Biển Đông là một biển lớn, đứng thứ hai trên thế giới sau biển San Hô ở Ôxtrâylia. Trong biển có hai vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ ở phía Bắc và vịnh Thái Lan ở phía Nam.
Đất nước ta ngoài phần lãnh thổ đất liền còn một phần rộng lớn hơn trên biển Đông, bao gồm thềm lục địa, vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế cùng với nhiều đảo và quần đảo lớn nhỏ, tổng diện tích vùng biển Đông thuộc Việt Nam khoảng gần một triệu km2. Giữa hai phần đất liền và biển có mối quan hệ phát sinh và mối quan hệ không gian rất mật thiết, vì biển Đông là một biển được hình thành trong quá trình phá vỡ vỏ lục địa Đông Nam Á cổ, trong lòng biển Đông còn những di tích của đất liền, rõ nhất là ở thềm lục địa, đồng thời biển đông ảnh hưởng sâu sắc đến tính chất nội chí tuyến gió mùa ẩm của đất liền qua tác động của các khối không khí hải dương và các cơn bão. Sự tương tác biển - đất liền thể hiện rõ rệt nhất tại vùng bờ biển và vùng biển nông ven bờ, thông qua sự xâm nhập của nước mặn, sâu nhất là vào mùa khô và sự đổ ra biển của nước và phù sa sông, xa nhất là vào mùa mưa lũ, tạo nên một dải cảnh quan nước lợ rất đặc trưng.
34 trang |
Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 04/11/2022 | Lượt xem: 177 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Biển đông với sự đa dạng của thiên nhiên Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN BIỂN ĐÔNG
ĐT THẢO LUẬN : BIỂN ĐÔNG VỚI SỰ ĐA DẠNG CỦA THIÊN NHIÊN VIỆT NAM
TS. LÊ NĂM
HV. HUỲNH THỊ THU HẠNH
CHUYÊN NGÀNH. ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN – K18
BIỂN ĐÔNG VỚI SỰ ĐA DẠNG CỦA THIÊN NHIÊN VIỆT NAM
ĐẶT VẤN ĐỀ
NỘI DUNG
KẾT LUẬN
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
II. KHÁI QUÁT THIÊN NHIÊN CÁC KHU VỰC CÙNG VĨ ĐỘ VỚI VIỆT NAM
III. KHÁI QUÁT THIÊN NHIÊN BIỂN ĐÔNG
IV. CÁC KHU BẢO TỒN BIỂN VIỆT NAM
Bản đồ khí hậu thế giới
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nằm trong vành đai nóng, trải dài từ 8 0 02’ đến 23 0 23’ vĩ tuyến bắc, thiên nhiên Việt Nam dưới ảnh hưởng của Biển Đông , phong phú về nhiều mặt. Sinh vật là thành phần tự nhiên đặc trưng nhất cho tính chất phong phú và đa dạng của thiên nhiên Việt Nam. Đặc điểm nổi bật là số lượng loài rất lớn. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo quốc gia về cung cấp nước sạch vệ sinh môi trường, Việt Nam là nước có mức độ đa dạng sinh học đứng thứ 10 thế giới .
Nhóm
Số loài của Việt Nam (SV)
Số loài trên Thế giớ i (SW)
(SW)V/SW (%)
Thú
276
4.000
6,8
Chim
800
9.040
8,8
Bò sát
180
6.300
2,9
Lưỡng cư
80
4.184
2,0
Cá
2.470
19.000
3,0
Thực vật
7.000
220.000
3,2
Tỉ lệ bình quân đối với đa dạng sinh học Thế giới = 6.2%
Biển Đông là một biển lớn, đứng thứ hai trên thế giới sau biển San Hô ở Ôxtrâylia. Trong biển có hai vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ ở phía Bắc và vịnh Thái Lan ở phía Nam.
