Đề kiểm tra giữa học kì I môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Việt Hưng (Có đáp án)

Câu 1: Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng về bên trái, chứng tỏ xe:

A. Đột ngột rẽ sang trái B. Đột ngột tăng vận tốc

C. Đột ngột giảm vận tốc D. Đột ngột rẽ sang phải

Câu 2: Câu mô tả nào sau đây là đúng với hình vẽ bên?

A. Lực F có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 1,5N

B. Lực F có phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái, độ lớn 15N

C. Lực F có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 3N

D. Lực F có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 15N

Câu 3: Trong các cách làm dưới đây, cách nào làm tăng lực ma sát?

A. Làm vòng bi ở ổ trục. B. Rắc cát trên đường ray xe lửa.

C. Tra dầu vào xích xe đạp. D. Đặt vật nặng lên các con lăn khi di chuyển vật nặng.

Câu 4: Lực nào sau đây không phải là áp lực?

A. Trọng lượng của quyển sách đặt trên mặt bàn nằm ngang.

B. Lực búa tác dụng vuông góc với mũ đinh.

C. Lực kéo vật chuyển động trên mặt sàn.

D. Lực mà lưỡi dao tác dụng vào vật.

 

docx4 trang | Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa học kì I môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Việt Hưng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2020 – 2021 Môn: Vật Lí 8 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày kiểm tra: I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Củng cố hệ thống kiến thức từ bài 1: “ Chuyển động cơ học” đến bài 7: “ Áp suất”. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm, giải bài tập định tính và định lượng. Giải thích được một số hiện tượng thực tế 3. Thái độ: - Có thái độ vận dụng kiến thức vào thực tế. - Rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ, trung thực. 4. PTNLHS: Trình bày, tư duy, suy luận, tính toán, phân bố thời gian. II. MA TRẬN Cấp độ Chủ đề Mức độ nhận thức Cộng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao TN TL TN TL TN TL TN TL Chuyển động - Vận tốc 4 1 1 0,25 11 2 1 0,5 7 3,75 – 45% Biểu diễn lực 2 0,5 1 0,25 1 1 4 1,75 -17,5% Sự cân bằng lực - Quán tính 4 1 1 0,25 1 0,5 6 1,75 – 20% Lực ma sát 3 0,75 1 0,25 1 0,5 5 1,5–15% Áp suất 3 0,75 1 0,5 4 1,25–12,5% Tổng số câu 16 5 3 2 26 Tổng số điểm 4 3 2 1 10 Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% 100% III. NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA: (đính kèm trang sau) IV. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHI TIẾT: (đính kèm trang sau) TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG Đề 1 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2020 – 2021 Môn: Vật Lí 8 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày kiểm tra: I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm): Ghi lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng Câu 1: Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng về bên trái, chứng tỏ xe: A. Đột ngột rẽ sang trái B. Đột ngột tăng vận tốc C. Đột ngột giảm vận tốc D. Đột ngột rẽ sang phải Câu 2: Câu mô tả nào sau đây là đúng với hình vẽ bên? A. Lực F có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 1,5N B. Lực F có phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái, độ lớn 15N C. Lực F có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 3N D. Lực F có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 15N Câu 3: Trong các cách làm dưới đây, cách nào làm tăng lực ma sát? A. Làm vòng bi ở ổ trục. B. Rắc cát trên đường ray xe lửa. C. Tra dầu vào xích xe đạp. D. Đặt vật nặng lên các con lăn khi di chuyển vật nặng. Câu 4: Lực nào sau đây không phải là áp lực? Trọng lượng của quyển sách đặt trên mặt bàn nằm ngang. Lực búa tác dụng vuông góc với mũ đinh. Lực kéo vật chuyển động trên mặt sàn. Lực mà lưỡi dao tác dụng vào vật. Câu 5: Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát lăn? A. Ma sát giữa má phanh và vành bánh xe khi phanh xe. B. Ma sát giữa que diêm và vỏ hộp diêm khi đánh diêm. C. Ma sát giữa tay với quả bóng khi thủ môn bắt bóng. D. Ma sát giữa bánh xe với mặt đường khi xe chuyển động. Câu 6: Cách nào sau đây làm giảm được lực ma sát ? A. Vừa tăng độ nhám vừa tăng diện tích của bề mặt tiếp xúc. B. Tăng độ nhẵn giữa các bề mặt tiếp xúc. C. Tăng độ nhám giữa các bề mặt tiếp xúc. D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc. Câu 7: Trường hợp nào vận tốc của vật không thay đổi? A. Có lực tác dụng vào vật. B. Có hai lực tác dụng vào vật. C. Vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng. D. Vật chịu tác dụng của hai lực không cân bằng nhau. Câu 8: Đơn vị nào sau đây là đơn vị của vận tốc? A. mét.giây B. phút/kilômét C. mét/phút D. kilômét.giờ Câu 9: Công thức tính vận tốc trung bình trên quãng đường gồm 2 đoạn s1 và s2 trong khoảng thời gian tương ứng t1 và t2 là: A. B. C. D. Câu 10: Hai lực cân bằng là hai lực có A. cùng phương, cùng chiều, cùng độ lớn và tác dụng vào cùng một vật. B. cùng phương, ngược chiều, khác nhau về độ lớn và tác dụng vào cùng một vật. C. cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn và tác dụng vào cùng hai vật khác nhau. D. phương nằm trên cùng một đường thẳng, ngược chiều, cùng độ lớn và tác dụng vào cùng một vật. Câu 11: Khi xe đạp đang xuống dốc, ta muốn dừng lại an toàn thì nên hãm phanh bánh nào? A. Đồng thời cả hai bánh trước và sau. B. Chỉ bánh trước. C. Chỉ bánh sau. D. Một trong hai bánh đều được. Câu 12: Một vật chuyển động đều thì A. vận tốc của vật có độ lớn không thay đổi theo thời gian. B. vận tốc của vật có độ lớn thay đổi đều theo thời gian. C. vận tốc của vật có độ lớn tăng đều theo thời gian. D. vận tốc của vật có độ lớn thay đổi theo thời gian. Câu 13: Muốn tăng áp suất lên diện tích bị ép ta có thể làm như thế nào ? Giảm áp lực lên diện tích bị ép. Tăng diện tích bị ép. Tăng áp lực và tăng diện tích bị ép lên cùng một số lần. Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép. Câu 14: Tác dụng của áp lực càng lớn khi nào ? Khi áp lực càng lớn và diện tích bị ép càng nhỏ. Khi áp lực càng nhỏ và diện tích bị ép càng nhỏ. Khi áp lực càng lớn và diện tích bị ép càng lớn. Khi áp lực càng nhỏ và diện tích bị ép càng lớn. Câu 15: Nói vận tốc của xe máy là 60km/h có nghĩa là: A. Một giờ xe máy đi được 60km/h B. Một giờ xe máy đi được 60km C. Một phút xe máy đi được 60km D. Xe máy đi được 60km Câu 16: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ma sát? A. Lực ma sát lăn cản trở chuyển động của vật này trượt trên vật khác B. Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy C. Lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt D. Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy Câu 17: Khi vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì A. vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, vật đang chuyển động cũng sẽ đứng yên. B. vật đang đứng yên sẽ chuyển động, vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. C. vật đang đứng yên sẽ chuyển động thẳng đều, vật đang chuyển động sẽ đứng yên. D. vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Câu 18: Lực là nguyên nhân làm............vận tốc của chuyển động. A. tăng B. không đổi C. giảm D. thay đổi Câu 19: Câu nào sau đây khi nói về quán tính là đúng? A. Vật càng nhẹ thì quán tính càng lớn. B. Vật càng nặng thì quan tính càng lớn. C. Quán tính không phụ thuộc vào vật nặng hay nhẹ D. Quán tính của các vật khác nhau thì giống nhau Câu 20: Một ôtô đang chạy trên đường thì: A. Ôtô đang chuyển động so với hành khách. B. Ôtô đang chuyển động so với cột điện bên đường. C. Người lái ôtô đang chuyển động so với băng ghế. D. Ôtô đang chuyển động so với người lái ôtô. II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1 (1 điểm): Biểu diễn các lực tác dụng lên vật nặng 15kg đặt trên mặt đất nằm ngang. Câu 2 (1,5 điểm): A. Giải thích các hiện tượng sau: a, Khi nhảy từ trên cao xuống, chân thường bị gập lại. b, Xe đạp đi một thời gian phải lau sạch xích và tra dầu. B. Một xe tăng khối lượng 45 tấn, có diện tích tiếp xúc các bản xích của xe lên mặt đất là 1,25m2. Tính áp suất của xe tăng lên mặt đất. Câu 3 (2 điểm): Một người đi xe đạp xuống một đoạn đường dốc dài 120m hết 30 giây. Khi hết dốc, xe lăn tiếp một quãng đường nằm ngang dài 60m trong 24 giây rồi dừng lại. Tính vận tốc trung bình của xe trên quãng dường dốc, trên quãng đường nằm ngang và trên cả hai quãng đường. Câu 4 (0,5 điểm): Một người đi xe máy trên đoạn đường dài 60 km. Lúc đầu người này dự định đi với vận tốc 30 km/h . Sau khi đi được 1/4 quãng đường, người này muốn đến nơi sớm hơn 30 phút. Hỏi quãng đường sau người này phải đi với vận tốc bao nhiêu?

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_vat_li_lop_8_nam_hoc_2020_2021.docx