I. Trắc nghiệm: (5,0 điểm) Trả lời câu hỏi bằng cách ghi vào bài làm chữ cái trước đáp án đúng nhất .
Câu 1: Để thực hiện chính sách đồng hóa với dân ta, nhà Hán đã làm gì?
A. Bắt dân ta học chữ Hán, mở một số trường học dạy chữ Hán.
B. Mở trường học dạy chữ Nôm.
C. Mở trường học dạy chữ Quốc ngữ.
D. Đưa người Hán sang ở cùng người Việt, theo phong tục của người Việt .
Câu 2: Từ thế kỉ I đến thế kỉ VI, phong kiến phương Bắc đã tăng cường:
A. Xá thuế cho nhân dân ta.
B. Đưa người Hán sang Giao Châu, bắt dân ta phải học chữ Hán.
C. Dạy nhân dân ta trồng trọt, chăn nuôi.
D. Dạy nhân dân nhiều thủ công.
Câu 3: Lục Dận đã dùng mưu kế gì để đàn áp nghĩa quân Bà Triệu?
A. Đánh giáp lá cà B. Áp đảo quân số
C. Tác chiến về đêm D. Vừa đánh, vừa mua chuộc
4 trang |
Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 446 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra trực tuyến môn Lịch sử Lớp 6 - Mã đề 01 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Sài Đồng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG
(Mã đề 01)
ĐỀ KIỂM TRA
Môn: Lịch sử 6 (Tiết 26)
Thời gian làm bài: 45 phút
Năm học: 2019- 2020
I. Trắc nghiệm: (5,0 điểm) Trả lời câu hỏi bằng cách ghi vào bài làm chữ cái trước đáp án đúng nhất .
Câu 1: Để thực hiện chính sách đồng hóa với dân ta, nhà Hán đã làm gì?
A. Bắt dân ta học chữ Hán, mở một số trường học dạy chữ Hán.
B. Mở trường học dạy chữ Nôm.
C. Mở trường học dạy chữ Quốc ngữ.
D. Đưa người Hán sang ở cùng người Việt, theo phong tục của người Việt .
Câu 2: Từ thế kỉ I đến thế kỉ VI, phong kiến phương Bắc đã tăng cường:
A. Xá thuế cho nhân dân ta.
B. Đưa người Hán sang Giao Châu, bắt dân ta phải học chữ Hán.
C. Dạy nhân dân ta trồng trọt, chăn nuôi.
D. Dạy nhân dân nhiều thủ công.
Câu 3: Lục Dận đã dùng mưu kế gì để đàn áp nghĩa quân Bà Triệu?
A. Đánh giáp lá cà B. Áp đảo quân số
C. Tác chiến về đêm D. Vừa đánh, vừa mua chuộc
Câu 4: Phản ứng của nhân dân ta trước chính sách đồng hóa của nhà Hán ?
A. Vẫn sử dụng tiếng nói tổ tiên nhưng theo phong tục Hán.
B. Học tiếng Hán và theo phong tục Hán.
C. Vẫn sử dụng tiếng nói tổ tiên và sinh hoạt theo phong tục cổ truyền.
D. Chấp nhận thực hiện tất cả những chính sách cai trị của nhà Hán.
Câu 5: Bà Triệu là người vùng nào?
A. Giao Chỉ. B. Cửu Chân. C. Nhật Nam. D. Quảng Châu.
Câu 6: Viên tướng được nhà Ngô cử sang đàn áp khởi nghĩa của Bà Triệu là ai?
A. Mã Viện. B. Tô Định. C. Lục Dận. D. Thi Sách.
Câu 7: Câu nói: “Tôi mốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người!”, là của ai ?
A. Trưng Trắc B. Bà Triệu
C. Trưng Nhị D. An Bình công chúa
Câu 8: Việc Trưng Trắc được tôn làm vua và chọn Mê Linh làm nơi đóng đô có ý nghĩa gì?
A. Khẳng định vai trò và vị trí của người phụ nữ trong lịch sử
B. Một triều đại mới được hình thành
C. Phụ nữ nắm quyền
D. Lòng tự tôn dân tộc
Câu 9: Cấm Khê (Ba Vì-Hà Tây) là:
A. Nơi Hai Bà Trưng sinh ra và lớn lên
B. Nơi cầm cự quyết liệt và hi sinh của Hai bà Trưng
C. Vùng đất lịch sử
D. Vùng đất linh thiêng
Câu 10: Từ thế kỉ I đến thế kỉ VI, chính quyền đô hộ Hán nắm độc quyền về?
A. Đá. B. Đất sét. C. Sắt. D. Vải.
Câu 11: Vào thế kỉ I đến thế kỉ VI, đồ gốm Giao Châu có gì đặc biệt?
A. Gốm nung thô B. Tráng men rạn tinh xảo
C. Tráng men và vẽ trang trí D. Trang trí họa tiết cầu kì
Câu 12: Sau khi lên ngôi vua, Trưng Vương đóng đô ở đâu?
