm 1949) đã xem xét toàn bộ tình hình và đề ra nhiệm vụ động viên mọi lực lượng tinh thần và vật chất của toàn dân vào công cuộc kháng chiến kiến quốc, giành được độc lập và dân chủ thực sự(4). Tiếp đó, Bộ Quốc phòng- Tổng chỉ huy ra huấn lệnh chuẩn bị tổng phản công(5) .
Quán triệt Nghị quyết Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ 6 và huấn lệnh của Bộ Quốc phòng- Tổng chỉ huy, Tỉnh ủy và Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Trà Vinh đã tăng cường chỉ đạo các hoạt động mọi mặt giành thắng lợi to lớn hơn trong giai đoạn cách mạng tiếp theo. Trên cơ sở hệ thống tổ chức Đảng, Ủy ban kháng chiến hành chính và các đoàn thể quần chúng cách mạng ngày càng phát triển và hoạt động có hiệu quả, nhiều cải cách dân chủ được triển khai trong đời sống đồng bào các dân tộc trong tỉnh .
Trong hoạt động kinh tế, Tỉnh ủy và Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Trà Vinh đã có những biện pháp khéo léo và kiên quyết trong việc cho lưu hành loại giấy bạc do Bộ Tài chính nước Việt Nam dân chủ cộng hòa phát hành và triển khai việc tạm cấp đất cho dân cày theo chủ trương của Trung ương. Giấy bạc do Bộ Tài chính phát hành có in hình Bác Hồ là hiện thực sinh động về quyền độc lập, tự do của dân tộc, là nguồn cổ vũ to lớn đối với niềm tự hào dân tộc của đồng bào. Trên khắp vùng giải phóng rộng lớn ở Trà Vinh lúc đó không ai sử dụng đồng tiền Đông Dương nữa và những tín dụng phiếu phát hành trước đó đều bị thu hồi và không được lưu hành. Với sự lưu hành giấy bạc mới (6), nhịp độ trao đổi, mua bán hàng hóa ở nông thôn Trà Vinh có sinh khí mới, thuận tiện và tấp nập hơn. Tiếp đó, việc triển khai chủ trương của Trung ương tạm cấp đất cho dân cày(7) đã được tiến hành một cách nghiêm túc, trở thành cuộc vận động cải cách dân chủ rộng lớn và sâu sắc ở nông thôn Trà Vinh .
Thực tế lịch sử đã cho thấy, nông thôn Trà Vinh trước năm 1945 là một điển hình về sự tích tụ ruộng đất vào tay tư sản người Pháp và địa chủ bản xứ (như Lèo Phiện cùng bốn dòng họ địa chủ lớn : Lâm, Trương, Từ, Tạ, v.v...); khiến cho tuyệt đại bộ phận nông dân Việt và nông dân Khmer trở thành bần nông, tá điền, bị địa chủ và từng khạo (8) bóc lột đến tận xương tủy và bị hành hạ một cách dã man (địa chủ cũng xây dựng trại giam riêng của mình, như trường hợp Lâm Quang Vĩnh), v.v... Kinh nghiệm cách mạng cũng cho thấy, việc thực hiện một cách triệt để về giảm tô, xóa nợ, tạm giao ruộng đất của những phần tử Việt gian, tư sản Pháp và địa chủ bỏ chạy cho dân nghèo cày cấy từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã đem lại những kết quả to lớn trong việc ổn định và cải thiện đời sống nông dân, củng cố khối đoàn kết dân tộc và tăng thêm nguồn lực cho sự nghiệp kháng chiến, v.v...
