Nguyên là một quyển sách do nhà Hachette tại Pháp
xuất bản năm 1864. Sách khá xưa, vì thế tôi xin phép
được dài dòng kể lại vì đâu lại có quyển sách này
trong tay
Tại Pháp, cứ mỗi năm một hai lần các làng xã tổ chức
ngày bán đồ cũ. Đó cũng là dịp dân trong vùng gặp
nhau trò chuyện. Nhà nào có đồ đạc không dùng lại
đem ra bán rẻ. Hoặc nhà nào dọn dẹp kho, tầng hầm,
nhà xe, có thứ gì không dùng cũng đem ra bán.
5 trang |
Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 05/11/2022 | Lượt xem: 233 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Lịch sử cuộc viễn chinh nam kỳ năm 1861, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch sử cuộc viễn chinh nam kỳ năm 1861
LỜI TỰA
Nguyên là một quyển sách do nhà Hachette tại Pháp
xuất bản năm 1864. Sách khá xưa, vì thế tôi xin phép
được dài dòng kể lại vì đâu lại có quyển sách này
trong tay
Tại Pháp, cứ mỗi năm một hai lần các làng xã tổ chức
ngày bán đồ cũ. Đó cũng là dịp dân trong vùng gặp
nhau trò chuyện. Nhà nào có đồ đạc không dùng lại
đem ra bán rẻ. Hoặc nhà nào dọn dẹp kho, tầng hầm,
nhà xe, có thứ gì không dùng cũng đem ra bán. Có
những gian hàng ăn uống vui như ngày hội. Tôi thích
đi thơ thẩn xem người lớn gặp nhau, trẻ con nô đùa,
xem nhửng thứ lỉnh kỉnh bày la liệt trên mặt đất,
những vật kỷ niệm của ông bà họ từ xưa, những đồ
dùng trong nhà còn mới hay đã hỏng. Bỗng đi ngang
gian hàng của một người thanh niên còn trẻ, anh ta
vọt miệng hỏi tôi:
- Ông có mua sách cũ không?
Tôi nhìn thấy trên mặt đất cạnh chân anh chỉ có độ
hơn 10 quyển sách. Anh ta hiểu ý ngay và giải thích
với tôi rằng:
- Có một người buôn sách cũ chuyên nghiệp vừa mua
hết, chỉ còn có từng đó.
- Anh cho phép tôi lựa nhé?
Chưa kịp ngồi xuống xem thì anh ta đã nhanh nhẹn
cúi xuống nhặt lên 1 quyển sách đưa cho tôi. Quyển
sách mốc meo, ẩm ướt, tuy đóng bìa cứng nhưng đã
rách nát. Nể nang đứng lại vì lời mời của anh, bây
giờ lại nể nang vì anh ta chìa cho tôi quyển sách
trước mặt. Quyển sách mốc xanh rất bẩn, vì lịch sự
tôi phải cầm. Lật ra trang đầu:
Histoire
de
l'EXPEDITION DE COCHINCHINE
en 1861
Tôi ít khi đọc sách vớ vẩn, nhưng dù sao thì quyển
sách này cũng nói về quê hương tôi, biết đâu có một
vài chi tiết hay hay về lịch sử.
Từ ngày nhỏ tôi rất ghét môn sử, không bao giờ
thuộc bài. Sử của 1 nước mà tôi không biết nó ở đâu,
địa danh của 1 trận đánh cũng chẳng biết nó chỗ nào,
5 ngàn người chết hay 10 ngàn người chết thì cố nhớ
để trả bài thế thôi, nếu vô phước mà thầy gọi trúng
tên.
Đã mua thì phải đọc. Nhưng càng đọc thử lại càng
thấy nhiều xúc cảm dâng lên trong tôi. Những xúc
cảm rất phức tạp, vừa đau đớn, vừa hãnh diện, vừa
mỉm cười. Đau đớn cái đau đớn của tổ tiên tôi, hãnh
diện cái hãnh diện của dân tộc tôi, mĩm cười trước cái
ngây nhô của lịch sử, cái thật thà dễ thương của con
người. Có khi nước mắt chảy quanh nhưng cũng có
khi phải bật thành tiếng cười.
Vì thế, tôi đã nảy ra cái ý dịch quyển sách này để
những người đồng hương với tôi có dịp chia sẻ những
cảm xúc trong tôi.
Tác giả có lối văn rất xưa, rắc rối và bóng gió, thừong
hay dùng chấm phẩy (;) hai chấm ( : ) câu và ý dài
dòng, tôi cố gắng, nếu có thể được, giữ nguyên cách
hành văn và cả cách chấm câu của tác giả khi dịch.
Cố gắng giữ lối trình bày ý tưởng của tác giả khi
dịch. Cố giữ lối trình bày ý tưởng của tác giả , nhưng
cũng phải chuyển thành ngữ khí Việt Nam thế nào
cho gọn gàng, dễ đọc. Câu nào "nửa Tây nửa Ta" thì
xin đọc giả tha thứ.
Thỉnh thoảng có ghi chú, nếu là ghi chú của tác giả
thì tôi ghi rõ là của tác giả (TG), nếu là ghi chú của
người dịch, trong mục đích giúp người đọc dễ theo
dõi câu chuyện, thì tôi cũng ghi rõ là người dịch
(ND).
Khi dịch, tôi không ngồi đối diện với tác giả để tìm
hiểu và hỏi han tác giả. Tôi xin phép được ngồi cùng
1 bên bàn với tác giả để lật lại với nhau 1 vài trang sử
nhỏ của quê hương tôi. Tác giả kể cho tôi nghe
những gương oai hùng của người lính viễn chinh, tôi
cũng len lén mượn ngòi bút của tác giả để mô tả lại
những giọt máu của tổ tiên tôi, những giọt máu rơi
rớt trên những thửa ruộng sình lầy. Hình như những
giọt máu ấy vẫn còn âm ấm trong tôi
File đính kèm:
- de_tai_lich_su_cuoc_vien_chinh_nam_ky_nam_1861.pdf