Đất nước ta ngoài phần lãnh thổ đất liền còn một phần rộng lớn hơn trên biển Đông , bao gồm thềm lục địa, vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế cùng với nhiều đảo và quần đảo lớn nhỏ, tổng diện tích vùng biển Đông thuộc Việt Nam khoảng gần một triệu km 2 . Giữa hai phần đất liền và biển có mối quan hệ phát sinh và mối quan hệ không gian rất mật thiết, vì biển Đông là một biển được hình thành trong quá trình phá vỡ vỏ lục địa Đông Nam Á cổ, trong lòng biển Đông còn những di tích của đất liền, rõ nhất là ở thềm lục địa, đồng thời biển đông ảnh hưởng sâu sắc đến tính chất nội chí tuyến gió mùa ẩm của đất liền qua tác động của các khối không khí hải dương và các cơn bão. Sự tương tác biển - đất liền thể hiện rõ rệt nhất tại vùng bờ biển và vùng biển nông ven bờ, thông qua sự xâm nhập của nước mặn, sâu nhất là vào mùa khô và sự đ ổ ra biển của nước và phù sa sông, xa nhất là v à o mùa mưa lũ, tạo nên một dải cảnh quan nước lợ rất đặc trưng.
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Ngoài chế độ nhiệt tiêu biểu cho vùng nhiệt đới, khí hậu nước ta còn có một đặc điểm đặc sắc là ẩm . Nguồn ẩm này được cung cấp bởi Biển Đông.
Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên Việt Nam được thể hiện qua các chỉ số khí hậu và trong tất cả các thành phần tự nhiên, các cảnh quan thiên nhiên. Và được thể hiện trực quan sinh động nhất ở giới sinh vật.
Nhờ có lượng bức xạ phong phú và nguồn ẩm dồi dào đã tạo ra những khu rừng rậm rạp có nhiều tầng tán, cây cối xanh tốt quanh năm . Và nước ta được ví như là một công viên lớn vì màu sắc luôn rực rỡ của cây cỏ, hoa lá không giống như những thảo nguyên đầy cỏ gai và ngải đắng hay những bán hoang mạc và hoang mạc trơ trụi ở một số khu vực và quốc gia cùng vĩ độ (Bắc Phi, Tây Nam Á,..).
NỘI DUNG
VỆT
NAM
TÂY BẮC
CHÂU PHI
Hoang mạc Nêphut
Hoang mạc Rup en Khali
Rừng Cúc Phương
Rừng Cần Giờ
II. KHÁI QUÁT VỀ THIÊN NHIÊN CÁC KHU VỰC CÙNG VĨ ĐỘ VỚI VIỆT NAM
Tây Nam Á (hay Tây Á) là tên gọi chỉ bộ phận lục địa rộng lớn bao gồm vùng núi Caucasus, bán đảo Arabi và các sơn nguyên Tiểu Á, Armenia, Iran. Lãnh thổ Tây Nam Á nằm giữa hai lục địa rộng lớn là lục địa Á-Âu và lục địa Phi, trên các vĩ độ nhiệt đới, quanh năm chịu ảnh hưởng của gió mậu dịch và khối khí nhiệt độ lục địa. Khí hậu nói chung là khô, nóng gay gắt . Ở đây, vai trò của các biển xung quanh như Biển Đen, Địa Trung Hải, Biển Đỏ và vịnh Persian hầu như không đáng kể vì đây chỉ là những biển không lớn và nằm sâu trong lục địa . Tây Nam Á đại bộ phận cũng là cảnh quan khô hạn.
Sa mạc lớn nhất thế giới nằm ở Bắc Phi , kéo dài từ bờ Đại Tây Dương theo hướng đông đến bờ biển Hồng Hải. Sahara kéo dài 5.600 km từ đông sang tây, rộng 1.600 km từ nam sang bắc, đi qua Ai Cập, Sudan, Lybia, Chad, Angeria, Niger, Tunisia, Marốc, Mali, Mauritania và Tây Sahara, với tổng diện tích 8.600.000 km2, chiếm 30% cả lục địa châu Phi. Lượng mưa trung bình hàng năm của khu vực này dưới 100mm, có nơi thậm chí không có một giọt mưa trong nhiều năm .
II. KHÁI QUÁT VỀ KHÍ HẬU CÁC KHU VỰC CÙNG VĨ ĐỘ VỚI VIỆT NAM
Nam Á và Đông Nam Á nằm trong vùng có khí hậu nóng và ẩm ướt nhất châu Á . Về mùa hạ, nhiệt độ trung bình trên toàn bộ lãnh thổ khoảng từ 25-30°C. Về mùa đông, vùng mát nhất ở phía Bắc cũng là từ 12°C (không kể vùng núi cao). Lượng mưa trung bình năm trên phần lớn lãnh thổ đạt hơn 1000mm, trong đó nhiều vùng đạt 2000-3000mm hoặc cao hơn nữa.
