Câu 1: Thuốc thử dùng để phân biệt 2 chất lỏng axit axetic và etanol là:
A. H2O B. Na2CO3 C. DD brom D. DD NaOH
Câu 2: Dãy các chất đều tan được trong nước là:
A. CH3COOH, C2H5OH, C6H6. B. C2H5OH, CH3COOC2H5, CH3COOH.
C. CH3COOH, C6H12O6, dầu lạc. D. CH3COOH, C2H5OH, C12H22O11¬.
Câu 3: Phân tử nào sau đây có cấu tạo là mạch vòng sáu cạnh đều nhau ba liên kết đơn đôi xen kẽ nhau?
A. Axetilen. B. Propan. C. Benzen. D. Xiclohexan.
Câu 4: Hợp chất nào sau đây vừa tác dụng với Na vừa tác dụng với Na2CO3?
A. C3H7OH B. CH3COOH C. C2H5OH D. CH3COOC2H5
Câu 5: Có 3 chất hữu cơ có công thức phân tử là CH3COOH, (C17H35COO)3C3H5, C2H5OH được kí hiệu ngẫu nhiên là A, B, C. Biết rằng:
- Chất A và B tác dụng với Na.
- Chất B tác dụng được với Na, NaOH.
- Chất C không tan trong nước, nhẹ hơn nước.
A, B, C lần lượt là:
A. (C17H35COO)3C3H5, C2H5OH, CH3COOH.
B. C2H5OH, CH3COOH, (C17H35COO)3C3H5.
C. C2H5OH, (C17H35COO)3C3H5, CH3COOH.
D. CH3COOH, C2H5OH, (C17H35COO)3C3H5.
3 trang |
Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 565 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I môn Hóa học Lớp 9 - Mã đề 901 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Sài Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
MÔN: HÓA HỌC – LỚP 9
Năm học: 2018 - 2019
Thời gian làm bài: 45 phút
Mã đề thi 901
I. TRẮC NGHIỆM:(7 điểm). Học sinh làm bài vào phiếu trả lời trắc nghiệm bằng cách tô vào bài làm hình tròn có chữ cái đứng trước đáp án đúng.
Câu 1: Thuốc thử dùng để phân biệt 2 chất lỏng axit axetic và etanol là:
A. H2O B. Na2CO3 C. DD brom D. DD NaOH
Câu 2: Dãy các chất đều tan được trong nước là:
A. CH3COOH, C2H5OH, C6H6. B. C2H5OH, CH3COOC2H5, CH3COOH.
C. CH3COOH, C6H12O6, dầu lạc. D. CH3COOH, C2H5OH, C12H22O11.
Câu 3: Phân tử nào sau đây có cấu tạo là mạch vòng sáu cạnh đều nhau ba liên kết đơn đôi xen kẽ nhau?
A. Axetilen. B. Propan. C. Benzen. D. Xiclohexan.
Câu 4: Hợp chất nào sau đây vừa tác dụng với Na vừa tác dụng với Na2CO3?
A. C3H7OH B. CH3COOH C. C2H5OH D. CH3COOC2H5
Câu 5: Có 3 chất hữu cơ có công thức phân tử là CH3COOH, (C17H35COO)3C3H5, C2H5OH được kí hiệu ngẫu nhiên là A, B, C. Biết rằng:
- Chất A và B tác dụng với Na.
- Chất B tác dụng được với Na, NaOH.
- Chất C không tan trong nước, nhẹ hơn nước.
A, B, C lần lượt là:
A. (C17H35COO)3C3H5, C2H5OH, CH3COOH.
B. C2H5OH, CH3COOH, (C17H35COO)3C3H5.
C. C2H5OH, (C17H35COO)3C3H5, CH3COOH.
D. CH3COOH, C2H5OH, (C17H35COO)3C3H5.
Câu 6: Người ta đang nghiên cứu để sử dụng nguồn nhiên liệu khi cháy không gây ô nhiễm môi trường là:
A. CH4. B. H2 C. C4H10. D. CO.
Câu 7: Khi lên men 56,25gam glucozơ, người ta thấy thoát ra V lít khí CO2(đktc). Tính V biết hiệu suất của quá trình lên men là 80%.
A. 11,2 lít B. 6,72 lít C. 2,24 lít D. 3,6 lít
Câu 8: Hóa chất dùng để phân biệt 3 khí C2H2, CH4, CO2 là:
A. Quỳ tím, dung dịch nước brom B. Quỳ tím, dung dịch HCl
C. Quỳ tím, Na D. Dung dịch nước vôi trong, dung dịch nước brom.
Câu 9: Ancol etylic được điều chế từ nguồn nguyên liệu nào sau đây?
A. Tinh bột B. Glucozơ
C. Etilen D. Cả A, B, C đều được.
Câu 10: Hóa chất dùng để phân biệt 3 dung dịch: C2H5OH, (RCOO)3C3H5, CH3COOH là:
A. Quỳ tím, Na. B. Quỳ tím, dung dịch Ag2O/NH3.
C. Quỳ tím, dung dịch Na2CO3 D. Quỳ tím, dung dịch nước brom.
Câu 11: Glucozơ có ở đâu?
A. Có nhiều trong quả nho chín. B. Trong hầu hết bộ phận của cây.
C. Trong cơ thể người và động vật. D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 12: Các nhận định sau, những nhận định nào là đúng?
