Đề tài Lịch sử tỉnh - Tập hai, Chương I: Trà Vinh (1945-1954)

TRÀ VINH TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM

NĂM 1945 ĐẾN THÁNG 12 NĂM 1946

 I- XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ MỚI

 Mùa thu năm 1945 đã ghi vào lịch sử tỉnh Trà Vinh những trang chói lọi. Đồng bào các dân tộc trong tỉnh đã tích cực chuẩn bị, chớp đúng thời cơ, cùng cả nước vùng lên làm nên thắng lợi vĩ đại của cuộc Cách mạng tháng Tám. Sự kiện đặc biệt quan trọng này đã mở đầu kỷ nguyên mới trong tiến trình lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử tỉnh Trà Vinh nói riêng .

 Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập và nền độc lập của nước Việt Nam được trịnh trọng tuyên bố trước nhân dân toàn thế giới qua bản "Tuyên ngôn độc lập" mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc tại vườn hoa Ba Đình (Hà Nội) ngày 2 tháng 9 năm 1945 :

 

doc25 trang | Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 05/11/2022 | Lượt xem: 133 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Lịch sử tỉnh - Tập hai, Chương I: Trà Vinh (1945-1954), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỈNH ỦY, ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH LỊCH SỬ TỈNH TRÀ VINH TẬP HAI (1945-1954) BAN TƯ TƯỞNG TỈNH ỦY TRÀ VINH 1999 Chương một TRÀ VINH TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN THÁNG 12 NĂM 1946 I- XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ MỚI Mùa thu năm 1945 đã ghi vào lịch sử tỉnh Trà Vinh những trang chói lọi. Đồng bào các dân tộc trong tỉnh đã tích cực chuẩn bị, chớp đúng thời cơ, cùng cả nước vùng lên làm nên thắng lợi vĩ đại của cuộc Cách mạng tháng Tám. Sự kiện đặc biệt quan trọng này đã mở đầu kỷ nguyên mới trong tiến trình lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử tỉnh Trà Vinh nói riêng . Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập và nền độc lập của nước Việt Nam được trịnh trọng tuyên bố trước nhân dân toàn thế giới qua bản "Tuyên ngôn độc lập" mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc tại vườn hoa Ba Đình (Hà Nội) ngày 2 tháng 9 năm 1945 : "...Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và thật sự đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy..."(1) . Tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vào ngày 3 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh đến 3 công việc chủ yếu là : chống đế quốc xâm lược, giải quyết nạn đói, giải quyết nạn mù chữ. Từ đó, dưới sự chỉ đạo của Xứ ủy Nam Kỳ và Ủy ban Nhân dân cách mạng Nam Bộ, Tỉnh ủy và Ủy ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh khẩn trương triển khai những hoạt động khắc phục hậu quả và tàn dư của nếp sống cũ, tổ chức xây dựng đời sống mới. Các chính sách của Việt Minh được cụ thể hóa và tổ chức thực hiện. Các phong trào chống giặc đói, chống giặc dốt, chống giặc ngoại xâm được phát động. Những tên Việt gian có nợ máu với nhân dân trước đây và những phần tử phản động phá hoại thành quả cách mạng hiện hành đều bị trừng trị một cách công khai. Những nhân tố mới của cách mạng được khích lệ. Mặt trận Việt Minh và các tổ chức quần chúng cách mạng được củng cố và phát triển . Hệ thống tổ chức Mặt trận Việt Minh từ tỉnh xuống cơ sở không ngừng lớn mạnh về mọi mặt. Đến lúc này, trong tổ chức Mặt trận Việt Minh tỉnh Trà Vinh đã có đại diện của mọi tầng lớp