Em hãy ghi vào bài làm chữ cái đứng trước đáp án đúng trong các câu sau:
Câu 1: Những biện pháp thường dùng để cải tạo và bảo vệ đất là:
A. Thủy lợi B. Làm ruộng bậc thang
C. Canh tác D. Bón phân.
Câu 2: Ngành trồng trọt có mấy vai trò?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 3: Biện pháp cải tạo bón vôi được áp dụng cho loại đất:
A. Đất đồi dốc B. Đất phèn C. Đất mặn D. Đất chua
Câu 4: Nhiệm vụ nào không phải là nhiệm vụ của ngành trồng trọt?
A. Trồng cây lúa lấy gạo để xuất khẩu
B. Trồng cây rau, đậu, vừng làm thức ăn cho con người
C. Trồng cây mía cung cấp cho nhà máy chế biến đường
D. Trồng cây tràm lấy gỗ để làm nhà
Câu 5: Sự khác biệt giữa đất trồng và đá là:
A. Nước B. Độ phì nhiêu C. Ánh sáng D. Độ ẩm
3 trang |
Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 604 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Công nghệ Lớp 7 - Đề số 3 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Sài Đồng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG
Họ và tên:..
Lớp: 7A.
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I
NĂM HỌC 2020 - 2021
MÔN: CÔNG NGHỆ 7
Tiết theo PPCT: Tiết 10
Thời gian: 45 phút
ĐỀ SỐ 3
I. Trắc nghiệm: (5 điểm)
Em hãy ghi vào bài làm chữ cái đứng trước đáp án đúng trong các câu sau:
Câu 1: Những biện pháp thường dùng để cải tạo và bảo vệ đất là:
A. Thủy lợi B. Làm ruộng bậc thang
C. Canh tác D. Bón phân.
Câu 2: Ngành trồng trọt có mấy vai trò?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 3: Biện pháp cải tạo bón vôi được áp dụng cho loại đất:
A. Đất đồi dốc
B. Đất phèn
C. Đất mặn
D. Đất chua
Câu 4: Nhiệm vụ nào không phải là nhiệm vụ của ngành trồng trọt?
A. Trồng cây lúa lấy gạo để xuất khẩu
B. Trồng cây rau, đậu, vừng làm thức ăn cho con người
C. Trồng cây mía cung cấp cho nhà máy chế biến đường
D. Trồng cây tràm lấy gỗ để làm nhà
Câu 5: Sự khác biệt giữa đất trồng và đá là:
A. Nước
B. Độ phì nhiêu
C. Ánh sáng
D. Độ ẩm
Câu 6: Bón thúc được thực hiện vào thời gian nào?
A. Trong thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây.
B. Trước khi gieo trồng.
C. Sau khi cây ra hoa.
D. Sau khi gieo trồng.
Câu 7: Đất trồng là lớp bề mặt .của vỏ Trái Đất.
A. tơi, xốp
B. cứng, rắn
C. bạc màu
D. ẩm ướt
Câu 8: Biện pháp nào sau đây sử dụng trong trồng trọt?
A. Khai hoang, lấn biển
B. Tăng vụ trên diện tích đất trồng
C. Áp dụng các biện pháp khoa học kĩ thuật
D. Tất cả ý trên
Câu 9: Đất trung tính có trị số pH dao động trong khoảng nào?
A. pH = 3 – 9
B. pH < 6,5
C. pH = 6,6 - 7,5
D. pH >7,5
Câu 10: Loại đất nào sau đây giữ nước và chất dinh dưỡng kém nhất?
A. Đất cát.
B. Đất thịt nặng.
C. Đất thịt nhẹ.
D. Đất cát pha.
Câu 11: Chúng ta cần phải sử dụng đất hợp lý vì:
A. Nhu cầu nhà ở ngày càng nhiều.
B. Để dành đất xây dựng các khu sinh thái, giải quyết ô nhiễm.
C. Diện tích đất trồng có hạn.
D. Giữ gìn cho đất không bị bạc màu.
Câu 12: Biện pháp nào là biện pháp cải tạo đất trong các biện pháp dưới đây?
