Câu 1: Những nơi trên Trái Đất có ngày hoặc đêm dài suốt 6 tháng là
A. nằm trên xích đạo B. nằm trên 2 chí tuyến
C. nằm trên 2 vòng cực D. nằm ở 2 cực.
Câu 2: Thời gian các mùa nóng, lạnh ở 2 nửa cầu Bắc và Nam
A. cách nhau 9 tháng B. trái ngược nhau
C. giống nhau D. cách nhau 3 tháng
Câu 3: Đặc điểm nào dưới đây không phải thuộc núi lửa hoạt động ?
A. Núi lửa vừa phun. B. Núi lửa đang phun.
C. Núi lửa sắp phun. D. Núi lửa đã ngừng phun từ lâu.
Câu 4: Các địa điểm nằm trên vĩ tuyến 66033’ B vào ngày 22/6 sẽ có hiện tượng
A. ngày dài 24 giờ B. đêm dài 24 giờ
C. ngày dài đêm ngắn D. ngày ngắn đêm dài
Câu 5: Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm
A. 3 lớp B. 4 lớp C. 5 lớp D. 6 lớp
4 trang |
Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 360 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I môn Địa lý Lớp 6 - Mã đề 132 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Sài Đồng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN: ĐỊA LÍ LỚP 6
Thời gian: 45 phút
Năm học: 2018- 2019
Mã đề thi 132
Phần I: Trắc nghiệm (5đ)
Ghi vào bài làm chữ cái đứng trước đáp án đúng.
Câu 1: Những nơi trên Trái Đất có ngày hoặc đêm dài suốt 6 tháng là
A. nằm trên xích đạo B. nằm trên 2 chí tuyến
C. nằm trên 2 vòng cực D. nằm ở 2 cực.
Câu 2: Thời gian các mùa nóng, lạnh ở 2 nửa cầu Bắc và Nam
A. cách nhau 9 tháng B. trái ngược nhau
C. giống nhau D. cách nhau 3 tháng
Câu 3: Đặc điểm nào dưới đây không phải thuộc núi lửa hoạt động ?
A. Núi lửa vừa phun. B. Núi lửa đang phun.
C. Núi lửa sắp phun. D. Núi lửa đã ngừng phun từ lâu.
Câu 4: Các địa điểm nằm trên vĩ tuyến 66033’ B vào ngày 22/6 sẽ có hiện tượng
A. ngày dài 24 giờ B. đêm dài 24 giờ
C. ngày dài đêm ngắn D. ngày ngắn đêm dài
Câu 5: Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm
A. 3 lớp B. 4 lớp C. 5 lớp D. 6 lớp
Câu 6: Đặc điểm nào không phải là tác nhân tạo nên ngoại lực ?
A. Nhiệt độ, gió B. Nước ngầm, nước biển, băng hà
C. Con người D. Uốn nếp.
Câu 7: Trên thế giới có mấy lục địa ?
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
Câu 8: Đặc điểm nào dưới đây không phải là chỉ khu vực giờ gốc ?
A. Khu vực có đường kinh tuyến gốc đi qua chính giữa
B. Khu vực có đường kinh tuyến 1800 đi qua.
C. Khu vực giờ có tên GMT
D. Khu vực giờ 0
Câu 9: Cùng một lúc, trên Trái Đất có bao nhiêu khu vực giờ?
A. 23 giờ B. 24 giờ C. 21 giờ D. 22 giờ
Câu 10: Ở nửa cầu Nam, mùa hạ bắt đầu từ ngày
A. 22/12 → 21/3 B. 23/9/→ 22/12 C. 21/3 → 22/6 D. 22/6 → 23/9
Câu 11: Các địa điểm nào sau đây trên Trái Đất quanh năm lúc nào cũng có ngày và đêm dài ngắn như nhau ?
A. Nằm trên hai chí tuyến B. Nằm trên hai vòng cực
C. Nằm trên xích đạo D. Nằm ở hai cực
Câu 12: Nước ta nằm trong khu vực giờ thứ
A. 7 B. 5 C. 8 D. 6
Câu 13: Khu vực giờ gốc là 12 giờ, thì ở Hà Nội là
A. 17 giờ B. 19 giờ C. 18 giờ D. 16 giờ
Câu 14: Trên Trái Đất, giờ khu vực phía Đông bao giờ cũng sớm hơn giờ phía Tây là do
A. Trái Đất quay từ Đông sang Tây B. Trái Đất quay quanh Mặt Trời
C. trục Trái Đất nghiêng. D. Trái Đất quay từ Tây sang Đông
Câu 15: Bề mặt Trái Đất được chia thành 24 khu vực giờ, mỗi khu vực giờ rộng bao nhiêu kinh tuyến?
