Câu 9- Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm có ở mọi vật sống?
1. Sinh sản.
2. Di chuyển.
3. Lớn lên.
4. Lấy các chất cần thiết.
5. Loại bỏ các chất thải.
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
Câu 10- Nhóm cây nào sau đây gồm toàn những cây có rễ cọc?
A. Bưởi, ổi, na. B. Ngô, lúa, hồng xiêm.
C. Mía, xoài, ngô. D. Lúa, bưởi, na.
Câu 11- Nhóm cây nào sau đây gồm toàn cây có rễ chùm?
A. Lúa, bưởi, ngô. B. Lúa, ngô, hành.
C. Xoài, bưởi, cam. D. Tre, lúa, bưởi.
8 trang |
Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 414 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa học kì I môn Sinh học Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Việt Hưng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ - SINH HỌC 6
NĂM HỌC: 2020- 2021
Thời gian làm bài: 45 phút
Ngày kiểm tra: /11/2020
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Củng cố các kiến thức liên quan đến chương I, II, III: Tế bào thực vật, rễ, thân và đặc điểm của vật sống, đặc điểm chung của thực vật.
- Kiểm tra khả năng lĩnh hội các kiến thức của học sinh. Từ đó rút ra phương pháp học tập phù hợp hơn.
2. Kĩ năng
Rèn kĩ năng tư duy, kĩ năng trình bày bài và diễn đạt kiến thức của học sinh.
3. Thái độ
- Rèn cho học sinh có thái độ làm bài nghiêm túc, giáo dục đức tính cẩn thận, trình bày bài rõ ràng, mạch lạc, khoa học.
- Giáo dục ý thức vệ sinh môi trường, ý thức bảo vệ thực vật.
4. Năng lực cần đạt
- Năng lực làm việc độc lập, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực thẩm mỹ
II. HÌNH THỨC ĐỀ: 50% trắc nghiệm + 50% tự luận.
III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Nội dung
Mức độ kiến thức, kĩ năng
Tổng
Nhận biết (30%)
Thông hiểu
(40%)
Vận dụng
(20%)
Vận dụng cao
(10%)
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Mở đầu sinh học: vật sống, thực vật có hoa
Vận dụng kiến thức để nhận dạng vật sống.
Số câu
Số điểm
4
1,0
4
1,0
Chương 1- Tế bào thực vật: cấu tạo TB, sự phân chia TB...
Nêu được các bộ phận của TB thực vật.
Tính được số lượng TB qua quá trình phân bào.
Số câu
Số điểm
1
2,0
2
0,5
3
2,5
Chương 2- Rễ: cấu tạo rễ, chức năng của rễ
Nhận biết được các loại rễ, các miền của rễ.
Nhận dạng được các loại rễ biến dạng.
Số câu
Số điểm
4
1,0
2
0,5
6
1,5
Chương 3- Thân: cấu tạo thân, chức năng của thân
Nhận biết được đặc điểm các loại thân.
Trình bày được cấu tạo của thân, phân biệt chồi lá, chồi hoa.
Cấu tạo trong của thân trưởng thành
Nhận dạng được biến dạng của thân.
Số câu
Số điểm
4
1,0
1
3,0
2
0,5
2
0,5
9
5,0
Tổng số câu
Số điểm
Tỉ lệ
9C
4,0
40%
1C
3,0
30%
8C
2,0
20%
4C
1,0
10%
22C
10,0
100%
IV. NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA: (Đính kèm)
V. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHI TIẾT: (Đính kèm)
TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG
NĂM HỌC 2020- 2021
KIỂM TRA GIỮA KÌ
MÔN: SINH HỌC 6
Thời gian làm bài: 45 phút
Ngày kiểm tra: / 11 / 2020
Mã đề: 001
I. TRẮC NGHIỆM (5đ)
Học sinh chọn phương án trả lời bằng cách tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm.