Để triển khai chủ trương tạm cấp đất, Tỉnh ủy Trà Vinh (lúc này đồng chí Dương Văn Hạnh là Bí thư) đã tổ chức cho tất cả cán bộ đảng viên trong tỉnh học tập chính sách ruộng đất của Đảng; điều động đồng chí Nguyễn Kiến Nghĩa (Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư huyện ủy Cầu Ngang) về Thường trực Tỉnh ủy để tham gia lãnh đạo công tác tạm cấp ruộng đất. Hội đồng tạm cấp ruộng đất tỉnh Trà Vinh được thành lập do đồng chí Nguyễn Ngọc Thanh (Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Chính trị của Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh) làm Chủ tịch. Đồng thời, các Hội đồng tạm cấp ruộng đất ở cấp huyện và cấp xã cũng được thành lập. Hoạt động của các Hội đồng tạm cấp ruộng đất được tiến hành một cách tích cực và cẩn trọng trên cơ sở điều tra khảo sát nắm chắc thực trạng ruộng đất của từng địa phương, thái độ của từng đối tượng hiện đang sở hữu ruộng đất và thống nhất tiêu chí phân loại ruộng đất cũng như đơn vị đo đạc ruộng đất. Sau nhiều tháng làm việc, đến cuối mùa Thu năm 1949, công tác tạm cấp đất ở nông thôn Trà Vinh đã được chuẩn bị kỷ về mặt điều tra, khảo sát cũng như việc lập kế hoạch thực hiện các bước tiếp theo. Tư tưởng chỉ đạo thực hiện kế hoạch là : tích cực, chắc chắn và không nóng vội. Theo kế hoạch, Tỉnh ủy, Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh chọn một xã có đông nông dân Khmer làm thí điểm, đó là xã Nhị Trường huyện Trà Cú. Tỉnh ủy và Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh giao cho đồng chí Trần Văn Long (Bí thư Huyện ủy Trà Cú) và đồng chí Tám Vĩ (Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính huyện Trà Cú) trực tiếp chỉ đạo và theo dõi tiến độ thực hiện các bước công tác của xã điểm này. Cũng theo kế hoạch, sau khi thực hiện thí điểm ở xã Nhị Trường, công tác tạm cấp ruộng đất được triển khai đại trà trên tất cả các xã giải phóng của tỉnh, sau đó triển khai đến các xã đang bị địch tạm chiếm. Kế hoạch này được thực hiện trong nhiều năm... Quá trình triển khai công tác tạm cấp đất đã có tác động mạnh mẽ đến đời sống nông thôn tỉnh Trà Vinh. Nông dân náo nức, vui mừng đón nhận phần đất của mình được quyền sử dụng : một mơ ước lớn từ bao đời của cố nông, tá điền đến nay trở thành hiện thực. Địa chủ lúc đầu lo ngại và phản ứng ngầm, nhưng trước uy thế của cách mạng và quần chúng họ từng bước nhân nhượng bằng những hành động cụ thể, như : giảm bớt các thủ đoạn bóc lột nông dân, tự nguyện hiến hoa lợi cho nông dân trên những mảnh ruộng mà tá điền đang canh tác (với hình thức hiến từng phần, theo mùa vụ, có thời hạn, v.v...) và các địa chủ họ Lâm, Trương, Từ, Tạ, Trần, Huỳnh, v.v... đều tự nguyện hiến một phần ruộng đất để Cách mạng cấp cho dân nghèo. Việc tạm cấp ruộng đất cho dân cày ở Trà Vinh ngay từ đầu đã giành được những thắng lợi quan trọng. Thực tế cho thấy công tác này đã có sức động viên mạnh mẽ đối với nông dân đang cày cấy trên đồng ruộng và người thân của họ đang làm nhiệm vụ khác trên khắp các địa bàn. Khí thế cách mạng ở Trà Vinh tiếp tục dâng cao, khắp nơi vang vang khúc hát :
"Cấp đất cho dân cày !
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử,
Đất về tay dân cày !
Sung Sướng xiết bao !
