Câu 1. Sống khoan dung sẽ giúp
A. những người lầm lỡ có cơ hội sửa sai.
B. con người biết nhẫn nhục, chịu đựng.
C. không có ai bị xử phạt khi mắc lỗi.
D. con người luôn thỏa hiệp khi có bất đồng.
Câu 2. Câu nào sau đây thể hiện sự đoàn kết, tương trợ?
A. Đèn nhà ai, nhà ấy rạng.
B. Cha chung không ai khóc.
C. Đồng cam cộng khổ.
D. Ăn một mình đau tức, làm một mình cực thân.
Câu 3. Xây dựng gia đình văn hóa sẽ giúp các thành viên trong gia đình
A. nhận được chứng nhận gia đình văn hóa của địa phương.
B. đảm bảo được quyền và nghĩa vụ của bản thân và có chỗ dựa về mặt tinh thần.
C. có dịp khoe khoang để mọi người xung quanh phải ghen tị.
D. được nhiều người biết đến và có cơ hội đạt được nhiều thành tích cá nhân.
4 trang |
Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 388 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Mã đề 02 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Sài Đồng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG
Mã đề: 02
ĐỀ KIỂM TRA HKI
Môn: GDCD 7
Năm học: 2018 – 2019
Thời gian: 45 phút
I/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5 điểm)
Em hãy trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Sống khoan dung sẽ giúp
A. những người lầm lỡ có cơ hội sửa sai.
B. con người biết nhẫn nhục, chịu đựng.
C. không có ai bị xử phạt khi mắc lỗi.
D. con người luôn thỏa hiệp khi có bất đồng.
Câu 2. Câu nào sau đây thể hiện sự đoàn kết, tương trợ?
A. Đèn nhà ai, nhà ấy rạng.
B. Cha chung không ai khóc.
C. Đồng cam cộng khổ.
D. Ăn một mình đau tức, làm một mình cực thân.
Câu 3. Xây dựng gia đình văn hóa sẽ giúp các thành viên trong gia đình
A. nhận được chứng nhận gia đình văn hóa của địa phương.
B. đảm bảo được quyền và nghĩa vụ của bản thân và có chỗ dựa về mặt tinh thần.
C. có dịp khoe khoang để mọi người xung quanh phải ghen tị.
D. được nhiều người biết đến và có cơ hội đạt được nhiều thành tích cá nhân.
Câu 4. Hành vi nào sau đây thể hiện việc góp phần xây dựng gia đình văn hóa?
A. Nhà bà Hạnh thường xuyên ném rác ra đường gây mất vệ sinh khu phố.
B. Buổi nào không phải đi học, Hoa vừa trông em vừa đỡ đần mẹ công việc nhà.
C. Nhà anh Thắng đã có 4 con gái nhưng vẫn tiếp tục muốn sinh thêm để có con trai.
D. Mỗi lần say rượu, Ông Thanh lại chửi mắng và đánh đập vợ con.
Câu 5. Trái với đoàn kết, tương trợ là
A. Giúp đỡ lẫn nhau. B. Cùng phát triển.
C. Ích kỉ. D. Hợp tác.
Câu 6. Điền từ thích hợp vào chỗ trống để làm rõ thế nào là khoan dung?
“Khoan dung là rộng lòng”
A. tha thứ. B. nhân nghĩa. C. yêu thương. D. chia sẻ.
Câu 7. Em tán thành với ý kiến nào sau đây?
A. Chỉ đoàn kết, tương trợ với những người có điều kiện giống mình.
B. Chỉ đoàn kết, tương trợ cho người già và trẻ em.
C. Đoàn kết, tương trợ với người có thể giúp mình.
D. Đoàn kết, tương trợ không nên có sự phân biệt nào.
Câu 8. Đoàn kết, tương trợ giúp con người
A. tạo nên sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn.
B. lợi dụng được người khác thu lợi cho cá nhân.
C. rảnh rỗi hơn, có thể dựa dẫm vào người khác.
D. trở nên mềm yếu, thiếu tự tin trước người khác.
Câu 9. Hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện của việc xây dựng gia đình văn hóa?
A. Gia đình ông A luôn luôn sống vui vẻ, hòa thuận và giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
B. Ông C là chủ tịch xã nên cố ý thiên vị để gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa.
C. Ông H luôn dạy con mình phải biết yêu thương, quan tâm và giúp đỡ mọi người.
D. Ông B luôn đảm bảo chu đáo cho gia đình về kinh tế và quan tâm chăm sóc vợ con.
Câu 10. Hành vi nào sau đây thể hiện lòng khoan dung?
