Đề tài Biện pháp nâng cao chất lượng môn Học vần lớp1

Hiện nay thực hiện chương trình sách giáo khoa “Tiếng Việt lớp một” mới đã đi vào giảng dạy nhiều năm nay, nó phù hợp với đơn đặt hàng mới của xã hội, phù hợp với trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật và khoa học giáo dục, phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.Với lượng kiến thức đa dạng và phong phú hình thành cho học sinh kỹ năng nghe, nói, đọc, viết bắt dầu từ phân môn Học vần, giúp học sinh chiếm lĩnh một công cụ mới trong học tập và giao tiếp: chữ viết, tầm quan trọng của dạy học vần được quy định bởi tầm quan trọng chữ viết trong hệ thống ngôn ngữ. Học vần còn có nhiệm vụ lớn lao là trao cho các em chìa khóa để vận dụng trong quá trình học tập. Chính vì vậy mà mỗi giáo viên phải có biện pháp nâng cao chất lượng môn học này để các em biết đọc, biết viết, từ đó các em có điều kiện nghe thầy (cô) giảng trên lớp, sử dụng sách giáo khoa, sách tham khảo rành mạch và có điều kiện học tốt các môn học khác và năng lực tư duy của các em sẽ được phát triển.

 Qua nhiều năm thực hiện chương trình mới nhiều giáo viên còn băn khoăn lo ngại làm thế nào để nâng cao chất lượng môn Học vần.Trên thực tế, kỹ năng học môn Học vần của học sinh còn rất yếu, chưa đạt yêu cầu cơ bản đối với học sinh đầu cấp. Chính vì vậy tôi đi sâu nghiên cứu đề tài “Biện pháp nâng cao chất lượng môn Học vần lớp1 ”

 

doc9 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1387 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Biện pháp nâng cao chất lượng môn Học vần lớp1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN HỌC VẦN LỚP 1 I/ Lý do chọn đề tài 1-Đặt vấn đề : Hiện nay thực hiện chương trình sách giáo khoa “Tiếng Việt lớp một” mới đã đi vào giảng dạy nhiều năm nay, nó phù hợp với đơn đặt hàng mới của xã hội, phù hợp với trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật và khoa học giáo dục, phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.Với lượng kiến thức đa dạng và phong phú hình thành cho học sinh kỹ năng nghe, nói, đọc, viết bắt dầu từ phân môn Học vần, giúp học sinh chiếm lĩnh một công cụ mới trong học tập và giao tiếp: chữ viết, tầm quan trọng của dạy học vần được quy định bởi tầm quan trọng chữ viết trong hệ thống ngôn ngữ. Học vần còn có nhiệm vụ lớn lao là trao cho các em chìa khóa để vận dụng trong quá trình học tập. Chính vì vậy mà mỗi giáo viên phải có biện pháp nâng cao chất lượng môn học này để các em biết đọc, biết viết, từ đó các em có điều kiện nghe thầy (cô) giảng trên lớp, sử dụng sách giáo khoa, sách tham khảo rành mạch và có điều kiện học tốt các môn học khác và năng lực tư duy của các em sẽ được phát triển. Qua nhiều năm thực hiện chương trình mới nhiều giáo viên còn băn khoăn lo ngại làm thế nào để nâng cao chất lượng môn Học vần.Trên thực tế, kỹ năng học môn Học vần của học sinh còn rất yếu, chưa đạt yêu cầu cơ bản đối với học sinh đầu cấp. Chính vì vậy tôi đi sâu nghiên cứu đề tài “Biện pháp nâng cao chất lượng môn Học vần lớp1 ” 2/Mục đích -Giúp cho giáo viên một số biện pháp để nâng cao chất lượng môn Học vần -Rèn luyện cho học sinh 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết nhằm giúp cho các em sử dụng tiếng Việt có hiệu quả trong học tập và giao tiếp ở gia đình, xã hội và đồng thời phục vụ các môn học khác được tốt hơn. -Thông qua giảng dạy