1. Dầu ăn là một este của glixerol và các axit béo.
2. Chất béo cung cấp năng lượng cho cơ thể.
3. Ta có thể làm sạch quần áo dính dầu ăn bằng nước .
4. Glucozơ là dùng để pha huyết thanh, sản xuất vitamin C và tráng ruột phích.
5. Saccarozơ không tham gia phản ứng tráng gương.
6. Glucozơ tham gia phản ứng tráng gương.
A. 2, 3, 4, 6. B. 1, 3, 4, 5. C. 2, 4, 5, 6. D. 1, 2, 3, 5.
Câu 13: Ở điều kiện thường saccarozơ là một chất
A. Rắn, dễ nóng chảy, dễ thăng hoa.
B. Lỏng, nhẹ hơn nước hòa tan trong rượu.
C. Kết tinh, không màu, dễ tan trong nước.
D. Khí, không màu, dễ tan trong nước.
Câu 14: Lập phương trình hóa học theo sơ đồ sau:
Đồng (II) hiđroxit + Axit axêtic → Đồng axetat + nước
A. Cu(OH)2 + CH3COOH → CH3COOCu + 2 H2O.
B. CuO + 2 CH3COOH → (CH3COO)2Cu + H2O.
C. CuO + 2CH3OH → (CH3CO)2Cu + H2O.
D. Cu(OH)2 + 2CH3COOH → (CH3COO)2Cu + 2H2O.
Câu 15: Chất nào sau đây không tác dụng với Na?
A. C2H5OH B. Dầu hỏa C. H2O D. CH3COOH
Câu 16: Muốn có rượu 400 ta làm như sau:
A. Lấy 40ml rượu etylic nguyên chất trộn với 60ml nước.
B. Lấy 40ml rượu etylic nguyên chất trộn với 60gam nước.
C. Lấy 40gam rượu etylic nguyên chất trộn với 60ml nước.
D. Lấy 40gam rượu etylic nguyên chất trộn với 60gam nước.
Câu 17: Hoá chất nào sau đây dùng để phân biệt 2 dung dịch C6H12O6 và C2H5OH ?
A. Dung dịch natri clorua. B. Quì tím.
C. Dung dịch phenolphtalein. D. Dung dịch Ag2O/NH3.
Câu 18: Khi đun nóng chất béo với kiềm, thu được:
A. Glixerol và hai axit béo.
B. Glixerol và hỗn hợp muối của các axit béo.
C. Glixerol và axit vô cơ.
D. Glixerol và hỗn hợp muối của axít vô cơ.
Câu 19: Phản ứng của chất béo với nước trong môi trường axit được gọi là phản ứng
A. trung hòa. B. Xà phòng hóa. C. Thủy phân. D. Hóa hợp.
Câu 20: Dãy các chất nào sau đây đều làm mất màu dung dịch brom?
A. CH4; C6H6. B. C2H4; C2H6. C. CH4; C2H4. D. C2H4; C2H2.
Câu 21: Không thể biểu diễn dầu mỏ bằng công thức nhất định vì:
A. Dầu mỏ là hỗn hợp nhiều hiđrocacbon.
B. Dầu mỏ là hỗn hợp nhiều chất hữu cơ.
C. Dầu mỏ có lẫn nhiều tạp chất.
D. Chưa tìm được công thức của dầu mỏ.
Câu 22: Phản ứng cháy của rượu etylic C2H6O + O2 CO2 + H2O + Q có hệ số cân bằng là:
A. 2: 2: 3: 3 B. 2: 3: 1: 3 C. 1: 3: 2: 3 D. 1: 2: 3: 3
Câu 23: Cho các chất: Na, CaCO3, CH3COOH, O2, NaOH, Mg. Rượu etylic phản ứng được với:
A. Na, O2, Mg. B. CH3COOH, O2, NaOH.
C. Na, CH3COOH, O2. D. Na, CaCO3, CH3COOH.
Câu 24: Cho m gam dung dịch CH3COOH 10% tác dụng với dung dịch Na2CO3 thu được 2,24 lít khí CO2 thoát ra (đktc). Giá trị của m là:
A. 60g B. 46g C. 120g D. 88g
Câu 25: Khi thuỷ phân 171 gam saccarozơ, khối lượng sản phẩm thu được là:
A. 60 gam glucozơ và 60 gam fructozơ.
B. 90 gam glucozơ và 90 gam fructozơ.
C. 70 gam glucozơ và 70 gam fructozơ.
D. 45 gam glucozơ và 45 gam fructozơ.
Câu 26: Cho 20 gam hỗn hợp gồm ancol etylic và axit axetic tham gia phản ứng hết 14,84 gam muối Na2CO3. Thành phần phần trăm khối lượng ancol, axit trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 30 và 70 B. 16 và 84 C. 65 và 35 D. 40 và 60
Câu 27: Trong các phản ứng sau phản ứng hóa học là sai:
A. C2H4 +Br2 → C2H3Br + HBr B. C6H6 + Br2 C6H5Br + HBr
C. CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl D. C6H6 +3Cl2 → C6H6Cl6
Câu 28: Cho sơ đồ: . Vậy A, B lần lượt là:
A. C2H4,CH3COOH B. C2H5OH, CH3COOC2H5
C. C2H5OH, CH3COOH D. C2H5ONa, CH3COONa
II/ TỰ LUẬN: (3điểm)
Có 66,4 hỗn hợp gồm rượu etylic và axit axetic được chia làm 2 phần bằng nhau:
a. Phần 1 cho phản ứng với Mg dư thu được 4,48lit khí(đktc). Tính % khối lượng mỗi chất trong phần 1.
b. Phần 2: Cho thêm H2SO4 đặc vào đun nóng để thực hiện phản ứng este hóa. Tính khối lượng este thu được biết hiệu suất phản ứng là 60%.
(Biết: Mg = 24; H = 1; C = 12; O = 16 )
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_hoa_hoc_lop_9_ma_de_901_nam_hoc_201.doc