TRÀ VINH TỪ THÁNG 12 NĂM 1946
ĐẾN THÁNG 12 NĂM 1948
I- XÂY DỰNG THẾ TRẬN CHIẾN TRANH NHÂN DÂN CÙNG TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN
Đến tháng 12 năm 1946, đồng bào các dân tộc tỉnh Trà Vinh cùng nhân dân Nam Bộ đã trải qua 15 tháng kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Trong khi đó, ở Trung Bộ và Bắc Bộ, ta tranh thủ điều kiện hòa hoãn để xây dựng và phát triển lực lượng. Nhưng thực dân Pháp vẫn nuôi mưu đồ thôn tính toàn bộ đất nước ta một lần nữa. Sau khi đổ quân lên Đà Nẵng, Hải Phòng, v.v. (1), ngày 17 và 18 tháng 12 năm 1946, quân Pháp gây hấn ở Thủ đô Hà Nội, ngang nhiên đánh chiếm Bộ Tài chính, Bộ Giao thông công chánh và gửi tối hậu thư cho Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, v.v.
Điều kiện hòa hoãn đã hết, đêm 19 tháng 12 năm 1946 kháng chiến toàn quốc bùng nỗ. Sáng 20 tháng 12 năm 1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi :
22 trang |
Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 05/11/2022 | Lượt xem: 209 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Lịch sử tỉnh - Tập hai, Chương II: Trà Vinh (1945-1954), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỈNH ỦY, ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TRÀ VINH
LỊCH SỬ
TỈNH TRÀ VINH
TẬP HAI
(1945-1954)
BAN TƯ TƯỞNG TỈNH ỦY TRÀ VINH
1999
Chương hai
TRÀ VINH TỪ THÁNG 12 NĂM 1946
ĐẾN THÁNG 12 NĂM 1948
I- XÂY DỰNG THẾ TRẬN CHIẾN TRANH NHÂN DÂN CÙNG TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN
Đến tháng 12 năm 1946, đồng bào các dân tộc tỉnh Trà Vinh cùng nhân dân Nam Bộ đã trải qua 15 tháng kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Trong khi đó, ở Trung Bộ và Bắc Bộ, ta tranh thủ điều kiện hòa hoãn để xây dựng và phát triển lực lượng. Nhưng thực dân Pháp vẫn nuôi mưu đồ thôn tính toàn bộ đất nước ta một lần nữa. Sau khi đổ quân lên Đà Nẵng, Hải Phòng, v.v... (1), ngày 17 và 18 tháng 12 năm 1946, quân Pháp gây hấn ở Thủ đô Hà Nội, ngang nhiên đánh chiếm Bộ Tài chính, Bộ Giao thông công chánh và gửi tối hậu thư cho Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, v.v...
Điều kiện hòa hoãn đã hết, đêm 19 tháng 12 năm 1946 kháng chiến toàn quốc bùng nỗ. Sáng 20 tháng 12 năm 1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi :
"Hỡi đồng bào toàn quốc !
Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa .
Không ! chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ...
Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không phân biệt tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ ai là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân cứu nước...
... Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta... "(2) .
Ngày 22 tháng 12 năm 1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị "Toàn dân kháng chiến". Tiếp đó, Xứ ủy Nam Kỳ chỉ thị cho các khu : mở rộng phát triển du kích lên một bước mới, đẩy mạnh đánh địch ở khắp các mặt trận..., quấy rối, phong tỏa, phá hoại, góp phần phá cuộc tiến công của địch trên khắp các chiến trường Bắc Bộ và Trung Bộ. Khu ủy khu 8 chỉ thị cho các Tỉnh ủy và Ủy ban kháng chiến hành chính các tỉnh trên địa bàn khu 8 khẩn trương rà soát lại toàn bộ lực lượng, lập phương án tác chiến phù hợp với thực lực và đáp ứng với tình hình mới, kiên quyết phát triển phong trào kháng chiến thêm một bước .
Hòa nhịp với toàn quốc kháng chiến, Trà Vinh thể hiện rõ khí thế mới. Tỉnh ủy và Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Trà Vinh phát động phong trào "Tổng phá tề, triệt để phá hoại đường giao thông, ngăn chặn và chia cắt địch" trên phạm vi toàn tỉnh .
Trên địa bàn các quận Càng Long, Châu Thành, Tiểu Cần :
Cuối tháng 12 năm 1946, quân ta phá sập cầu Mây Tức bắc ngang sông Càng Long trên lộ 7, cắt đứt đường vận chuyển chính của địch .