học vần nhằm phát triển vốn tiếng mẹ đẻ ở các em (làm giàu vốn từ), biết nói đúng các mẫu câu ngắn tạo cho các em ham thích thơ văn và đây cũng là điều kiện học tốt môn tiếng Việt ở các lớp trên. -Ngoài ra đề tài này còn giúp cho giáo viên cách sử dụng một số phương pháp đặc trưng của môn Học vần đem lại hiệu quả cao. 3/Lịch sử đề tài Đề tài mà tôi nghiên cứu cũng đã được đề cập ít nhiều trên thông tin đại chúng, các giáo trình nghiên cứu về phương pháp giảng dạy môn Tiếng Việt, các cuộc hội thảo về chương trình giảng dạy môn Tiếng Việt trong nhà trường tiểu học ..v..v..Tuy nhiên các biện pháp đề cập nêu trên khắc phục phần nào cho chất lượng môn học nói chung. Bằng những thực tế của người giáo viên đứng lớp qua sự tìm tòi nghiên cứu, tôi đưa ra một số giải pháp thực trạng, thể nghiệm những giải pháp cụ thể đó đối với học sinh Trường Tiểu học Long Trì, nhằm nâng cao chất lượng môn Học vần theo yêu cầu của chương trình bậc Tiểu học góp phần vào mục tiêu đào tạo của nhà trường. 4/Phạm vi đề tài -Phạm vi nghiên cứu phân môn Học vần sách Tiếng Việt áp dụng cho lớp1 II/ Nội dung công việc đã làm 1/ Thực trạng đề tài 1.1/Cơ sở lý luận: -Là giáo viên tiểu học đã được đào tạo qua trường sư phạm theo một trình tự bài bản và ai cũng đã được học qua môn Tâm lý giáo dục. Đây là một hành trang, trang bị cho giáo viên kiến thức hiểu biết đặc điểm tâm sinh lý của trẻ nhằm phục vụ cho việc giảng dạy. Bởi vì điều quan trọng trong đời sống của trẻ là phải đi học lớp 1.Từ những hoạt động vui chơi ở nhà và ở mẫu giáo nay đã chuyển sang giai đoạn mới, một hoạt động mới, các em đã trở thành những “cô cậu học sinh” có một địa vị mới trong gia đình và ngoài xã hội. Sự chuyển đổi đó nó có tác dụng đến tâm lý của trẻ. Vì vậy mà giáo viên nắm chặt điểm này để giúp học sinh chuyển giai đoạn tốt, đó là giai đoạn học tập là một hoạt động mang tính kế hoạch đòi hỏi học sinh phải làm việc có tổ chức, có mục đích. Đó là một hoạt động có ý thức, chính vì vậy mà ở giai đoạn đầu lớp 1, những hoạt động có ý thức này còn mới mẻ như các em đến trường phải thuộc bài làm bài, ngồi ngay ngắn im lặng nghe thầy (cô) giảng bài, phải thực hiện đúng những yêu cầu giáo viên đưa ra...v..v...những điều này làm cho một số em trong giờ học vẫn thường rụt rè, không dám đọc to, hay đọc lạc cả giọng.....làm ảnh hưởng đến chất lượng môn Học vần. -Những hiểu biết về đặc điểm tâm lý trên đây định ra cho hoạt động học tập lớp 1 (chủ yếu môn Học vần ) những mục đích và động cơ cụ thể. Vì vậy giáo viên cần tạo ra những mục đích, động cơ học tập nhẹ nhàng, sinh động giúp các em hứng thú học tập, dần dần hình thành cho các em thói quen học, từ đó giáo viên có những biện pháp để nâng cao chất lượng môn học. 1.2/Cơ sở thực tiễn -Việc làm đầu tiên trong tuần lễ đầu năm học, tôi phân ra từng nhóm đối tượng học sinh để có phương pháp dạy phù hợp với từng đối tượng. Trình độ nhận thức các em không đồng đều. Tổng số học sinh của lớp có 27 em qua thăm dò tìm hiểu ngay từ đầu năm học có 26% các em chưa biết chữ cái, 14% cầm viết sai quy định.Từ những thực trạng đó tôi tìm ra những giải pháp khắc phục ngay thời gian đầu. Trước hết xây dựng các em nề nếp học tập và hình thành cho các em các hoạt động học tập môn Học vần. Qua thống kê kết quả giáo dục giữa học kì I (riêng phân môn Học vần): -Trong đó tỉ lệ học sinh biết đọc trôi chảy: 5 em (18.5%) -Hoc