I. Trắc nghiệm: (5,0 điểm) Trả lời câu hỏi bằng cách ghi vào bài làm chữ cái trước đáp án đúng nhất .
Câu 1: Năm 207 TCN, nhân lúc nhà Tần suy yếu, ai là người đã đem quân đánh xuống Âu Lạc?
A. Tiêu Tư B. Triệu Quang Phục
C. Triệu Đà D. Triệu Túc
Câu 2: Truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh nói lên hoạt động gì của nhân dân ta?
A. Chống giặc ngoại xâm B. Chống lũ lụt, thiên tai
C. Chống thú dữ D. Giải quyết mâu thuẫn nội bộ
Câu 3: Người đứng đầu các bộ trong bộ máy nhà nước Văn Lang gọi là?
A. Bồ Chính B. Hùng Vương
C. Lạc Hầu D. Lạc Tướng
Câu 4: Nhận xét nào đúng khi nói về tổ chức nhà nước Văn Lang?
A. Nhà nước Văn Lang được tổ chức chặt chẽ.
B. Nhà nước Văn Lang có luật pháp và quân đội hùng mạnh.
C. Nhà nước Văn Lang còn đơn giản, chưa có luật pháp và quân đội.
D. Nhà nước Văn Lang là nhà nước do dân tự trị, không có vua.
4 trang |
Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử Lớp 6 - Mã đề 02 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Sài Đồng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG
(Mã đề 02)
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Môn: Lịch sử 6 (Tiết 18)
Thời gian làm bài: 45 phút
Năm học: 2018- 2019
I. Trắc nghiệm: (5,0 điểm) Trả lời câu hỏi bằng cách ghi vào bài làm chữ cái trước đáp án đúng nhất .
Câu 1: Năm 207 TCN, nhân lúc nhà Tần suy yếu, ai là người đã đem quân đánh xuống Âu Lạc?
A. Tiêu Tư B. Triệu Quang Phục
C. Triệu Đà D. Triệu Túc
Câu 2: Truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh nói lên hoạt động gì của nhân dân ta?
A. Chống giặc ngoại xâm B. Chống lũ lụt, thiên tai
C. Chống thú dữ D. Giải quyết mâu thuẫn nội bộ
Câu 3: Người đứng đầu các bộ trong bộ máy nhà nước Văn Lang gọi là?
A. Bồ Chính B. Hùng Vương
C. Lạc Hầu D. Lạc Tướng
Câu 4: Nhận xét nào đúng khi nói về tổ chức nhà nước Văn Lang?
A. Nhà nước Văn Lang được tổ chức chặt chẽ.
B. Nhà nước Văn Lang có luật pháp và quân đội hùng mạnh.
C. Nhà nước Văn Lang còn đơn giản, chưa có luật pháp và quân đội.
D. Nhà nước Văn Lang là nhà nước do dân tự trị, không có vua.
Câu 5: Ý nghĩa của việc nhà nước Văn Lang được hình thành ?
A. Nhân dân không còn phải lo chống thiên tai, lũ lụt.
B. Chấm dứt mâu thuẫn, phân chia giàu nghèo.
C. Các nước láng giềng lấy làm sợ mà không dám tới lăm le xâm lược.
D. Tạo tiền đề vật chất và tinh thần quan trọng cho việc phát triển quốc gia- thời kì sau.
Câu 6: Theo em, truyện Mỵ Châu- Trọng Thủy đã để lại cho nhân dân ta bài học gì?
A. Người thân trong gia đình cũng không tin tưởng quá mức.
B. Tấm lòng chung thủy của người phụ nữ.
C. Hết lòng bảo vệ tình yêu.
D. Tinh thần cảnh giác, không chủ quan khinh địch, tinh thần đoàn kết.
Câu 7: Trong những ngày hội, người Văn Lang thường vang lên tiếng trống đồng với mong muốn gì?
A. Tiếng trống thông báo các trò chơi cho nhân dân.
B. Mong ước mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, sinh đẻ nhiều, yên ổn.
C. Tiếng trống trao duyên của các cặp đôi nam nữ.
D. Mong ước sống lâu muôn đời.
Câu 8: Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà năm nào?
A. Năm 179 TCN B. Năm 120 TCN
C. Năm 129 TCN D. Năm 177 TCN
Câu 9: Khi biết không thể đánh bại được quân Âu Lạc, Triệu Đà đã dùng mưu kế gì?
A. Xin giảng hòa B. Kêu gọi viện trợ
C. Vờ xin hàng, chia rẽ nội bộ quân ta D. Tự vẫn
Câu 10: Nhận xét nào chính xác về nghề luyện kim của người dân Văn Lang?
A. Đã biết đúc công cụ lao động và vũ khí nhưng còn đơn giản, sơ sài.
B. Nghề luyện kim được chuyên môn hóa, đạt trình độ cao.
C. Chuyển sang chỉ đúc trống đồng, thạp đồng.
D. Chú trọng vào làm vũ khí.
Câu 11: Sau những ngày lao động mệt nhọc, người dân Văn Lang thường làm gì?