Trong các hoạt động giáo dục và đào tạo, đồng thời với việc duy trì các lớp học bình dân học vụ, là sự đổi mới và nâng cấp các trường, lớp tập trung của tỉnh, gắn với thực tiễn cách mạng ở địa phương và gắn với hệ thống tổ chức đào tạo chung của Nam Bộ. Từ đầu năm 1949, trường Chim Việt tiến hành đào tạo khóa thứ hai với các lớp nhất, nhì, ba và đã lựa chọn được một số học sinh giỏi chuyển lên học tại trường trung học Nguyễn Văn Tố do Xứ ủy Nam Bộ quản lý. Sau đó, trường Chim Việt được chuyển thành trường bổ túc văn hóa Võ Thị Sáu để đào tạo, nâng cao trình độ học vấn cho đảng viên, cán bộ từ cấp cơ sở đến huyện ủy viên. Trong khi trường Chim Việt được nâng cấp và chuyển đối tượng đào tạo thì Ty Giáo dục trực tiếp chiêu sinh và tổ chức các khóa học bổ túc văn hóa định kỳ của tỉnh, đồng thời trường Đỗ Văn Nại cũng tổ chức chiêu sinh và khai giảng các lớp nhất, nhì (9) giành cho các em thiếu niên. Sự ra đời và những hoạt động của trường Đỗ Văn Nại đã ghi thêm một dấu son về sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong lịch sử cách mạng ở Trà Vinh. Trong khi chiến sự diễn ra rất quyết liệt bởi quân thù tập trung lực lượng mở những cuộc hành quân bình định liên tiếp, thì tại ấp Dừa Đỏ I xã Nhị Long, thầy và trò trường Đỗ Văn Nại được an toàn trong sự che chở, đùm bọc của đồng bào ở Nhị Long nói riêng và ở các huyện Châu Thành, Càng Long nói chung. Trong điều kiện khó khăn của thời chiến và của nền giáo dục Việt Nam Dân chủ cộng hòa trẻ tuổi, tài liệu và đồ dùng giảng dạy còn thiếu thốn nhiều, nhưng Ban Giám hiệu nhà trường (do thầy giáo Nguyễn Văn Minh và Võ Văn Tây phụ trách) đã được sự chỉ đạo, động viên kịp thời của Tỉnh ủy, Ủy ban kháng chiến tỉnh, Ty Giáo dục tỉnh Trà Vinh và nhất là sự giúp đỡ trực tiếp của các cấp ủy Đảng- Ủy ban kháng chiến hành chính xã Nhị Long, huyện Càng Long, huyện Châu Thành, đã vượt qua mọi khó khăn để dạy tốt và học tốt. Các thầy giáo của trường đã phải tự tìm tòi tài liệu để biên soạn giáo trình có nội dung cụ thể và thiết thực nhằm nâng cao trình độ học vấn và khơi dậy lòng yêu nước cũng như tinh thần sáng tạo cách mạng của trẻ thơ các dân tộc Trà Vinh lúc đó. Thực tế lịch sử cho thấy, trường Đỗ Văn Nại đã phát huy tốt kinh nghiệm của trường Chim Việt, đã cùng với trường Chim Việt và trường bổ túc văn hóa Võ Thị Sáu kịp thời đào tạo cho tỉnh và cho đất nước nhiều cán bộ lãnh đạo và trí thức cách mạng phục vụ cho công cuộc kháng chiến và kiến quốc .
Đồng thời với các hoạt động giáo dục và đào tạo theo trường lớp, công tác thông tin tuyên truyền được tiến hành thường xuyên, hàng ngày và ở khắp mọi nơi. Mạng lưới thông tin liên lạc bằng điện đài giữa khu với tỉnh và giữa tỉnh với các huyện được thiết lập, đem lại những hiệu quả cao trong công tác thông tin tuyên truyền. Hệ thống loa phóng thanh cũng được hình thành ở hầu khắp các xã. Cứ vào lúc rạng sáng và khi chiều tà mỗi ngày, tiếng loa phóng thanh lại vang lên trong vùng nông thôn Trà Vinh, cung cấp cho đồng bào những tin tức cần thiết của đời sống cùng những tin chiến thắng trong nước và tin thời sự quốc tế, v.v... Bên cạnh tờ báo Trà Vinh, Tỉnh ủy còn chỉ đạo cho phát hành bản tin nội bộ lấy tên là "sinh hoạt nội bộ", lưu hành trong cán bộ, đảng viên nhằm kịp thời cung cấp những thông tin bổ sung, hỗ trợ cho các lớp huấn luyện, v.v...
Nói chung, hoạt động mọi mặt trong tỉnh đã phục vụ kịp thời cho công tác quân sự, nhằm mục tiêu chiến thắng quân thù. Ngay từ đầu năm 1949, Trung ương đã chỉ đạo : trọng tâm công tác lúc này tiếp tục xây dựng các đơn vị bộ đội chủ lực; với phương châm tác chiến chiến lược là : mạnh bạo đẩy vận động chiến đi tới và khi đủ điều kiện thì kịp thời nâng vận động chiến lên địa vị quan trọng để tiến sang giai đoạn phản công...(10). Xứ ủy và Bộ tư lệnh Nam Bộ chỉ đạo xây dựng và phát triển các đơn vị bộ đội chủ lực cấp liên trung đoàn, trung đoàn và tiểu đoàn, phương châm tác chiến trên chiến trường Nam Bộ lúc này là : du kích chiến là chính, học tập đánh vận động chiến trong hoàn cảnh thuận lợi. Theo đó, các đơn vị bộ đội chủ lực thuộc khu 8 đang hoạt động trên địa bàn Trà Vinh cũng được kiện toàn và phát triển thêm, như : Trung đoàn 109 sáp nhập với Trung đoàn 111 để hình thành Liên trung đoàn 109-111, thành phần Ban chỉ huy gồm :
1- Liên trung đoàn trưởng : Nguyễn Hữu Xuyến
2- Liên trung đoàn phó : Phạm Ngọc Hưng
3- Chính trị viên liên trung đoàn : Dương Tự Cẩm(11).
