Mở bài:
_ Trích nhận định.
_ Khẳng định giá trị vấn đề.
_ Nêu vấn đề.
_ Ý định hướng.
II. Thân bài:
_ Câu dẫn.
Đoạn luận 1:
_ Giải thích từ ngữ. ( ở phần này nên thêm
vào một số biện pháp tu từ như
so sánh, nhân hóa để làm bài thêm
sáng tạo và độc đáo)
_ Giải thích vấn đề ( nghĩa đen,
nghĩa bóng, nghĩa văn cảnh )
_ Kết ý: khẳng định giá trị vấn đề.
21 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1090 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hướng dẫn cách làm bài và bài làm tham khảo, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hướng dẫn cách làm bài và bài làm tham khảo. Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Xuân Quỳnh Bước 1: Xem kỹ lại phần lý thuyết Mở bài: _ Trích nhận định. _ Khẳng định giá trị vấn đề. _ Nêu vấn đề. _ Ý định hướng. II. Thân bài: _ Câu dẫn. Đoạn luận 1: _ Giải thích từ ngữ. ( ở phần này nên thêm vào một số biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa… để làm bài thêm sáng tạo và độc đáo) _ Giải thích vấn đề ( nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa văn cảnh ) _ Kết ý: khẳng định giá trị vấn đề. 2. Đoạn luận 2: _ Câu dẫn (nên bám chặt vào câu kết ý trước) _ Nêu mặt tốt, mặt xấu của vấn đề và ý nghĩa trong cuộc sống ( không nên quá 10 câu ) _ Nêu dẫn chứng ( cần tính toàn diện, phổ biến và chỉ 1 – 2 dẫn chứng là đủ ). _ Nêu ý nghĩa của mặt xấu, mặt tốt trong dẫn chứng. _ Nêu một số mặt khác của vấn đề trong cuộc sống ( cần tính thực tiễn và ngay sau đó phải đưa ngay vào một câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao, câu nói nổi tiếng để làm thuyết phục người đọc ) _ Kết ý: khẳng định giá trị và những điều cần thiết khi thực hiện vấn đề. _ Giả sử vấn đề và kết ý, khẳng định vấn đề cho đoạn đó. _ Lưu ý: Cần sưu tầm thêm những câu nói hay ( trên tờ lịch, trên mạng internet…) để đưa vào lời văn để văn phong được hấp dẫn và sinh động. 3. Đoạn luận 3: _ Nêu những việc làm cần thiết để thực hiện vấn đề đặt ra. _ Cần đưa vào những nơi, những con người cụ thể để học tập, làm theo vấn đề. _ Kết ý: khẳng định giá trị của những việc làm đó trong cuộc sống. III. Kết bài: _ Khẳng định lại giá trị, ý nghĩa của vấn đề đối với bản thân và mọi người. _ Rút ra kinh nghiệm, việc làm cho bản thân. _ Lưu ý: cần đưa vào biện pháp hô ứng trong kết bài. Bước 2: Lập dàn bài chi tiết Đề bài: Dân gian ta có câu “Lời nói gói vàng” đồng thời có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Qua hai câu nói trên, em hãy cho biết dân gian đã hiểu như thế nào về ý nghĩa và giá trị của lời nói trong cuộc sống. Mở bài: _ Sở dĩ con người khác với con vật ở chỗ … dùng lời nói…suy nghĩ, cảm xúc … _ Đó là những ý nghĩa…mà câu nói… gửi gắm… _ Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về… II. Thân bài: Đoạn luận 1: _ Lời nói là phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ, một công cụ… _ Mỗi người đều có thể nói ra điều mình muốn, điều đó gọi là… _ Lựa lời là chọn lọc những từ ngữ diễn đạt cho phù hợp… _ Chẳng những thế, trong câu nói “Lời nói gói vàng”, lời nói còn được ví như vàng…một vật có giá trị về vật chất, đựơc nâng niu, gìn giữ, nghĩa là lời nói cũng… _ Như vậy, hai câu nói trên muốn khẳng định rằng nếu biết chỉnh chu lời nói…tôn trọng, yêu mến…đạt được tình cảm khi giao tiếp …. 2. Đoạn luận 2: _ Sở dĩ, ta phải ăn nói thật cẩn thận như thế là vì… _ … lời nói thể hiện tác phong đạo đức lẫn như trình độ văn hóa của từng người… _ Nếu biết lựa chọn đúng những từ ngữ khéo léo …thu đựơc sự đồng tình, tình cảm, sự tôn trọng của … _ Ngược lại, nếu ăn nói quá thô lỗ … mất lòng mọi người, gây ra hiểu lầm… _ Thế mới biết, lời nói quả là …. vừa có thể có sức mạnh hơn cả thời gian…vừa có thể như con dao làm… _ Và đã có một lời nói làm lắng đọng lòng người, tạo cảm xúc đẹp trong giao tiếp…Bác Hồ đã nói: “Tôi nói, đồng bào có nghe rõ không?”