Ngày 31 tháng 12 năm 1946, quân ta phục kích đánh địch tại bến đò Long Thuận, làm chủ toàn bộ lộ 6, khai thông tuyến giao thông liên lạc của ta từ Càng Long sang Châu Thành qua Tiểu Cần .
Ngày 24 tháng 2 năm 1947, quân ta tập kích tiêu diệt một trung đội lê dương của địch tại lẫm lúa Cò Tộ (Lâm Quang Tộ), thu 24 súng (trong đó có một khẩu súng cối 60 li), giải thoát cho 200 dân thường đang bị địch giam giữ tại Huyền Hội (Càng Long) .
Trên địa bàn quận Cầu Ngang :
Trong cuối tháng 12 năm 1946, quân và dân ta đã ra sức đào hầm hào, đắp ụ cản, phá các tuyến giao thông liên lạc của địch từ Sóc Hoang (Mỹ Hòa) đến ấp Tư (Mỹ Long), từ Hiệp Mỹ đến Long Hữu, từ Long Toàn đến Láng Chim, Ba Động (Trường Long Hòa) .
Giữa tháng 1 năm 1947, quân ta bao vây dinh quận trưởng Cầu Ngang tại Ba Động (Trường Long Hòa), quận Be tháo chạy và dời dinh quận về Ô Lắc (Hiệp Mỹ). Quân ta lại bao vây uy hiếp dinh quận ở Ô Lắc, buộc quận Be lại phải tháo chạy và dời về khu vực chợ Cầu Ngang .
Ngày 15 tháng 01 năm 1947, lực lượng tự vệ chiến đấu quận Cầu Ngang kết hợp với bộ đội chi đội 20 phục kích tại khu vực chợ Bình Tân (Hiệp Hòa) chặn đánh địch từ quận lị Cầu Ngang tiến ra, loại khỏi vòng chiến đấu 300 tên địch (trong đó có 2 tên Pháp), thu 25 khẩu súng .
Đầu tháng 2 năm 1947, quân ta lại phục kích tại khu vực Ba Hình, Mai Hương (vinh Kim) chặn đánh quân địch từ thị xã Trà Vinh xuống, tiêu diệt một số địch (trong đó có 1 tên Pháp) .
Chiến sự diễn ra liên tục và sự tổn thất về người và vũ khí của địch khiến cho tề, ngụy ở Cầu Ngang càng hoang mang, dao động. Hàng loạt đồn bót địch ở Long Toàn, Long Hữu, Mỹ Long, v.v... tiếp tục rút chạy. Thực dân Pháp đã phải huy động máy bay đến quần đảo trên bầu trời Cầu Ngang và trút bom xuống địa bàn đóng quân của bộ đội ta tại khu vực Chùa Dơi (Mỹ Long), nhưng không gây thất cho quân ta và cũng không vực dậy được tinh thần của quân ngụy. Vùng giải phóng ở quận Cầu Ngang tiếp tục được mở rộng .
Trên địa bàn quận Trà Cú .
Đến ngày toàn quốc kháng chiến, toàn quận Trà Cú đã được giải phóng, địch chỉ còn đứng chân tại quận lị ở khu vực Ngã Ba. Chính quyền địch ở Trà Vinh phải cử tên Sali làm đại diện tỉnh trưởng tại Trà Cú để giám sát tình hình và tìm cách ứng phó. Tiếp đó, tỉnh trưởng Trà Vinh bãi chức quận trưởng Báo, đưa quận trưởng Chỉ về thay, nhưng vẫn không cứu vãn được tình thế. Sali bất lực, bèn phải tìm cách đi khỏi Trà Cú, bỏ mặc quận Chỉ .
Cuối tháng 12 năm 1946, lực lượng tự vệ chiến đấu ở Trà Cú đã có một trung đội mạnh, dưới sự chỉ huy của thầy giáo Đỗ Văn Nại, ủy viên quân sự quận. Lực lượng này cùng nhân dân địa phương nổi dậy phá hủy nhiều cầu cống, bao vây phong tỏa quận lị Ngã Ba. Quân địch ở khu vực Ngã Ba thiếu cơm ăn, nước uống, lại bị tử vong vì tự vệ bắn tỉa, v.v... Nhiều thân binh trong quận lị Ngã Ba đã mang súng ra hàng. Ta có thêm điều kiện tốt để tuyên truyền vận động binh lính địch. Ta đối xử nhân đạo với những binh sĩ ngụy và nhân viên ngụy quyền đào rã ngũ (bằng cách giáo dục rồi trả về gia đình) .
