Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Đề số 1 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Sài Đồng (Có đáp án)

Câu 2: Trong đoạn thơ vừa chép, tác giả đã sử dụng từ láy rất thành công. Hãy chỉ rõ những từ láy đó và nêu ngắn gọn hiệu quả của việc sử dụng từ láy trong đoạn thơ?

Câu 3: Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan không chỉ gieo vào lòng người đọc niềm trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của nữ sĩ Bác Hà, mà còn bồi đắp cho ta tình yêu thắng cảnh quê hương mình. Vậy là một học sinh, em nhận thấy cần phải làm gì để góp phần giữ gìn thắng cảnh của quê hương, đất nước? ( Trình bày thành đoạn văn khoảng 6->8 câu).

 

docx4 trang | Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 415 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Đề số 1 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Sài Đồng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG MÔN NGỮ VĂN 7 Đề 1 Năm học: 2020- 2021 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (5 điểm) Qua Đèo Ngang là một bài thơ trữ tình đặc sắc nhất của Bà Huyện Thanh Quan - một nữ sĩ tài danh hiếm có thời trung đại. Câu 1: a/ Chép chính xác bốn câu thơ đầu bài thơ Qua Đèo Ngang. b/ Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Nêu phương thức biểu đạt chính của bài thơ ? Câu 2: Trong đoạn thơ vừa chép, tác giả đã sử dụng từ láy rất thành công. Hãy chỉ rõ những từ láy đó và nêu ngắn gọn hiệu quả của việc sử dụng từ láy trong đoạn thơ? Câu 3: Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan không chỉ gieo vào lòng người đọc niềm trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của nữ sĩ Bác Hà, mà còn bồi đắp cho ta tình yêu thắng cảnh quê hương mình. Vậy là một học sinh, em nhận thấy cần phải làm gì để góp phần giữ gìn thắng cảnh của quê hương, đất nước? ( Trình bày thành đoạn văn khoảng 6->8 câu). PHẦN II: TẬP LÀM VĂN ( 5điểm) Hãy viết bài văn biểu cảm về cây tre - loài cây gần gũi, gắn bó với con người Việt Nam. ==============Chúc các em làm bài tốt!============== UBND QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG MÔN NGỮ VĂN 7 Đề 1 Năm học: 2020- 2021 Thời gian làm bài: 90 phút ========================================= PHẦN I: ĐỌC-HIỂU (5 điểm) Câu 1: 1,5 đ a/ Chép chính xác 4 câu thơ đầu : 0,5đ Nếu sai trừ 0,25đ/ 1 lỗi (không trừ hết tổng số điểm) b/ + Thể thơ: Thất ngôn bát cú :0,5 đ + PTBĐ: Biểu cảm :0,5đ Câu 2: 1,5 đ + Chỉ rõ 2 từ láy: “lom khom, lác đác” : 0,5đ + Nêu ngắn gọn hiệu quả của từ láy (1đ) - “Lom khom”, “Lác đác” là những từ láy gợi hình (0,5đ) + Hình ảnh con người tuy hiện diện trong bức tranh phong cảnh Đèo Ngang nhưng rất nhỏ bé, hút lặng vào không gian.(0,25đ) + Dấu hiệu sự sống có nhưng thưa thớt, vắng vẻ, ít ỏi, bên triền sông hoang vắng.(0,25đ) + Nhấn mạnh cảnh Đèo Ngang hoang sơ, vắng vẻ, góp phần biểu hiện tâm trạng cô đơn của nhân vật trữ tình. (0,5đ) Câu 3: 2,0 đ *Hình thức: 0,5đ - Đoạn văn, đủ số câu - Các câu liên kết * Nội dung: 1,5 đ Học sinh có thể có những suy nghĩ về những việc cần làm khác nhau song cần đảm bảo một số nội dung sau: + Yêu quý, tự hào về những thắng cảnh của quê hương đất nước mình. + Trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ các cảnh quan đó. + Chấp hành mọi nội quy , quy định của Pháp Luật + Kịp thời phản ánh , thông báo những việc làm sai trái phá hoại danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước. PHẦN II: Tập làm văn ( 5điểm) I/ YÊU CẦU CHUNG 1/ HÌNH THỨC: Đúng thể loại văn biểu cảm về loài cây Bố cục rõ ràng, mạch lạc, cân đối giữa các phần. Diễn đạt tốt lưu loát, bộc lộ cảm xúc chân thành, không mắc các lỗi thông thường về cách dùng từ, đặt câu và viết đoạn. 2/ NỘI DUNG Cảm nghĩ về cây tre - loài cây gần gũi, gắn bó với con người Việt Nam II/ YÊU CẦU CỤ THỂ 1/ Mở bài ( 0,5đ ) Dẫn dắt, giới thiệu, gợi ấn tượng ban đầu về loài cây tre. 2/ Thân bài ( 4đ ) Cảm nghĩ về những đặc điểm nổi bật của loài cây. ( 1,0 đ ) Cảm nghĩ về những kỉ niệm gắn bó của loài cây với con người Việt Nam (1,50đ ) Cảm nghĩ về ý nghĩa, lợi ích, giá trị của loài cây trong đời sống vật chất, tinh thần . ( 1,5đ ) 3/ Kết bài ( 0,5đ ) Tình cảm, sự gắn bó với loài cây tre. Ý thức trách nhiệm của bản thân và mọi người III/ BIỂU ĐIỂM CỤ THỂ Điểm 5: Bài văn đạt các yêu cầu trên, diễn đạt lưu loát, câu văn giàu hình ảnh, bài viết thể hiện cảm xúc chân thành, biết vận dụng các yếu tố miêu tả một cách hợplí, không mắc lỗi cơ bản về dùng từ, đặt câu Điểm 4: Bài làm đạt các yêu cầu cơ bản trên, tuy nhiên đôi chỗ còn vụng về, mắc lỗi chính tả, dùng từ.. Điểm 3: Bài làm đảm bảo cơ bản các yêu cầutrên: đúng thể loại, đủ nội dung nhưng sơ sài, sắp xếp các ý còn lộn xộn, Điểm 2: Bài văn có nội dung sơ sài, diễn đạt chưa tốt. Điểm 1: Bài văn quá yếu Điểm 0: Bài văn lạc đề hoặc không làm được gì. Lưu ý: Căn cứ vào bài làm của học sinh, giáo viên cho những mức điểm còn lại.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_7_de_so_1_nam_hoc.docx
Giáo án liên quan