sinh đọc còn chậm: 5em (18.5%) -Học sinh đọc chưa đạt yêu cầu: 10 em (37%) -Học sinh đạt yêu cầu: 7 em (25,9%) Từ kết quả trên tôi thấy tình hình học tập của học sinh chưa đạt hiệu quả cao, chất lượng môn Học vần còn rất thấp. Do những nguyên nhân sau: -Học sinh chưa bắt nhịp kịp nội dung, chương trình sách giáo khoa, do đó nhận thức các em còn hạn chế. -Học sinh chưa quen cách học. -Sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường chưa đồng bộ 2/Nội dung cần giải quyết -Từ những thực trạng chất lượng học của học sinh và tìm ra được nguyên nhân, tôi cần thực hiện một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học vần: -Đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy Học vần. -Xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh làm cho học sinh ham thích học tập. -Tăng cường việc học ở nhà và phối hợp tốt giữa nhà trường và gia đình. 3/Giải pháp thực hiện 3.1/Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo nội dung chương trình 3.1.1/Cơ sở lý luận -Có thể nói rằng phương pháp dạy học là tổ hợp các cách thức hoạt động của cả thầy và trò trong quá trình dạy học được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của thầy nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy - học. -Phương pháp dạy học phụ thuộc vào nội dung bài học nó là cái chủ quan là cách thức là con đường nhằm chuyển tải nội dung đã xây dựng. Như vậy nội dung dạy học thay đổi, kéo theo sự thay đổi phương pháp dạy học. Muốn thành công trong việc đổi mới phương pháp dạy học cần kết hợp giữa phương pháp dạy học cổ truyền và phương pháp dạy học hiện đại phải biết sử dụng một cách linh hoạt trong giờ Học vần. -Ngoài ra giáo viên cần phải biết tâm sinh lý của học sinh để có một phương pháp dạy học phù hợp với từng lứa tuổi bởi vì nhận thức của học sinh là nhận thức cảm tính từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, cho nên phương pháp dạy học trực quan rất quan trọng trong tiết dạy học vần. Để phát huy khả năng trí tuệ của học sinh cần thực hiện theo quy trình từ “cụ thể đến trừu tượng”. -Một điều quan trọng trong tiết dạy học vần giáo viên cần lưu ý: không nên kéo dài nội dung bài học từ giờ này sang giờ khác, làm như vậy học sinh sẽ dễ bị mệt mỏi, chán nản, không tiếp thu nội dung bài học, trên thực tế đã cho chúng ta thấy điều đó. Như vậy, không nên sử dụng một phương pháp dạy học duy nhất trong giờ học vần, mà giáo viên phải biết đan xen các phương pháp dạy học khác nhau như: thuyết trình, trực quan, vấn đáp, thực hành, thảo luận kiểm tra, trò chơi, dạy học nêu vấn đề như thế học sinh tập trung chú ý cao, hứng thú trong học tập. 3.1.2/Cơ sở thực tiễn -Trong những buổi họp chuyên môn đầu năm, tôi đã đề cập nhiều vấn đề cùng tổ thảo luận xây dựng tìm những giải pháp nào để nâng cao chất lượng môn Học vần. Chúng tôi đưa ra nhiều vấn đề trong đó không thể thiếu đổi mới phương pháp dạy học vì nó góp phần thành công trong việc nâng cao chất lượng học vần.Trên thực tế nó đem lại kết quả rất khả quan trong những tiết thao giảng, dự giờ. -Trên cơ sở lý luận và thực tiễn tôi vận dụng những phương pháp đặc trưng cơ bản vào trong tiết dạy học vần nhằm nâng cao chất lượng môn Học vần . -Cách sử dụng từng phương pháp mà tôi thực hiện như sau: a/Phương pháp trình bày trực quan -Cách dạy: phương pháp này được sử dụng nhiều trong giới thiệu bài.Giáo viên hướng