Câu 1 (5đ): Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi:
“Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu”
(Trích “Ngữ văn 8”- Tập 1)
a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Ghi tên tác giả, năm sáng tác? (1,5đ)
b. Em hiểu thế nào về ý nghĩa nhan đề của văn bản có đoạn trích trên? (2đ)
c. Chỉ ra một câu ghép có trong đoạn văn trên, phân tích cấu tạo ngữ pháp và xác định mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép vừa tìm được. (1,5đ)
Câu 2(5đ): Tập làm văn:
Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú.
7 trang |
Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 386 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Việt Hưng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN NGỮ VĂN 8
Năm học 2018 - 2019
Thời gian làm bài: 90 phút
Ngày kiểm tra: 10 / 12 /2018
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Củng cố lại kiến thức về Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn đã học trong học kỳ I
2. Kĩ năng: Tổng hợp, ghi nhớ kiến thức, kĩ năng vận dụng kiến thức vào các dạng bài tập và viết bài văn thuyết minh.
3. Thái độ: Học sinh làm bài nghiêm túc.
4. Phát triển năng lực: Năng lực cảm thụ, thẩm mĩ, năng lực tư duy, sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt
II. MA TRẬN
Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Nêu tên văn bản - tác giả, năm sáng tác
1
1,5
1
1,5
Ý nghĩa nhan đề
1
2
1
2
Xác định câu ghép, phân tích cấu tạo ngữ pháp và nêu mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép
1
0,5
1
1
2
1,5
Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú
1
5
1
5
Tổng số câu (ý)
2
2
1
5
Tổng điểm
2
3
5
10
Tỉ lệ %
20%
30%
50%
100%
III. NỘI DUNG ĐÊ: đính kèm
IV. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM: đính kèm
TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG
Đề 1
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN NGỮ VĂN 8
Năm học 2018 - 2019
Thời gian làm bài: 90 phút
Ngày kiểm tra: 10 /12/2018
Câu 1 (5đ): Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi:
“Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu”
(Trích “Ngữ văn 8”- Tập 1)
a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Ghi tên tác giả, năm sáng tác? (1,5đ)
b. Em hiểu thế nào về ý nghĩa nhan đề của văn bản có đoạn trích trên? (2đ)
c. Chỉ ra một câu ghép có trong đoạn văn trên, phân tích cấu tạo ngữ pháp và xác định mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép vừa tìm được. (1,5đ)
Câu 2(5đ): Tập làm văn:
Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Đề 1
Câu
Nội dung
Điểm
1
a. Văn bản “Lão Hạc”
Tác giả: Nam Cao
Năm sáng tác: 1943
0,5
0,5
0,5
b. Ý nghĩa nhan đề:
+ Nam Cao lấy nhân vật chính đặt tên cho truyện
+ Diễn biến câu chuyện xoay quanh cuộc đời lão Hạc.
+ “ lão” chỉ tuổi già, “ Hạc” gợi liên tưởng đến dáng người gầy gò, mảnh mai, yếu ớt.
+ “ Hạc” theo quan niệm xưa chỉ loài chim hạc - tượng trưng cho sự trường thọ. Nhưng Nam Cao đặt tên cho nhân vật của mình “ Lão Hạc” cho thấy sự đối lập, tương phản: Cuộc sống nghèo khổ, bất hạnh và đoản thọ của lão Hạc à Phản ánh chế độ nửa phong kiến nửa thực dân đày đọa người nông dân đến bước đường cùng.
+ Nhan đề thể hiện tư tưởng chủ đề của văn bản
0,25
0,5
0,5
0,5
0,25
c. - Chỉ đúng một câu ghép:
+ Câu 1: “Lão Hạc đang vật vã ... hai mắt long sòng sọc”.