… _ Cùng với đó, âm nhạc là một nghệ thuật, sự thăng hoa tuyệt vời từ lời nói, nó tạo cho ta cảm giác tươi đẹp… _ Ngược lại, chỉ vì những xích mích trong lời nói mà có thể dẫn tới… _ Mặt khác, ở đời sẽ có những lời nói khó nghe, mất lòng người khác … có ý tốt, muốn ta sửa sai, thấy đựơc lỗi lầm của mình…đó là những “lời thật mất lòng”… _ Tuy thế, có những lời ngọt ngào, êm tai…xu nịnh, không hề tạo cho ta một điều tốt đẹp nào cả, đấy là những “lời thật mất lòng”của… _ Giả sử nếu thế giới không có lời nói, lại càng không có âm nhạc…sẽ như chìm vào băng giá của sự lạnh lùng, sòng phẳng, khô khốc… _ Vì thế, mỗi ngày được sống, ta phải biết chọn những lời hay ý đẹp mà nói…làm phong phí thêm cho nét đẹp văn hóa của nhân loại… 3. Đoạn luận 3: _ Để đạt được những tình cảm trong lời ăn tiếng nói …kiềm chế những cảm xúc tiêu cực như nóng giận, quát mắng…nhất là đối với… _ Và một điều nữa là ta nên suy nghĩ thật cẩn thận trước khi nói, xem điều đó có phù hợp… tránh làm tổn thương người khác, điều đó có nghĩa là “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”… _ Cần tránh lối nói cộc lốc, thô kệch … tạo ra định kiến xấu về ta. _ Cũng không nên sử dụng những từ ngữ quá bóng bẩy, kiêu kỳ … mục đích giao tiếp là sự đồng tình quan điểm với người khác chứ không phải… _ Thế nên, ta cần luyện cho mình cách nói đúng cách, giản dị, sáng suốt… học tập ở Chủ tịch Hồ Chí Minh, một người có tác phong giản dị trong lời nói, bài viết… _ Và trên hết, ta cần phải tránh lối nói chen vào ngôn ngữ khác, ngôn ngữ mạng, tiếng lóng khi giao tiếp bằng tiếng Việt vì nó làm hoen ố nét đẹp trong sáng của tiếng Việt và đây là… _ Vì thế, nếu biết “lựa lời mà nói” thì ta sẽ giành được… III. Kết bài: _ Nét đẹp ngôn ngữ …. Khuyênta rằng: lời nói có giá trị quyết định … _ Vì thế, để học tập những kinh nghiệm quý báu ấy, em sẽ… Bước 3: Viết bài Đề bài: Dân gian ta có câu “Lời nói gói vàng”, đồng thời lại có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Qua câu nói trên, em hãy cho biết dân gian đã hiểu như thế nào về giá trị và ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống. Bài làm Sở dĩ con người khác với con vật ở chỗ con người biết sử dụng lời nói làm phương tiện giao tiếp với người khác, bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của mình. Đó là những ý nghĩa khái quát chung của câu nói “Lời nói gói vàng” hay “Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” muốn gửi gắm cho ta. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa thực tiễn của hai câu nói trên trong cuộc sống. Để hiểu hai câu nói trên, ta phải hiểu được những từ ngữ mà nó chứa đựng. Thế lời nói là gì? Lời nói là một phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ, một công cụ của loài người giúp cho ta có thể giao tiếp, bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, trao đổi kinh nghiệm, thông tin…Mỗi người chúng ta có thể nói ra điều mình muốn, không cần một yếu tố nào tác động, vì thế lời nói “chẳng mất tiền mua”. Nếu lời nói đã “chẳng mất tiền mua” thì ta nên “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Lựa lời là chọn lọc những từ ngữ diễn đạt thích hợp với vai vế của từng người, từng hoàn cảnh, từng sắc thái hoàn cảnh khác nhau. Chẳng những thế, ở câu nói “Lời nói gói vàng”, lời nói được ví như vàng, một vật có giá trị về vật chất, được nâng niu, gìn giữ, nghĩa là lời nói cũng quý giá như thế, cũng cần có sự cẩn thận trong khi sử dụng nó. Như vậy, hai câu nói trên muốn khẳng định nếu biết chỉnh chu lời nói thì ta sẽ được mọi người tôn trọng, yêu mến, xây dựng được các mối quan hệ xã hội lành mạnh, tốt đẹp và đạt được tình cảm, mục đích giao tiếp khi nói, không làm tổn thương người khác, gắn kết tâm hồn con người lại với nhau, viết nên những cảm xúc, ấn tượng đẹp trong giao tiếp. Sở dĩ ta phải ăn nói thật cẩn thận như thế là vì lời nói vừa có thể xây dựng các mối quan hệ xã hội và cũng có thể hủy hoại nó. Nhất là trong kinh doanh hay ngoại giao, lời nói còn quyết định sự thành bại của cuộc đời ta và có thể là của cả một quốc gia. Ngoài ra, về giá trị tinh thần, lời nói thể hiện tác phong đaọ đức lẫn như trình độ văn hóa của từng người. Nếu ta biết lựa