A. Đổ lỗi cho người khác.
B. Trách mắng người khác khi không vừa ý.
C. Thù dai và tìm cách trả thù người khác.
D. Tha thứ cho người khác khi họ biết lỗi.
Câu 11. Biểu hiện nào sau đây không thể hiện tinh thần đoàn kết, tương trợ?
A. Hà dùng tiền tiết kiệm của mình để ủng hộ trẻ mồ côi.
B. Văn bị thương nên hàng ngày Hải đều chở Văn đi học.
C. Hùng cho Nam vay tiền để đi chơi game.
D. Cả lớp Minh khuyến khích nhau thi đua học tập.
Câu 12. Hành vi nào sau đây là biểu hiện của sự đoàn kết, tương trợ?
A. Gặp người bị ngã xe trên đường, Mai không giúp mà cứ thế bỏ đi.
B. Gia đình anh Tuấn chỉ quen và chơi với những gia đình giàu trong khu phố.
C. Hùng luôn quan tâm, giúp đỡ các bạn học yếu trong lớp.
D. Lan lôi kéo một số bạn có điều kiện giống mình để thành lập nhóm chơi riêng.
Câu 13. Hành vi nào sau đây không thể hiện lòng khoan dung?
A. Góp ý, giúp bạn sửa chữa khuyết điểm.
B. Công bằng, vô tư khi nhận xét người khác.
C. Nhường nhịn bạn bè, em nhỏ.
D. Tìm cách che dấu khuyết điểm cho bạn.
Câu 14. Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và thực hiện tốt nghĩa vụ công dân được gọi là
A. gia đình hiện đại. B. gia đình văn hóa.
C. gia đình tiến bộ. D. gia đình truyền thống.
Câu 15. Biểu hiện nào sau đây thể hiện lòng khoan dung?
A. Biết chấp nhận thói quen, sở thích, cá tính của người khác.
B. Luôn nhẫn nhục, chịu đựng người khác khi có tranh cãi, bất đồng.
C. Nhìn nhận người khác theo ý kiến đánh giá của số đông.
D. Luôn tính toán thiệt hơn với người khác.
Câu 16. Để góp phần xây dựng gia đình văn hóa, mỗi thành viên không nên có những hành vi, thái độ nào sau đây?
A. Ăn chơi, đua đòi, gây ảnh hưởng đến thanh danh gia đình.
B. Có quan hệ hòa đồng, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
C. Kính trọng ông bà, cha mẹ, hòa thuận với anh chị em.
D. Tích cực tham gia vào các hoạt động học tập và lao động.
Câu 17. Mơ là học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong lớp, mẹ mất sớm, bố lại rượu chè, cờ bạc, không quan tâm đến con cái. Một hôm, khi bị mất một ít tiền, Tuấn nghi ngờ và hỏi Mơ thì Mơ đã thừa nhận là mình lấy để mua dụng cụ học tập cho em trai đồng thời xin lỗi Tuấn, hứa lần sau sẽ không tái phạm nữa. Nếu là Tuấn, em sẽ
A. thông báo cho cả lớp biết hành động của Mơ và báo cáo cho giáo viên xử lí.
B. tha thứ cho hành động của bạn vì bạn đã biết sai và tìm cách giúp đỡ Mơ.
C. mắng chửi Mơ và kêu gọi bạn bè lên án, tẩy chay.
D. lấy lại số tiền của mình và cảnh cáo Mơ không được tái diễn.
Câu 18. Ngày chủ nhật, Tú sang rủ Hà đi chơi. Tuy nhiên, Hà cùng một số anh chị ở khu phố đang định tham gia công tác từ thiện ở làng trẻ em SOS nên Hà rủ Tú tham gia cùng. Nếu là Tú, em sẽ