Khu-vực phía nam Himalaya bao gồm Ấn-Độ và Đông-Nam-Á được đặt tên là Vùng Đông-Phương (Oriental Region). Vùng này không lớn lắm nhưng là khu-vực mà môi-trường sinh-vật phong-phú nhất trên trái đất, trong đó có Việt-Nam cũng như Biển Đông .
Điều kiện khí hậu nóng và ẩm đã làm cho các quá trình địa lý diễn ra rất mạnh mẽ và liên tục, vì vậy các điều kiện tự nhiên, nhất là lớp phủ thổ nhưỡng, thực vật và giới động vật rất phong phú và đa dạng, khác hẳn khu vực Tây Nam Á nằm trên cùng vĩ độ.
VỆT
NAM
TÂY BẮC
CHÂU PHI
23 0
0 0
Hoang mạc
Rup en Khali
Hoang mạc Nêphut
III. KHÁI QUÁT VỀ SỰ ĐA DẠNG CỦA TÀI NGUYÊN SINH VẬT BIỂN ĐÔNG
Biển Đông là một biển lớn, kín, nóng, S = 3447 km 2 , tổng lượng nước 3928 km 3 . Đây là nguồn dự trữ ẩm lớn làm cho độ ẩm tương đối trong không khí cao, thường 80 – 100%, và lượng mưa trung bình năm đạt 1500 – 2000mm . Các khối không khí lạnh và khô đi qua Biển Đông đã biến tính thành nóng ẩm khiến cho mùa khô ở Việt Nam dịu đi và tính ẩm trở thành tính trội của khí hậu Việt Nam. Biển Đông mang đến đặc tính khí hậu hải dương điều hoà hơn.
Quá trình hình thành và phát triển của cảnh quan biển liên quan chặt chẽ đến đặc điểm hải văn của Biển Đông. Trong đó đặc điểm nổi bật nhất khiến cho Biển Đông khác rõ rệt với các biển khác trên thế giới là: ở hầu khắp mọi nơi trên biển các thành phần nhật triều đóng vai trò đáng kể . Trong phần lớn vùng biển, thuỷ triều mang tính nhật triều không đều hoặc nhật triều đều, một hiện tượng hiếm thấy trên đại dương thế giới.
Theo những nghiên cứu do Sở môi trường và các nguồn lợi tự nhiên Philippine, vùng biển này chiếm một phần ba toàn bộ đa dạng sinh học biển thế giới , vì vậy nó là vùng rất quan trọng đối với hệ sinh thái.
Biển Việt Nam có hơn 2000 loài cá, trong đó có gần 130 loài cá giá trị kinh tế cao và hàng trăm loài được đưa vào sách đỏ VN và thế giới , 1600 loài giáp xác, 2500 loài thân mềm, cho khai thác 45000-50000 tấn rong biển
ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN BIỂN ĐÔNG
Năng suất sinh học trên BĐ (chỉ tính ở VN/1 triệu Km 2 ) = 180 triệu tấn cacbon/năm = ~ 3 tỉ tấn sinh khối thực vật tươi = trữ lượng cá 3 triệu tấn/năm (hiệu suất sinh học ở năng suất thứ cấp qua các bậc 1%) => có thể đánh bắt 1,2 triệu tấn/năm. Hiện nay, đã đánh bắt được khoảng 800.000 tấn.
Ngoài ra, còn nhiều loài có giá trị như tôm, cua, mực, nhuyễn thể, rong, san hô => tổng sản lượng hải sản cả nước đạt 1,6 – 1,7 triệu tấn.
Hệ sinh vật bao gồm:
- Các loài cổ xưa: sam biển, chân tơ, chân đầu
- Các loài đặc hữu: cá heo Mã Lai, nhạn bể
- Loài du nhập: cá thu Nhật, tôm he nhật, cá voi Úc
Đa dạng sinh học
- Đa dạng về Gen di truyền (qua genotype chứa trong mỗi loài)
- Đa dạng về loài (Species), h ệ SV BĐ có khoảng 12.000 loài
- Đa dạng về hệ sinh thái (Ecosystem), g ồm các HST đặc trưng: Rừng ngập mặn ven biển; Rạn san hô; Cửa sông; Đầm phá ven biển; Bãi triều; Đảo và hải đảo; Các vùng nước trồi; Cỏ biển
Ngoài ra, đa dạng sinh học còn bao gồm cả đa dạng về văn hoá, thể hiện con người là một thành viên của thế giới SV.
