Đề kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử Lớp 6 - Mã đề 601 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Sài Đồng (Có đáp án)

I. Trắc nghiệm:(5,0 điểm) Trả lời câu hỏi bằng cách ghi vào bài làm chữ cái trước đáp án đúng nhất .

Câu 1: Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào?

A. Thế kỉ V TCN B. Thế kỉ VI TCN

C. Thế kỉ VII TCN D. Thế kỉ VIII TCN

Câu 2: Nước Văn Lang đóng đô ở đâu?

A. Bạch Hạc- Phú Thọ B. Gia Viễn- Ninh Bình

C. Cổ Loa- Hà Nội D. Vĩnh Lộc- Thanh Hóa

Câu 3: Truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh nói lên hoạt động gì của nhân dân ta?

A. Chống giặc ngoại xâm B. Chống lũ lụt, thiên tai

C. Chống thú dữ D. Giải quyết mâu thuẫn nội bộ

Câu 4: Người đứng đầu các bộ trong bộ máy nhà nước Văn Lang gọi là

A. Bồ Chính B. Hùng Vương

C. Lạc Hầu D. Lạc Tướng

 

docx4 trang | Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 458 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử Lớp 6 - Mã đề 601 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Sài Đồng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG (Mã đề 601) ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: Lịch sử 6 (Tiết 18) Thời gian làm bài: 45 phút Năm học: 2020 - 2021 I. Trắc nghiệm:(5,0 điểm) Trả lời câu hỏi bằng cách ghi vào bài làm chữ cái trước đáp án đúng nhất . Câu 1: Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào? A. Thế kỉ V TCN B. Thế kỉ VI TCN C. Thế kỉ VII TCN D. Thế kỉ VIII TCN Câu 2: Nước Văn Lang đóng đô ở đâu? A. Bạch Hạc- Phú Thọ B. Gia Viễn- Ninh Bình C. Cổ Loa- Hà Nội D. Vĩnh Lộc- Thanh Hóa Câu 3: Truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh nói lên hoạt động gì của nhân dân ta? A. Chống giặc ngoại xâm B. Chống lũ lụt, thiên tai C. Chống thú dữ D. Giải quyết mâu thuẫn nội bộ Câu 4: Người đứng đầu các bộ trong bộ máy nhà nước Văn Lang gọi là A. Bồ Chính B. Hùng Vương C. Lạc Hầu D. Lạc Tướng Câu 5: Nhận xét nào đúng khi nói về tổ chức nhà nước Văn Lang? A. Nhà nước Văn Lang được tổ chức chặt chẽ. B. Nhà nước Văn Lang có luật pháp và quân đội hùng mạnh. C. Nhà nước Văn Lang còn đơn giản, chưa có luật pháp và quân đội. D. Nhà nước Văn Lang là nhà nước do dân tự trị, không có vua. Câu 6: Ý nghĩa của việc nhà nước Văn Lang được hình thành ? A. Nhân dân không còn phải lo chống thiên tai, lũ lụt. B. Chấm dứt mâu thuẫn, phân chia giàu nghèo. C. Các nước láng giềng lấy làm sợ mà không dám tới lăm le xâm lược. D. Tạo tiền đề vật chất và tinh thần quan trọng cho việc phát triển quốc gia thời kì sau. Câu 7: Nhận xét nào chính xác về nghề luyện kim của người dân Văn Lang? A. Đã biết đúc công cụ lao động và vũ khí nhưng còn đơn giản, sơ sài. B. Nghề luyện kim được chuyên môn hóa, đạt trình độ cao. C. Chuyển sang chỉ đúc trống đồng, thạp đồng. D. Chú trọng vào làm vũ khí. Câu 8: Ý nghĩa truyền thuyết “Con rồng cháu tiên” là A. phản ánh quá trình hình thành nước Văn Lang. B. vị trí của nhà nước Văn Lang ở vùng cao. C. lí giải về nguồn gốc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. D. nhu cầu đoàn kết chống ngoại xâm. Câu 9: Sau những ngày lao động mệt nhọc, người dân Văn Lang thường làm gì? A. Tổ chức lễ hội, vui chơi. B. Ngủ, nghỉ để lấy lại sức. C. Mỗi gia đình sẽ có hoạt động vui chơi riêng. D. Họ không có hoạt động giải trí. Câu 10: Trong những ngày hội, người Văn Lang thường vang lên tiếng trống đồng với mong muốn gì? A. Tiếng trống thông báo các trò chơi cho nhân dân. B. Mong ước mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, sinh đẻ nhiều, yên ổn. C. Tiếng trống trao duyên của các cặp đôi nam nữ. D. Mong ước sống lâu muôn