Đề kiểm tra môn ngữ văn 7

I. ĐỀ RA:

Câu 1: a. Biện pháp nghệ thuật đặc sắc mà tác giả sử dụng

trong các bài ca dao đã học?

b. Bài thơ sông núi nước Nam được xem là bản tuyên

ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, vậy nội dung tuyên ngôn độc lập ở đây là gì?

c. Cảnh buổi chiều ở văn bản "Buổi chiều đứng ở phủ

Thiên Trường trông ra" được tả bằng những giác quan nào?

d. Câu thơ nào trông bài thơ "Bài ca nhà tranh bị gió thu phá"thể hiện rõ nhất tinh thần nhân đạo của nhà thơ?

Câu 2: Chép lại bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh, nêu

hoàn cảnh ra đời của bài thơ?

Câu 3: Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học xong bài thơ

"Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương bằng một bài văn ngắn.

 

ppt9 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1217 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra môn ngữ văn 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra môn ngữ văn 7 GV: Võ Thị Thanh Huyền – Trường THCS Bình- Thịnh (Kiểm tra văn 1 tiết) I. Đề ra: Câu 1: a. Biện pháp nghệ thuật đặc sắc mà tác giả sử dụng trong các bài ca dao đã học? b. Bài thơ sông núi nước Nam được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, vậy nội dung tuyên ngôn độc lập ở đây là gì? c. Cảnh buổi chiều ở văn bản "Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra" được tả bằng những giác quan nào? d. Câu thơ nào trông bài thơ "Bài ca nhà tranh bị gió thu phá"thể hiện rõ nhất tinh thần nhân đạo của nhà thơ? Câu 2: Chép lại bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh, nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ? Câu 3: Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học xong bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương bằng một bài văn ngắn. II. Đáp án: Học sinh nêu được: Câu1: a. Biện pháp ẩn dụ, so sánh b. Tuyên bố về chủ quyền của đất nước c. Thính giác, thị giác d. Riêng lều ta nát chịu chết rét cũng được Câu 2: Học sinh chép được bài thơ đúng chính tả Hoàn cảnh ra đời: Mùa thu năm 1947 khi chiến dịch Việt Bắc đang diễn ra vô cùng ác liệt, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã viết bài thơ "Cảnh khuya" Thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật Câu 3: Hình thức: Có bố cục 3 phần rõ ràng Nội dung: Viết đúng thể loại văn phát biểu cảm nghĩ (Văn biểu cảm) Mở bài: Giới thiệu qua vài nét về tác giả, tác phẩm Thân bài: Nêu những suy nghĩ cảm xúc của em về bài thơ trên cơ sở phân tích giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ - Bài thơ ngắn gọn ngôn ngữ giản dị Hình ảnh bánh trôi nước, nhà thơ nói lên thân phận và vẻ đẹp hình thể, phẩm chất trong trắng, sắt son với niềm cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của người phụ nữ Việt nam xưa sống trong xã hội phong kiến Kết bài: Nhấn mạnh cảm tưởng sâu sắc khi đọc bài thơ Liên hệ xã hội ngày nay III Biểu điểm: Câu 1: mỗi ý đúng 0,5 điểm- 4 x 0,5 = 2 điểm Câu2: Chép đúng bài thơ 1 điểm, nêu hoàn cảnh ra đời 1,5 điểm = 2,5 điểm Câu 3: Viết đúng theo yêu cầu = 5 điểm, trình bày đẹp 0,5 điểm * Tổng điểm = 10đ Đề kiểm tra Tiếng Việt 1 tiết (kì1) Câu1: xác định từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa, từ đồng âm có trong các ngữ cảnh sau: Thiếu tất cả ta rất giàu dũng khí Sống chẳng cúi đầu chết vẫn ung dung Giặc muốn ta nô lệ ta lại hóa anh hùng Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo (Tố Hữu) b. Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại thành hòn núi cao (ca dao) c. Cải lão hoàn đồng Hơn tượng đồng phơi những lối mòn (Tố Hữu) Câu 2: Thế nào là từ đồng âm? Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm sau: a. Đào (DT) - Đào (ĐT) b. Sâu (DT) – Sâu (TT) Câu3: Viết một đoạn văn ngắn khoảng 7-> 10 câu trong đó có sử dụng từ đồng nghĩa. II Đáp án – Biểu điểm: câu1: (2,5 điểm) Học sinh chỉ được các từ trái nghĩa (1,5 điểm) Thiếu > trẻ em, trẻ con đồng (2) -> hòa tan câu 2: ( 2,5 điểm)Học sinh nêu được: Từ đồng âm là những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn khác xa nhau (0,5 điểm) Đặt mỗi câu đúng (1 điểm) Bác Đào đang đào đất ngoài vườn Con sâu đang ăn quả ổi sâu câu 3: (5 điểm) yêu cầu viết được đoạn văn khoảng 7->10 câu chủ đề tự chọn có sử dụng được một số từ đồng nghĩa Hình thức: Có câu mở đoạn, câu kết đoạn Nội dung: có tính liên kết mạch lạc Đề kiểm văn 1 tiết kì II (45 phút) câu 1: Hãy điền tên tác giả vào các tác phẩm dưới đây cho đúng: a. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta: ......................................... b. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt: ...................................................... c. Đức tính giản dị của Bác Hồ: ................................................... d. ý nghĩa văn chương: .................................................................. Câu 2: Để viết về đức tính giản dị của Bác Hồ tác giả đã đưa ra những luận điểm trên những phương diện nào? Hãy tìm các luận cứ chứng minh cho các luận điểm đó? Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn chứng minh ý kiến sau: Chỉ qua các từ ghép và từ láy cũng đã đủ chứng tỏ rằng Tiếng Việt của chúng ta rất giàu và rất đẹp. II. Đáp án- Biểu điểm: Câu1: (1,5 điểm) Học sinh điền được Hồ Chí Minh b. Đặng Thai Mai c. Phạm Văn Đồng d. Hoài Thanh Câu 2: (3 điểm) nêu được các luận điểm: - Giản dị trong tác phong sinh hoạt - Giản dị trong quan hệ với mọi người - Giản dị trong lời nói, bài viết Luận cứ: Bữa cơm chỉ có vài 3 món đơn giản, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch, thức ăn thừa bao giờ cũng được sắp xếp tươm tất Cái nhà sàn vẻn vẹn chỉ có vài 3 phòng, làm từ việc lớn đến việc nhỏ: Viết thơ cho 1 đồng chí, nói chuyện với các cháu Miền Nam đi thăm khu tập thể công nhân ... Không có gì quí hơn độc lập tự do Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn sông chân lí ấy không bao giờ thay đổi... Câu3: (5,5 điểm) Học sinh viết được đoạn văn về sự giàu đẹp của Tiếng Việt có dẫn chứng về các từ ghép, láy để chứng minh Hình thức: Có câu mở đoạn, câu kết đoạn Nội dung: Có tính mạch lạc, liên kết, đặc biệt là phân tích 1 số dẫn chứng về các từ ghép láy: VD loắt choắt, xanh xanh, lác đác, lom khom,xanh ngắt.. Đề kiểm tra Tiếng Việt 1 tiết (kì 2) Câu1: Cho đoạn văn sau: “Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng” (Vũ Bằng) Xác định từ ghép và từ láy được sử dụng trong đoạn văn trên? Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào trong đoạn văn? Câu 2: Xác định chức năng ngữ pháp của cụm từ “Mùa hè” trong các câu sau: Mùa hè, hoa phương nở rực trời Mùa hè là mùa nóng nhất trong năm. Bạn thích mùa nào nhất? Mùa hè. d. Mùa hè! Mùa hoa phượng nở! Mùa của nắng và gió. Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn về quê hương trong đó có sử dụng câu đặc biệt. II. Đáp án- Biểu điểm: Câu 1: (2 điểm) Các từ ghép (1 điểm): Mùa xuân, Bắc Việt, Hà Nội, tiếng nhạn, đêm xanh, trống chèo, câu hát, huê tình, cô gái, thơ mộng Các từ láy (0,5 điểm): Riêu riêu, lành lạnh, xa xa b. Biện pháp nghệ thuật (1 điểm): Điệp từ, so sánh, từ ghép, từ láy... Câu 2: (2,5 điểm) mỗi câu đúng = 0,5 điểm Trạng ngữ Chủ ngữ Câu rút gọn Câu đặc biệt Câu 3: (5 điểm) Viết được đoạn văn có sử dụng câu đặc biệt, chủ đề về quê hương Hình thức: Có câu mở đoạn, câu kết đoạn Nội dung: mạch lạc, liên kết, đúng chủ đề Tổng điểm 3 câu 10 điểm

File đính kèm:

  • pptDe kiem tra van 7 Vo Huyen.ppt
Giáo án liên quan