A. Tổ chức lễ hội, vui chơi.
B. Ngủ, nghỉ để lấy lại sức.
C. Mỗi gia đình sẽ có hoạt động vui chơi riêng.
D. Họ không có hoạt động giải trí.
Câu 12: Yếu tố nào tạo nên tình cảm cộng đồng của cư dân Văn Lang?
A. Nhu cầu làm thủy lợi, nhu cầu bảo vệ sản xuất.
B. Nhu cầu mở rộng giao lưu qua các lễ hội.
C. Nhu cầu tự vệ trong cuộc sống.
D. Nhu cầu làm thủy lợi, nhu cầu bảo vệ sản xuất, nhu cầu mở rộng giao lưu qua các lễ hội và nhu cầu tự vệ trong cuộc sống.
Câu 13: Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào?
A. Thế kỉ V TCN B. Thế kỉ VI TCN
C. Thế kỉ VII TCN D. Thế kỉ VIII TCN
Câu 14: Nước Văn Lang đóng đô ở đâu?
A. Bạch Hạc- Phú Thọ B. Gia Viên- Ninh Bình
C. Cổ Loa- Hà Nội D. Vĩnh Lộc- Thanh Hóa
Câu 15: Thủ lĩnh đứng đầu cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm lược là?
A. Hùng Vương thứ 18 B. Thục Phán
C. Lạc Long Quân D. Thánh Gióng
Câu 16: Em có nhận xét gì về việc xây dựng công trình thành Cổ Loa vào thế kỉ III- II TCN ở nước Âu Lạc?
A. Thành Cổ Loa có vai trò quân sự chiến lược.
B. An Dương Vương đã bóc lột sức lao động của nhân dân để xây thành.
C. Thể hiện khả năng sáng tạo của người Âu Lạc.
D. Thành Cổ Loa có vai trò quân sự chiến lược đồng thời thể hiện trình độ kĩ thuật và khả năng sáng tạo của người Âu Lạc.
Câu 17: Thành Cổ Loa được xây dựng theo hình gì?
A. Hình tròn B. Hình xoáy trôn ốc
C. Hình vuông D. Hình chữ nhật
Câu 18: Thục Phán lên ngôi đã đóng đô ở đâu?
A. Phong Khê B. Phong Châu
C. Gia Viễn D. Vĩnh Lộc
Câu 19: Tinh thần đoàn kết chiến đấu kiên cường của nhân dân Lạc Việt- Tây Âu có ý nghĩa như thế nào?
A. Bước đầu tạo dựng được truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc.
B. Phô trương lực lượng của ta với quân Tần.
C. Thể hiện tài chỉ huy của người Tây Âu.
D. Thể hiện sự nhanh trí của người Việt.
Câu 20: Vì sao Thục Phán đặt tên nước là Âu Lạc?
A. Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.
B. Yêu cầu của Vua Hùng thứ 18.
C. Là tên ghép của hai nước Tây Âu và Lạc Việt.
D. Đặt một cách ngẫu nhiên.
II. Tự luận: (5,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm): Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm lược của nhân dân Tây Âu- Lạc Việt?
Câu 2 (2,0 điểm): Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang? Em có nhận xét gì về tổ chức nhà nước đầu tiên này?
BGH duyệt
Lê Thị Hồng Thái
Tổ trưởng
Dương Thị Ngạn
Nhóm trưởng
Xa Thị Vân
Người ra đề và đáp án
Đinh Vũ Hải Anh
UBND QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG
(Mã đề 02)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Môn: Lịch sử 6 (Tiết 18)
Thời gian làm bài: 45 phút
Năm học: 2018- 2019
Phần I: Trắc nghiệm (5,0điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đ/án
C
B
D
C
D
D
B
A
C
B
Câu
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đ/án
A
D
C
A
B
D
B
A
A
C
Phần II: Tự luận (5,0điểm)
Câu 1: : (3,0 điểm) Cuộc kháng chiến chống quân Tần:
* Nguyên nhân:
- Cuối thế kỉ III TCN, nước Văn Lang không còn bình yên. (0,5đ)
- Nhà tần mở rộng lãnh thổ. (0,5đ)
* Diễn biến:
- Năm 218 TCN, quân Tần đánh xuống phương Nam. Sau 4 năm kéo xuống vùng Bắc Văn Lang. (0,5đ)
- Cuộc kháng chiến bùng nổ. Thục Phán chỉ huy người Tây Âu và Lạc Việt chiến đấu kiên cường. (0,5đ)
* Kết quả: Sáu năm sau, người Việt đại phá quân Tần, kháng chiến thắng lợi vẻ vang. (1đ)
Câu 2: (2,0 điểm)
VÏ s¬ ®å bé m¸y nhµ níc V¨n Lang (1.5 điểm)
Hïng v¬ng
L¹c hÇu – L¹c tíng
(Trung ¬ng)
L¹c tíng
(Bé)
L¹c tíng
(Bé)
Bồ chÝnh
(ChiÒng, ch¹)
Bồ chÝnh
(ChiÒng, ch¹)
Bồ chÝnh
(ChiÒng, ch¹)
Nhận xét: (0.5điểm)
Nhà nước chưa có quân đội và pháp luật.
Tổ chức bộ máy nhà nước còn đơn giản.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_lich_su_lop_6_ma_de_02_nam_hoc_2018.docx