Sau nhiều ngày bao vây phong tỏa, đêm 31 tháng 12 năm 1946, quân ta mở đợt tiến công quân sự vào quận lị Ngã Ba và đốt cháy những khu nhà ngoại vi. Một lực lượng tự vệ chiến đấu được bố trí phục kích địch ở khu vực Cầu Hanh. Tình thế nguy cấp, sáng sớm ngày 1 tháng 1 năm 1947, quận Chỉ cùng bộ hạ thân tín của y bỏ quận, tìm đường tháo chạy, nhưng đã bị quân dân ta bao vây và bắt sống trên cánh đồng Ba Trạch (khu vực từ xóm Chùa đến cầu Phước Hưng). Mấy ngày sau đó, Tòa án nhân dân quận Trà Cú mở phiên tòa tại Ngã Ba xét xử tội ác địch, tên quận Chỉ bị kết án tử hình (3). Với chiến công này, lần đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở Trà Vinh nói riêng và toàn bộ Nam Bộ nói chung, ta diệt gọn một quận lị của địch và giải phóng hoàn toàn một quận. Thắng lợi ở Trà Cú là một điển hình về ý chí chống xâm lược và sức mạnh của khối đoàn kết Việt- Khmer- Hoa trên địa bàn này theo đường lối chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ tỉnh Trà Vinh. Chiến thắng này đã làm cho quân thù tức tối điên cuồng, chúng tập trung lực lượng đánh chiếm. Quân và dân Trà Cú đã chống trả quyết liệt, chiến sự diễn ra gay gắt vào ngày 14 tháng 1 năm 1947 (nhằm ngày 23 tháng Chạp năm Bính Tuất) trên khu vực từ La Bang đến chợ Đôn Châu, sau đó địch chiếm lại ấp La Bang (giáp ranh với quận Cầu Ngang) và đóng quân ngay tại chùa La Bang .
Trong năm 1947, Chính phủ và Ủy ban kháng chiến các cấp được kiện toàn thêm để đảm bảo tổ chức và chỉ đạo cuộc kháng chiến. Đồng chí Võ Nguyên Giáp được cử làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, luật sư Phan Anh giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Kinh tế. Trung ương Đảng và Chính phủ quyết định giải thể Ủy ban kháng chiến miền Nam và cử đồng chí Lê Duẩn, Ủy viên Trung ương Đảng làm đại diện ở Nam Bộ. Tiếp đó, Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ được thành lập rồi kiện toàn thành Ủy ban hành chính kháng chiến Nam Bộ, gồm các thành viên :
1- Chủ tịch Phạm Văn Bạch
2- Phó Chủ tịch Phạm Ngọc Thuần
3- Ủy viên Nội vụ Ung Văn Khiêm
4- Ủy viên Ngoại vụ Nguyễn Thanh Sơn
5- Ủy viên Quân sự Nguyễn Bình
6- Ủy viên Thư ký (thường gọi là tổng thư ký)
Trần Bửu Kiếm .
Tại Trà Vinh, Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh cũng được bổ sung thàn phần nhân sự mới để kiện toàn thêm, gồm có :
1- Chủ tịch Nguyễn Văn Trí
2- Phó Chủ tịch Lâm Phái
3- Ủy viên chính trị Nguyễn Ngọc Thanh
4- Ủy viên Quân sự Đỗ Văn Nại
5- Ủy viên xã hội Hòa thượng Huệ Quang
6- Ủy viên thư ký (còn gọi là tổng thư ký)
Lê Văn Tâm
Từ cuối quí I năm 1947, hệ thống tổ chức bộ máy chính quyền các cấp ở Trà Vinh có những bước phát triển mới. Đồng thời, các tổ chức quần chúng cách mạng cũng được củng cố và phát triển thêm về số lượng cũng như chất lượng. Đơn vị hành chính "quận" được thay bằng"huyện", Ủy ban kháng chiến hành chính huyện và các cơ quan trực thuộc được tổ chức hoạt động có nề nếp hơn. Các cơ quan thuộc Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh được xây dựng, đến giữa năm 1948 có :
1- Ty Công an, Trưởng ty Đỗ Vi Nhân
2- Ty Kinh tế, Trưởng ty Hứa Gẫu
3- Ty Tài chính, Trưởng ty Nguyễn Văn Điểm
4- Ty Ngân khố, Trưởng ty Trịnh Khắc Lợi
5- Ty Thông tin tuyên truyền, Trưởng ty Lê Thanh Phong
6- Ty Giáo dục, Trưởng ty Hà Văn Đấu
7- Ty Canh nông, Trưởng ty Lê Văn Chung
8- Ty Y tế, Trưởng ty Lê Văn Hiến
9- Ty xã hội thương binh, Trưởng ty Lâm Sanh Dung
10- Ty Giao thông liên lạc, Trưởng ty Nguyễn Văn Cho
11- Tòa án nhân dân, Chánh án Nguyễn Văn Khánh
12- Tòa án Quân sự, Chánh án Dương Văn Lợi
13- Phòng chính trị, Trưởng phòng Sơn Phước Rọt
14- Cơ quan Văn hóa Kháng chiến, Phụ trách Dương Văn Lợi
15- Cơ quan Quản thủ, Phụ trách Dương Tâm Quãng
Nhiệm vụ, chức năng và cơ chế hoạt động của các cơ quan này tiến hành theo hướng dẫn chung của Chính phủ và dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh .
Do đặc thù về cộng đồng dân cư- dân tộc ở Trưởng ty, cuối năm 1948 Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh quyết định thành lập thêm 2 cơ quan : Ban Khmer Vận và Ty Hoa Kiều vụ. Ban Khmer Vận do Sơn Phước Rọt, Trưởng phòng chính trị Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh kiêm Trưởng ban. Một trong những thành viên tích cực xây dựng Ban Khmer Vận lúc này là Ma Ha Sơn Thông, một trí thức Khmer giàu lòng yêu nước, sớm giác ngộ cách mạng. Ty Hoa Kiều Vụ do Triệu Quang Liễu làm Trưởng ty .
Đồng thời với việc xây dựng và từng bước hoàn thiện các cơ quan chính quyền, Mặt trận Việt Minh, Hội Liên Việt và các tổ chức quần chúng cách mạng cũng được mở rộng và phát triển thêm. Liên hiệp công đoàn tỉnh do đồng chí Đỗ Đức Hồ phụ trách, lấy trọng tâm hoạt động là địa bàn thị xã Trà Vinh. Đoàn Thanh niên cứu quốc tỉnh do đồng chí Hứa Trung làm Bí thư. Hội Phụ nữ Cứu quốc tỉnh do đồng chí Bảy Lê làm Hội trưởng. Hội Công giáo kháng chiến được thành lập, ông Lê Thái Bình là Hội trưởng. Hội Cao Đài cứu quốc được thành lập, quy tụ 12 phái, do ông Ngọc Yển Thanh làm Hội trưởng. Tháng 10 năm 1947, Tỉnh ủy Trà Vinh quyết định thành lập Ban Địch vận nhằm thúc đẩy các hoạt động binh vận trên địa bàn tỉnh. Thành phần Ban Địch vận tỉnh Trà Vinh lúc mới thành lập có :
1- Trưởng ban - Đặng Văn Lợi (chi đội 20)
2- Phó ban - Lâm Phái (Phó Chủ tịch Ủy ban
kháng chiến hành chính tỉnh)
Lữ Văn Kiện (Phó trưởng ty Công an)
3- Ủy viên - Vương Nghiễn
- Nguyễn Văn Thanh
Tiếp đó, Ban Địch vận ở các huyện cũng được thành lập .
Đồng thời với các hoạt động nêu trên, trong năm 1947, Trà Vinh cũng giành được nhiều thắng lợi quân sự quan trọng :
Sau chiến thắng của ta ở Trà Cú (31-12-1946), địch cũng phải co cụm và bị bức rút khỏi nhiều đồn bót trên phạm vi toàn tỉnh. Phát huy thắng lợi ấy, ngày 25 tháng 4 năm 1947, quân ta mở một trận phục kích lớn, làm nên chiến thắng vang dội : TRẬN Ô ĐÙNG
Ô Đùng là một địa danh thuộc xã Hiếu Tử, huyện Tiểu Cần, nằm cạnh lộ 34, có một cánh đồng trống trải. Được tin từ cơ quan quân báo và cơ sở ta nằm trong bộ phận tham mưu địch ở Phân khu Trà Vinh (Sous Secteur de Tra vinh) cho biết : ngày 25 tháng 4 năm 1947 có đoàn xe địch chở phái đoàn tỉnh trưởng Trà Vinh qua lộ 34 sang Cần Thơ họp, Chi đội trưởng chi đội 20 Ngô Quang Xung trực tiếp chỉ huy lực lượng của chi đội, phối hợp với lực lượng tự vệ chiến đấu địa phương có sự hỗ trợ tích cự của quần chúng, đã bí mật bố trí lực lượng phục kích trên tuyến Lò Ngò- Ô Đùng, sẵn sàng chờ địch tới để tiêu diệt chúng. Trận địa chính được bố trí trên đồng trống từ sáng sớm, đội trinh sát được phái đi nắm tình hình địch, nhân dân qua lại nhiều mà vẫn giữ được bí mật. Lúc 15 giờ, trinh sát cho biết có đoàn xe 6 chiếc từ thị xã Trà Vinh chạy xuống. Đúng như phương án tác chiến, chiếc xe xích hầu đi đầu nhưng không phát hiện được quân ta (4), cả đoàn xe đầy lính địch lọt vào trận địa phục kích của ta. Chi đội trưởng Lê Quang Xung ra lệnh nỗ súng. Trận chiến đấu rất quyết liệt kéo dài hơn một tiếng đồng hồ. Địch có