dẫn học sinh xem tranh ảnh vật thật hay mô hình gắn với từ khóa, từ ngữ ứng dụng khi giáo viên đọc mẫu học sinh nhìn khuôn miệng của giáo viên phát âm, đánh vần. -Kết quả: Học sinh tiếp thu kiến thức nhanh, củng cố âm vần sâu sắc hơn, giáo viên tiết kiệm lời giảng mà giờ học vẫn sinh động. b/Phương pháp phân tích tổng hợp -Cách dạy: áp dụng khi giảng bài mới ở tiết 1.Cho học sinh phân tích âm (vần)-tiếng-từ, sau đó tổng hợp lại và đánh vần, đọc trơn (đọc theo thứ tự và đọc không theo thứ tự), lúc đầu học sinh còn lúng túng qua sự rèn luyện, từ chỗ học sinh chưa biết phân tích và đánh vần còn bập bẹ, dần dần hình thành cho các em kỹ năng phân tích chính xác đọc nhanh đúng, hầu hết học sinh thực hiện tốt. Ví dụ: +Dạy bài học vần “im-um”, từ khóa là “chim câu – trùm khăn” -Giáo viên giới thiệu vần “im” -Họcsinh phân tích vần im và so sánh vần “im” với vần “am” -Học sinh đọc cá nhân, nhóm, lớp -Cho học sinh tìm vần “im” bằng cách sử dụng bộ ghép chữ -Giáo viên đặt câu hỏi: Muốn có tiếng “chim” ta ghép thế nào? (HS trả lời và ghép) -Học sinh phân tích, đánh vần, đọc trơn:”chim” - Học sinh quan sát tranh và cho biết tranh vẽ gì? (chim câu) -Giáo viên ghi “chim câu”, gọi học sinh đọc (đọc trơn, đánh vần) + Giáo viên giới thiệu vần “um” (quy trình tương tự như dạy vần im) -Sau đó tổng hợp lại: -Cuối cùng cho học sinh đọc trơn lại -Kết quả: hầu hết học sinh nắm chắc bài học tiếp thu kiến thức một cách chủ động. c/Phương pháp hỏi đáp -Cách dạy: lập kế hoạch bài dạy chuẩn bị trước một hệ thống câu hỏi xoay quanh kiến thức bài học. Như hỏi tìm từ khóa, tiếng khóa, hỏi để mở rộng kiến thức (phần luyện nói), hỏi để phân tích từ, tiếng và tổng hợp tiếng từ, hệ thống câu hỏi phải rõ ràng ngắn gọn và chính xác. -Kết quả: Học sinh tham gia vào việc tìm hiểu bài mới một cách tự giác, tích cực, chủ động. Nhờ đó mà hầu hết các em chóng thuộc bài (không còn học vẹt), hào hứng học tập, lớp học sinh động, bên cạnh đó giáo viên nắm được trình độ học sinh còn yếu điểm nào để áp dụng phương pháp dạy riêng phù hợp từng đối tượng. d/ Phương pháp luyện tập thực hành -Cách dạy: hướng dẫn cho các em vận dụng tổng hợp các giác quan khi đọc, viết: mắt nhìn, miệng đọc, tai nghe, tay viết, ngay sau khi học bài mớ. Cụ thể là học sinh thực hiện tốt nội dung bài học trong vở bài tập Tiếng Việt và Tập viết. -Kết quả: Các em khắc sâu kiến thức vừa học hình thành cho các em những kỹ năng đọc, viết (kết hợp nghe nói), làm phát triển những đặc trưng tâm lý lứa tuổi nhất là óc quan sát, tư duy, phân tích. e/ Phương pháp trò chơi học tập -Cách dạy: áp dụng tùy theo nội dung bài dạy, thường sử dụng giữa tiết học hoặc củng cố bài học. Ví dụ: Trò chơi tìm chữ bị mất, tìm từ chứa vần, chọn đúng từ, trò chơi xướng họa.....v....v... -Tác dụng: Giờ học sinh động, các em rất thích thú và học tập một cách chủ động, tích cực. *Tóm lại: Nhờ sự vận dụng các phương pháp dạy học khác nhau để giờ học đỡ nhàm chán, không khô cứng .Vấn đề quan trọng là là giáo viên phải biết vận dụng đúng lúc, đúng chỗ phải biết chuyển hóa các phương pháp dạy học. Không có một hệ thống phương pháp dạy học mẫu nào là tối ưu mà điều cần thiết là tính sáng tạo của người giáo viên mới đem tới giờ giảng một hiệu quả năng suất cao. Nói như nhà giáo dục vĩ đại người Czech.J.A Comenxki: “Dạy học là một nghệ thuật”. 