2. 5 giờ 18 phút = . giờ. Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:
A. 5,3 B. 5, 18 C. 51,8 D. 518
3. Bán kính của một hình tròn là 4 cm. Diện tích hình tròn đó là:
A. 25,12 cm
B. 50,24 cm
C. 12,56 cm
D. 28,26 cm
4. 8 m 32 dm = m . Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:
A. 8,32 B. 83,2 C. 8,032 D. 80,32
5. Thể tích của một bục gỗ hình lập phương có cạnh 3 dm là:
A. 54 dm
B. 27 dm
C. 54 dm
D. 27 dm
7 trang |
Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 324 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra định kỳ giữa học kì II môn Toán + Tiếng Việt Lớp 5 - Năm 2015-2016 - Trường TH Ái Mộ B (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC ÁI MỘ B
Họ và tên: ..........
Lớp: 5 ....
Thứ ..... ngày .... tháng 3 năm 2016
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II
MÔN TOÁN - LỚP 5
Năm học 2015- 2016
(Thời gian làm bài: 40 phút)
Nhận xét của giáo viên
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Chữ kí PHHS
PHẦN TRẮC NGHIỆM
Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời hoặc kết quả đúng.
1. là giá trị của chữ số 6 trong số nào dưới đây?
A. 12,635
B. 12,365
C. 12,35
D. 16,235
2. 5 giờ 18 phút = .... giờ. Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:
A. 5,3
B. 5, 18
C. 51,8
D. 518
3. Bán kính của một hình tròn là 4 cm. Diện tích hình tròn đó là:
A. 25,12 cm
B. 50,24 cm
C. 12,56 cm
D. 28,26 cm
4. 8 m32 dm = m. Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:
A. 8,32
B. 83,2
C. 8,032
D. 80,32
5. Thể tích của một bục gỗ hình lập phương có cạnh 3 dm là:
A. 54 dm
B. 27 dm
C. 54 dm
D. 27 dm
6. Một hình tam giác có độ dài đáy bằng 3,7 dm và chiều cao bằng 4,3 dm thì tam giác đó có diện tích là :
A. 7,955 dm2
B. 15,91 dm2
C. 795,5 dm2
D. 79,55 dm2
7. 10% của 7 dm là:
A. 10 dm
B. 0,07 dm
C. 10 cm
D. 7 cm
8. Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 0,6 m; chiều rộng 0,4 m; chiều cao 0,5 m. Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật đó là:
A. 2 m2
B. 0,12 m2
C. 1 m2
D. 0,24 m2
II. PHẦN TỰ LUẬN
Bài 1: Tính
a) 29 phút 48 giây + 17 phút 32 giây b) 38 phút 22 giây – 19 phút 37 giây
c) 4 phút 16 giây x 4 d) 7 giờ 20 phút : 5
Bài 2: Một thửa ruộng hình thang có đáy lớn là 120m, đáy nhỏ bằng đáy lớn. Chiều cao kém đáy nhỏ 5m.
a) Tính diện tích thửa ruộng hình thang đó.
b) Trung bình mỗi đề-ca-mét vuông thu hoạch được 62,4 kg thóc. Hỏi thửa ruộng đó thu hoạch được bao nhiêu tạ thóc?
Bài 3: Tìm biết: x 1,01 =
TRƯỜNG TIỂU HỌC ÁI MỘ B
HƯỚNG DẪN CHẤM TOÁN 5
PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu
Đáp án
1
B
2
A
3
B
4
C
5
D
6
A
7
D
8
C
PHẦN TỰ LUẬN
Bài 1: Tính và chuyển đổi đơn vị hợp lí
Bài 2: ( HS có thể làm gộp)
a/ Tính được đáy nhỏ
Tính được chiều cao
Tính được diện tích
b/ Tính được số thóc thu được trên thửa ruộng
Hai lần đổi đơn vị đo
Bài 3: HS tìm đúng
Ta thấy ab x 1,01 = ab,ab
ab,ab = a5,3b
a = 3; b = 5
Vậy ab = 35 ( HS có thể làm cách khác đúng )
Chú ý: Tùy mức độ sai sót, GV ghi lời nhận xét phù hợp.