quân số đông và vũ khí tốt, nhưng bị đánh bất ngờ, rơi vào tình trạng bị động đối phó và rất hoang mang. Quân ta thắng lớn, tiêu diệt gọn một trung đội lính lê dương thuộc Tiểu đoàn cơ động Viễn đông số 1 BMEO 1er Brigade Mobile Extrême Orient), gần một đại đội quân ngụy và hầu hết quan chức thực dân Pháp và ngụy quyền đi trong đoàn xe. Chánh tham biện Trà Vinh Bác Ba giơ lét ta (Barbagletta), Chánh mật thám tỉnh Cần Thơ, Đốc phủ tỉnh Trà Vinh Nguyễn Phước và Cò Tộ (Lâm Quang Tộ) đền mạng tại trận. Phó tham biện Trà Vinh Re mi (Rémy) bị thương nhẹ cùng một số lính mở đường máu theo lộ 34 chạy về đồn Ô Chát (Song Lộc, Châu Thành) thì thoát thân, còn những tốp khác liều mạng băng đồng tìm đường lẫn trốn đều bị bộ phận "nhét nút" của ta "đón lõng" bắt sống (5), trong đó có tên đội trưởng bảo vệ và thư ký riêng của tỉnh trưởng Trà Vinh. Quân thù tan tác, chạy nháo nhác vào các điểm dân cư lân cận, bị đồng bào phát hiện và tóm gọn (ấp Trà Uông bắt sống 3 tên, ấp Láng Khoét bắt sống hơn chục tên,, thiếu nữ Khmer Thạch Thị Hoan cũng phát hiện được một lính Pháp chạy trốn, kịp thời báo cho quân ta tới bắt, v.v...). Quân ta thu được phần lớn vũ khí địch mang theo và đốt cháy cả đoàn xe 6 chiếc .
Với chiến thắng Ô Đùng, lần đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống Pháp trên chiếc trường Nam Bộ, ta diệt gọn một đoàn xe quân sự pháp, tiêu diệt cả quan chức thực dân và ngụy quyền chóp bu cấp ở tỉnh cùng bọn tùy tùng. Chiến thắng này đã giáng cho quân thù một đòn cân não, gây tiếng vang lớn trên toàn chiến trường .
Sau trận Ô Đùng, thực dân Pháp cử Pơ-ti-giăng (Petit Jean) làm Chánh tham biện Trà Vinh. Pơ-ti-giăng đã dùng nhiều thủ đoạn chính trị thâm độc để đối phó với phong trào kháng chiến ở Trà Vinh Pơ-ti-giăng và tay chân của y đã ra sức tìm mọi biện pháp để thực hiện chính sách "chia để trị". Đồng thời với việc tiếp tục khai thác những nét khác biệt về phong tục tập quán, xuyên tạc những sự thật lịch sử, v.v... để phá hoại khối đoàn kết dân tộc Việt- Khmer- Hoa, thực dân Pháp còn chú trọng vào các hoạt động lợi dụng và gây chia rẽ các cộng đồng tôn giáo (6). Từ thị xã Trà Vinh, địch đã tung một số chức sắc phản động trong đạo Cao Đài phái Tây Ninh xuống hoạt động trên địa bàn huyện Tiểu Cần và huyện Cầu Ngang, lấy danh nghĩa "gặp gỡ đạo hữu" để vận động tín đồ đi lính chống lại cách mạng. Chúng đã lập được "Ban chỉ huy lính Cao Đài", dụ dỗ được hơn một trăm tín đồ tập trung về thị xã Trà Vinh luyện tập quân sự. Chúng trang bị súng cho lực lượng này và dựng bót cạnh thánh thất Cao Đài rồi dụ dân đến ở xung quanh bót, v.v... Đồng thời với việc lợi dụng đạo Cao Đài, địch cũng ra sức lợi dụng đạo Thiên Chúa (lúc này, Trà Vinh có gần 13 nghìn giáo dân thuộc các xứ đạo Mặc Bắc, Giồng Rùm, Bãi Xan, v.v... Linh mục Trình từ Vũng Liên xuống, cầm đầu những phần tử phản động trong giới chức sắc Thiên Chúa giáo, lợi dụng sinh hoạt tôn giáo để tuyên truyền nói xấu cách mạng, xuyên tạc chính sách Việt Minh, v.v... và dụ dỗ những giáo dân nhẹ dạ đi làm tay sai cho thực dân Pháp.