Câu 1- Rễ cây mọc trong đất có cấu tạo gồm mấy miền?
A. 4.
B. 3.
C. 5.
D. 6.
Câu 2- Cây thân bò có đặc điểm nào sau đây?
A. Có tua cuốn phát triển mạnh.
B. Cứng, cao, có cành.
C. Mềm yếu, bò lan sát mặt đất.
D. Có giác mút đâm sâu vào lòng đất.
Câu 3- Cây nào sau đây có thân mọng nước?
A. Bưởi.
B. Dừa.
C. Xương rồng.
D. Tre.
Câu 4- Trong các bộ phận dưới đây của thân non, bộ phận nào nằm trong cùng?
A. Bó mạch.
B. Thịt vỏ.
C. Biểu bì.
D. Ruột.
Câu 5- Các cây nào sau đây đều có rễ thở?
A. Củ cải, củ cà rốt
B. Cây hồ tiêu, trầu không.
C. Cây mắm, cây bụt mọc.
D. Tơ hồng, tầm gửi.
Câu 6- Cây nào sau đây đều có giác mút?
A. Dây tơ hồng, tầm gửi.
B. Cây đước, cây bụt mọc.
C. Củ cải, củ cà rốt.
D. Hồ tiêu, trầu không.
Câu 7- Vật nào dưới đây là vật sống?
A. Cây vàng.
B. Cây chổi.
C. Cây Trúc.
D. Cây kéo.
Câu 8- Đâu không phải là một trong những đặc điểm chung của thực vật?
A. Phản ứng chậm với các kích thích bên ngoài.
B. Chỉ sống ở môi trường trên cạn.
C. Tự tổng hợp được chất hữu cơ.
D. Phần lớn không có khả năng di chuyển.
Câu 9- Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm có ở mọi vật sống?
1. Sinh sản.
2. Di chuyển.
3. Lớn lên.
4. Lấy các chất cần thiết.
5. Loại bỏ các chất thải.
A. 3.
B. 2.
C. 5.
D. 4.
Câu 10- Nhóm cây nào sau đây gồm toàn những cây có rễ cọc?
A. Bưởi, ổi, na.
B. Ngô, lúa, hồng xiêm.
C. Mía, xoài, ngô.
D. Lúa, bưởi, na.
Câu 11- Nhóm cây nào sau đây gồm toàn cây có rễ chùm?
A. Lúa, bưởi, ngô.
B. Lúa, ngô, hành.
C. Xoài, bưởi, cam.
D. Tre, lúa, bưởi.
Câu 12- Nếu đặt vật vào môi trường đất ẩm, dinh dưỡng dồi dào và nhiệt độ phù hợp thì vật nào dưới đây có thể lớn lên?
A. Cây bút.
B. Con dao.
C. Con diều.
D. Cây bưởi.
Câu 13- Cây nào dưới đây không được xếp vào nhóm thực vật có hoa?
A. Cây chuối.
B. Cây bèo tây.
C. Cây lúa.
D. Cây dương xỉ.
Câu 14- Củ nào dưới đây là thân biến dạng?
A. Khoai lang.
B. Củ đậu.
C. Cà rốt.
D. Khoai tây.
Câu 15- Mạch rây có chức năng chủ yếu là gì?
A. Vận chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây.
B. Tổng hợp chất hữu cơ.
C. Vận chuyển nước.
D. Vận chuyển muối khoáng.
Câu 16- Một tế bào tiến hành phân chia liên tiếp 4 lần, sau quá trình này, số tế bào con tạo thành là bao nhiêu?
A. 16.
B. 8.
C. 18.
D. 12.
Câu 17- Hiện tượng nào dưới đây phản ánh sự sống?
A. Chiếc bàn bị mục ruỗng.
B. Chồi non vươn lên khỏi mặt đất.
C. Cá trương phình và trôi dạt vào bờ biển.
D. Quả bóng tăng dần kích thước khi được thổi.
Câu 18- Một cành hoa bị héo, sau khi ngâm trong nước, hoa bỗng tươi trở lại. Hiện tượng trên phản ánh vai trò của bộ phận nào đối với đời sống thực vật?