đời. Câu 11: Yếu tố nào tạo nên tình cảm cộng đồng của cư dân Văn Lang? A. Nhu cầu làm thủy lợi, nhu cầu bảo vệ sản xuất. B. Nhu cầu mở rộng giao lưu qua các lễ hội. C. Nhu cầu tự vệ trong cuộc sống. D. Nhu cầu làm thủy lợi, nhu cầu bảo vệ sản xuất, nhu cầu mở rộng giao lưu qua các lễ hội và nhu cầu tự vệ trong cuộc sống. Câu 12: Sự hình thành nhà nước Văn Lang có điểm gì giống so với sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông? A. Đều hình thành bên bờ các con sông lớn. B. Đều xuất phát từ nhu cầu chống giặc ngoại xâm. C. Đều hình thành trong khoảng thời gian tương đồng nhau. D. Đều xuất phát từ nhu cầu trị thủy, làm thủy lợi. Câu 13: Dụng cụ thể hiện rõ tài năng của người thợ đúc đồng thời Văn Lang là A. lưỡi cày, lưỡi giáo. B. trống đồng, thạp đồng. C. vũ khí, cung tên. D. mũi tên, lưỡi liềm đồng. Câu 14: Trong những ngày lễ hội, cư dân Văn Lang có tục nhảy múa, ca hát, đánh trống,... điều đó có ý nghĩa A. thể hiện tinh thần đoàn kết của các chiềng, chạ. B. làm cho cuộc sống tươi vui hơn, tăng sự gắn bó cộng đồng. C. thúc đẩy sự phát triển của xã hội. D. phản ánh đời sống sinh hoạt phong phú, tín ngưỡng phồn vinh. Câu 15: Dưới thời Hùng Vương, con gái của vua được gọi là gì? A. Lạc Hầu. B. Lạc Tướng. C. Quan Lang. D. Mị Nương. Câu 16: Dưới thời Hùng Vương, con trai của vua được gọi là gì? A. Lạc Hầu. B. Lạc Tướng. C. Quan Lang. D. Mị Nương. Câu 17: Cư dân Văn Lang đi lại chủ yếu bằng A. thuyền. B. ngựa. C. đi bộ. D. xe đạp. Câu 18: Tầng lớp cuối cùng trong xã hội Văn Lang là A. những người quyền quí. B. dân tự do. C. nông dân. D. nô tì. Câu 19: Truyện “Bánh chưng bánh giày” cho ta biết tục lệ gì của cư dân Văn Lang? A. Ưa chuộng đồ nếp. B. Tổ chức lễ hội. C. Tục thờ cúng tổ tiên. D. Tổ chức các trò chơi. Câu 20: Vào những ngày thường, người nam mặc A. đóng khố, mình trần, đi chân đất. B. đóng khố, mặc áo vải, đi giày lá. C. đóng khố, mặc áo vải, đi chân đất. D. đóng khố, mình trần, đi giày lá. II. Tự luận: (5,0 điểm) Câu 1 (3,0 điểm): Em hãy trình bày những nét chính về đời sống vật chất của cư dân Văn Lang? Câu 2 (2,0 điểm): Em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của nhà nước Văn Lang? -----Chúc các em làm bài thi tốt----- UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG (Mã đề 601) ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: Lịch sử 6 (Tiết 18) Thời gian làm bài: 45 phút Năm học: 2020 - 2021 Phần I: Trắc nghiệm (5,0điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đ/án C A B D C D B C A B Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đ/án D A B D D C A D C A Phần II: Tự luận (5,0điểm) Câu Nội dung Biểu điểm Câu 1 (3,0 điểm) - Ăn: Thức ăn chính của cư dân Văn Lang là cơm nếp, cơm tẻ, rau, thịt, cá. Biết làm nước mắm và dùng gừng làm gia vị - Ở: Nhà sàn mái cong hình thuyền hoặc mái tròn bằng tre, gỗ, nứa ở thành chiềng, chạ. - Trang phục: Nam đóng khố, mình trần. Nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che, ngày lễ hội đeo đồ trang sức. - Đi lại: Bằng thuyền. 1,0 đ 0,5 đ 1,0đ 0,5 đ Câu 2 (2,0 điểm) Hoàn cảnh ra đời của nhà nước Văn Lang: - Khoảng thế kỉ VIII – VII TCN, ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã hình thành những bộ lạc lớn. - Sản xuất phát triển, mâu thuẫn giàu nghèo nhảy sinh. - Giải quyết vấn đề trị thủy, bảo vệ mùa màng và các vấn đề xung đột. => Nhà nước Văn Lang ra đời. 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ BGH duyệt Nguyễn Thị Tuyến Nhóm trưởng Xa Thị Vân Người ra đề và đáp án Nguyễn Thị Thanh Hương

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_lich_su_lop_6_ma_de_601_nam_hoc_202.docx