chọn đúng những từ ngữ khéo léo, phù hợp với hoàn cảnh thì sẽ thu được sự đồng tình, tình cảm, sự tôn trọng của đối tượng giao tiếp. Ngược lại, nếu ta ăn nói quá thô lỗ thì có thể gây mất lòng người khác hay gây ra những hiểu lầm khiến cho quan hệ giữa người với người trở nên căng thẳng hay xảy ra thù hận, căm ghét, hậu quả tai hại khó lường! Tuy thế, trong cuộc sống, có những lời nói có thể làm lắng đọng lòng người, tạo cảm xúc đẹp trong khi giao tiếp, xóa tan khoảng cách giữa hai con người xa lạ với nhau. Giống như ở Quảng trường Ba Đình ngày 02 tháng 09 năm 1945, Bác Hồ đã nói: “Tôi nói đồng bào có nghe rõ không?” đã làm mọi người xúc động về ngôn từ gần gũi của vị lãnh tụ. Cùng với đó, âm nhạc là một nghệ thuật, sự thăng hoa tuyệt vời từ lời nói, nó tạo cho ta cảm giác tươi đẹp, lâng lâng theo từng nốt nhạc. Và ngược lại, chỉ vì những xích mích trong lời nói mà có thể dẫn tới chiến tranh, lòng thù ghét giữa con người với nhau hay những vụ ẩu đả giữa những đấng trí thức có học. Mặt khác, ở đời có những lời nói khó nghe, làm mất lòng ta của những người thẳng tính nhưng họ chỉ có ý tốt là muốn ta sửa sai, thấy được lỗi lầm của mình, điều đó chân thành và đáng quý biết bao, đó là những “lời thật mất lòng”. Tuy thế, có những lời ngọt ngào, êm tai, rất đựơc lòng ta, nhưng đó là những lời dối trá, xu nịnh, không hề tạo cho ta một điều tốt nào cả, đấy là những “lời ngọt chết ruồi” của những kẻ xảo quyệt, gian ngoa. Thế nên, trong lời nói cần có sự chân thành, không vị kỷ, không vụ lợi thì mới đạt được thành công trong giao tiếp. Giả sử nếu thế giới không có lời nói, lại càng không có âm nhạc thì đời sống tinh thần của con người sẽ rất nghèo nàn, thế giới sẽ như chìm vào băng giá của sự lạnh lùng, sòng phẳng và khô khốc trong buồn tẻ. Vì thế, mỗi ngày được sống, ta hãy biết chọn những lời hay ý đẹp mà nói, phù hợp với những đạo lý làm người, hướng tới ý nghĩa cao đẹp của lời nói để làm phong phú thêm nét đẹp văn hóa của nhân loại. Để đạt được những tình cảm trong lời ăn tiếng nói, ta cần phải biết kiềm chế những cảm xúc tiêu cực như nóng nảy, giận dữ, quát mắng, nhất là với những người thân yêu đối với ta. Và một điều rất quan trọng nữa là ta nên suy nghĩ thật cẩn thận trước khi nói ra điều mình nghĩ, xem điều đó có phù hợp với sắc thái hoàn cảnh lúc ấy hay không để tránh làm tổn thương người khác, điều đó có nghĩa là “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”. Cần tránh lối nói thô kệch, cộc lốc, hớ hênh, vô phép bởi những điều đó tạo ra định kiến xấu về phẩm chất của ta. Cũng không nên dùng những từ ngữ quá bóng bẩy, kiêu kỳ bởi mụch đích giao tiếp không phải là sự nể nang mà là sự đồng tình quan điểm, tình cảm của đối tượng giao tiếp . Như thế, ta cần phải luyện cho mình một kỹ năng nói đúng cách, giản dị, sáng suốt, bình tĩnh và phù hợp với những đạo đức xã hội. Điều này, ta nên học tập ở Chủ tịch Hồ Chí Minh, một người có tác phong sống giản dị trong lời nói, bài viết, đời sống thường ngày và đời sống chính trị. Và trên hết, cần tránh lối nói chen vào ngôn ngữ khác trong khi giao tiếp bằng tiếng Việt, đây là lối sống không tốt đang được giới trẻ phổ biến. Vì thế, nếu biết “lựa lời mà nói” thì ta sẽ giành được tình cảm của mọi người, khẳng định được giá trị của bản thân. Đồng thời, nói năng bằng tiếng Việt thuần túy cũng là cách giữ gìn những nét đẹp của ngôn ngữ dân tộc. Nét đẹp ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam là ở dân ca, ca dao, tục ngữ, thành ngữ. Trong câu nói: “Lời nói gói vàng” hay “Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, dân gian muốn khuyên ta rằng: lời nói có giá trị quyết định phẩm chất, đạo đức của con người ta và nhờ thế ta có được những mối quan hệ xã hội lành mạnh, tốt đẹp. Vì thế, để học tập những kinh nghiệm quý báu ấy, em sẽ bắt đầu rèn luyện cách đối đáp hay, ngắn gọn, rành mạch, lễ phép thông qua các họat động luyện nói trong bộ môn Ngữ văn, phát biểu trong lớp…
File đính kèm:
- Huong dan lam bai van giai thich 7.ppt