TRƯỜNG TIỂU HỌC ÁI MỘ B
Họ và tên: .................
Lớp: 5 ....
Thứ ..... ngày .... tháng 3 năm 2016
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II
MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5
Năm học 2015- 2016
(Thời gian làm bài: 40 phút)
Nhận xét của giáo viên
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Chữ kí PHHS
A/ KiÓm tra ®äc
§äc thÇm vµ lµm bµi tËp: (30phót)
GIỌT SƯƠNG
Có một giọt sương nhỏ đậu trên lá mùng tơi. Giọt sương đã ngủ ở đó suốt đêm qua.
Đến sáng, những tia nắng mặt trời đầu tiên thức dậy, nhảy nhót chung quanh mà nó vẫn nằm im, lấp lánh như một hạt ngọc.
Thực ra, giọt sương không thích mình được ví như hạt ngọc. Nó chỉ là một giọt nước nhỏ xíu hiền lành. Một giọt nước trong vắt, trong đến nỗi khi soi mình vào đó bạn có thể thấy được cả vườn cây, con đường, dòng sông, bầu trời mùa thu xanh biếc với những cụm mây trắng bay lững thững.
Giọt sương biết mình không tồn tại được lâu. Chỉ lát nữa thôi, khi mặt trời lên cao, nó sẽ lặng lẽ tan biến vào không khí.
“ Tờ rích, tờ rích”. Một chị Vành Khuyên bay đến, đậu trên hàng rào. Ông mặt trời vẫn chưa lên khỏi ngọn cây. Nhìn thấy Vành Khuyên, giọt sương mừng quá, suýt nữa thì lăn xuống đất. Nó vội cất giọng thì thầm:
- Chị đến thật đúng lúc! Em sinh ra là để dành cho chị đây!
Chị Vành Khuyên nghiêng ngó nhìn, chị đã nghe những lời thì thầm của giọt sương, hiểu được cả khát vọng thầm kín của nó. Chị cúi xuống, hớp từng giọt nước mát lành, tinh khiết mà thiên nhiên có nhã ý ban cho loài chim chăm chỉ có giọng hót hay.
Buổi sáng hôm đó, trong bài hát tuyệt vời của chim Vành Khuyên người ta lại thấy thấp thoáng hình ảnh của vườn cây, con đường, dòng sông, bầu trời mùa thu.
Giọt sương nhỏ không mất. Nó đã vĩnh viễn hoá thân vào giọng hát của Vành Khuyên.
Dựa theo “ Giọt sương” - Trần Đức Tiến
* Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng:
1.Bài văn miêu tả cảnh gì?
a. Giọt sương lúc mặt trời lên.
b. Giọt sương.
c. Chim Vành Khuyên hót.
2. Khi miêu tả, tác giả đã quan sát bằng những giác quan nào?
a. Chỉ bằng thị giác (nhìn).
b. Bằng thị giác và thính giác (nghe).
c. Bằng cả thính giác, thị giác và khứu giác (ngửi).
3. Trong câu “ Nhìn thấy Vành Khuyên giọt sương mừng quá suýt nữa thì lăn xuống đất” từ “ mừng” nói lên điều gì?
a. Giọt sương vui sướng vì Vành Khuyên sẽ giúp mình trở thành giọt nước có ích.
b. Giọt sương vui sướng vì nhìn thấy Vành Khuyên.
c. Giọt sương vui sướng vì được nghe tiếng hót của chim Vành Khuyên.
4. Trong lời bài hát của chim Vành Khuyên có:
a. Hình ảnh giọt sương, con đường, dòng sông.
b. Hình ảnh vườn cây, dòng sông, bầu trời mùa thu.
c. Hình của vườn cây, con đường, dòng sông, bầu trời mùa thu.