Lúc mới thành lập, Liên trung đoàn 109-111 có ba tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn có từ hai đến ba đại đội. Sau đó Liên trung đoàn được bổ sung lực lượng tiểu đoàn 308, gồm : Tiểu đoàn bộ (lúc đó gọi là Đại đội 939), một trung đội trợ chiến, ba đại đội bộ binh 935, 936, 937 (trong đó đại đội 935 vốn là Đại đội 991 nòng cốt của tiểu đoàn 331 bộ đội địa phương tỉnh Trà Vinh, đã từng lập chiến công trong các trận Ô Đùng, La Bang, v.v... (12); Đại đội 936 vốn là Đại đội 999 của Trung đoàn 111; Đại đội 937 hầu hết là học viên khóa 2 của Trường quân chính khu 8 đặt tại Tập Sơn, huyện Trà Cú (13).
Tháng tư năm 1949, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra sắc lệnh về việc thành lập bộ đội địa phương. Lúc này, tiểu đoàn 331 bộ đội tỉnh Trà Vinh đã được điều động bổ sung lực lượng cho các đơn vị của khu 8. Tỉnh ủy và Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh giao nhiệm vụ cho Tỉnh đội bộ dân quân Trà Vinh tuyển chọn lực lượng từ các đội du kích chiến đấu của tỉnh để củng cố và phát triển đại đội 301, chuyển đại đội này thành Đại đội bộ đội địa phương tỉnh Trà Vinh, làm nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị bộ đội chủ lực khu 8 đứng chân trên địa bàn và phối hợp với lực lượng dân quân du kích trong tỉnh để hợp đồng tác chiến .
Từ giữa năm 1949, các lực lượng vũ trang nhân dân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh (bao gồm một số đơn vị bộ đội chủ lực khu 8, Đại đội 301 bộ đội địa phương và các đơn vị dân quân, du kích) khẩn trương triển khai các hoạt động xây dựng và tác chiến. Ở đây, các phong trào thi đua "Rèn cán, chỉnh quân", "Luyện quân lập công", v.v... diễn ra rầm rộ. Các phong trào ấy đã hỗ trợ đắc lực và làm nòng cốt cho các địa phương xây dựng, củng cố và phát triển những "làng kháng chiến", "xã chiến đấu", v.v... Trên các địa bàn ven sông, ven biển, những ụ cản ngăn tàu chiến địch được gia cường nhiều lớp. Trên các địa bàn ven trục lộ, những lớp cản cây, những ụ cản đất, những giao thông hào và những bãi tử địa được thiết lập và ngày càng được củng cố, sẵn sàng chờ địch đến để tiêu diệt chúng. Tại các xã, ấp nằm trong nội địa, dân quân du kích ra sức phối hợp với các tầng lớp nhân dân tìm nhiều cách cải tạo địa hình để vừa thuận lợi cho sản xuất, vừa thuận lợi cho giao thông liên lạc và triển khai tác chiến. Mỗi ngày, có hàng vạn nhân công làm việc trên các tuyến "kênh kháng chiến"... Những kênh này nằm trong hệ thống liên hoàn các xã chiến đấu, nó không chỉ có tác dụng ngăn cản đường hành quân của địch, mà còn thuận lợi cho quân và dân ta trong các hoạt động tiếp tế, vận tải phục vụ chiến đấu và thực hiện chức năng tưới tiêu, thay chua rửa mặn cho đồng ruộng, đem lại năng suất cao trong sản xuất nông nghiệp, v.v...Thông qua các hoạt động này, đội ngũ dân quân du kích ngày một lớn mạnh về số lượng, chặt chẽ thêm về tổ chức và nâng cao thêm hiệu quả chiến đấu, phục vụ chiến đấu và địch vận, v.v... Vào giữa năm 1949, ở các xã trong tỉnh, xã nào cũng xây dựng được một đơn vị du kích cấp tiểu đội hoặc trung đội. Riêng huyện Trà Cú, các xã đều có một trung đội du kích từ 30 tay súng trở lên. Giữ vững danh hiệu "Lá cờ đầu về công tác địch vận" mà Bộ Chỉ huy khu 8 phong tặng cho quân và dân Trà Vinh năm 1948, lực lượng dân quân du kích Trà Vinh đã có nhiều hoạt động táo bạo và sáng tạo trong công tác địch vận kết hợp với hoạt động vũ trang, tiếp tục lập nhiều chiến công mới .