A. 25 B. 15 C. 30 D. 20
Câu 16: Khối lõi (nhân) của Trái Đất là nơi có vật chất ở trạng thái
A. rắn chắc B. quánh dẻo
C. lỏng ở ngoài rắn ở trong D. rắn ở ngoài lỏng ở trong
Câu 17: Đường biểu diễn trục Trái Đất (BN) và đường phân chia sáng tối (ST) cắt nhau tạo thành một góc
A. 27023’ B. 33066’ C. 23027’ D. 66033’
Câu 18: Thời gian Trái Đất quay trọn 1 vòng quanh Mặt Trời là
A. 365 ngày 6 giờ B. 366 ngày 12 giờ C. 365 ngày 12 giờ D. 366 ngày 6 giờ
Câu 19: Vào các ngày nào sau đây, ở khắp mọi nơi trên Trái Đất đều cùng có ngày và đêm dài ngắn như nhau ?
A. Ngày 22/6 và 23/9 B. Ngày 21/3 và 22/6
C. Ngày 23/9 và 22/12 D. Ngày 21/3 và 23/9
Câu 20: Ở nửa cầu Bắc, ngày 22/6 là ngày
A. Đông chí B. Xuân phân C. Hạ chí D. Thu phân
Phần II: Tự luận (4đ)
Câu 21: (2đ)
Trình bày về hiện tượng các mùa trên Trái Đất?
Câu 22: (2đ)
Thế nào là quá trình nội lực? Nêu những tác động của nội lực đến địa hình trên bề mặt Trái Đất?
Phần III: Vận dụng (1đ)
Câu 23:
Hướng chuyển động ban đầu
Hướng chuyển động bị lệch
Dựa vào hình vẽ trên hãy nhận xét về sự chuyển động của vật trên Trái Đất?
Chúc các em làm bài tốt-
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ HỌC KÌ
MÔN: ĐỊA LÍ LỚP 6- Mã đề thi 132
NĂM HỌC: 2018- 2019
TRƯỜNG
Phần I: Trắc nghiệm (5đ)
Mỗi câu đúng được 0,25đ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
D
B
D
A
A
D
C
B
B
A
C
A
B
D
B
C
C
A
D
C
Đáp án
Điểm
Phần II: Tự luận (4đ)
Câu 21: (2,5đ)
Hiện tượng các mùa trên Trái Đất.
- Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động trên quỹ đạo nên Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời.
- Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời thì có góc chiếu sáng lớn, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt. Lúc ấy là mùa nóng của nửa cầu đó.
- Nửa cầu nào không ngả về phía Mặt Trời thì có góc chiếu nhỏ, nhận được ít ánh sáng và nhiệt. Lúc ấy là mùa lạnh của nửa cầu đó.
Câu 22: (1,5đ)
Nội lực:
- Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất, có tác động nén ép vào các lớp đá, làm cho chúng bị uốn nếp, đứt gãy hay đẩy các vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mặt đất thành hiện tượng núi lửa hoặc động đất.
Những tác động của nội lực đến địa hình trên bề mặt Trái Đất.
- Tác động tới địa hình: có nơi được nâng cao hình thành các dãy núi, có nơi bị hạ thấp... làm cho địa hình gồ ghề.
Phần III: Vận dụng (1đ)
Câu 23: Nhận xét
- Các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng.
- Ở nửa cầu Bắc, nếu nhìn xuôi theo hướng chuyển động thì vật chuyển động sẽ lệch về bên phải.
- Còn ở nửa cầu Nam, vật chuyển động sẽ lệch về bên trái.
(1đ)
(0,75đ)
(0,75đ)
(1đ)
(0,5đ)
(0,5đ)
(0,25đ)
(0,25đ)
BGH duyệt:
Tổ trưởng:
Người ra đề:
Nguyễn Thị Soan
Nguyễn Thị Thanh Bình
Khúc Thị Thanh Hiền
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_dia_ly_lop_6_ma_de_132_nam_hoc_2018.doc