5. Trong câu: "Đến sáng, những tia nắng mặt trời đầu tiên thức dậy, nhảy nhót chung quanh giọt sương." bộ phận nào là chủ ngữ?
a. Đến sáng
b. những tia nắng mặt trời
c. những tia nắng mặt trời đầu tiên
6. Từ “nó” trong bài văn dùng để chỉ sự vật nào?
a. Chim Vành Khuyên.
b. Giọt sương.
c. Ông mặt trời.
7. Những từ in đậm trong dòng nào dưới đây là từ đồng âm?
a. Bông hoa nhỏ xíu. - Nước nhỏ từng giọt.
b. Lan là người nhỏ xinh của lớp. - Chuyện nhà bác ấy nhỏ thôi.
c. Hải đang nhỏ thuốc tra mắt. - Nước nhỏ từng giọt trong ống truyền.
8. Trong bài có những sự vật nào được nhân hoá?
a. Giọt sương, tia nắng mặt trời.
b. Giọt sương, tia nắng mặt trời, Vành Khuyên.
c. Giọt sương, tia nắng mặt trời, Vành Khuyên, con đường.
9. Dòng nào dưới đây gồm toàn các từ láy?
a. Lấp lánh, lững thững, tồn tại, lặng lẽ, thì thầm, chăm chỉ, thấp thoáng, vĩnh viễn.
b. Lấp lánh, lững thững, tồn tại, lặng lẽ, thì thầm, chăm chỉ, thấp thoáng.
c. Lấp lánh, lững thững, lặng lẽ, thì thầm, chăm chỉ, thấp thoáng.
10. Trong hai câu văn sau: " Giọt sương nhỏ không mất. Nó đã vĩnh viễn hoá thân vào giọng hát của Vành Khuyên.", câu in đậm liên kết với câu đứng trước bằng cách nào?
a. Bằng cách lặp từ. (Từ ngữ được lặp lại là .......................................................)
b. Bằng từ ngữ nối. (Từ ngữ có tác dụng nối là: ...............................................)
c. Bằng cách thay thế từ ngữ. (Từ ngữ ................ ở câu 2 thay thế cho.......................... ở câu 1)
TRƯỜNG TIỂU HỌC ÁI MỘ
TRƯỜNG TIỂU HỌC ÁI MỘ B
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II
Môn Tiếng Việt 5
Năm học 2015 – 2016
B/ Kiểm tra viết:
1. Chính tả (nghe đọc) - 15 phút
Phong cảnh đền Hùng
Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xoè hoa. Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.
Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh xanh. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên phải đỡ lấy mây trời cuồn cuộn.
2. Tập làm văn - 25 phút
Đề bài: Hãy tả một cây mà em yêu thích.
TRƯỜNG TIỂU HỌC ÁI MỘ B
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
A. Phần kiểm tra đọc:
I. Đọc hiểu:
Câu
ĐÁP ÁN
1
A
2
B
3
A
4
C
5
C
6
B
7
A
8
B
9
C
10
C
( nó - giọt sương)
B. Kiểm tra viết:
1. Chính tả:
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn.
2. Tập làm văn:
a. Nội dung :
- Viết đúng thể loại tả cây cối
- Có đủ 3 phần : MB, TB, KB
- Tả được: Bao quát, từng bộ phận, cảnh vật xung quanh và hoạt động con người, chim chóc, ong bướm....liên quan đến cây.
b. Diễn đạt:
- Các ý liên kết chặt chẽ, sáng tạo
- Viết đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, diễn đạt trôi chảy, lời văn tự nhiên, tình cảm chân thật.
- Không mắc lỗi chính tả.
- Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ.
Ghi chú: Tuỳ từng mức độ sai sót về bố cục, về ý diễn đạt, về cách dùng từ, lỗi chính tả, giáo viên ghi lời nhận xét phù hợp.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_dinh_ky_giua_hoc_ki_ii_mon_toan_tieng_viet_lop_5.doc