I. Trắc nghiệm: (5,0 điểm) Trả lời câu hỏi bằng cách ghi vào bài làm chữ cái trước đáp án đúng nhất .
Câu 1: Liên Xô thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1946-1950) nhằm mục tiêu gì?
A: Củng cố quốc phòng an ninh.
B: Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
C: Xây dựng cơ sở vật chất cho Chủ nghĩa xã hội.
D: Thực hiện công nghiệp hóa Xã hội chủ nghĩa.
Câu 2: Sự kiện nào đánh dấu sự phát triển vượt bậc về khoa học – kĩ thuật của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A: Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
B: Đưa nhà du hành vũ trụ vòng quanh thế giới.
C: Chế tạo thành công bom nguyên tử.
D: Phóng thành công tàu vũ trụ có người lái vào không gian.
7 trang |
Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 704 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Lịch sử Lớp 9 - Mã đề 901 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Sài Đồng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG
(Mã đề 901)
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ
Môn: Lịch sử 9 (Tiết 9)
Thời gian làm bài: 45 phút
Năm học: 2020 - 2021
I. Trắc nghiệm: (5,0 điểm) Trả lời câu hỏi bằng cách ghi vào bài làm chữ cái trước đáp án đúng nhất .
Câu 1: Liên Xô thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1946-1950) nhằm mục tiêu gì?
A: Củng cố quốc phòng an ninh.
B: Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
C: Xây dựng cơ sở vật chất cho Chủ nghĩa xã hội.
D: Thực hiện công nghiệp hóa Xã hội chủ nghĩa.
Câu 2: Sự kiện nào đánh dấu sự phát triển vượt bậc về khoa học – kĩ thuật của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A: Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
B: Đưa nhà du hành vũ trụ vòng quanh thế giới.
C: Chế tạo thành công bom nguyên tử.
D: Phóng thành công tàu vũ trụ có người lái vào không gian.
Câu 3: Quốc gia nào đi đầu thế giới trong lĩnh vực khoa học vũ trụ?
A: Mĩ. C: Liên Xô.
B: Trung Quốc. D: Nhật Bản.
Câu 4: Đường lối đối ngoại cơ bản của Liên Xô từ năm từ 1945 đến 1991 là:
A: là bình, trung lập, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
B: hòa bình, kiên quyết, chống chính sách gây chiến của Chủ nghĩa đế quốc.
C: hòa bình, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
D: đi đầu trong việc chống Chủ nghĩa đế quốc.
Câu 5: Hội đồng Tương trợ kinh tế (SEV) thành lập nhằm mục đích gì?
A: Tăng cường hợp tác giữa các nước Xã hội chủ nghĩa.
B: Viện trợ cho các nước nghèo.
C: Hỗ trợ các nước châu Âu phát triển kinh tế.
D: Đầu tư cho việc nghiên cứu khoa học.
Câu 6: Ý nghĩa lịch sử của sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử là:
A: phá vỡ thế độc quyền của Mĩ về vũ khí hạt nhân.
B: khẳng định ưu thế vượt trội của Liên Xô về sức mạnh quân sự.
C: tạo thế cân bằng chiến lược nhằm duy trì hòa bình thế giới.
D: đảm bảo an ninh, an toàn cho Liên Xô.
Câu 7: Tính chất của Tổ chức Hiệp ước Vác – sa – va là:
A: là liên minh kinh tế, tài chính của các nước Xã hội chủ nghĩa.
B: liên minh quân sự mang tính phòng thủ của các nước Xã hội chủ nghĩa.
C: liên minh quân sự, chính trị mang tính liên kết của các nước Xã hội chủ nghĩa.
D: liên minh văn hóa, giáo dục của các nước Xã hội chủ nghĩa.
Câu 8: Biến đổi lớn nhất của các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A: Hầu hết các nước châu Á đã giành độc lập.
B: Các nước châu Á đã gia nhập ASEAN.
C: Nhiều nước châu Á đã trở thành trung tâm kinh tế tài chính thế giới.
D: Mĩ can thiệp ngày càng sâu vào Châu Á.
Câu 9: Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Châu Á là thuộc địa của những nước nào?
A: Anh, Pháp, Mĩ, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
B: I-ta-li-a, Nhật, Mĩ, Anh, Pháp.
C: Anh, Pháp, Mĩ, Nhật, Hà Lan.
D: Anh, Pháp, Mĩ, Nhật, Tây Ban Nha.
Câu 10: Trước chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào ở Đông Nam Á không bị các nước tư bản phương Tây xâm lược?
A: Trung Quốc. B: Thái Lan.
C: Thái Lan, Nhật Bản. D: Xiêm, Mianma.
Câu 11: Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập 1949 do ai làm Chủ tịch?
A: Chu Ân Lai. B: Mao Trạch Đông.
C: Lưu Thiếu Kỳ. D: Diệp Kiếm Anh.
Câu 12: Sau khi thất bại, Tường Giới Thạch đã rút chạy đi đâu?.
A: Mĩ. B: Đài Loan.
C: Hồng Kông. D: Nam Hải.
Câu 13: Tháng 8/1945 khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, nước nào sau đây đã giành độc lập sớm nhất ở Đông Nam Á?