A. từ chối Hà và sang rủ bạn khác đi chơi.
B. nài nỉ Hà đi chơi với mình còn hoạt động từ thiện để lần khác.
C. đồng ý tham gia cùng Hà vì đây là hoạt động tốt, có ý nghĩa.
D. hẹn Hà lần khác đi chơi và quay về nhà.
Câu 19. Một trong số các điều kiện để trở thành gia đình văn hóa là
A. phải thật giàu có.
B. có nhiều con và phải đủ cả trai lẫn gái.
C. không để mọi người biết được chuyện xấu trong nhà.
D. các thành viên thực hiện tốt nghĩa vụ của mình.
Câu 20. Nhà Hưng ở gần nhà ông An trong cùng một khu nên biết ông An là người thất nghiệp, hay rượu chè, cờ bạc rồi đánh đập vợ con. Một hôm, khi vừa kết thúc buổi học sáng về tới nhà, Hưng nghe thấy có tiếng kêu từ nhà ông An nên ngó qua cửa xem thử thì nhìn thấy ông An đang ra tay đánh vợ ở giữa sân. Nếu là An em sẽ
A. coi như không nhìn thấy, về nhà nghỉ trưa.
B. mở cửa nhà ông An, lao vào ngăn cản ông đánh vợ.
C. hô hoán cho cả khu biết và đến xem.
D. gọi bố mẹ để báo cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
II/ TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1. (3 điểm)
a) Thế nào là đoàn kết, tương trợ? Nêu 4 ví dụ thể hiện tinh thần đoàn kết, tương trợ.
b) Tinh thần đoàn kết, tương trợ có ý nghĩa như thế nào?
Câu 2. (2 điểm)
Phương mới mua được một quyển truyện rất hay và sau khi đọc xong đã cho Hiền mượn về nhà. Nhưng không may, trên đường về nhà, Hiền làm rơi quyển truyện vào vũng nước bẩn. Hiền đã cố gắng hết mức để khôi phục lại trạng thái ban đầu của quyển truyện nhưng không được. Hôm sau, Hiền đã đến gặp Phương nói rõ sự thật đồng thời xin lỗi Phương và hứa sẽ tiết kiệm tiền để mua đền cho Phương quyển khác. Sau khi nghe Hiền nói, Phương tỏ thái độ bực bội, bắt Hiền đền hai quyển truyện và tuyên bố sẽ không bao giờ cho Hiền mượn truyện nữa.
a) Em có đồng tình với thái độ của Phương không? Vì sao?
b) Nếu là Phương trong trường hợp đó, em sẽ xử lí như thế nào?
----------- HẾT ----------
BGH duyệt
Tổ trưởng
Nhóm trưởng
Người ra đề, đáp án
Lê Thị Hồng Thái
Dương Thị Ngạn
Nguyễn Thị Bích Ngân
Phạm Thùy Linh
UBND QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG
Mã đề: 02
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HKI
Môn: GDCD 7
Năm học: 2018 – 2019
Thời gian: 45 phút
Phần I. Trắc nghiệm (5 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm.
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
A
C
B
B
C
A
D
A
B
D
Câu 11
Câu 12
Câu 13
Câu 14
Câu 15
Câu 16
Câu 17
Câu 18
Câu 19
Câu 20
C
C
D
B
A
A
B
C
D
D
Phần II. Tự luận (5 điểm)
Câu 1. (3 điểm)
a) * Nêu được khái niệm (1đ)
Đoàn kết, tương trợ là sự thông cảm, chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.
* Biểu hiện của đoàn kết, tương trợ (mỗi biểu hiện đúng 0,25đ)
- Ủng hộ người nghèo, người khuyết tật.
- Tham gia công tác tình nguyện, hiến máu nhân đạo.
- Chép và giảng lại bài cho bạn khi bạn nghỉ ốm.
- Sẵn sàng hỗ trợ công việc trực nhật lớp cho bạn khi bạn mệt.
-
b) Nêu được ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ (1đ)
- Giúp chúng ta dễ dàng hòa nhập, hợp tác với mọi người xung quanh và được mọi người yêu quý.
- Giúp chúng ta tạo nên sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn.
Câu 2. (2 điểm)
a) Không đồng tình với thái độ của Phương vì Phương đã thể hiện mình là người ích kỉ, không có lòng khoan dung. (1đ)
b) Nếu là Phương, em sẽ (1đ)
- Cố gắng bình tĩnh để không có thái độ không hay đối với Hiền.
- Nghe Hiền thuật rõ câu chuyện và hướng giải quyết.
- Có thể chấp nhận hướng giải quyết của Hiền vì đó là cách giải quyết hợp lí, mình vẫn có thể lấy lại được quyển truyện yêu thích. Nếu không có thể tự mình đưa ra phương án giải quyết khác nhưng phải phù hợp như: đổi lấy một quyển truyện khác của Hiền hoặc bỏ qua cho bạn, khi Hiền có truyện mới có thể mượn nhau đọc,
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_7_ma_de_02_na.doc