A. Mê Linh B. Đông Anh
C. Long Biên D. Bạch Hạc
Câu 13: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán của Hai Bà Trưng (42-43) dù thất bại nhưng có ý nghĩa như thế nào?
A. Tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ chống ngoại xâm, giải phóng dân tộc.
B. Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của tầng lớp nô lệ.
C. Là cuộc nổi dậy đầu tiên chống quân xâm lược Hán.
D. Là cuộc khởi nghĩa đơn lẻ nhưng đạt kết quả cao.
Câu 14: Thế kỉ III, nhà Ngô tách châu Giao thành?
A. Quảng Đông và Giao Châu. B. Giao Châu và Giao Chỉ.
C. Quảng Châu và Quảng Đông. D. Quảng Châu và Giao Châu.
Câu 15: Sự ra đời của chợ làng các trung tâm lớn như Luy Lâu, Long Biên nói lên điều gì?
A. Kinh tế phát triển vượt bậc B. Xây dựng phát triển
C. Nông nghiệp phồn vinh D. Buôn bán đương thời khá phát triển
Câu 16: Khởi nghĩa Bà Triệu bùng nổ năm nào?
A. 245 B. 246 C. 247 D. 248
Câu 17: Vì sao nhà Hán giữ độc quyền về sắt?
A. Nhà Hán quặng sắt khan hiếm.
B. Hạn chế sự nổi dậy chống đối của nhân dân.
C. Hạn chế việc phát triển nghề luyện kim.
D. Hạn chế việc xây dựng của dân ta.
Câu 18: Việc nhà Hán đưa người Hán sang nước ta trực tiếp cai quản tới cấp huyện có ý nghĩa gì?
A. Thắt chặt hơn bộ máy cai trị đối với dân ta.
B. Củng cố lòng tin ở nhân dân.
C. Quan lại Hán sang dạy dân làm nông nghiệp.
D. Quan lại Hán có cơ hội gần gũi với dân hơn.
Câu 19: Cùng với việc dạy chữ Hán, chính quyền đô hộ còn truyền bá những tôn giáo nào vào nước ta?
A. Nho giáo, Đạo giáo, Hồi giáo B. Nho giáo, Ki tô giáo, Phật giáo
C. Đạo giáo, Hồi giáo, Phật giáo D. Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo
Câu 20: Từ thế kỉ I đến thế kỉ VI, phong kiến phương Bắc ngoài bắt dân ta cống nạp sản vật quý, còn bắt dân ta công nạp gì?
A. Sĩ tử giỏi. B. Thợ khéo.
C. Mĩ nhân tài sắc. D. Tướng lĩnh tài giỏi.
II. Tự luận: (5,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm): Trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (năm 42-43)?
Câu 2 (2,0 điểm): Em hãy cho biết chức quan Huyện lệnh ở thế kỉ I-VI có nhiệm vụ gì? Em có suy nghĩ gì về việc sau cuộc dẹp yên của Mã Viện, nhà Hán đưa người Hán sang thay người Việt làm chức Huyện lệnh?
BGH duyệt
Lê Thị Hồng Thái
Tổ trưởng
Dương Thị Ngạn
Nhóm trưởng
Xa Thị Vân
Người ra đề và đáp án
Đinh Vũ Hải Anh
UBND QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG
(Mã đề 01)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Môn: Lịch sử 6 (Tiết 26)
Thời gian làm bài: 45 phút
Năm học: 2018- 2019
Phần I: Trắc nghiệm (5,0điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đ/án
A
B
D
C
B
C
B
A
B
C
Câu
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đ/án
C
A
A
D
D
D
B
A
D
B
Phần II: Tự luận (5,0điểm)
Câu 1: (3,0điểm)
- Tháng 4/42 Mã Viện chỉ huy đội quân tinh nhuệ tấn công, chiếm Hợp Phố. (1,0đ)
- Mã Viện chia quân làm 2 đạo thủy bộ tiến vào nước ta. (0,5đ)
- Hai Bà Trưng kéo quân nghênh chiến ở Lãng Bạc, giặc mạnh hai bà lui về Cổ Loa, Mê Linh rồi rút về Cấm Khê (Ba Vì- Hà Tây), quân ta chiến đấu dũng cảm. (1,0đ)
- Tháng 3/43 Hai Bà Trưng hi sinh ở Cấm Khê. Khởi nghĩa tiếp tục đến tháng 11/43. (0,5đ)
Câu 2: (2,0 điểm)
- Huyện lệnh: là chức quan cai quản một huyện thời Hán đô hộ. (1,0đ)
- Suy nghĩ:
+Thắt chặt hơn sự quản lí của người Hán với người Việt (0,5đ)
+ Nhằm mục đích ngăn chặn sự nổi dậy của người Việt. Vì trước đây, Thi Sách là con trai lạc tướng huyện Chu Diên có binh quyền trong tay mà nổi dậy, kéo theo sau đó là khởi nghĩa Hai Bà Trưng, (0,5đ)
File đính kèm:
- de_kiem_tra_truc_tuyen_mon_lich_su_lop_6_ma_de_01_nam_hoc_20.docx