Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm sinh vật Việt Nam?
A. Đa dạng nhưng không vô tận B. Rừng giảm sút nghiêm trrọng.
C. Rừng ngày càng mở rộng D. Một số loài có nguy cơ tuyệt chủng
Câu 2: Theo chế độ gió mùa, nước ta có mấy mùa khí hậu?
A. 2 mùa B. 1 mùa C. 3 mùa D. 4 mùa.
Câu 3: Hệ thống sông lớn nhất ở Đông Nam Á là:
A. sông Mã. B. sông Mê Kông C. sông Đồng Nai D. sông Hồng
Câu 4: Mùa bão ở miền Nam so với miền Bắc và miền Trung thường xảy ra:
A. Cùng thời gian B. Sớm hơn C. Không có bão. D. Muộn hơn
Câu 5: Loại gió thổi chính trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 10 là:
A. Đông Bắc B. Tây Bắc C. Tây Nam D. Gió Phơn.
Câu 6: Bộ phận nổi bật, quan trọng nhất trong cấu trúc địa hình Việt Nam là:
A. đồi núi B. thềm lục địa. C. bờ biển D. đồng bằng
4 trang |
Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 606 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II môn Địa lý Lớp 8 - Mã đề 803 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Sài Đồng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn: Địa lí 8
Năm học 2018- 2019
Thời gian làm bài: 45 phút;
(20 câu trắc nghiệm+ 2 câu tự luận)
Ngày kiểm tra /4/2019
Mã đề thi 803
(Học sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam)
Họ, tên học sinh:..................................................................... Lớp 8: .............................
I. Trắc nghiệm (5 điểm)
Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm sinh vật Việt Nam?
A. Đa dạng nhưng không vô tận B. Rừng giảm sút nghiêm trrọng.
C. Rừng ngày càng mở rộng D. Một số loài có nguy cơ tuyệt chủng
Câu 2: Theo chế độ gió mùa, nước ta có mấy mùa khí hậu?
A. 2 mùa B. 1 mùa C. 3 mùa D. 4 mùa.
Câu 3: Hệ thống sông lớn nhất ở Đông Nam Á là:
A. sông Mã. B. sông Mê Kông C. sông Đồng Nai D. sông Hồng
Câu 4: Mùa bão ở miền Nam so với miền Bắc và miền Trung thường xảy ra:
A. Cùng thời gian B. Sớm hơn C. Không có bão. D. Muộn hơn
Câu 5: Loại gió thổi chính trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 10 là:
A. Đông Bắc B. Tây Bắc C. Tây Nam D. Gió Phơn.
Câu 6: Bộ phận nổi bật, quan trọng nhất trong cấu trúc địa hình Việt Nam là:
A. đồi núi B. thềm lục địa. C. bờ biển D. đồng bằng
Câu 7: Nội dung nào không đúng với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta?
A. Số giờ nắng nhiều B. Nhiệt độ trung bình lớn (> 210C)
C. Lương nhiệt lớn D. Lượng mưa trung bình dưới 1000mm
Câu 8: Trên đất liền, đồng bằng chiếm khoảng bao nhiêu phần diện tích lãnh thổ?
A. 3/4 diện tích lãnh thổ B. 2/3 diện tích lãnh thổ
C. 1/2 diện tích lãnh thổ. D. 1/4 diện tích lãnh thổ
Câu 9: Các loại cây công nghiệp ( chè, cà phê) phù hợp nhất với loại đất nào?
A. Trồng tốt ở các nhóm đất trên. B. Feralit
C. Mùn núi cao D. Phù sa
Câu 10: Phanxipăng – đỉnh núi cao nhất Việt Nam, nằm ở dãy núi nào?
A. Hoàng Liên Sơn B. Trường Sơn Nam
C. Trường Sơn Bắc D. Hoành Sơn.
Câu 11: Dải đất bãi bồi ven biển là môi trường sống thuận lợi cho hệ sinh thái:
A. rừng thưa rụng lá B. rừng ngập mặn
C. rừng tre nứa D. rừng ôn đới.
Câu 12: Khu vực đồng bằng bị đồi núi chia cắt mạnh là:
A. đồng bằng duyên hải Trung Bộ B. đồng bằng Thánh Hoá.
C. đồng bằng Sông Cửu Long D. đồng bằng Sông Hồng
Câu 13: Nội dung nào không phải những nhân tố chủ yếu nào đã làm cho thời tiết, khí hậu nước ta đa dạng và thất thường?