3.2/ Hình thức tổ chức dạy học Ngoài yếu tố tổ chức phương pháp dạy học một phần không kém quan trọng nữa đó là cách tổ chức dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh. Đó là hai yêu cầu cơ bản đòi hỏi giáo viên thực hiện 3.2.1/ Cách tổ chức dạy học (khâu lên lớp) -Lập kế hoạch bài dạy theo từng dạng bài, cần thực hiện tốt các vấn đề sau Xác định được mục tiêu bài dạy (theo chuẩn kiến thức, kĩ năng) Nắm chắc nội dung bài dạy, có giải pháp nâng cao chất lượng từng dạng bài. Cụ thể cần phát huy tốt các đặc điểm sau: + Dạng bài “Làm quen với cấu trúc âm tiết qua con chữ và các dấu thanh”: dạng bài này đơn vị kiến thức trong mỗi bài không nhiều. Phần này tôi sử dụng tranh minh họa cho học sinh nhìn tranh, tập phát âm vần mới, tìm âm, thanh mới, nhận xét chữ giống nhau ghi tên các tranh, tìm thêm tiếng, từ ngữ tương tự. Phần này tôi giành nhiều thời gian để ổn định tổ chức lớp và hình thành cho học sinh nề nếp học tập. Về kỹ năng viết, giai đoạn này chủ yếu học sinh tập tô theo nét chữ mới trong vở bài tập. Luyện nghe, nói chủ yếu dựa vào tranh, giáo viên gợi ý cho học sinh nói những câu đơn giản, nội dung gần gũi với các em. Nhờ vậy mà tất cả các em tham gia không rụt rè, nhút nhát, dám nói, mạnh dạn nói. +Dạng bài “Chữ ghi âm vần mới”: Chú trọng rèn luyện cho học sinh đọc viết được các âm vần mới, đọc trơn tiếng từ, câu có trong bài học và vận dụng tranh minh họa. Lúc đầu, giáo viên gặp nhiều khó khăn mất nhiều thời gian vì phần lớn các em đọc chậm, viết chậm, chưa đúng yêu cầu chữ viết, do đó giáo viên phải kiên trì luyện tập cho học sinh theo từng cá nhân, dần dần hình thành cho các em kỹ năng đọc viết. Phần luyện nghe nói cho học sinh quan sát tranh nói về chủ đề luyện nói chú ý đến các từ ngữ có âm vần mới học, nói bằng những câu đơn giản gần gũi với các em. +Dạng bài “ôn tập”: Nhằm khắc sâu kiến thức các em mới học . Ôn chữ ghi âm: cho học sinh thực hành ghép tiếng có phụ âm đầu đã học ghi ở cột dọc và vần chỉ có nguyên âm ghi ở dòng ngang. Sau đó chỉ vào các ô trống yêu cầu học sinh đọc đúng các tiếng ghép được trong bảng, tiếp theo ghép tiếng có nguyên âm và dấu thanh rồi đọc . .Bài ôn vần: Cho học sinh thực hành ghép vần có âm chính cột dọc và âm kết thúc ở dòng ngang. Yêu cầu học sinh nhận xét cấu tạo của các vần cùng loại, sau đó củng cố cách đánh vần, đọc vần. Luyện viết cho học sinh viết bảng con sau đó viết vào vở. . Kể chuyện theo tranh, học sinh nhìn tranh nghe giáo viên kể nêu câu hỏi đơn giản về nội dung câu chuyện, học sinh dựa vào tranh minh họa trả lời, sau đó kể từng đoạn, toàn bài. -Các hoạt động dạy: cần xác định đúng mục tiêu từng hoạt động: “Giáo viên làm gì? học sinh làm gì? ” - Phương pháp và phương tiện dạy học: phương pháp phù hợp bộ môn, phù hợp đối tượng học sinh (như đã nêu phần trên ). Đồ dùng dạy học gần gũi phù hợp với học sinh. - Củng cố dặn dò: Đưa ra hệ thống câu hỏi nhằm làm cho học sinh khắc sâu kiến thức đã học hoặc trò chơi học tập. Đây là phần quan trọng, nó đánh giá một quá trình dạy - học của học sinh từ đó giáo viên có biện pháp điều chỉnh cách dạy và cách học của học sinh . 3.2.2/ Khâu kiểm tra đánh giá học sinh : - Kiểm tra đánh giá có thể coi như là một nhóm phương pháp dạy học. Kiểm tra đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh là một khâu quan trọng của quá trình dạy học. * Các dạng kiểm tra .