Ở huyện Trà Cú, dân quân du kích từng xã và liên xã đã tổ chức bao vây uy hiếp nhiều đồn bót địch và bồi dưỡng cho các tầng lớp đồng bào Việt, Khmer, Hoa ở địa phương tham gia công tác địch vận có hiệu quả. Công tác địch vận ở đây đã vận động được nhiều thân binh mang súng Pháp về giao cho dân quân, du kích; đã tổ chức được nhiều cơ sở bí mật từ trong lòng địch, giúp cho các hoạt động của ta (như di chuyển và bố trí lực lượng, thông tin, tiếp tế, điều nghiên lập phương án tác chiến, v.v...) được thuận lợi và an toàn hơn .
Ở huyện Cầu Ngang, bằng công tác địch vận, ta đã gây dựng được hai cơ sở nội ứng tại đồn Vĩnh Kim là Cai Tổng và Chín Giảng. Hai cơ sở này đã giúp ta lấy đồn và thu nhiều hồ sơ, tài liệu, đạn dược cùng 35 khẩu súng, v.v... một cách thuận lợi; toàn bộ Ban hội tề xã Vĩnh Kim cùng 60 binh sĩ địch ở đây lần lượt ra hàng. Ta đối xử nhân đạo với hàng binh : đưa về Hàng Đào (Mỹ Long) giáo dục rồi cấp cho mỗi người 500 đồng bạc Cụ Hồ (14) và cho về đoàn tụ với gia đình. Sau đó, qua Cai Tổng và Chín Giảng, ta vận động được Cai Ngoan. Thông qua 3 người này và gia đình họ, ta nắm được nội tình dinh quận Cầu Ngang và tổ chức lực lượng tấn công vào mục tiêu này. Trận đánh dinh quận Cầu Ngang diễn ra vào trung tuần tháng 8 năm 1949. Ban chỉ huy trận đánh gồm có :
1- Nguyễn Trí Tài, Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội bộ dân quân Trà Vinh làm Chỉ huy trưởng .
2- Tám Sót, cán bộ tiểu đoàn 308 .
3- Huỳnh Long Bài, cán bộ huyện Cầu Ngang .
4- Lê Văn Ba, Trưởng ban quân báo và địch vận tỉnh Trà Vinh .