Trước tình hình ấy, Tỉnh ủy và Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Trà Vinh tích cực triển khai các hoạt động đánh địch. Đồng thời với việc tuyên truyền giác ngộ quần chúng, vạch trần âm mưu xảo quyệt của thực dân Pháp trong việc lợi dụng và chia rẽ tín đồ các tôn giáo, Tỉnh ủy luôn luôn chú trọng đến vịêc giữ gìn khối đoàn kết dân tộc, đặc biệt là mối quan hệ Việt- Khmer trong tỉnh. Lúc này, dân số Trà Vinh có khoảng 30% là người Khmer; tuyệt đại đa số đồng bào Khmer là nông dân, trình độ dân trí nói chung còn thấp, đời sống tinh thần gắn liền với sinh hoạt Phật giáo tiểu thừa, v.v... Bên cạnh các hoạt động của Ban Khmer Vận và các cán bộ người Khmer trong cơ quan chính quyền cấp tỉnh, Tỉnh ủy và Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh còn cử cán bộ đến tiếp xúc và mời các vị có uy tín trong đồng bào Khmer đang sinh sống ở các địa phương tham gia xây dựng chính quyền và đoàn thể cách mạng cấp huyện, xã. Đội võ trang tuyên truyền đặc trách Khmer Vận được thành lập. Lúc đầu, quân số của đội này tương đương với một trung đội, làm lễ ra mắt tại ấp Tà Trót, xã Tập Sơn, huyện Trà Cú. Ban chỉ huy đội gồm có :
1- Đội trưởng Keo Sarây
2- Đội phó Huỳnh Bửu Kính
3- Chính trị viên đội Thạch Thiện Chí (Thạch Sửu) .
Hoạt động của đội võ trang tuyên truyền đặc trách Khmer Vận rất có hiệu quả, đáp ứng được nhiều nhu cầu của cách mạng. Sau vài tháng hoạt động, lực lượng của đội đã phát triển tương đương với một đại đội .
Tiếp đó, Hội ủng hộ It xa Rắc của tỉnh Trà Vinh được thành lập, Hội trưởng là Kim Sóc (7).
Trưởng thành qua các phong trào hành động cách mạng, một số cán bộ người Khmer đã giữ cương vị chủ chốt trong Ủy ban kháng chiến hành chính xã, huyện (điển hình là Lục cả Thạch Tụm, Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính huyện Trà Cú; sau này ông được mời lên tỉnh công tác thì Lục cả Thạch Cui kế tục, v.v...
Trong thời gian này, Tỉnh ủy Trà Vinh đã thông qua quyết nghị thực hiện phương châm "hai cấm, hai vận động"(8). Một lễ hội có chủ đề "Khmer- Việt đồng tình" được tổ chức long trọng tại chợ Trà Kha (Trà Cú) vào trung tuần tháng 6 năm 1947. Tỉnh ủy và Mặt trận Việt Minh tỉnh Trà Vinh cử đồng chí Đỗ Văn Nại làm Trưởng ban điều hành lễ hội này. Quân thù biết được, chúng tiến hành phá hoại lễ hội. Lễ hội vừa khai mạc thì hai chiếc máy bay oanh tạc Xpit phay (Spitfire) xuất hiện, chúng quần đảo uy hiếp rồi nhào xuống thả bom. Đồng chí Nại đứng ở cạnh lễ đài vừa quan sát,vừa hướng dẫn đồng bào sơ tán và trú ẩn. Một trái bom rơi đúng chỗ đồng chí Nại đứng. Đồng chí Nại đã hy sinh anh dũng và lễ hội được dời sang ngày hôm sau. Thương tiếc và ghi công đồng chí Nại, huyện Trà Cú đặt tên cho một con kinh là kinh Thầy Nại; Đoàn Thanh niên cứu quốc và Ty Giáo dục Trà Vinh đặt tên cho một trường tiểu học kháng chiến là trường Đỗ Văn Nại (9).