nhân dân yêu nước trong tỉnh, không chỉ bao gồm công nhân, nông dân, thợ thủ công, tiểu thương, học sinh, sinh viên, v.v..., mà còn có những trí thức dân tộc (như Chăn Xa Mây, Lâm Phái, Ma Ha Sơn Thông,...), những thầy thuốc, luật gia (như bác sĩ Mạch Dùng, bác sĩ Nguyên Trạch, luật sư Nguyễn Văn Trí,...), những nhà giáo (như đốc học Đoàn Văn Sang, các thầy giáo Đỗ Văn Nại, thầy giáo Sành (Đỗ Xuân Quang), Đấu, Ấn, Nguyên, Lâm,...) và cả những thành viên của các gia đình địa chủ lớn (như con em của các địa chủ họ Lâm, họ Trương, họ Từ, họ Tạ,...) v.v... Liên hiệp công đoàn tỉnh được thành lập, có hệ thống tổ chức ở thị xã và các thị trấn. Tổ chức này thu hút tất cả công nhân lái xe và sửa chữa xe cùng hầu hết thợ thủ công (thợ may, thợ giầy, thợ mộc, thợ bạc, thợ cắt tóc, v.v...). Số lượng đoàn viên công đoàn lúc này tuy không nhiều (trên một trăm người), nhưng các hoạt động lại có ý nghĩa lớn, làm nòng cốt trong các phong trào cách mạng, đặc biệt là trên địa bàn thị xã Trà Vinh. Nhiều đoàn viên cộng đoàn là Đảng cộng sản, trong đó có một Tỉnh ủy viên là đồng chí Đỗ Vi Nhân (tức Dương Văn Hạnh). Tổng thư ký Ban chấp hành Công đoàn tỉnh là đồng chí Nguyễn Ngọc Thanh (thợ may), Ủy viên Ban chấp hành là đồng chí: Quảng, Phụng, Đỗ Đức Hồ, Luông, v.v.... Đoàn Thanh Niên Cứu Quốc tỉnh Trà Vinh được bổ sung quân số từ lực lượng Thanh Niên Tiền Phong (2) nên lớn mạnh hơn trước, được tổ chức khá chặt chẽ từ cấp tỉnh cho tới các cấp cơ sở. Người đứng đầu tổ chức này là "Đoàn trưởng", như : Tỉnh đoàn Trưởng Thanh Niên Cứu Quốc tỉnh Trà Vinh là đồng chí Trinh, Quận đoàn Trưởng Thanh Niên Cứu Quốc quận Trà Cú là đồng chí Đỗ Văn Nại, v.v...(3). Đồng thời, nhiều Đội Nhi đồng Cứu Quốc cũng được thành lập ở các địa phương, có các hoạt động gắn với chương trình hành động của Đoàn Thanh Niên Cứu Quốc . Hội Phụ nữ Cứu Quốc cũng được tổ chức theo hệ thống từ tỉnh xuống các quận, xã. Hội có hàng nghìn hội viên, gồm thanh niên học sinh, thợ thủ công, tiểu thương, nông dân, ni cô, dì phước, v.v... Hội Trưởng Hội Phụ nữ Cứu Quốc tỉnh Trà Vinh lúc này là đồng chí Tư Trinh, Tỉnh ủy viên . Hội Nông dân Cứu Quốc tỉnh Trà Vinh được tổ chức bắt đầu từ cơ sở là cấp xã, sau đó hoàn thiện dần tới cấp quận và cấp tỉnh. Tổ chức này tuy ra đời muộn hơn các tổ chức Liên Hiệp Công Đoàn, Thanh Niên Cứu Quốc, Phụ Nữ Cứu Quốc nêu trên, nhưng có lực lượng hội viên đông đảo nhất. Lực lượng này đã hỗ trợ rất tích cực cho các Đảng bộ và chính quyền trong việc chăm lo đến quyền lợi và cải thiện đời sống của người nông dân . Đồng thời với việc củng cố Mặt trận Việt Minh và phát triển các đoàn thể Cứu Quốc, Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân cách mạng tỉnh Trà Vinh luôn chú trọng đến công tác an ninh quốc phòng. Ở đây, phong trào "vũ trang toàn dân" đã được phát động sớm. Nòng cốt của phong trào này là hoạt động của các lực lượng vũ trang nhân dân : Tự vệ chiến đấu, Cộng hòa vệ binh, Quốc vệ tự vệ và Trinh sát đỏ . Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, thông qua các hoạt động sôi nổi của Mặt trận Việt Minh và các đoàn thể cứu quốc, Ủy ban nhân dân cách mạng triển khai thực hiện các chính sách Việt Minh trên toàn tỉnh (4) . Chính quyền cách mạng tuyên bố : xóa bỏ tất cả các loại xâu, thuế do chế độ cũ đặt ra (như thuế thân, thuế trực thu, thuế gián thu, v.v...); xóa bỏ những nợ nần của người nghèo đối với người giàu và những món nợ của nông dân tá điền đối với địa chủ, phú nông; diệt trừ tệ nạn cho vay nặng lãi và xóa bỏ mọi hình thức nợ nần của người Khmer đối với người Việt, người Hoa do tình trạng cho vay nặng lãi gây ra; bãi bỏ những tục lệ bắt nông dân nghèo phải phục dịch nhà giàu, địa chủ; giảm 3 phần 4 địa tô. Chính quyền cách mạng tịch thu ruộng đất của thực dân và Việt gian, tạm chia cho nông dân cày cấy và lấy ruộng đất của địa chủ vắng mặt giao cho nông dân tá điền cày cấy theo nguyên canh mà không phải nộp to, chỉ góp lúa quản thủ cho địa phương để làm công quỹ . Những hoạt động nêu trên đã đem lại lòng phấn khởi và niềm tin tưởng của nông dân và tạo nên sự khởi sắc trong nông thôn Trà Vinh. Đồng thời, phong trào thi đua tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm cũng được phát động rộng khắp; các hoạt động trao đổi buôn bán nội tỉnh và giữa tỉnh Trà Vinh với các địa phương bạn bằng đường biển, đường sông và đường bộ đều được khuyến khích. Phát huy tinh thần đoàn kết tương trợ, đầu tháng 9 năm 1945, Trà Vinh đã đưa một thuyền lớn chở gạo ra tiếp tế cho đồng bào miền Trung . Sau Cách mạng tháng Tám, nguồn tài chính của quốc gia gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, có nhiều khoản chi tiêu cho các hoạt động cần kíp và quan trọng, đặc biệt là các hoạt động quốc phòng. Để khắc phục một phần khó khăn ấy, đồng thời với việc phát động phong trào thi đua tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi quyên góp vàng trong nhân dân. Hưởng ứng lời kêu gọi ấy, Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân cách mạng tỉnh Trà Vinh triển khai việc tổ chức một tuần lễ quyên góp vàng, gọi là "Tuần lễ vàng" trên địa bàn tỉnh từ ngày 17 tháng 9 năm 1945. Tại các tụ điểm dân cư, đặc biệt là các chợ, "Tuần lễ vàng" đã đạt được nhiều thắng lợi. Nhiều gia đình đã mang nhẫn cưới, vàng hồi môn ra đóng góp. Nhiều nhà giàu đã tự nguyện đưa một phần vàng tích lũy của gia đình và dòng họ ra đóng góp cho cách mạng (5). Phần lớn trong số hội viên Hội phụ nữ Cứu Quốc có đồ trang sức bằng vàng đã vui vẻ lấy ra "góp phần mua súng cho bộ đội" (6), v.v... Kết quả là : trong "Tuần lễ vàng" ấy, đồng bào các dân tộc tỉnh Trà Vinh đã đóng góp cho cách mạng 500 lượng vàng. Phần lớn trong số vàng này đã được gửi ra kịp thời cho Chính phủ, số còn lại được sử dụng vào các hoạt động cách mạng trong tỉnh, chủ yếu là lĩnh vực an ninh- quốc phòng . Đồng thời với các hoạt động kinh tế, các chiến dịch vệ sinh phòng bệnh và xóa nạn mù chữ cũng được triển khai. Phong trào "làm sạch, đẹp nông thôn" được phát động, góp phần loại trừ những nguồn gốc phát sinh bệnh dịch. Nhà nhà thi đua thực hiện "ăn chín, uống sôi" và xây dựng nếp sống hợp vệ sinh. Các kinh nghiệm trồng và sử dụng thuốc nam cũng được phổ biến rộng khắp. Các tài liệu về y tế, vệ sinh, phòng và chữa bệnh, v.v... cũng được chuyển tới những vùng nông thôn hẻo lánh. Các trường học cũ được tu sửa và khẩn trương đưa vào hoạt động, nhiều lớp bình dân học vụ mới được mở ra tại tư gia. Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh : muốn giữ vững nền độc lập, muốn làm cho dân mạnh nước giàu, mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào các công cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc biết viết chữ quốc ngữ... (7). So với các tỉnh Nam Bộ lúc đó, tỉnh Trà Vinh có tỉ lệ dân số mù chữ cao, là tỉnh có đông người Khmer và một số người Hoa, nên bên cạnh việc dạy và học chữ phổ thông là chính, việc dạy và học bằng chữ Khmer và chữ Hoa cho đồng bào Khmer và đồng bào Hoa cũng được xen vào. Hội Thanh Niên Cứu Quốc và Hội Phụ nữ Cứu Quốc đã đi đầu trong phong trào "diệt giặc dốt". Các hội viên đã có nhiều sáng tạo trong việc tổ chức các lớp học, tìm giáo viên và giúp cho người dân thấy rõ quyền được đi học và trách nhiệm phải học tập của mình. Số học viên bình dân học vụ ngày một đông. Đêm đêm, tiếng tập đọc rộn rã khắp các thôn xóm người Việt cũng như các phum srok người Khmer. Lúc đầu, số giáo viên ít, không đáp ứng kịp nhu cầu người học. Về sau, đội ngũ thầy, cô giáo được nhân lên bằng cách thực hiện phương châm "người biết chữ dạy người chưa biết" và thế là học sinh lớp trước trở thành thầy giáo cho các lớp sau. Chính trong thời kỳ này, các chiến dịch "diệt giặc dốt" đã diễn ra liên tục và hào hứng trên khắp các địa bàn trong tỉnh, đặc biệt là ở thị xã Trà Vinh và các quận Châu Thành, Càng Long, Cầu Ngang, v.v... Điều đó có ý nghĩa cách mạng rất to lớn, giúp cho những người dân xưa nay nghèo khổ nhất cũng biết đọc, biết viết, làm cơ sở cho việc nâng cao dân trí và đào tạo cán bộ cho sự nghiệp cách mạng. Có thể nói, công tác "diệt giặc dốt" và hoạt động "bình dân học vụ" thời kỳ này đã để lại trong trang sử Trà Vinh nói chung và trong lịch sử nền giáo dục của Trà Vinh những dòng sáng chói . Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, vốn văn hóa nghệ thuật cổ truyền của đồng bào các dân tộc tỉnh Trà Vinh đã được tinh thần phấn chấn cách mạng cổ vũ và được chính quyền cách mạng tổ chức, hướng dẫn kịp thời. Các hoạt động thể dục thể thao và phong trào văn nghệ quần chúng được khơi dậy. Nhiều bài hát cách mạng được phổ biến đến khắp vùng (bằng tiếng Việt, tiếng Khmer và tiếng Hoa). Đặc biệt là ở địa bàn có đông người Khmer cư trú, những cuộc tập dượt đua ghe ngo diễn ra sôi nổi, những lời ca tếng hát quyện vào những điệu múa lâm thôn, dù kê, v.v...(8) đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng nhịp sống mới ở nông thôn, nhất là ở những phum srok xa xôi, hẻo lánh. Trong bối cảnh đó, các đội tuyên truyền xung phong và các đội văn nghệ nghiệp dư đã được thành lập, kết hợp phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách của cách mạng và thông tin thời sự, khoa học vào các sinh hoạt văn hóa văn nghệ của quần chúng. Những hoạt động như vậy có ý nghĩa to lớn trong việc tập hợp và tổ chức quần chúng vào các phong trào hành động cách mạng nói chung và việc bài trừ hủ tục, mê tín dị đoan, v.v.... nói riêng. Vào thời kỳ này, đoàn ca kịch cách mạng đầu tiên của tỉnh Trà Vinh được thành lập, lấy tên là "Trà Vinh cứu quốc kịch đoàn" do Trần Mậu Xuân và Bảy Bá phụ trách . Những nỗ lực trong các hoạt động nêu trên không chỉ đem lại cho mọi tầng lớp nhân dân lao động các dân tộc ở Trà Vinh nhiều quyền lợi cụ thể, thiết thực với đời sống hàng ngày, mà còn tăng cường sự hiểu biết và tình đoàn kết của cộng đồng dân cư, tạo cơ sở để nâng cao nhận thức về trách nhiệm công dân và phát huy tiềm năng sức mạnh của cộng đồng dân tộc sống gần gũi bên nhau . Thực hiện sắc lệnh số 14/SL ngày 8 tháng 9 năm 1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh về bầu cử Quốc hội, vào ngày 6 tháng 1 năm 1946, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã được tiến hành. Bất chấp sự khủng bố, quấy phá bởi những phần tử phản động và mưu đồ xâm lược của thực dân Pháp, Trà Vinh đã chuẩn bị tốt cho cuộc Tổng tuyển cử này. Trên 90% cử tri ở Trà Vinh đã tới các địa điểm bỏ phiếu vào thời gian quy định, để lần đầu tiên thực hiện quyền công dân của mình trong việc lựa chọn những đại biểu tham gia vào cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước. Trong cuộc bầu cử này, có 5 đại biểu của Trà Vinh tham gia ứng cử(9) và kết quả được 3 vị trúng cử là : Nguyễn Duy Khâm, Dung Văn Phúc, Cao Phát Thành. Đó là những đại biểu do đồng bào các dân tộc tỉnh Trà Vinh trực tiếp bầu ra làm đại diện cho mình trong cơ quan quyền lực tối cao của nước Việt Nam mới . Ngày 9 tháng 11 năm 1946, Quốc hội đã thông qua hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam mới. Hiến pháp ấy khẳng định : "Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo" (điều một); "Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện : chính trị, kinh tế, văn hóa" (điều sáu); "Những dân tộc thiểu số được giúp đỡ về mọi phương diện để nhanh chóng tiến kịp trình độ chung" (điều bảy); v.v... Với Tuyên ngôn độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945 và Hiến pháp được thông qua ngày 9 tháng 11 năm 1946, vị trí xã hội và quyền bình đẳng của đồng bào các dân tộc tỉnh Trà Vinh trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã được khẳng định trước công pháp quốc tế. Đó là nguồn cổ vũ to lớn đối với đồng bào các dân tộc tỉnh Trà Vinh. Nó góp phần giải tỏa những sự thiếu thông cảm và tâm lý kì thị dân tộc ở một bộ phận dân cư dưới xã hội phong kiến và chế độ thực dân trước đây. Nó cũng góp phần dàn xếp những mâu thuẫn cục bộ ở một số điểm dân cư xen kẽ (Việt, Khmer, Hoa) bị các thế lực phản động hiện hành khơi dậy. Tinh thần của hiến pháp ấy là nguồn động lực, tiếp sức cho sự phát triển khối đoàn kết dân tộc ở Trà Vinh . Như vậy là, chỉ một thời gian ngắn sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, những dấu hiệu của đổi mới, tiến bộ đã thực sự diễn ra trong đời sống đồng bào các dân tộc tỉnh Trà Vinh. Những dấu hiệu ấy, như những hình mẫu sơ khai, thể hiện trên hầu khắp các lĩnh vực tổ chức xã hội và hoạt động kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, v.v... Nó đem lại quyền lợi, niềm tin, sức mạnh và sự cổ vũ đối với các tầng lớp nhân dân lao động. Nó tạo những cơ sở thực tiễn để xác lập và phát triển ý thức công dân của đồng bào các dân tộc trong tỉnh. Nó khẳng định rằng : thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã đưa đồng bào các dân tộc tỉnh Trà Vinh tiến lên chặng đường lịch sử mới- cuộc hành trình vào xã hội mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa bắt đầu. Và, những công dân Việt Nam trên đất Trà Vinh đã hăng hái tiến vào cuộc hành trình ấy... Nhưng thực tế lịch sử đã cho thấy : ngay từ bước sơ khởi của cuộc hành trình, đồng bào các dân tộc tỉnh Trà Vinh đã gặp phải nhiều trở ngại do mưu đồ xâm lược của thực dân Pháp gây ra . Trước nguy cơ bị thực dân Pháp trở lại xâm lược, đồng bào các dân tộc tỉnh Trà Vinh đã nhất tề ủng hộ Mặt trận Việt Minh, sát cánh bên nhau kiên quyết bảo vệ nền độc lập tự do của đất nước . II- CHUẨN BỊ KHÁNG CHIẾN : Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói trong dịp tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945: trước sau chúng ta nhất định phải đánh nhau với Pháp... Đúng như vậy : khi tướng Gơ-ra-xây (Gracey), tư lệnh quân đội Anh, tới Sài Gòn thì đại tá Xê-đi (Cédille), ủy viên Cộng hòa Pháp ở Nam Kỳ, cũng nhảy dù xuống phía Bắc Sài Gòn nhằm thực hiện âm mưu thiết lập lại bộ máy cai trị của thực dân Pháp trên địa bàn này; ngày 2 tháng 9 năm 1945, những phần tử phản động Pháp từ nhà thờ Đức Bà đã khiêu khích và nỗ súng vào đoàn người đang dự mítting trên quảng trường Nô-rô-đôm(10) lắng nghe truyền thanh trực tiếp lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản "Tuyên ngôn Độc lập"; và ngày 5 tháng 9 năm 1945, khi một đơn vị thuộc trung đoàn thuộc địa Pháp số 5 theo gót quân đội Anh đổ bộ xuống Sài Gòn, thì nguy cơ xâm lược của thực dân Pháp có sự giúp sức của quân đội Anh đã rất rõ ràng . Thượng tuần tháng 9 năm 1945, đồng chí Dương Quang Đông từ Sài Gòn về, thông báo với Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân cách mạng tỉnh Trà Vinh về nguy cơ xâm lược của thực dân Pháp. Nhận được thông báo ấy, Trà Vinh trực tiếp chuẩn bị kháng chiến. Ủy ban nhân dân cách mạng tỉnh được chuyển thành Ủy ban kháng chiến tỉnh và được kiện toàn thêm để khẩn trương triển khai nhiệm vụ cấp bách : chuẩn bị lực lượng, lập phương án và tổ chức lực lượng sẵn sàng cơ động tác chiến đánh Pháp xâm lược tại Trà Vinh và chi viện cho các địa phương bạn khi cần thiết. Ủy ban kháng chiến tỉnh Trà Vinh lúc này có : Dương Quang Đông, Chủ tịch; Nguyễn Văn Sáu, Phó Chủ tịch; Nguyễn Thành Thi, Ủy viên Quân sự . Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy và Ủy ban kháng chiến, các đoàn thể cứu quốc đều được tổ chức hoạt động theo hướng quân sự hóa. Người người ra sức tìm kiếm dao, kiếm, giáo, mác, mã tấu và những loại vũ khí thô sơ khác để tự trang bị cho mình. Trong các thôn ấp người Việt, người Hoa cũng như phum srok người Khmer, các lò rèn làm việc ngày đêm để sản xuất và sửa chữa những loại vũ khí nêu trên. Phong trào huấn luyện quân sự và tập dượt võ nghệ diễn ra sôi nổi trên khắp địa bàn trong tỉnh. Nòng cốt cho phong trào này là hoạt động của các đơn vị "Tự vệ chiến đấu" (còn gọi là "Tự vệ cứu quốc") có hệ thống tổ chức từ tỉnh xuống quận, xã dưới sự chỉ đạo trực tiếp của các cấp ủy Đảng. Các đơn vị tự vệ chiến đấu ở cấp tỉnh có trên 300 đội viên do đồng chí Nguyễn Thành Thi làm Chỉ huy trưởng, thường tập trung huấn luyện ở Sóc Cụt(11). Lực lượng này được trang bị gần 100 khẩu súng và vài chục trái bom cùng nhiều loại vũ khí thô sơ khác, như : vũ khí bén, chai muối ớt, chai xăng và bùi nhùi(12). Một trong những sáng kiến của các đơn vị tự vệ chiến đấu này là làm những bè nhỏ, mỗi bè chứa một trái bom rồi thả bè trôi nổi trên mặt nước ven sông, cửa biển nhằm trực chiến, sẵn sàng phóng vào tàu giặc khi chúng xuất hiện trên sông nước Trà Vinh. Ở các đội tự vệ chiến đấu cấp quận và cấp xã, mỗi đội thường được trang bị năm ba khẩu súng trường kiểu Indo, vài khẩu súng hai nòng, còn lại là giáo mác, mã tấu, dao, kiếm, phảng và tầm vông vạt nhọn, v.v... Đồng thời với việc thực hiện "vũ trang toàn dân", củng cố và phát triển các đội "tự vệ chiến đấu", các đơn vị bộ đội tập trung của tỉnh cũng được thành lập. Theo chỉ đạo của Ủy ban kháng chiến Nam Bộ, các đơn vị này có tên gọi là "Cộng hòa vệ binh". Lúc mới thành lập, Ban chỉ huy Cộng hòa vệ binh tỉnh Trà Vinh có 4 người : Quản