+ Câu 2: “Lão tru tréo...nảy lên”
- Phân tích đúng cấu tạo ngữ pháp
- Chỉ đúng quan hệ ý nghĩa:
+ Câu 1: Quan hệ đồng thời
+ Câu 2: Quan hệ đồng thời
0,5
0,5
0,5
2
Yêu cầu:
* Thể loại: Thuyết minh về thể loại văn học
* Nội dung: ( 4 điểm)
1. Mở bài: Nêu định nghĩa chung về thể thơ thất ngôn bát cú
2. Thân bài:
a. Đặc điểm của thể thơ
- Số câu : 8 câu (dòng)
- Số chữ : 7 tiếng (chữ)
- Quy luật bằng trắc: Thanh huyền và thanh ngang gọi là tiếng bằng, kí hiệu là B, các tiếng có thanh hỏi, ngã, sắc, nặng, gọi là tiếng trắc, kí hiệu là T.
- Đối và niêm
+ Đối: Nếu dòng trên tiếng bằng ứng với dòng dưới tiếng trắc thì gọi là “đối” nhau (theo cặp: câu 3,4 ; câu 5,6)
+ Niêm: Nếu dòng trên tiếng bằng ứng với dòng dưới cũng tiếng bằng thì gọi là “ niêm” với nhau.
- Vần : Các tiếng hiệp vần nằm ở vị trí cuối các dòng thơ 1,2,4,6,8 và thường là vần bằng
- Ngắt nhịp : Nhịp 4/3,3/4,2/2/3
- Bố cục : 4 phần
+ Đề (2 câu đầu) : Nêu vấn đề
+ Thực (câu 3,4) : Triển khai, làm rõ ý 2 câu đầu
+ Luận (câu 5,6) : Nhận định
+ Kết (2 câu cuối) : Khẳng định vấn đề
b. Ưu điểm, nhược điểm
+ Thơ thất ngôn bát cú Đường luật có vẻ đẹp hài hòa cân đối; hàm súc, cô đọng; giàu nhạc điệu; lời ít, ý nhiều
+ Khá gò bó, đòi hỏi niêm, luật chặt chẽ, phép đối không được phóng khoáng như thơ tự do.
3. Kết bài: Khẳng định giá trị, tầm quan trọng của thể thơ
Lưu ý: Trong quá trình làm, HS phải lấy được ví dụ từ các bài thơ đã học để minh họa.
* Hình thức: ( 1 điểm)
- Bố cục: Đầy đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Trình bày các phần, các đoạn có sự liên kết với nhau.
- Diễn đạt: Dùng từ, viết từ, câu đúng chính tả, ngữ pháp.
* Biểu điểm:
1. Điểm giỏi: Đạt tốt các yêu cầu, có thể mắc một vài lỗi nhưng không ảnh hưởng đến nội dung.
2. Điểm khá: Đạt các yêu cầu, nội dung chưa sâu, còn mắc lỗi diễn đạt.
3. Điểm trung bình: Đạt ½ yêu cầu, có thể mắc một vài lỗi nhưng không ảnh hưởng đến nội dung.
4. Điểm dưới trung bình: Chưa đạt ½ yêu cầu, diễn đạt kém làm ảnh hưởng đến nội dung
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
BGH duyệt
Tổ nhóm chuyên môn
Người ra đề
Đinh Thị Huế
Vũ Kim Tuyến
TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG
Đề 2
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN NGỮ VĂN 8
Năm học 2018 - 2019
Thời gian làm bài: 90 phút
Ngày kiểm tra: 10 / 12 /2018
Câu 1(5đ): Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi:
“Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chàng “hầu cận” ông lí yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm”.
(Trích “Ngữ văn 8”- Tập 1)
a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Ghi tên tác giả, năm sáng tác?(1,5đ)
b. Em hiểu thế nào về ý nghĩa nhan đề của văn bản có đoạn trích trên? (2đ)
c. Chỉ ra một câu ghép có trong đoạn văn trên, phân tích cấu tạo ngữ pháp và xác định mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép vừa tìm được. (1,5đ)
Câu 2(5đ): Tập làm văn:
Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú.