A. Thâm canh, tăng vụ
B. Không bỏ đất hoang
C. Chọn cây trồng phù hợp với đất.
D. Làm ruộng bậc thang.
Câu 13: Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất được sắp xếp theo thứ tự giảm dần là:
A. Đất cát, đất thịt, đất sét B. Đất thịt, đất sét, đất cát
C. Đất sét, đất thịt, đất cát D. Đất sét, đất cát, đất thịt
Câu 14: Chất rắn gồm thành phần nào?
A. Chất vô cơ
B. Chất hữu cơ
C. A hoặc B
D. A và B
Câu 15: Đâu không phải là vai trò của trồng trọt:
A. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người; cung cấp thức ăn cho chăn nuôi
B. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.
C. Trồng lúa lấy gạo để xuất khẩu.
D. Cung cấp nông sản để xuất khẩu.
Câu 16: Độ chua của đất được đo bằng gì?
A. Độ pH
B. Độ C
C. Độ F
D. Độ cao
Câu 17: Nhóm phân nào sau đây thuộc nhóm phân hóa học?
A. Đạm, kali, lân
B. Phân xanh, phân đạm, lân
C. Phân xanh, Kali
D. Phân chuồng, kali
Câu 18: Nhóm phân nào sau đây không dùng để bón lót?
A. Phân hữu cơ, phân xanh, phân đạm
B. Phân đạm, phân kali, phân NPK
C. Phân rác, phân xanh, phân chuồng
D. Phân DAP, phân xanh, phân vi sinh
Câu 19: Phân kali có đặc điểm gì?
A.Chứa nhiều chất dinh dưỡng. B.Dễ hoà tan trong nước.
C. Khó vận chuyển, bảo quản. D. Không hoà tan trong nước.
Câu 20: Thành phần đất trồng gồm?
A. Phần khí, phần lỏng, chất vô cơ
B. Phần khí, phần lỏng, chất hữu cơ
C. Phần khí, phần rắn, phần lỏng
D. Phần rắn, chất vô cơ, chất hữu cơ
II. Tự luận : (5 điểm)
Câu 1: (1,5 điểm) Em hãy nêu vai trò của trồng trọt đối với nông nghiệp nước ta.
Câu 2: (1,5 điểm) Hãy kể một số loại đất cần cải tạo? Đất trồng có tầng đất mỏng, nghèo chất dinh dưỡng thì sử dụng biện pháp cải tạo nào?
Câu 3: (2 điểm) Bón phân vào đất có tác dụng gì? Người ta sử dụng loại phân nào để bón lót?
Chúc em làm bài tốt!
UBND QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG
ĐỀ SỐ 03
ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA KÌ I
NĂM HỌC 2020 - 2021
MÔN: CÔNG NGHỆ 7
Tiết theo PPCT: Tiết 10
Thời gian: 45 phút
I. Trắc nghiệm: (5 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đ/a
B
C
D
D
B
A
A
D
C
A
Câu
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đ/a
C
D
C
D
C
A
A
B
B
C
II. Tự luận:
Câu 1: (1,5 điểm)
- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi
- Cung cấp nông sản để xuất khẩu
Câu 2: (1, 5 điểm)
- Kể được một số loại đất cần cải tạo (1 điểm)
+ Đất xám bạc màu : nghèo chất dinh dưỡng, tầng đất mặt rất mỏng, đất thường chua.
+ Đất mặn : có nồng độ muối tan tương đối cao, cây trồng không sống được trừ các cây chịu được mặn (đước, sú vẹt, cói)
+ Đất phèn: chứa nhiều muối phèn (sunphat sắt, nhôm) gây độc hại cho cây trồng, đất rất chua.
- Đất trồng có tầng đất mỏng, nghèo chất dinh dưỡng thì sử dụng biện pháp cải tạo: Cày sâu bừa kĩ kết hợp bón phân hữu cơ để tăng bề dày lớp đất trồng. (0,5 điểm)
Câu 3: (2 điểm)
- Phân bón làm: tăng độ phì nhiêu của đất, làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản. (1 điểm)
- Người ta sử dụng phân hữu cơ, phân lân để bón lót (1 điểm)
Ban giám hiệu
Dương Phương Hảo
Nhóm trưởng
Nguyễn Mai Hương
Người ra đề
Nguyễn Thu Thủy
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_cong_nghe_lop_7_de_so_3_nam_ho.docx