A: Phi-líp-pin. B: Việt Nam.
C: In-đô-nê-xi-a. D: Campuchia.
Câu 14: Trước chiến tranh thế giới thứ hai, bán đảo Đông Dương là thuộc địa của:
A: Mĩ. B: Trung Quốc.
C: Pháp. D: Anh.
Câu 15: Biến đổi tích cực, quan trọng đầu tiên ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A: Từ các nước thuộc địa trở thành các nước độc lập.
B: Nhiều nước có tốc độ phát triển khá nhanh.
C: Sự ra đời của Tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
D: Ngày càng mở rộng đối ngoại, hợp tác với các nước Đông Á và EU.
Câu 16: Nguyên tắc hoạt động của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được xác định trong văn kiện nào?
A: Tuyên bố chung Băng – Cốc. B: Tuyên bố chung Hà Nội.
C: Tuyên bố chung Ba – Li. D: Tuyên bố chung Viên Chăn.
Câu 17: Năm nước thành viên đầu tiên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm:
A: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po, Thái Lan.
B: In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào, Phi-líp-pin, Xin-ga-po.
C: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Phi-líp-pin Ma-lai-xi-a.
D: In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Việt Nam, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a.
Câu 18: Tổ chức quân sự nào do Mĩ thành lập ở Đông Nam Á?
A: Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO).
B: Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
C: Hiệp ước Phòng thủ chung Đông Dương.
D: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Câu 19: Ý nghĩa lịch sử của của Tuyên bố chung Băng Cốc (8/8/1967) là:
A: đánh dấu sự ra đời của ASEAN và mục tiêu hoạt động của ASEAN.
B: đánh dấu sự ra đời của ASEAN và phương hướng hoạt động của ASEAN.
C: đánh dấu sự ra đời của ASEAN và nguyên tắc hoạt động của ASEAN.
D: đánh dấu quá trình mở rộng của ASEAN.
Câu 20: Tính chất của Tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là:
A: liên minh Kinh tế - Chính trị của các nước Đông Nam Á.
B: liên minh Quân sự - Chính trị của các nước Đông Nam Á.
C: liên minh Kinh tế - Quân sự của các nước Đông Nam Á.
D: liên minh Kinh tế của các nước Đông Nam Á.
II. Tự luận: (5,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm): Anh (chị) hãy trình bày quá trình ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và ý nghĩa lịch sử của sự kiện này?
Câu 2 (2,0 điểm): Phân tích đường lối cải cách mở của của Trung Quốc được đặt ra năm 1978?
UBND QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG
(Mã đề 901)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Môn: Lịch sử 9 (Tiết 9)
Thời gian làm bài: 45 phút
Năm học: 2020 – 2021
Phần I: Trắc nghiệm (5,0điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đ/án
B
C
C
C
A
A
B
A
A
C
Câu
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đ/án
B
C
C
C
A
C
A
A
A
A
Phần II: Tự luận (5,0điểm)
Câu 1: (3,0điểm)
Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa:
_ Cuộc kháng chiến chống Phát xít Nhật kết thúc thắng lợi. (0,5đ)
_ Trung Quốc diễn ra cuộc nội chiến Quốc – Cộng kéo dài 3 năm (1946 – 1949). (0,5đ)
_ Kết quả: Quốc Dân Đảng thất bại => ngày 1/10/1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời. (0,5đ).
Ý nghĩa lịch sử:
_ Đối với Trung Quốc: (1đ)
+ Kết thúc sự nô dịch của đế quốc và phong kiến.
+ Đưa Trung Quốc bước vào kỷ nguyên độc lập tự do và tiến lên CNXH.
_ Đối với thế giới: (0,5đ)
+ Chủ nghĩa xã hội được nối liền từ Au sang Á .
Cổ vũ mạnh mẽ, ảnh hưởng đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. thế giới .
Câu 2: Phân tích đường lối cải cách mở của của Trung Quốc được đặt ra năm 1978? (2,0 điểm)
_ 12/ 1978 Trung ương ĐCS Trung Quốc đề ra đường lối đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung quốc do Đặng Tiểu Bình khởi xướng. (0,5đ)
_ Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm của công cuộc cải cách. (0,5đ)
_ Mục tiêu: Thực hiện cải cách và mở cửa nhằm đưa Trung Quốc trở thành quốc gia giàu mạnh, văn minh.(0,5đ)
_ Thành tựu: Đạt nhiều thành tựu to lớn: (0,5đ)
+ Về kinh tế: tổng sản phẩm tăng bình quân hàng năm 9,6 %; tổng giá trị nhập khẩu năm 1997 tăng 15 lần so với năm 1978, đời sống ngày càng nâng cao.
+ Về chính trị xã hội: ổn định; địa vị được nâng cao trên trường quốc tế, tạo điều kiện cho sự hội nhập của Trung Quốc.
BGH duyệt
Dương Phương Hảo
Tổ trưởng
Dương Thị Ngạn
Nhóm trưởng
Xa Thị Vân
Người ra đề và đáp án
Dương Quang Đình
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_ky_i_mon_lich_su_lop_9_ma_de_901_nam_hoc_20.docx