IV. CÁC KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN BIỂN CỦA VIỆT NAM
●
●
●
●
●
●
●
●
Tây Nghệ An
Cù lao Chàm
Rừng Cát Tiên
Rừng Cần Giờ
Biển Kiên Giang
Mũi Cà Mau
Quần đảo Cát Bà
Châu thổ sông Hồng
Bản đồ các khu dự trữ sinh quyển Thế giới ở Việt Nam
1.Cát Bà là quần thể gồm 367 đảo trong đó có đảo Cát Bà ở phía Nam vịnh Hạ Long , ngoài khơi thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh , cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 30 km, cách thành phố Hạ Long khoảng 25 km. Về mặt hành chính, quần đảo thuộc huyện đảo Cát Hải , thành phố Hải Phòng. Nơi đây đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới . có tọa độ 106°52′- 107°07′Đông, 20°42′- 20°54′độ vĩ Bắc. Diện tích khoảng gần 300 km². Dân số 8.400 người (năm 1996). Các đảo nhỏ khác: hòn Cát Ông, hòn Cát Đuối, hòn Mây, hòn Quai Xanh, hòn Tai Kéo,...
Cát Bà, còn gọi là đảo Ngọc , là hòn đảo lớn nhất trên tổng số 1.969 đảo trên vịnh Hạ Long .Theo truyền thuyết địa phương thì tên Cát Bà còn được đọc tên Các Bà. Vì có một thời các bà, các chị ở đây đứng ra lo việc hậu cần cho các ông đánh giặc trên một hòn đảo lân cận. Đảo có tên là đảo các Ông. Như vậy, Cát Bà là đọc chệch của các Bà.
Quần đảo Cát Bà có rừng mưa nhiệt đới trên đảo đá vôi , rừng ngập mặn , các rặng san hô, thảm rong - cỏ biển, hệ thống hang động, tùng áng, là nơi hội tụ đầy đủ các giá trị bảo tồn đa dạng sinh học , bảo đảm các yêu cầu của khu dự trữ sinh quyển thế giới theo quy định của UNESCO .
Cát Bà đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới ngày 02 tháng 12 năm 2004 . Ngày 1 tháng 4 năm 2005 tại đây đã diễn ra lễ đón nhận bằng quyết định của UNESCO và kỷ niệm sự kiện này. Việt Nam hiện có 06 khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO công nhận là: Cần Giờ , Cát Tiên , châu thổ sông Hồng , miền Tây Nghệ An, Kiên Giang và quần đảo Cát Bà.
Tổng diện tích khu dự trữ sinh quyển Cát Bà rộng hơn 26.000 ha, với 2 vùng lõi (bảo tồn nghiêm ngặt và không có tác động của con người), 2 vùng đệm (cho phép phát triển kinh tế hạn chế song kết hợp với bảo tồn) và 2 vùng chuyển tiếp (phát triển kinh tế). Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà là vùng hội tụ đầy đủ cả rừng mưa nhiệt đới trên đảo đá vôi, rừng ngập mặn , các rạn san hô , thảm rong và đặc biệt là hệ thống hang động.
Sách đỏ Việt Nam như các loài động vật: ác là , quạ khoang , voọc đầu vàng , voọc quần đùi trắng và các loài thực vật như chò đãi , kim giao ( Podocarpus fleurii ), lá khôi ( Ardisia spp.), lát hoa ( Chukrasia tubularis ), dẻ hương , thổ phục linh , trúc đũa , sến mật . Ngoài ra còn 8 loài rong, 7 loài động vật đáy cũng cần được bảo vệ.
2. Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng là một khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO công nhận tại Việt Nam ngày 2 tháng 12 năm 2004 cho 2 phần đất phía Nam vùng duyên hải Bắc Bộ nằm ở 2 cửa sông Hồng và sông Đáy . Đây là khu dự trữ sinh quyển đất ngập nước ven biển thuộc 3 tỉnh châu thổ sông Hồng là Thái Bình , Nam Định và Ninh Bình [1] . Khu dự trữ sinh quyển này chứa đựng nhiều tiềm năng để phát triển loại hình du lịch sinh thái, đồng quê và tắm biển.