Quân ta tập kết lực lượng vào lúc trời tối. Đúng 21 giờ đêm, theo mật hiệu từ cơ sở nội ứng, quân ta đột nhập trạm gác, nổ súng tiêu diệt 4 tên lính gác và chiếm lĩnh tầng lầu dinh quận. Quân ta ồ ạt xông vào dinh quận, tiêu diệt và làm bị thương gần 40 tên địch (gồm hầu hết lính ngụy và nhân viên ngụy quyền ở đây, chỉ có một toán cố thủ trong công sự và tường chắn kiên cố ở góc dinh là thoát chết), thu được 20 khẩu súng các loại và một số đồ dùng quân sự. Tiếp theo trận đánh vào dinh quận, lực lượng du kích và dân quân huyện Cầu Ngang còn tổ chức nhiều trận phục kích, công đồn làm rệu rã và tinh thần làm tiêu hao sinh lực địch. Trung đội tự vệ chiến đấu của huyện dưới sự chỉ huy của đồng chí Huỳnh Long Bài đã phối hợp với du kích các xã Long Sơn, Mỹ Long, Hiệp Mỹ phục kích một đoàn xe địch (6 chiếc) tại ngã ba Ô Răng (Long Sơn) trên lộ 7. Trong trận phục kích này, quân ta sử dụng địa lôi kết hợp với lựu đạn và súng trường, tiêu diệt 4 xe, loại khỏi vòng chiến đấu 30 tên địch, thu được hơn 20 khẩu súng (trong đó có 2 khẩu trung liên và 2 khẩu tiểu liên). Cũng trên lộ 7, một tiểu đội tự vệ chiến đấu của huyện tổ chức trận phục kích ngay cạnh đồn Ba Hình (đồn này do lính Cao Đài canh giữ, có mâu thuẫn với tên Be quận trưởng Cầu Ngang, ta lợi dụng mâu thuẫn này để tranh thủ trưởng đồn cho du kích bố trí trận địa ngay sát đồn để tiêu diệt quận Be). Khi chiếc xe Jeep chở quận Be và hai lính hộ tống từ thị xã Trà Vinh về vào lúc 5 giờ chiều chủ nhật (thông thường, cứ sáng chủ nhật là quận Be lên thị xã Trà Vinh đánh bạc, chiều mới trở về), ta nổ súng tiêu diệt xe Jeep cùng quận Be và hai lính, thu được một khẩu súng tiểu liên. Mấy ngày sau, địch đưa Đoàn Hữu Hiền lên làm quận trưởng Cầu Ngang và tăng quân, trang bị thêm vũ khí cho lực lượng phụ quân và bảo an trên khắp địa bàn gần quận lỵ (như các ấp Trà Kim, Sóc Chùa, Thủy Hòa, Bào Sen, Mỹ Cẩm thuộc xã Mỹ Hòa và các ấp Bình Tân, Tri Liêm, Hòa Lục, Sóc Chuối, thuộc xã Hiệp Hòa, v.v...), đồng thời lập thêm 4 bót ở vành đai huyện lỵ là Thủy Hòa, Cây Điệp, Thất Đạo, Từ Tháo và thường xuyên đưa binh lính đột nhập, lục soát các điểm dân cư ở lân cận. Không để cho địch tự do hành động, lực lượng tự vệ chiến đấu huyện Cầu Ngang tổ chức tấn công bằng quân sự và địch vận tiêu diệt đồn Từ Tháo, thu được 12 khẩu súng các loại. Tiếp đó, ta bao vây uy hiếp đồn Bến đáy (Mỹ Long), buộc lực lượng địch ở đây phải bỏ đồn, tháo chạy. Cuối năm 1949, đơn vị tự vệ chiến đấu huyện Cầu Ngang được nâng cấp thành bộ đội địa phương huyện. Đơn vị này đã phối hợp tác chiến với đại đội 301 bộ đội địa phương tỉnh Trà Vinh phục kích tiêu diệt một xe Jeep địch trên tuyến đường Giồng Trôm- Rạch Đình, thu 10 khẩu súng, sau đó tấn công tiêu diệt đồn Bào Giá (Vĩnh Kim) .
Tại các huyện Châu Thành, Tiểu Cần, Càng Long, Cầu Kè (15), du kích tiến hành nhiều trận phục kích và bắn tỉa làm tiêu hao sinh lực địch, đồng thời phát triển các hoạt động địch vận và phối hợp tác chiến với các đơn vị bộ đội đứng chân trên địa bàn. Giữa năm 1949, lực lượng du kích ở huyện Càng Long đã chuẩn bị tích cực cho trận phục kích của đại đội 301 bộ đội địa phương tỉnh Trà Vinh và đại đội 937 bộ đội chủ lực khu 8 (được trang bị thêm 2 khẩu đại liên và 1 khẩu trọng liên 12 li 7) trên sông Cổ Chiên, đánh đoàn tàu địch trên đường vận chuyển thực phẩm từ Nam Vang (Pnom Pênh) về. Do được chuẩn bị rất chu đáo, nên trận đánh đã diễn ra nhanh chóng vào ngày 5 tháng 6 năm 1949 tại vàm Cái Hóp (xã Đức Mỹ). Đoàn tàu địch lọt vào ổ phục kích của ta, bị tấn công bất ngờ, không kịp đối phó; chiếc tàu kéo bị thương và hai tàu hộ tống phải chặt dây tháo chạy. Địch bỏ lại 5 ghe chài chở đầy cá khô, đậu xanh và đường thốt nốt (mỗi ghe trọng tải gần 20 tấn). Quân ta thu toàn bộ chiến lợi phẩm đưa về xã An Trường để Ban chỉ huy Liên trung đoàn 109-111 và Ủy ban kháng chiến hành chính huyện Càng Long phân phối cho các đơn vị. Mấy tháng sau đó, vào dịp kỷ niệm Cách mạng tháng Tám, du kích huyện Cầu Kè cùng đơn vị bộ đội địa phương huyện đã phối hợp với tiểu đoàn 308 bộ đội chủ lực khu 8 tấn công quận lỵ Cầu Kè vào ngày 19 tháng 8 năm 1949, làm chủ quận lỵ một thời gian, giải giáp đơn vị bảo an của địch (16) , sau đó bao vây uy hiếp đồn Bà Mi, buộc lực lượng địch ở đây phải bỏ chạy, ta chiếm đồn và thu vũ khí, v.v...
