Câu 1. Đặc điểm không đúng về ếch đồng?
A. Là động vật biến nhiệt.
B. Thường ẩn mình trong hang vào mùa đông.
C. Thường bắt gặp được ở những nơi khô cằn.
D. Thức ăn thường là sâu bọ, cua, cá con, giun, ốc.
Câu 2. Đặc điểm của ếch đồng là?
A. Phát triển không qua biến thái.
B. Sinh sản mạnh vào mùa đông.
C. Nguồn thức ăn chính là rêu và tảo.
D. Đẻ trứng và thụ tinh ngoài.
Câu 3. Hệ tuần hoàn của ếch đồng là
A. tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.
B. tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn.
C. tim 2 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.
D. tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn.
Câu 4. Hiện tượng ếch đồng quanh quẩn bên bờ nước có ý nghĩa gì?
A. Giúp chúng dễ săn mồi.
B. Giúp lẩn trốn kể thù.
C. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hô hấp qua da.
D. Giúp chúng có điều kiện để bảo vệ trứng và con non.
Câu 5. Đại diện nào không thuộc lớp Lưỡng cư?
A. Cá chép.
B. Cá cóc Tam Đảo.
C. Cá cóc Nhật Bản.
D. Ễnh ương.
4 trang |
Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 345 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II môn Sinh học Lớp 7 - Đề số 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA SINH HỌC 7 KI II
ĐỀ SỐ 1
Câu 1. Đặc điểm không đúng về ếch đồng?
A. Là động vật biến nhiệt.
B. Thường ẩn mình trong hang vào mùa đông.
C. Thường bắt gặp được ở những nơi khô cằn.
D. Thức ăn thường là sâu bọ, cua, cá con, giun, ốc.
Câu 2. Đặc điểm của ếch đồng là?
A. Phát triển không qua biến thái.
B. Sinh sản mạnh vào mùa đông.
C. Nguồn thức ăn chính là rêu và tảo.
D. Đẻ trứng và thụ tinh ngoài.
Câu 3. Hệ tuần hoàn của ếch đồng là
A. tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.
B. tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn.
C. tim 2 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.
D. tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn.
Câu 4. Hiện tượng ếch đồng quanh quẩn bên bờ nước có ý nghĩa gì?
A. Giúp chúng dễ săn mồi.
B. Giúp lẩn trốn kể thù.
C. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hô hấp qua da.
D. Giúp chúng có điều kiện để bảo vệ trứng và con non.
Câu 5. Đại diện nào không thuộc lớp Lưỡng cư?
A. Cá chép.
B. Cá cóc Tam Đảo.
C. Cá cóc Nhật Bản.
D. Ễnh ương.
Câu 6. Trong 3 bộ của lớp Lưỡng cư, bộ nào có số lượng loài lớn nhất?
A. Bộ Lưỡng cư có đuôi.
B. Bộ Lưỡng cư không chân.
C. Bộ Lưỡng cư không đuôi.
D. Bộ lưỡng cư có đuôi và không chân.
Câu 7. Ý nào dưới đây không là vai trò của ếch đồng?
A. Làm thực phẩm.
B. Làm vật thí nghiệm.
C. Tiêu diệt côn trùng gây hại.
D. Làm vật trung gian truyền bệnh.
Câu 8. Hiện nay, trên thế giới có khoảng bao nhiêu loài lưỡng cư?
A. 4000 B. 5000 C. 6000 D. 7000
Câu 9. Đặc điểm về thằn lằn bóng đuôi dài:
A. Không có mi mắt thứ ba.
B. Không có đuôi.
C. Da khô, có vảy sừng bao bọc.
D. Vành tai lớn.
Câu 10. Đặc điểm nào không có ở thằn lằn bóng đuôi dài?
A. Hô hấp bằng phổi.
B. Có mi mắt thứ ba.
C. Nước tiểu đặc.
D. Tim hai ngăn.
Câu 11. Yếu tố nào giúp thằn lằn bóng đuôi dài bảo vệ mắt, giữ nước mắt để màng mắt không bị khô?
A. Mắt có mi cử động, có nước mắt.
B. Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu.
C. Da khô và có vảy sừng bao bọc.
D. Bàn chân có móng vuốt.
Câu 12. Động vật nào phát triển không qua biến thái?
A. Ong mật.
B. Ếch đồng.
C. Thằn lằn bóng đuôi dài.
D. Bướm cải.
Câu 13. Tim của động vật nào có vách hụt ngăn tạm thời tâm thất thành hai nửa?
A. Cá thu.
B. Ếch đồng.
C. Thằn lằn bóng đuôi dài.
D. Chim bồ câu.
Câu 14. Đặc điểm nào không có ở bộ xương thằn lằn?
A. Đốt sống thân mang xương sườn.
B. Đốt sống cổ linh hoạt.
C. Đốt sống đuôi dài.
D. Không có xương sống.
Câu 15. So với phổi của ếch đồng, phổi thằn lằn có điểm nào khác?
A. Có nhiều vách ngăn và nhiều mao mạch bao quanh.
B. Kích thước bé và cấu tạo đơn giản hơn.
C. Gồm ba lá phổi trong đó là giữa phát triển nhất.
D. Thông khí nhờ sự nâng hạ thềm miệng.
Câu 16. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về hô hấp của thằn lằn?