Tổng diện tích của khu dự trữ sinh quyển này lớn hơn 105.558 ha , trong đó có 66.256 ha là đất liền ven biển và 39.302 ha mặt nước biển thuộc 25 xã của các huyện Kim Sơn ( Ninh Bình ); Nghĩa Hưng , Giao Thủy ( Nam Định ); Tiền Hải , Thái Thụy ( Thái Bình ).
Khu dự trữ sinh quyển thế giới châu thổ sông Hồng bao gồm cả khu vực bãi ngang Kim Sơn , cồn nổi, cửa sông Đáy , sông Càn , VQG Giao Thủy , cồn Vành, cồn Thủ, khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải , và các vùng phụ cận, Khu Ramsar Xuân Thuỷ. Đây là khu Ramsar được công nhận vào năm 1989, là khu đầu tiên ở Việt Nam , cũng là khu Ramsar đầu tiên của Đông Nam Á và thứ 50 của thế giới. Là nơi cư trú của những loài chim nước, do các nước tham gia ký tại tp. Ramsar, Cộng hoà Hồi giáo Iran.
Khu vực có khoảng 200 loài chim , trong đó có gần 60 loài chim di cư , hơn 50 loài chim nước . Nhiều loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ thế giới như: cò thìa , mòng bể , rẽ mỏ thìa, cò trắng bắc,... Sinh cảnh đặc sắc nơi đây là những cánh rừng ngập mặn rộng hàng ngàn ha, đầm lầy mặn, bãi bồi ven biển và cửa sông. Những cánh rừng này được ví như bức tường xanh bảo vệ đê biển, làng xóm khỏi bị tàn phá bởi gió bão, nước biển dâng, và cả thảm hoạ sóng thần nếu xảy ra.
Rừng ngập mặn là nơi nuôi dưỡng sinh đẻ của các loài hải sản. Như một vườn ươm cho sự sống của biển, rừng ngập mặn cung cấp nguồn lợi thuỷ sản phong phú cùng với 500 loài động thực vật thuỷ sinh và cỏ biển cung cấp nhiều loài thuỷ hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm , cua , cá biển, vạng , trai , sò , cá tráp , rong câu chỉ vàng. v.v.
Khu dự trữ sinh quyển thế giới đồng bằng sông Hồng có tiềm năng rất lớn về du lịch sinh thái, tham quan và tìm hiểu về thế giới tự nhiên.
3. Cù lao Chàm là một cụm đảo xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An , tỉnh Quảng Nam , nằm cách bờ biển Cửa Đại 15 km và đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới . Cù lao Chàm bao gồm 8 đảo: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông. Dân số trên các hòn đảo này gồm khoảng 3.000 người.
Đây có hệ động thực vật phong phú, đặc biệt là nguồn hải sản và nguồn tài nguyên yến sào . Các rặng san hô ở khu vực biển cù lao Chàm cũng được các nhà khoa học đánh giá cao và đưa vào danh sách bảo vệ.
Tháng 10 năm 2003 , Khu Bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm được thành lập để giữ gìn sinh vật hoang dã trên đảo, là 1 trong 15 Khu Bảo tồn biển của Việt Nam vào thời điểm 2007.
Ngày 29.5.2009, với hệ động thực vật phong phú và những di tích lịch sử hàng trăm năm trước, Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới trong phiên họp thứ 21 của Ủy ban Điều phối quốc tế chương trình con người và sinh quyển diễn ra tại đảo Jeju (Hàn Quốc).
4. Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ còn gọi là Rừng Sác là một quần thể gồm các loài động, thực vật rừng trên cạn và thuỷ sinh, được hình thành trên vùng châu thổ rộng lớn của các cửa sông Đồng Nai , Sài gòn và Vàm Cỏ Đông , Vàm Cỏ Tây . UNESCO đã công nhận đây là khu dự trữ sinh quyển thế giới với hệ động thực vật đa dạng độc đáo điển hình của vùng ngập mặn. Tọa độ: 10°22’ – 10°40’ độ vĩ Bắc và 106°46’ – 107°01’ kinh độ Đông. Tổng diện tích khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ là 75.740 ha, trong đó: vùng lõi 4.721 ha, vùng đệm 41.139 ha, và vùng chuyển tiếp 29.880 ha.