Nỗ lực của quân và dân Trà Vinh từ đầu năm 1949 đã phát huy mạnh mẽ những thành tựu đạt được trước đó, làm cho thế trận chiến tranh nhân dân ở đây ngày càng phát triển và không ngừng khẳng định sức mạnh của mình. Giữa lúc ấy, Hội nghị quân sự Xứ được triệu tập. Hội nghị làm việc từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 9 năm 1949 (17), đánh giá tình hình chiến trường và đề ra những công tác lớn, như : gấp rút chỉnh đốn lại bộ máy Chỉ huy quân sự các cấp...; tổ chức lại và tăng cường công tác quân giới..; tuyên truyền đẩy mạnh phong trào thi đua giết giặc lập công; xây dựng căn cứ địa kháng chiến vững mạnh; v.v... Tiếp đó, Hội nghị cán bộ toàn xứ cũng được triệu tập (18) .
Để triển khai Nghị quyết của Hội nghị trên, Tỉnh ủy Trà Vinh triệu tập Hội nghị cán bộ toàn tỉnh đầu tháng 11 năm 1949 tại Cồn Trứng (xã Trường Long Hòa, huyện Cầu Ngang). Hội nghị bầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy, gồm có:
1- Nguyễn Ngọc Thanh (Mười Thanh), Bí thư Tỉnh ủy (19).
2- Trần Thành Đại (Sáu Đại), Phó Bí thư Tỉnh ủy .
3- Đỗ Ngọc Chưởng, Ủy viên Thường vụ .
4- Nguyễn Kiến Nghĩa, Ủy viên Thường vụ .
5- Vũ Đình Liệu, Ủy viên Thường vụ .
Hội nghị đề ra những nhiệm vụ trước mắt, trong đó có việc triển khai chỉ đạo của khu ủy Khu 8 về kế hoạch tổ chức lực lượng phối hợp với tỉnh Vĩnh Long và tạo điều kiện thuận lợi cho Liên Trung đoàn 109-111 là bộ đội chủ lực của khu 8 hoạt động trên địa bàn Trà Vinh nhằm đánh vào kế hoạch bình định, góp phần giải phóng nông thôn (20) .
II- CHIẾN DỊCH CẦU KÈ (TỪ 7 THÁNG 12 NĂM 1949 ĐẾN 16 THÁNG 1 NĂM 1950) VÀ CHIẾN DỊCH TRÀ VINH (TỪ 25 THÁNG 3 ĐẾN 8 THÁNG 5 NĂM 1950
1- Chiến dịch Cầu Kè (21)
Giữa tháng 11 năm 1949, Hội nghị cán bộ lãnh đạo hai tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh và Liên trung đoàn 109-111 họp quyết định phương án cho một trận đánh lớn. Hội nghị đã nghe lực lượng quân báo và trinh sát của hai tỉnh và liên trung đoàn báo cáo kết quả điều nghiên và dự kiến địa bàn tác chiến. Có 3 địa bàn được đưa ra thảo luận là : khu vực Lộc Hòa, khu vực Cầu Ngang và khu vực Cầu Kè. Cuối cùng, hội nghị quyết định chọn Cầu Kè làm địa bàn mở trận đánh lớn. Bộ chỉ huy khu 8 (do đồng chí Nguyễn Văn Vịnh (22) làm Chín
File đính kèm:
- de_tai_lich_su_tinh_tap_hai_chuong_iii_tra_vinh_1945_1954.doc