+ Kiểm tra hằng ngày (thường xuyên ) nhằm kịp thời điều chỉnh hoạt động của giáo viên và học sinh, tạo điều kiện vững chắc nâng cao chất lượng. + Kiểm tra định kỳ: Được thực hiện sau khi học một phần hoặc sau một học kỳ, nhằm giúp cho giáo viên và học sinh nhìn lại kết quả làm việc sau những giai đoạn nhất định, củng cố mở rộng những điều đã học, tạo cơ sở tiếp tục học sang những phần mới. .+ Kiểm tra tổng kết: Nhằm đánh giá kết quả chung -Tầm quan trọng của việc kiểm tra, giúp giáo viên thu được những tính hiệu ngược. Qua đó, giáo viên có thể phát hiện được những thực trạng và kết quả học tập của học sinh cũng như những nguyên nhân dẫn đến thực trạng kết quả này. Đây là cơ sở để giáo viên điều chỉnh và hoàn thiện hoạt động học tập của các em và hoạt động dạy của giáo viên. Kiểm tra đánh giá học sinh một cách công bằng, dân chủ, khách quan gúp cho các em củng cố và phát triển trí tuệ . -Cách thực hiện kiểm tra hằng ngày: Thực hiện đầu giờ học hoặc cuối giờ học .Khi kiểm tra, giáo viên tuyên dương khen ngợi trước lớp đối với những em thuộc bài . Nhằm tạo cho các em ham thích học tập, lớp học thêm sinh động. Còn đối với những em không thuộc bài, giáo viên tìm hiểu nguyên nhân, lý do và thường xuyên theo dõi giúp đỡ các em học tập . 3.2.3/ Hình thức thảo luận : -Tổ chức cho học sinh hình thành thói quen tham gia tranh luận, trao đổi với nhau về các vấn đề học tập rồi rút ra kết luận cần thiết . +Cách tiến hành: Nhóm, tổ hoặc cả lớp ( giáo viên là người tổ chức ) Trước hết, giáo viên chuẩn bị tốt vấn đề và hình thức thảo luận. Học sinh phải chăm chú theo dõi lắng nghe yêu cầu giáo viên đưa ra. Lúc đầu, học sinh chưa quen cách thảo luận do đó giáo viên phải dẫn dắt các em và hình thành cho các em biết cách thức thảo luận. Kết quả đạt được: kích thích học sinh hứng thú, sôi nổi học tập, qua đó giúp các em khắc sâu kiến thức đã học, tạo cho các em niềm tin vững chắc. Lênin từng nói:“Chỉ trong tranh luận mới tìm ra chân lý” Qua theo dõi tôi thấy:hầu hết các em phát huy tinh thần hợp tác, biết giúp đỡ nhau trong học tập, nâng cao tỉ lệ học sinh có ý kiến xây dựng bài. Nâng các em học sinh yếu và trung bình lên mức đạt chuẩn tối thiểu. 3.2.4/ Cách tổ chức tự học : - 100% các em có đầy đủ sách giáo khoa, vở bài tập Tiếng Việt và đồ dùng học tập. -Tập cho các em thành thói quen tự học ngoài giờ bằng nổ lực cá nhân theo kế hoạch học tập chung và không có mặt của giáo viên (tuy nhiên giáo viên theo dõi nhắc nhỡ các em học). Cụ thể như truy bài đầu giờ dưới sự kiểm tra của các cán bộ lớp hoặc chuẩn bị bài mới.....v....v.... -Ngoài ra, mỗi em còn có một quyển tập riêng (gọi là tập tự học ở nhà) cũng là tập ghi chép tình hình học tập của các em trong ngày đó (đặc biệt đối với những em học yếu) nhằm thông báo trực tiếp đến gia đình và đồng thời cũng là tập ghi chép phản hồi lại của phụ huynh về tình hình học tập ở nhà của các em hoặc những yêu cầu đề nghị khác.Từ đó giáo viên có một phương pháp dạy học phù hợp theo từng đối tượng học sinh Như vậy “tự học” có vai trò quan trọng, phải nói rằng chất lượng học tập phụ thuộc vào chính việc tự học của từng học sinh. Do đó giáo viên cần thực hiện tốt vai trò tự học này. 3.2.5/Cách tổ chức phụ đạo -Phụ đạo từng đối tượng học sinh yếu hoặc những đối tượng học sinh chưa được sự quan tâm của gia đình; như vậy phụ đạo cùng nghĩa với dạy học cá biệt. Lựa chọn phương pháp dạy học phụ đạo gắn liền với đặc điểm