Đây là khu rừng ngập mặn với một quần thể động thực vật đa dạng, trong số đó nổi bật là đàn khỉ đuôi dài ( Macaca fascicularis ) cùng nhiều loài chim, cò .
Rừng ngập mặn Cần Giờ có điều kiện môi trường rất đặc biệt, là hệ sinh thái trung gian giữa hệ sinh thái thủy vực với hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái nước mặn. Rừng Cần Giờ nhận một lượng lớn phù sa từ sông Đồng Nai , cùng với ảnh hưởng của biển kế cận và các đợt thủy triều mà hệ thực vật nơi đây rất phong phú với trên 150 loài thực vật, trở thành nguồn cung cấp thức ăn và nơi trú ngụ cho rất nhiều loài thủy sinh , cá và các động vật có xương sống khác .
Về thực vật: nhiều loại cây, chủ yếu là bần trắng, mấm trắng, các quần hợp đước đôi - bần trắng cùng xu ổi, trang, đưng v.v và các loại nước lợ như bần chua, ô rô, dừa lá, ráng, v.v Thảm cỏ biển với các loài ưu thế Halophyla sp., Halodule sp., và Thalassia sp.; đất canh tác nông nghiệp với lúa, khoai mỡ, các loại đậu, dừa, các loại cây ăn quả .
5. Khu dự trữ sinh quyển Cà Mau
Tại kỳ họp thứ 21, Ủy ban Điều phối quốc tế chương trình con người và sinh quyển thế giới (MAB) trực thuộc Ủy ban UNESCO (diễn ra từ ngày 25 đến 29-5- 2009 tại Jeju, Hàn Quốc ), Mũi Cà Mau ( Cà Mau ) vào danh sách khu dự trữ sinh quyển thế giới . Đây cũng là địa danh được công nhận là khu du lịch quốc gia
Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau có diện tích 371.506 ha với 3 vùng: Vùng lõi 17.329ha, vùng đệm 43.309ha và vùng chuyển tiếp 310.868ha. Tại vùng lõi được chia làm 3 vùng nhỏ là các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn quốc gia Mũi Cà Mau , Vườn quốc gia U Minh Hạ và dãy phòng hộ ven Biển Tây. Nơi đây có nhiều hệ sinh thái đặc trưng điển hình như: Hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rừng tràm trên đất ngập nước than bùn, hệ sinh thái biển... mỗi hệ sinh thái đều lưu giữ các nguồn tài nguyên sinh vật, tài nguyên địa chất phong phú có giá trị bảo tồn cao.
Vùng Mũi Cà Mau có 4 đặc trưng sinh thái chính: Hệ thống diễn thế nguyên sinh trên đất bãi bồi; hệ thống chuyển tiếp các hệ sinh thái đặc trưng từ rừng ngập mặn sang rừng tràm ngập nước ngọt theo mùa; là vùng bãi đẻ và nuôi dưỡng con non các loài thuỷ hải sản cho cả vùng biển rộng lớn.
6. Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang là khu dự trữ sinh quyển thế giới thuộc vùng ven biển và vùng biển Kiên Giang . Tại kỳ họp thứ 19 từ ngày 23 đến 27/10/2006 tại Paris, UNESCO đã công nhận khu dự trữ sinh quyển này.
Với diện tích hơn 1,1 triệu ha, khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang là khu dự trữ sinh quyển lớn thứ 2 trong 6 khu dự trữ sinh quyển của Việt Nam đã được UNESCO công nhận khu dự trữ sinh quyển thế giới . Khu DTSQ Kiên Giang chứa đựng sự phong phú, đa dạng và đặc sắc về cảnh quan và hệ sinh thái. Ta có thể thấy ở đây từ rừng tràm trên đất ngập nước, rừng trên núi đá – núi đá vôi đến hệ sinh thái biển mà trong đó tiêu biểu là thảm cỏ biển gắn liền với loài động vật quý hiếm là bò biển ... Như vậy, đây là khu dự trữ sinh quyển thứ 5 của Việt Nam được UNESCO công nhận. Nó là khu dự trữ sinh quyển có diện tích lớn nhất trong 5 khu dự trữ sinh quyển trước đó của Việt Nam và cũng là lớn nhấn trong ASEAN .