Cùng với việc coi trọng củng cố và phát triển khối đoàn kết dân tộc, thế trận chiến tranh nhân dân đòi hỏi phải xây dựng và phát triển địa phương một cách toàn diện. Tỉnh ủy và Ủy ban kháng chiến tỉnh Trà Vinh nhận thức rõ vấn đề này nên đã không ngừng chăm lo xây dựng và phát triển lực lượng kháng chiến về mọi mặt .
Trước hết là công tác xây dựng Đảng. Trong năm 1947, hệ thống tổ chức Đảng ở Trà Vinh từ tỉnh xuống huyện, xã đã được kiện toàn thêm một bước. Số đảng viên cộng sản tăng trong người Việt cũng như người Khmer, người Hoa. Đầu năm 1947, một số xã chưa thành lập được chi bộ Đảng mà đến cuối năm 1947, tất cả các xã trong tỉnh đều có chi bộ Đảng. Quá trình bồi dưỡng, rèn luyện đảng viên không chỉ thông qua các hoạt động thực tiễn cách mạng mà còn được kinh qua các khóa huấn luyện lý luận, chính trị. Tỉnh ủy Trà Vinh có chương trình huấn luyện chính trị theo các trình độ: đối tượng Đảng, đảng viên mới, Chi ủy viên, Huyện ủy viên, v.v...(10) .
Thứ hai là công tác giáo dục và đào tạo. Công tác giáo dục và đào tạo được triển khai thông qua các hoạt động thông tin, tuyên truyền và lập trường, mở lớp, v.v... Tỉnh ủy đặt nhiệm vụ cho mọi đảng viên, các hội viên của các đoàn thể cứu quốc, các chiến sĩ của mọi lực lượng vũ trang nhân dân đều phải làm công tác thông tin tuyên truyền. Công tác thông tin tuyên truyền được tiến hành thông qua nhiều hình thức hoạt động của đời sống, nhất là trong lĩnh vực hoạt động văn hóa- nghệ thuật. Tờ báo Trà Vinh ra đời trong thời kỳ này, dưới sự quản lý trực tiếp của Ty Thông tin tuyên truyền. Nội dung của báo tập trung vào việc phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng và chính quyền các cấp, thông tin các hoạt động của đồng bào và chiến sĩ trong tỉnh .
Một trong những sáng kiến độc đáo của Đoàn Thanh niên cứu quốc tỉnh Trà Vinh thời kỳ này là thành lập một tổ chức mang tên "Đàn Chim Việt". Đàn Chim Việt lúc mới thành lập có 15 thành viên, trong đó có 3 thanh niên (anh Chiến nói thông thạo tiếng Hoa, anh Lục Chánh Bình nói thông thạo tiếng Khmer và anh Phan Thanh), số còn lại là nam nữ thiếu nhi. Hoạt động của Đàn Chim Việt như một đội thông tin văn hóa nghệ thuật lưu động (tập dượt và biểu diễn ca múa nhạc, phổ biến tin thời sự, tổ chức học tập văn hóa, v.v...). Một trong những hoạt động đặc sắc của Đàn Chim Việt là tổ chức những "đêm lửa trại" tại các địa phương. Hoạt động của Đàn Chim Việt được các đồng chí lãnh đạo quan tâm chăm sóc (đồng chí Nguyễn Văn Trí, Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Trà Vinh đã đến thăm hỏi và động viên các đội viên trong đêm lửa trại đầu tiên của Đàn Chim Việt, các đồng chí lãnh đạo các huyện, xã cũng chăm sóc và tạo điều kiện cho các đội viên hoạt động mỗi khi Đàn Chim Việt tới địa phương mình, v.v...). Đi đến đâu, Đàn Chim Việt cũng thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân địa phương tham gia sinh hoạt và ủng hộ kinh phí cho hoạt động của mình. Số thiếu niên tự nguyện gia nhập Đàn Chim Việt ngày một đông, và từ đây, sau một thời gian hoạt động, các em trưởng thành, đi tham gia chiến đấu trên khắp các chiến trường .