A. Vị trí địa lí và lãnh thổ. B. Hoàn lưu gió mùa.
C. Lượng mưa D. Địa hình.
Câu 14: Các hệ thống sông ở nước ta, hệ thống sông có chế độ nước rất thất thường là:
A. Hệ thống sông Trung Bộ B. Hệ thống sông Nam Bộ
C. Hệ thống sông Bắc Bộ D. Cả ba hệ thống sông trên.
Câu 15: Để hạn chế lũ lụt, một trong những biện pháp hữu hiệu nhất là:
A. Đắp đê ngăn lũ.
B. Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn
C. Khai thác tốt các nguồn lợi từ sông
D. Xử lý nước thải, chất thải công nghiệp
Câu 16: Trong các hệ sinh thái, hệ sinh thái ngày càng mở rộng là:
A. hệ sinh thái ngập mặn B. hệ sinh thái nông nghiệp
C. hệ sinh thái nguyên sinh. D. hệ sinh thái tre nứa
Câu 17: Những nội dung nào không đúng với giá trị tài nguyên sinh vật nước ta?
A. Kinh tế B. Du lịch C. Tín ngưỡng. D. Văn hoá
Câu 18: Hướng chảy chính của sông ngòi nước ta là Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung là do tác động của:
A. vị trí địa lý B. địa chất C. lượng mưa. D. địa hình
Câu 19: Nội dung nào không đúng với sự đa dạng và phong phú của sinh vật Việt Nam?
A. Công dụng của các sản phẩm B. Thành phần loài, gen di truyền
C. Kiểu hệ sinh thái D. Phát triển cằn cỗi.
Câu 20: Một loại đất được hình thành, yếu tố quan trọng nhất là:
A. tác động của con người. B. thời gian
C. đá mẹ D. địa hình
-----------------------------------------------
II. Tự luận (5 điểm)
ICâu 21.
Địa hình miền núi Đông Bắc và Tây Bắc giống và khác nhau như thế nào?
Câu 22. Cho bảng số liệu
Bảng số liệu tỉ lệ các nhóm đất chính ở Việt Nam (đơn vị tính %)
Các nhóm đất
Tỉ lệ diện tích đất tự nhiên
Feralit
65
Phù sa
11
Mùn núi cao
24
a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấudiện tích của ba nhóm đất chính.
b. Nhận xét
..Chúc các em làm bài tốt..
UBND QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA HỌC KÌ II ĐỊA LÍ 8 (Mã 803)
Năm học 2018-2019
I. Trắc nghiệm (5điểm)
Đúng mỗi ý được 0,25 điểm
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đáp án
C
A
B
D
C
A
D
D
B
A
B
A
C
A
B
B
C
D
D
C
II. Tự luận (5điểm)
Câu hỏi (điểm)
Đáp án
Điểm
Câu 21. (3,5đ)
* Giống nhau: Có các dạng địa hình Cacxtơ khá phổ biến tạo điều kiện cho phát triển du lịch của các tỉnh miền núi phía bắc. Mùa đông miền có khí hậu lạnh giá. Dân cư thưa thớt.
0,5đ
* Khác nhau:
0,5đ
Vùng núi Đông Bắc
Vùng núi Tây Bắc.
- Nằm từ tả ngạn S. Hồng đến ven biển Quảng Ninh.
- Giới hạn: Nằm giữa S.Hồng và S.Cả.
- Là vùng đồi núi thấp.
- Gồm những dải núi cao và những sơn nguyên đá vôi hiểm trở, nằm song song nghiêng theo hướng Tây Bắc –Đông Nam ảnh hưởng tới giao thông.
0,5đ
- Có những dãy núi cánh cung (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) và vùng đồi trung du phát triển rộng.
- Có các cánh đồng nhỏ nằm giữa vùng núi cao: Mường Thanh, Than Uyên, Nghĩa Lộ, Quang Huy
1đ
- Địa hình đón gió mùa Đông Bắc, có mùa đông lạnh nhất cả nước. Có nơi có năm nhiệt độ xuống tới 00C, có hiện tượng tuyết rơi ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống
- Địa hình chắn gió mùa Đông Bắc và Tây Nam, mùa đông ít lạnh và khô hạn hơn Đông Bắc. Tuy nhiên mùa đông nền nhiệt ở đây vẫn cao ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống.
1đ
Câu 22
(1,5đ)
a. Vẽ biểu đồ tròn: chính xác, có số liệu, kí hiệu, chú thích, tên biểu đồ
1đ
- Nhận xét: Trong cơ cấu ba nhóm đất chính của nước ta, chiếm tỉ trọng cao nhất là nhóm đất feralit đồi núi thấp (65%), tiếp đó là nhóm đất phù sa (24%) và chiếm tỉ lệ thấp nhất là nhóm đất mùn núi cao (11%)
0,5đ
BGH duyệt
Nguyễn Thị Soan
Nhóm trưởng duyệt
Khúc Thị Thanh Hiền
Người ra đề
Nguyễn Thị Thu Thuỷ
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_dia_ly_lop_8_ma_de_803_nam_hoc_201.doc