Khu DTSQ Kiên Giang trùm lên địa phận các huyện Phú Quốc , An Minh , Vĩnh Thuận , Kiên Lương và Kiên Hải . Khu DTSQ Kiên Giang có ba vùng lõi thuộc các Vườn quốc gia U Minh Thượng , VQG Phú Quốc, và Rừng phòng hộ ven biển Kiên Lương - Kiên Hải .
Khu DTSQ Kiên Giang là nơi bảo vệ đa dạng cảnh quan thiên nhiên, trong có có một số mẫu tiêu biểu. Mẫu cảnh quan tiêu biểu và độc đáo rừng tràm (Melaleuca) trên đất than bùn của hệ sinh thái úng phèn khu vực U Minh Thượng, vùng đất ngập nước quan trọng của vùng hạ lưu sông Mê Công .
Mẫu cảnh quan thứ hai thuộc khu vực đảo Phú Quốc, là nơi có nhiều sông suối, đặc biệt là các bãi tắm chạy dài dọc bờ biển như Giếng Ngự, Bãi Khem, Bãi Sao, Bãi Vòng, Bãi Thơm, Bãi Vũng Bầu, Bãi Cửa Cạn, Bãi Dài tạo nên một quần thể du lịch sinh thái hấp dẫn.
Các mẫu còn lại thuộc hai huyện Kiên Lương – Kiên Hải với hơn 30% diện tích là đồi núi và hải đảo; mẫu cảnh quan rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm ngập nước theo mùa vùng Tứ giác Long Xuyên .
Về sự đa dạng hệ sinh thái, khu DTSQ Kiên Giang là nơi tập trung nhiều hệ sinh thái rừng nhiệt đới: hệ sinh thái rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh với ưu thế cây họ Dầu (Dipterocarpaceae); hệ sinh thái rừng trên núi đá với ưu thế của loài ổi rừng (Trestonia mergvensis) và hoàng đàn (Dacrydium pierrei); hệ sinh thái rừng ngập chua phèn (Tràm Melaleuca cajuputi); hệ sinh thái rừng ngập mặn (đước, sú, vẹt, mắm,... đặc biệt là loài cóc đỏ Lumnitzera rosea (Gaud.) Presl. còn sót lại duy nhất ở Việt Nam ); hệ sinh thái rú bụi ven biển; hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển.
Trong hệ sinh thái rừng úng phèn của đồng bằng sông Cửu Long thì chỉ còn duy nhất hệ thực vật rừng của vùng lõi thuộc VQG U Minh Thượng có những đặc điểm của rừng cực đỉnh nguyên sinh. Đó là các ưu hợp rừng tràm hỗn giao và rừng tràm trên đất than bùn với diện tích gần 3000 ha. Các đầm lầy và các sinh cảnh thực vật trên các kênh đê nằm xen kẽ rải rác trong các khu rừng tạo nên những khu cư trú thích hợp cho các loài động vật hoang dã.
Ở khu DTSQ Kiên Giang , giá trị về bảo tồn nguồn gen là rất to lớn. Riêng tại khu vực VQG U Minh Thượng, hiện nay đã điều tra được 250 loài thực vật, trong đó 243 loài đã được định danh, có 8 loài rất hiếm và 71 loài hiếm có. Theo các nhà khoa học, ưu hợp tràm trên đất than bùn và ưu hợp rừng hỗn giao: mốp, trâm, tràm trên đất U Minh Thượng là những ưu hợp rừng tự nhiên ở giai đoạn cực đỉnh nguyên sinh trong hệ sinh thái rừng úng phèn còn sót lại của Việt Nam, vì thế nó có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu và bảo tồn.