Đề 2:
Câu
Nội dung
Điểm
1
a. Văn bản “Tức nước vỡ bờ”
Tác giả: Ngô Tất Tố
Năm sáng tác: 1939
0,5
0,5
0,5
b. Ý nghĩa nhan đề:
+ Nhan đề được cấu tạo bởi một câu thành ngữ hoàn chỉnh
+ Nghĩa đen: Nước nhiều, nước đầy thì làm cho bờ vỡ ra
+ Kinh nghiệm dân gian được đúc kết trong câu thành ngữ giống với tình thế, hoàn cảnh và cách hành động của chị Dậu: Đã đến lúc không chịu đựng nổi, phải vùng lên, phản kháng lại bọn địa chủ phong kiến. Phản ánh chân lí, quy luật: “Tức nước sẽ vỡ bờ”, “có áp bức có đấu tranh”
+ Nhan đề thể hiện tư tưởng chủ đề của văn bản
0,25
0,5
0,5
0,5
0,25
c. - Chỉ đúng một câu ghép:
+ Câu 1: “Hai người giằng co nhau...vật nhau”
+ Câu 2: “Kết cục, anh chàng...ra thềm”
- Phân tích đúng cấu tạo ngữ pháp
- Chỉ đúng quan hệ ý nghĩa:
+ Câu 1: Quan hệ nối tiếp
+ Câu 2: Quan hệ nguyên nhân – kết quả
0,5
0,5
0,5
2
Yêu cầu:
* Thể loại: Thuyết minh về thể loại văn học
* Nội dung: ( 4 điểm)
1. Mở bài: Nêu định nghĩa chung về thể thơ thất ngôn bát cú
2. Thân bài:
a. Đặc điểm của thể thơ
- Số câu : 8 câu (dòng)
- Số chữ : 7 tiếng (chữ)
- Quy luật bằng trắc: Thanh huyền và thanh ngang gọi là tiếng bằng, kí hiệu là B, các tiếng có thanh hỏi, ngã, sắc, nặng, gọi là tiếng trắc, kí hiệu là T.
- Đối và niêm
+ Đối: Nếu dòng trên tiếng bằng ứng với dòng dưới tiếng trắc thì gọi là “đối” nhau (theo cặp: câu 3,4 ; câu 5,6)
+ Niêm: Nếu dòng trên tiếng bằng ứng với dòng dưới cũng tiếng bằng thì gọi là “ niêm” với nhau.
- Vần : Các tiếng hiệp vần nằm ở vị trí cuối các dòng thơ 1,2,4,6,8 và thường là vần bằng
- Ngắt nhịp : Nhịp 4/3, 3/4, 2/2/3
- Bố cục : 4 phần
+ Đề (2 câu đầu) : Nêu vấn đề
+ Thực (câu 3,4) : Triển khai, làm rõ ý 2 câu đầu
+ Luận (câu 5,6) : Nhận định
+ Kết (2 câu cuối) : Khẳng định vấn đề
b. Ưu điểm, nhược điểm
+ Thơ thất ngôn bát cú Đường luật có vẻ đẹp hài hòa cân đối; hàm súc, cô đọng; giàu nhạc điệu; lời ít, ý nhiều
+ Khá gò bó, đòi hỏi niêm, luật chặt chẽ, phép đối không được phóng khoáng như thơ tự do.
3. Kết bài: Khẳng định giá trị, tầm quan trọng của thể thơ
Lưu ý: Trong quá trình làm, HS phải lấy được ví dụ từ các bài thơ đã học để minh họa.
* Hình thức: ( 1 điểm)
- Bố cục: Đầy đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Trình bày các phần, các đoạn có sự liên kết với nhau.
- Diễn đạt: Dùng từ, viết từ, câu đúng chính tả, ngữ pháp.
* Biểu điểm:
1. Điểm giỏi: Đạt tốt các yêu cầu, có thể mắc một vài lỗi nhưng không ảnh hưởng đến nội dung.
2. Điểm khá: Đạt các yêu cầu, nội dung chưa sâu, còn mắc lỗi diễn đạt.
3. Điểm trung bình: Đạt ½ yêu cầu, có thể mắc một vài lỗi nhưng không ảnh hưởng đến nội dung.
4. Điểm dưới trung bình: Chưa đạt ½ yêu cầu, diễn đạt kém làm ảnh hưởng đến nội dung
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
BGH duyệt
Tổ nhóm chuyên môn
Người ra đề
Vũ Kim Tuyến
Đinh Thị Huế
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2018_2019_tru.doc