A. Sự thông khí ở phổi là nhờ sự co dãn của cơ Delta.
B. Phổi là cơ quan hô hấp duy nhất.
C. Phổi thằn lằn có cấu tạo đơn giản hơn phổi ếch.
D. Sự thông khí ở phổi nhờ sự nâng hạ của thềm miệng.
Câu 17. Loài nào có răng mọc trong lỗ chân răng?
A. Cá sấu Ấn Độ.
B. Rùa núi vàng.
C. Tắc kè.
D. Rắn nước.
Câu 18. Hiện nay, trên thế giới có khoảng bao nhiêu loài bò sát?
A. 1300. B. 3200. C. 4500. D. 6500.
Câu19. Tim cá sấu có mấy ngăn?
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 20. Thân của chim bồ câu hình thoi có ý nghĩa như thế nào?
A. Giúp giảm trọng lượng khi bay.
B. Giúp tạo sự cân bằng khi bay.
C. Giúp giảm sức cản của không khí khi bay.
D. Giúp tăng khả năng trao đổi khí của cơ thể khi bay.
Câu 21. Kiểu bay lượn là
A. cánh đập liên tục.
B. bay chủ yếu dựa vào động tác vỗ cánh.
C. kiểu Bay cánh dang rộng, không đập, chủ yếu nhờ sự nâng đỡ của không khí và hướng thay đổi của các luồng gió.
D. bay chủ yếu nhờ chi sau.
Câu 22. Lông ống ở chim bồ câu có vai trò gì?
A. Giữ nhiệt.
B. Làm cho cơ thể chim nhẹ.
C. Làm cho đầu chim nhẹ.
D. Làm cho cánh chim khi dang ra có diện tích rộng.
Câu 23: Chim bồ câu mỗi lứa đẻ bao nhiêu trứng?
A. 1 trứng
B. 2 trứng
C. 5 – 10 trứng
D. Hàng trăm trứng
Câu 24: Hiện nay, trên thế giới có khoảng bao nhiêu loài chim?
A. 4000 loài. B. 5700 loài.
C. 6500 loài. D. 9600 loài.
Câu 25: Loài chim nào có kích thước lớn nhất thế giới?
A. Ngỗng Canada.
B. Đà điểu châu Phi.
C. Bồ nông châu Úc.
D. Chim ưng Peregrine.
Câu 26: Lông của động vật nào thường được dùng để làm chăn, đệm?
A. Đà điểu. B. Cốc đế. C. Vịt. D. Diều hâu.
Câu 27: Động vật nào không thuộc nhóm chim bay?
A. Hoàng yến. B. Công. C. Cắt. D. Đà điểu.
Câu 28: Ở thỏ, bộ phận nào có vai trò đưa chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ vào phôi?
A. Tử cung. B. Buồng trứng. C. Âm đạo. D. Nhau thai.
Câu 29: Thỏ hoang có tai thính, vành tai lớn dài cử động được về các phía giúp
A. thăm dò thức ăn.
B. định hướng âm thanh, phát hiện nhanh kẻ thù.
c. đào hang và di chuyển.
D. thỏ giữ nhiệt tốt.
Câu 30: Phát biểu nào về thỏ là sai?
A. Con đực có hai cơ quan giao phối.
B. Ăn thức ăn bằng cách gặm nhấm.
C. Có tập tính đào hang, ẩn náu trong hang để lẩn trốn kẻ thù.
D. Là động vật hằng nhiệt.
Câu 31: Vai trò của chi trước ở thỏ là
A. thăm dò môi trường.
B. định hướng âm thanh, phát hiện kẻ thù.
C. đào hang và di chuyển.
D. bật nhảy xa.
Câu 32: Cơ thể thỏ được phủ bằng bộ lông dày, xốp gồm những sợi lông mảnh khô bằng chất sừng được gọi là
A. lông vũ. B. lông mao. C. lông tơ. D. lông ống.
Câu 33: Đặc điểm sinh sản của thú mỏ vịt là
A. đẻ trứng
B. đẻ con
C. có vú
D. con sống trong túi da của mẹ
Câu 34: Loài Thú nào nuôi con trong túi da ở bụng thú mẹ?
A. Thú mỏ vịt
B. Thỏ
C. Gấu
D. Kanguru
Câu 35: Loài nào là lớn nhất trong giới Động vật?
A. Cá heo
B. Cá voi xanh
C. Gấu
D. Voi
Câu 36: Ở dơi, giác quan nào sau đây rất nhạy bén?
A. Thị giác. B. Xúc giác. C. Vị giác. D. Thính giác.
Câu 37: Đặc điểm nào dưới đây không có ở các đại diện của bộ Ăn thịt ?
A. Răng hàm có 3, 4 mấu nhọn.
B. Răng nanh lớn, dài, nhọn.
C. Răng cửa ngắn, sắc.
D. Các ngón chân có vuốt cong.
Câu 38: Loài thú nào không thuộc bộ Gặm nhấm ?
A. Thỏ rừng châu Âu. B. Nhím đuôi dài.
C. Sóc bụng đỏ. D. Chuột đồng nhỏ.
Câu 39: Đặc điểm chung của khỉ hình người?
A. Có túi má lớn. B. Không có đuôi.
C. Có chai mông. D. Thích nghi với đời sống dưới mặt đất.
Câu 41: Động vật nào là đại diện của bộ Guốc lẻ?
A. Tê giác. B. Trâu. C. Cừu. D. Lợn.
----------- Chúc các em làm bài tốt ! ----------
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_sinh_hoc_lop_7_de_so_1.doc