Thực vật Phú Quốc mang nét đặc trưng của vùng hải đảo, nơi tập trung 3 luồng thực vật di cư là hệ thực vật Mã Lai - Inđônêsia, Hymalasia - Vân Nam, Quì Châu Trung Quốc và hệ thực vật Ấn Độ - Miến Điện . Thực vật nơi đây phong phú về thành phần loài, nhiều loài quý hiếm, đặc hữu có giá trị cho nghiên cứu khoa học, bảo tồn nguồn gen và kinh tế. Phú Quốc có 529 loài thực vật thuộc 118 họ và 365 chi, trong đó có 8 loài đặc hữu , đặc biệt có 2 loài mới cho khoa học là Ceremium phuquoensis Phamh nov sp và loài Porphyra tanake Phamh nov sp thuộc họ Rhydophyceae. Trong 42 loài được ghi vào sách đỏ , có 11 loài tuyệt chủng hoặc có nguy cơ tuyệt chủng, 20 loài quý hiếm, 8 loài bị đe doạ và 3 loài nguy cấp. Khu vực Kiên Lương - Kiên Hải, thực vật rừng chịu ảnh hưởng của hai luồng thực vật: luồng thực vật Mã Lai - Inđonesia , luồng thực vật Ấn Độ - Miến Điện và chịu ảnh hưởng của các loài cây bản địa. Hệ thực vật nơi đây có 182 loài thuộc 59 họ, thực vật trong vùng ngập mặn có 39 loài ưu thế là cây mắm, đước,... Thực vật rừng tràm có 47 loài, thuộc 30 họ, với cây tràm là loài chiếm ưu thế.
Động vật hoang dã ở khu vực Kiên Lương - Kiên Hải - Hà Tiên có 28 loài thú thuộc 8 bộ tập trung chủ yếu ở Hòn Chông, số lớn trong đó là loài đặc hữu Đông Nam Á, một số có nguồn gốc Ấn Độ, Miến Điện từ phía Tây di cư sang, một số loài Mã Lai từ phía Nam đi lên. Do khu vực này có nhiều vách đá, hang động, vịnh biển..., thích hợp cho các loài thú nhỏ và chim nước với số lượng lớn và chủng loại phong phú. Trong 55 loài chim phát hiện được, nhiều loài có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với bảo vệ đa dạng sinh học ở Việt Nam và trên thế giới như: sếu cổ trụi, cò quắm cánh xanh và hạc cổ trắng (Ciconia episcopus), là những loài đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Động vật đặc hữu đảo Phú Quốc ngoài chó Phú Quốc (Canis dingo), còn có hai phân loài chim là chìa vôi vàng (Motacilla flava), và hút mật đỏ (Aethopyga siparaja). Tính quý hiếm của động vật đảo Phú Quốc còn thể hiện ở 23 loài ghi trong Sách Đỏ , trong đó loài có nguy cơ tuyệt chủng là rắn hổ mây, vích (Chenolia mydas), cá sấu nước ngọt (Crocodylus siamensis), đồi mồi (Eretmochelys imbricata), chồn bay (Petaurista petauríta), vượn má trắng (Hylopetes lar), voọc mông trắng (Presbytis francoisi), gấu chó (Helaretos malayanus).
KẾT LUẬN
Nằm ở phía nam bán đảo Đông Dương, Việt Nam thuộc vào quốc gia không lớn, có diện tích đất liền khoảng 330,000km 2 và một vùng biển đặc quyền kinh tế khoảng 1000,000km 2 . Vùng biển nước ta có tên gọi là Biển Đông, vì nằm chủ yếu ở phía đông nước ta, tên gọi này có trong ca dao Việt Nam cổ xưa.
“Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”
“Thuận bè thuận bạn tát cạn biển Đông”
Biển Đông đã tác động mạnh mẽ đến điều kiện tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên của các nước trong khu vực nói chung. Trong đó Việt Nam là nước có tính biển lớn nhất Đông Nam Á , có nguồn dự trử ẩm lớn, biển Đông làm biến tính các khối khí đi vào nước ta, ảnh hưởng đến điều kiện địa chất - khí hậu - thuỷ văn, hình thành các thành phần tự nhiên của vùng ven biển như sinh vật và khoáng sản .
Như vậy điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa cùng với ảnh hưởng sâu sắc của biển đã tạo cho đất nước ta tính đa dạng về cảnh quan tự nhiên và nguồn lợi thuỷ sản, tạo cho Việt Nam một vẻ duyên dáng hiếm thấy trên bản đồ thế giới, một dải đất cong hình chữ S bên bờ biển Đông rộng lớn.
Rừng Yên Bái
MỘT SỐ THẢM THỰC VẬT Ở VIỆT NAM VÀ THẢM THỰC VẬT Ở HOANG MẠC, BÁN HOANG MẠC.
Rừng Tây Bắc
XAVAN
Rừng thông Đà Lạt
Vườn quốc gia Côn Đảo
Vườn Quốc Gia Bến En
Rừng Cúc Phương
File đính kèm:
- de_tai_bien_dong_voi_su_da_dang_cua_thien_nhien_viet_nam.pptx