A. Ruột.
B. Mạch gỗ.
C. Mạch rây.
D. Nội bì.
Câu 19- Cây nào dưới đây không nên bấm ngọn khi trồng?
A. Bạch đàn.
B. Đậu xanh.
C. Cà phê.
D. Chè.
Câu 20- Chọn cặp từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: Ở cây thân gỗ trưởng thành, tầng sinh trụ nằm giữa mạch gỗ và mạch rây, hằng năm sinh ra phía ngoài một lớp ... (1) ..., phía trong một lớp ... (2) ....
A. (1): mạch rây; (2): thịt vỏ.
B. (1): thịt vỏ; (2): mạch rây.
C. (1): mạch rây; (2): mạch gỗ.
D. (1): mạch gỗ; (2): mạch rây.
II. TỰ LUẬN (5 điểm)
Học sinh trả lời câu hỏi vào mặt sau của phiếu trắc nghiệm .
Câu 1 (2đ): Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào? Các tế bào ở bộ phận nào có khả phân chia?
Câu 2 (3đ): Thân gồm những bộ phận nào? (1đ)
Trình bày sự giống nhau và khác nhau giữa chồi lá và chồi hoa? (2đ)
----------- HẾT ----------
ĐÁP ÁN VÀ THANG BIỂU ĐIỂM CHI TIẾT
I. TRẮC NGHIỆM (5đ)
Mỗi ý trả lời đúng được 0,25 điểm.
Mã đề: 001
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
A
B
C
D
Mã đề: 002
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
A
B
C
D
Mã đề: 003
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
A
B
C
D
Mã đề: 004
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
A
B
C
D
II. TỰ LUẬN (5đ)
Đề 001, 003
Câu
Nội dung kiến thức cần đạt
Điểm
1
(2đ)
- Tế bào Thực vật gồm những thành phần chủ yếu là:
+ Vách tế bào
+ Màng sinh chất
+ Chất tế bào:
+ Nhân
+ Không bào
+ Lục lạp
1,5
- Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia.
0,5
2
(3đ)
- Thân cây gồm các bộ phận sau: Thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách.
1,0
- Sự giống nhau giữa chồi lá và chồi hoa:
+ Đều là chồi nách, nằm ở nách lá trên cây hoặc trên cành.
+ Đều có mầm lá bao bọc.
0,5
0,5
- Sự khác nhau giữa chồi lá và chồi hoa:
+ Chồi lá: bên trong mầm lá là mô phân sinh ngọn, sẽ phát triển thành cành mang lá.
+ Chồi hoa: Bên trong mầm lá là mầm hoa, sẽ phát triển thành hoa hoặc cành mang hoa.
0,5
0,5
Mã đề 002, 004
Câu
Nội dung kiến thức cần đạt
Điểm
1
(2đ)
- Tế bào Thực vật gồm những thành phần chủ yếu là:
+ Vách tế bào
+ Màng sinh chất
+ Chất tế bào:
+ Nhân
+ Không bào
+ Lục lạp
1,5
- Sự lớn lên và phân chia của tế bào giúp thực vật sinh trưởng và phát triển.
0,5
2
(3đ)
- Thân cây gồm các bộ phận sau: Thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách.
1,0
- Thân dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.
0,5
- Bấm ngọn, tỉa cành để tăng năng suất cây trồng.
0,5
- Bấm ngọn đối với những loại cây lấy quả, hạt hay thân, lá. Ví dụ:
0,5
- Tỉa cành đối với những cây lấy gỗ, sợi. Ví dụ:
0,5
BGH duyệt
Tổ, nhóm chuyên môn
Người làm đề
Chu Thị Trúc
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_6_nam_hoc_2020_20.docx