cá biệt từng học sinh, nhằm bù đắp lại lượng kiến thức mà các em đã bị hỏng và có điều kiện để các em học tập tốt. 3.3/ Thực hiện tốt môi trường giáo dục “nhà trường - gia đình” -Họp phụ huynh học sinh đầu năm +Nội dung: Thông báo cho phụ huynh học sinh nắm được nhiệm vụ đầu năm học, những yêu cầu của giáo viên chuẩn bị cho học sinh học tốt. Điều quan trọng là hướng dẫn cho phụ huynh học sinh về cách thức dạy từng phần trong sách giáo khoa, nhất là về đọc, viết (phải đúng độ cao, mẫu chữ mới) cách rèn luyện cho học sinh nói dựa vào tranh minh họa, mở rộng thêm vốn từ, tìm tiếng mới mang vần đã học...v...v... Do đó giáo viên cần phải phát huy tốt việc làm này vì đó là một điều có ích lợi và quan trọng nó góp phần vào việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh. 3.4/ Kết quả đạt được Từ những giải pháp đã nêu trên chất lượng môn Học vần lớp tôi có sự chuyển biến rõ rệt. Bằng những giải pháp đã thực hiện, đến nay đã đạt được yêu cầu đề ra. Thông qua kết quả học tập, tôi thống kê đánh giá chất lượng môn Học vần như sau: -Thống kê kết quả học tập hàng tháng_đến giữa học kìII Tháng điểm G SL% K SL% TB SL% Y SL% Đạt yêu cầu(SL%) 1 5 (18.5%) 5 (18.5%) 2 (7.4%) 15 (55.6%) 12 (44.4%) 2 7 (25.9%) 5 (18.5%) 3 (11.1%) 12 (44.4%) 15 (55.6%) 3 7 (25.9%) 6 (22.2%) 6 (22.2%) 8 (29.6%) 19 (70.4%) 4 9 (33.3%) 9 (33.3%) 6 (22.2%) 3 (11.1%) 24 (88.9%) 5 13 (48.1%) 10 (37%) 2 (7.4%) 2 (7.4%) 25 (92.3%) 6 15 (55.6%) 10 (37%) 1 (3.7%) 1 (3.7%) 26 (96.3%) III/ Kết luận 1/Tóm lược giải pháp Từ những biện pháp đã thực hiện tình hình chất lượng Học vần của lớp tôi ngày càng tiến bộ rõ rệt qua từng giai đoạn. Trên cơ sở đã thực hiện trong thời gian qua và giờ đây tôi xin phép được khẳng định rằng: Muốn nâng cao hiệu quả chất lượng môn Học vần đòi hỏi người giáo viên cần phải thực hiện tốt các biện pháp then chốt sau: -Điều kiện cần đầu tiên là giáo viên phải có tâm huyết với nghề, phải có năng lực chuyên môn vững vàng. -Biết tìm hiểu nguyên nhân, có phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh. -Thực hiện tốt các phương pháp dạy học đặc trưng của môn Học vần (biết sử dụng các phương pháp đúng lúc đúng chỗ, biết vận dụng một cách linh hoạt khéo léo) -Phải có năng lực thực hiện tốt các hình thức tổ chức dạy học gồm có: Lập kế hoạch bài dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh Chuẩn bị tốt phương tiện dạy học:đồ dùng dạy học và phương tiện đánh giá nhận xét học sinh Hình thành cho học sinh cách học gồm có: Học ở lớp:học theo nhóm, tổ, cá nhân...v...v.. Học ở nhà: Thực hiện những yêu cầu nhiệm vụ giáo viên đưa ra...v..v.. -Có kế hoạch phụ đạo học sinh yếu -Thực hiện tốt mối quan hệ “nhà trường - gia đình” qua phiếu liên lạc..v..v.. 2/ Phạm vi đối tượng áp dụng Bằng những biện pháp mà tôi thực hiện trong thời gian qua áp dụng trong việc giảng dạy phân môn Học vần, qua theo dõi khảo sát, thống kê tôi thấy chất lượng môn Học vần lớp tôi ngày càng tiến bộ, có nâng cao rõ rệt. Mặc dù kết quả và kinh nghiệm này còn hạn chế nhưng áp dụng nó đã mang lại kết quả rất khả quan trong quá trình thực hiện chương trình (phân môn Học vần). Với những biện pháp này áp dụng thực hiện tốt ở trường, ở huyện và có thể áp dụng trong tỉnh vì nó phù hợp với yêu cầu đổi mới hiện nay./.

File đính kèm:

  • docNang cao chat luong mon hoc van lop mot.doc.doc
  • docBIA SKKN.doc
Giáo án liên quan