Trên cơ sở những thành tựu và kinh nghiệm hoạt động của "Đàn Chim Việt", Đoàn Thanh niên cứu quốc tỉnh Trà Vinh quyết định thành lập Trường Chim Việt. Quyết định này đã được sự khuyến khích và giúp đỡ kịp thời của Tỉnh ủy, Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh, Ty Giáo dục tỉnh và đồng bào các dân tộc trong tỉnh. Trường Chim Việt tổ chức chiêu sinh từ lực lượng thiếu nhi trên toàn tỉnh, tổ chức thi tuyển tại nhà thờ Cái Đôi (Long Vĩnh, Cầu Ngang), tuyển chọn được 140 em, tổ chức thành 3 lớp tại Khoáng Tiều, Cồn Trứng (Trường Long Hòa, Cầu Ngang). Mỗi năm, các em tập trung học văn hóa từ 6 đến 9 tháng, còn 3 đến 6 tháng làm công tác lưu động tuyên truyền như Đàn Chim Việt. Hoạt động của Trường Chim Việt có ý nghĩa cách mạng và thực tiễn, được Xứ ủy Nam Kỳ quan tâm chỉ đạo và giúp đỡ. Xứ ủy đã tăng cường cho Trà Vinh một cán bộ cốt cán của Xứ đoàn về làm Hiệu trưởng Trường Chim Việt, đó là đồng chí Huỳnh Văn Hợi .
Với ý thức coi trọng giáo dục và đào tạo, tinh thần hiếu học và khuyến học ngày càng được đề cao. Những hoạt động Bình Dân học Vụ và phong trào Diệt Giặc Dốt được khơi dậy từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, đã thực sự dấy lên thành một cao trào ở Trà Vinh. Ty Giáo dục đã đi sát các ban ngành, đoàn thể địa phương trong tỉnh để hướng dẫn và khuyến khích kịp thời. Trong hoạt động giáo dục và đào tạo đã nở rộ nhiều sáng kiến khắc phục khó khăn và những hình thức thưởng, phạt, v.v... (11). Đến cuối năm 1947, phần lớn dân cư trong độ tuổi đi học ở Trà Vinh đã được xóa mù chữ .
Thành tựu của công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục đào tạo có vị trí tích cực trong cuộc vận động thực hiện "Đời Sống Mới". Đoàn Thanh niên cứu quốc, Hội Phụ nữ cứu quốc đã hỗ trợ đắc lực cho Ty Y tế Trà Vinh và thực sự trở thành nòng cốt trong phong trào này. Các trạm xá và nhà hộ sinh được xây dựng ở các xã để khám chữa bệnh cho dân và hướng dẫn nhân dân ăn ở hợp vệ sinh. Những quy định về đời sống mới được thực hiện trước hết từ cán bộ, đảng viên, các đoàn thể cách mạng và lực lượng vũ trang, làm gương mẫu cho đồng bào các dân tộc trong tỉnh. Chỉ sau vài tháng vận động, những tệ nạn xã hội (như cờ bạc, nhậu nhẹt, hút xách, trộm cắp, v.v...) và thói quen mê tín dị đoan (như đồng bóng, bói toán, chữa bệnh bằng cúng bái, v.v...) cùng những thói hư tật xấu (như gây gổ, cãi cọ, xích mích trong gia đình, chòm xóm, nơi công cộng, v.v...) giảm hẳn. Kết quả này đóng góp quan trọng vào việc giữ gìn sự thuận hòa trong mỗi gia đình, trong từng chòm xóm và tiếp sức cho khối đoàn kết dân tộc, tạo thêm nguồn lực cho công cuộc kháng chiến, kiến quốc .
Để thực hiện thế trận chiến tranh nhân dân, công tác xây dựng nguồn hậu cần tại chỗ là cực kỳ thiết yếu. Nền kinh tế kháng chiến ở Trà Vinh lúc này chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy và Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh, Ty Canh nông đã phối hợp chặt chẽ với Hội Nông dân cứu quốc trong việc tìm tòi và thực hiện những biện pháp thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp. Việc giảm tô và xóa nợ được tiến hành một cách kiên quyết. Số ruộng đất "quản thủ" được giao quyền sử dụng chính thức cho nông dân cày cấy. Vùng giải phóng được bảo vệ, quyền lợi của nông dân được quan tâm, đời sống các mặt được cải thiện, những nỗ lực của nông dân được chính quyền ghi nhận và khuyến khích, v.v... là động lực thúc đẩy phát triển sản xuất ở nông thôn Trà Vinh trong thời kỳ này. Nhờ vậy, trong năm 1947, quân và dân Trà Vinh không những đảm bảo lương thực cho công cuộc kháng chiến của mình, mà còn cung cấp một khối lượng đáng kể về lương thực, thực phẩm cho khu 7, cho Nam Bộ và Cực Nam Trung Bộ, v.v...
Bên cạnh việc sản xuất lú
File đính kèm:
- de_tai_lich_su_tinh_tap_hai_chuong_ii_tra_vinh_1945_1954.doc