Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý Lớp 9 - Mã đề 901 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Sài Đồng

Câu 1: Trong trường hợp nào dưới đây, mắt không phải điều tiết:

A. Nhìn vật đặt xa mắt hơn điểm cực viễn

B. Nhìn vật nằm trong khoảng từ cực cận đến cực viễn.

C. Nhìn vật ở điểm cực cận.

D. Nhìn vật đặt gần mắt hơn điểm cực cận.

Câu 2: Thấu kính hội tụ có đặc điểm nào sau đây?

A. Là thấu kính có phần rìa mỏng hơn phần giữa.

B. Là thấu kính có phần rìa dày hơn phần giữa.

C. Là thấu kính có phần rìa và phần giữa mỏng như nhau

D. Là thấu kính có phần rìa và phần giữa dày như nhau

Câu 3: Chiếu chùm tia sáng tới thấu kính hội tụ là chùm tia song song với trục chính cho chùm tia ló có đặc điểm:

A. là chùm tia hội tụ tại tiêu điểm khác phía với chùm tia tới.

B. là chùm tia hội tụ tại tiêu điểm cùng phía với chùm tia tới.

C. là chùm tia song song

D. là chùm tia phân kì

 

doc3 trang | Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 583 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý Lớp 9 - Mã đề 901 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Sài Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG Mã đề thi 901 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: VẬT LÍ LỚP 9 Thời gian: 45 phút. Năm học: 2018- 2019 I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm): Tô vào bài làm hình tròn có chữ cái đứng trước đáp án đúng: Câu 1: Trong trường hợp nào dưới đây, mắt không phải điều tiết: A. Nhìn vật đặt xa mắt hơn điểm cực viễn B. Nhìn vật nằm trong khoảng từ cực cận đến cực viễn. C. Nhìn vật ở điểm cực cận. D. Nhìn vật đặt gần mắt hơn điểm cực cận. Câu 2: Thấu kính hội tụ có đặc điểm nào sau đây? A. Là thấu kính có phần rìa mỏng hơn phần giữa. B. Là thấu kính có phần rìa dày hơn phần giữa. C. Là thấu kính có phần rìa và phần giữa mỏng như nhau D. Là thấu kính có phần rìa và phần giữa dày như nhau Câu 3: Chiếu chùm tia sáng tới thấu kính hội tụ là chùm tia song song với trục chính cho chùm tia ló có đặc điểm: A. là chùm tia hội tụ tại tiêu điểm khác phía với chùm tia tới. B. là chùm tia hội tụ tại tiêu điểm cùng phía với chùm tia tới. C. là chùm tia song song D. là chùm tia phân kì Câu 4: Dòng điện có chiều luân phiên thay đổi gọi là : A. dòng điện một chiều. B. dòng điện xoay chiều. C. dòng điện không đổi. D. dòng điện hai chiều. Câu 5: Bộ phận nào sau đây là hoàn toàn không quan trọng đối với một cái máy ảnh? A. Vật kính B. Buồng tối. C. Phim hoặc bộ phận ghi ảnh. D. Chân máy Câu 6: Câu nào sau đây đúng? Có thể coi mắt là một dụng cụ quang học tạo ra: A. Ảnh thật của vật, nhỏ hơn vật B. Ảnh ảo của vật, cùng chiều vật C. Ảnh thật của vật, cùng chiều với vật D. Ảnh ảo của vật, nhỏ hơn vật Câu 7: Nhúng một tấm kính màu lục vào một bình nước màu đỏ rồi nhìn tấm kính qua thành ngoài của bình, ta thấy nó có màu gì? A. Màu trắng B. Màu đỏ C. Màu lục D. Màu sẫm Câu 8: Đặt vật AB vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì có tiêu cự 40cm và cách thấu kính 40cm. Ảnh của vật cách thấu kính: A. 10cm. B. 20cm C. 30cm D. 40cm Câu 9: Một vật sáng đặt trước thấu kính phân kì 15cm, thấu kính có tiêu cự 30cm. Qua thấu kính cho ảnh có tính chất nào: A. Ảnh thật, lớn hơn hơn vật. B. Ảnh thật, ngược chiều với vật. C. Ảnh ảo, nhỏ hơn vật. D. Ảnh ảo, ngược chiều với vật. Câu 10: Một vật sáng đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ tiêu cự f = 15(cm) cho một ảnh thật cách thấu kính 45(cm). Vật sáng đặt cách thấu kính là: A. d = 18(cm) B. d = 22,5(cm) C. d = 12(cm) D. d = 24(cm) Câu 11: Một máy biến thế cuộn sơ cấp có 500 vòng. Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 100V để hiệu điện thế đi ra trên cuộn thứ cấp là 25V thì số vòng dây cuộn thứ cấp là bao nhiêu ? A. 100 vòng B. 2000 vòng C. 200 vòng D. 125 vòng Câu 12: Đặt vật AB vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì sao cho A nằm trên trục chính và cách thấu kính 30cm thì ảnh của AB qua thấu kính cao 1,5cm và cách thấu kính 10cm. Chiều cao của vật là: A. 1,5cm B. 3cm C. 4,5cm D. 6cm Câu 13: Để quan sát một vật qua kính lúp, ta phải để vật ở vị trí nào? A. Đặt vật ngoài khoảng tiêu cự. B. Đặt vật ở vị trí nào cũng được. C. Đặt vật sát mặt kính lúp. D. Đặt vật trong khoảng tiêu cự. Câu 14: Sẽ không có hiện tượng khúc xạ ánh sáng khi ánh sáng đi từ: A. nước vào không khí B. nước vào thủy tinh C. không khí vào không khí. D. không khí vào rượu Câu 15: Chọn câu trả lời đúng về kính lúp: A. Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự dài. B. Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn. C. Kính lúp là thấu kính phân kì có tiêu cự dài. D. Kính lúp là thấu kính phân kì có tiêu cự ngắn. Câu 16: Đặt một vật trước một thấu kính hội tụ có tiêu cự 16 cm một khoảng 10 cm ta sẽ thu được ảnh có tính chất sau: A. Một ảnh ảo, lớn hơn vật. B. Một ảnh ảo, nhỏ hơn vật. C. Một ảnh ảo, ngược chiều với vật. D. Một ảnh ảo, bằng vật. Câu 17: Để truyền đi một công suất điện, nếu đường dây dài gấp ba thì công suất hao phí sẽ A. tăng 6 lần B. tăng 3 lần C. giảm 6 lần D. giảm 3 lần Câu 18: Một người có khả năng nhìn rõ các vật nằm trước mắt từ 50cm trở ra. Hỏi mắt người ấy có mắc tật gì không? A. Mắc tật lão thị. B. Mắc tật cận thị. C. Không mắc tật gì. D. Cả 3 đáp án A, B, C đều sai. Câu 19: Điểm xa nhất mà mắt có thể nhìn thấy được gọi là: A. Khoảng cực cận. B. Điểm cực cận C. Điểm cực viễn D. Khoảng cực viễn Câu 20: Thấu kính phân kì có đặc điểm nào sau đây: A. Là thấu kính có phần rìa mỏng hơn phần giữa. B. Là thấu kính có phần rìa dày hơn phần giữa. C. Là thấu kính có phần rìa và phần giữa dày như nhau D. Là thấu kính có phần rìa và phần giữa mỏng như nhau Câu 21: Mắt gồm hai bộ phận chính là: A. Thể thủy tinh và màng lưới B. Vật kính và màng lưới. C. Thể thủy tinh và vật kính. D. Vật kính và buồng tối. Câu 22: Máy phát điện xoay chiều biến đổi: A. cơ năng thành nhiệt năng B. điện năng thành cơ năng C. cơ năng thành điện năng D. nhiệt năng thành cơ năng Câu 23: Khi ánh sáng truyền từ không khí sang nước thì : A. Không so sánh được. B. Góc khúc xạ lớn hơn góc tới C. Góc khúc xạ bằng góc tới D. Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới Câu 24: Công thức tính hao phí điện năng trên đường dây truyền tải điện? A. Php= R. P2/ U2 B. Php = R2. P/ U2 C. Php = R2. P2/ U2 D. Php = R. P/ U2 Câu 25: Trong các nguồn sáng sau đây nguồn nào không phát ra ánh sáng trắng? A. Bóng đèn pin đang sáng B. Bóng đèn ống C. Một đèn LED. D. Một ngôi sao. Câu 26: Chỉ ra câu sai : Có thể thu được ánh sáng đỏ nếu: A. thắp sáng một đèn LED đỏ. B. chiếu một chùm sáng trắng qua tấm lọc màu đỏ. C. chiếu một chùm sáng đỏ qua tấm lọc màu đỏ. D. chiếu một chùm sáng đỏ qua tấm lọc màu tím. Câu 27: Để khắc phục tật cận thị, phải đeo kính cận phù hợp là: A. Là thấu kính hội tụ có tiêu điểm trùng với điểm cực cận của mắt. B. Là thấu kính hội tụ có tiêu điểm trùng với điểm cực viễn của mắt. C. Là thấu kính phân kì có tiêu điểm trùng với điểm cực cận của mắt. D. Là thấu kính phân kì có tiêu điểm trùng với điểm cực viễn của mắt. Câu 28: Công thức tính số bội giác của kính lúp: A. G = 2,5.f B. G = 25.f C. G = 25/f D. G = f/25 II. TỰ LUẬN (3 điểm) Dùng máy ảnh để chụp ảnh của vật cao 2m, đặt cách máy 6m. Sau khi tráng phim thì thấy ảnh cao 3cm. Tính khoảng cách từ phim đến vật kính lúc chụp ảnh. Tính tiêu cự của thấu kính đã dùng làm vật kính của máy ảnh. ----------- HẾT -----------------

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_vat_ly_lop_9_ma_de_901_nam_hoc_201.doc