Nam, Đội Châu, Cò Bê (Bùi Cát Vũ), Cò Bổn(13). Trang bị vũ khí ban đầu của đơn vị là số vũ khí ta thu được của lực lượng bảo an địch ở thị xã Trà Vinh trong dịp tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945, gồm có khoảng 400 khẩu súng trường kiểu Indo và súng mút, hơn 10 khẩu trung liên và đại liên kiểu hốt kít và 10 khẩu tiểu liên. Ban chỉ huy cộng hòa vệ binh tổ chức cho các đội viên canh phòng thường xuyên và luyện tập quân sự. Tài liệu huấn luyện quân sự của đơn vị này lúc đầu dựa theo chương trình huấn luyện hạ sĩ quan của Pháp giành cho các đơn vị vũ trang nhẹ I.U.F.V. (Instravation des Unite's de Suvilivs Voltigeurs). Sau khi ra đời, Cộng hòa vệ binh Trà Vinh thành lập ngay một bộ phận chuyên sửa chữa vũ khí do Đặng Sĩ Hùng phụ trách (14). Bộ phận này đã có những đóng góp kịp thời và thiết thực trong việc sửa chữa vũ khí trang bị cho lực lượng cộng hòa vệ binh và cung cấp vũ khí cho các đơn vị tự vệ chiến đấu . Phối hợp hoạt động với cộng hòa vệ binh và tự vệ chiến đấu còn có "Quốc vệ đội", "Quốc vệ tự vệ cuộc" và "Trinh sát đỏ". Quốc vệ đội sau này chuyển thành công an vũ trang. Quốc vệ tự vệ cuộc và trinh sát đỏ tỉnh Trà Vinh lúc đầu do Đỗ Vi Nhân và Bùi Văn Thanh phụ trách. Khi mới thành lập, lực lượng này được trang bị 26 khẩu súng mút và súng lục. Số vũ khí này vốn là chiến lợi phẩm ta thu được tại Sở mật thám tỉnh Trà Vinh trong dịp tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 . Từ tháng 9 năm 1945, các lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Trà Vinh phát triển nhanh về quân số, nhưng trang bị vũ khí lại rất thiếu thốn và thô sơ. Để giải quyết vấn đề vũ khí trang bị cho các lực lượng vũ trang nhân dân sẵn sàng tác chiến khi thực dân Pháp trở lại xâm lược, Tỉnh ủy và Ủy ban kháng chiến tỉnh Trà Vinh quyết định gấp rút thành lập công binh xưởng để chế tạo vũ khí, đồng thời tìm nguồn để bổ sung những vũ khí mới. Để có nguyên liệu kịp thời cho công binh xưởng hoạt động, Tỉnh ủy và Ủy ban kháng chiến tỉnh quyết định phát động "Tuần lễ đồng" để quyên góp đồng trong nhân dân. Quyết định này đã được đồng bào các dân tộc tỉnh Trà Vinh hưởng ứng nhiệt liệt. Gia đình nào cũng đưa đồ dùng bằng đồng (như nồi, mâm, lư thờ, v.v...) ra trụ sở chính quyền để đóng góp. Một số chùa hiến cả chuông đồng nặng hàng trăm ki-lô-gam cho cách mạng, như chùa Ông, xã Đôn Châu, quận Trà Cú, v.v.... Đoàn cán bộ của Trà Vinh ra Côn Lôn giúp đảo xây dựng chính quyền, khi trở về cũng đem về một số máy móc và nguyên liệu cho công binh xưởng, v.v... (15). Một Tiểu đội Cộng hòa vệ binh của Trà Vinh do Dương Quang Đông phụ trách tham gia lực lượng liên quân (Sóc Trăng- Trà Vinh- Sa Đéc- Rạch Giá- Châu Đốc), đánh quân Nhật quấy phá ở cù lao Giêng (Châu Đốc), khi hoàn thành nhiệm vụ trở về cũng đem về chiến lợi phẩm, trong đó có súng tiểu liên. Số vàng còn giữ lại ở tỉnh trong dịp "Tuần lễ vàng" (sau khi đã nộp phần lớn lên chính phủ) được sử dụng vào việc mua vũ khí. Các đồng chí Dương Quang Đông, Nguyễn Duy Khâm, Trần Văn Sáu cùng 4 đồng chí Trương Văn Kỉnh, Cơ, Minh, Thanh và 6 đồng chí của tỉnh Vĩnh Long đã đem số vàng này đi bằng đường biển sang Thái Lan mua được 20 tấn vũ khí đưa về nước. Đây là một sáng tạo đặc biệt và là một đóng góp quan trọng của Trà Vinh đối với chiến trường Nam Bộ lúc đó . Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Tỉnh ủy Trà Vinh vẫn trực thuộc Liên Tỉnh ủy Hậu Giang. Vào tuần lễ thứ 3 của tháng 9 năm 1945, Liên Tỉnh ủy Hậu Giang triệu tập Hội nghị quân sự. Trà Vinh cử đồng chí Dương Quang Đông tham dự hội nghị này. Hội nghị đã đánh giá tình hình các địa phương và quán triệt nhiệm vụ chuẩn bị kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Khi ấy, thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị tái chiếm Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược mới. Đồng bào các dân tộc Trà Vinh lại đứng lên, cùng Sài Gòn- Nam Bộ và cả nước tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược . III- NHỮNG NGÀY ĐẦU KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP Ngày 23 tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp gây hấn ở Sài Gòn. Ngay khi đó, Xứ ủy Nam Kỳ và Ủy ban kháng chiến Nam Bộ phát động Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp. Từ đó, hòa nhịp với toàn Nam Bộ khắp Trà Vinh vang lên khúc hát trầm hùng : "Mùa thu rồi, ngày 23, ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến..." . Ngày 23 tháng 9 năm 1945 cũng là ngày Xứ ủy Nam Kỳ tổ chức đón các đảng viên cộng sản từ nhà tù thực dân ở Côn Đảo về đến Sóc Trăng, trong đó có các đồng chí Dương Công Nữ và Phạm Thái Bường cùng 6 đảng viên nữa thuộc Đảng bộ tỉnh Trà Vinh. Tỉnh ủy Trà Vinh tổ chức đón 8 đồng chí này về thị xã Trà Vinh. Khung cảnh đón rước trên chặng đường từ Cầu Quan qua quận Tiểu Cần thật là long trọng và xúc động. Về đến thị xã Trà Vinh, 8 đồng chí này không đòi hỏi nghỉ ngơi mà bắt tay ngay vào công việc. Sau một thời gian ngắn, đồng chí Dương Công Nữ nhận trọng trách Chủ tịch Ủy ban kháng chiến tỉnh Trà Vinh, đồng chí Phạm Thái Bường nhận trọng trách Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh . Ngày 23 tháng 9 năm 1945, chiến sự diễn ra tại Sài Gòn. Ngay đêm đó, Ủy ban kháng chiến tỉnh Trà Vinh tổ chức một trung đội Cộng hòa vệ binh dưới sự chỉ huy của Quản Nam (14) cấp tốc lên chi viện cho quân dân Sài Gòn-Gia Định. Lực lượng này tham gia vây đánh địch ở mặt Trận Tây-Nam Sài Gòn, đọ súng quyết liệt với quân thù tại Cầu Rạch Ông, Xóm Chiếu, Bình Điền, v.v... và đã bị thương vong nhiều vì lực lượng quân Pháp quá đông lại được viện binh từ chính quốc đưa sang cùng nhiều loại vũ khí tinh nhuệ, v.v...Vì vậy, sau đó trung đội Cộng hòa vệ binh do Quản Nam chỉ huy rút về Trà Vinh, chỉ còn một tiểu đội . Đồng thời với việc chi viện cho Sài Gòn và sẵn sàng phối hợp tác chiến với các địa phương bạn khi cần thiết, các lực lượng vũ trang cách mạng tỉnh Trà Vinh triển khai phương án tác chiến trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch của Ủy ban kháng chiến tỉnh. Tinh thần cảnh giác cách mạng luôn được đề cao, lực lượng bố phòng tuần tra canh gác ngày đêm trên những địa bàn trọng điểm. Cuối tháng 10, tàu Pháp xuất hiện trên biển khơi thuộc khu vực Trường Long Hòa và có tin cho biết ý đồ của địch đổ bộ vào Ba Động. Đội tuần tra cho thổi tù và, đánh trống mõ liên hồi, lệnh báo động được truyền đi nhanh chóng khắp nơi. Thế là hàng ngàn người dân trong vùng, với giáo mác gậy gộc cầm tay, kéo ra đông nghịt bãi biển Trường Long Hòa, Hiệp Thạnh, Bến Đáy (Mỹ Long). Trong khi đó thì các đơn vị tự vệ chiến đấu và Cộng hòa vệ binh kịp thời triển khai đội hình, sẵn sàng tác chiến.

File đính kèm:

  • docde_tai_lich_su_tinh_tap_hai_chuong_i_tra_vinh_1945_1954.doc