Đề kiểm tra định kỳ giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm 2018-2019 - Trường TH Ái Mộ B (Có đáp án)

1. (0,5 điểm). Cô y tá đưa ai đến bên cạnh ông lão đang bị bệnh rất nặng?

A. Con trai ông B. Một anh lính trẻ

C. Một chàng trai là bạn cô D. Một chàng trai là con của ông

2. (0,5 điểm). Hình ảnh gương mặt ông lão được tả trong đoạn 1 gợi lên điều gì?

A. Ông rất mệt

B. Ông rất mệt và rất đau buồn vì biết mình sắp chếtC. Ông cảm thấy khỏe khoắn, hạnh phúc, toại nguyện

D. Tuy rất mệt nhưng ông cảm thấy hạnh phúc, toại nguyện

3. (0,5 điểm). Vì sao anh lính trẻ đã suốt đêm ngồi bên ông lão, an ủi ông?

A. Bác sĩ và cô y tá yêu cầu anh làm như vậy

B. Anh nghĩ ông đang rất cần có ai đó ở bên cạnh mình vào lúc ấy

C. Anh nhầm tưởng đấy là cha mình, anh muốn ở bên cha những giây phút cuối

D. Tất cả các ý trên

4. (0,5 điểm). Điều gì đã khiến cô y tá ngạc nhiên?

A. Anh lính trẻ không phải là con của ông lão

B. Anh lính trẻ là con của ông lão

C. Anh lính trẻ đã ngồi bên ông lão, cầm tay ông, an ủi ông suốt đêm

D. Anh lính trẻ trách cô đưa anh gặp người không phải là cha mình

pdf6 trang | Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 355 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra định kỳ giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm 2018-2019 - Trường TH Ái Mộ B (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I. Ma trận đề kiểm tra Số TT Mạch kiến thức, kĩ năng Số câu & số điểm Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng TN TL TN TL TN TL T N TL 1 Đọc hiểu văn bản: – Xác định được hình ảnh, nhân vật, chi tiết có ý nghĩa trong bài đọc. – Hiểu nội dung của đoạn, bài đã đọc, hiểu ý nghĩa của bài. – Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin từ bài đọc. – Nhận xét được hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc; biết liên hệ những điều đọc được với bản thân và thực tế. Số câu 2 1 1 4 Câu số 1, 2 3 4 Số điểm 1 0,5 0,5 2 2 Kiến thức tiếng Việt: – Xác định từ đồng âm, đồng nghĩa, tìm đại từ, tạo từ ghép, từ láy, đặt câu có quan hệ từ, trạng ngữ Số câu 1 1 2 2 5 Câu số 6 5 8, 9 7, 10 Số điểm 0,5 0,5 2 2 4,5 Tổng Số câu 2 1 1 1 1 2 2 10 Số điểm 1 0,5 0,5 0,5 0,5 2 2 7 TRƯỜNG TIỂU HỌC ÁI MỘ B Họ và tên................. Lớp: 5A.... Thứ năm ngày 27 tháng 12 năm 2018 BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5 (Kiểm tra đọc) Năm học 2018 - 2019 (Thời gian làm bài: 35 phút) Điểm Nhận xét của giáo viên ................................................................. ................................................................ ................................................................ GV chấm (K‎ý, ghi rõ họ tên) Đọc tiếng:.. Đọc hiểu:.. I. Đọc thành tiếng (3 điểm). GV kiểm tra từng HS qua các tiết ôn tập theo hướng dẫn KTĐK cuối HKI môn Tiếng Việt lớp 5. II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm). Bàn tay thân ái Đã gần 12 giờ đêm, cô y tá đưa một anh thanh niên có dáng vẻ mệt mỏi và gương mặt đầy lo lắng đến bên giường của một cụ già bệnh nặng. Cô nhẹ nhàng cúi xuống người bệnh và khẽ khàng gọi: “Cụ ơi, con trai cụ đã về rồi đây!” Ông lão cố gắng mở mắt, gương mặt già nua, bệnh tật như bừng lên cùng ánh mắt. Rồi ông lại mệt mỏi từ từ nhắm nghiền mắt lại, nhưng những nếp nhăn dường như giãn ra, gương mặt ông có vẻ thanh thản, mãn nguyện. Chàng trai ngồi xuống bên cạnh, nắm chặt bàn tay nhăn nheo của người bệnh. Suốt đêm, anh không hề chợp mắt; anh vừa âu yếm bàn tay cụ vừa thì thầm những lời vỗ về, an ủi bên tai ông. Rạng sáng thì ông cụ qua đời. Các nhân viên y tế đến làm các thủ tục cần thiết. Cô y tá trực đêm qua cũng trở lại, cô đang chia buồn cùng anh lính trẻ thì anh chợt hỏi: - Ông cụ là ai vậy, chị? Cô y tá sửng sốt: - Tôi tưởng ông cụ là ba anh chứ? - Không, ông ấy không phải là ba tôi - Chàng lính nhẹ nhàng đáp lại - Tôi chưa gặp ông cụ lần nào cả. - Thế sao anh không nói cho tôi biết lúc tôi đưa anh đến gặp ông cụ? - Tôi nghĩ là người ta đã nhầm giữa tôi và con trai cụ khi cấp giấy phép; có thể do tôi và anh ấy trùng tên. Ông cụ đang rất mong gặp con trai mà anh ấy lại không có mặt ở đây. Khi đến bên cụ, tôi thấy ông đã yếu đến nỗi không thể nhận ra tôi không phải con trai ông. Tôi nghĩ ông rất cần có ai đó ở bên cạnh nên tôi quyết định ở lại. Theo Xti-vơ Gu-đi-ơ Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm bài tập. 1. (0,5 điểm). Cô y tá đưa ai đến bên cạnh ông lão đang bị bệnh rất nặng? A. Con trai ông B. Một anh lính trẻ C. Một chàng trai là bạn cô D. Một chàng trai là con của ông 2. (0,5 điểm). Hình ảnh gương mặt ông lão được tả trong đoạn 1 gợi lên điều gì? A. Ông rất mệt B. Ông rất mệt và rất đau buồn vì biết mình sắp chết C. Ông cảm thấy khỏe khoắn, hạnh phúc, toại nguyện D. Tuy rất mệt nhưng ông cảm thấy hạnh phúc, toại nguyện 3. (0,5 điểm). Vì sao anh lính trẻ đã suốt đêm ngồi bên ông lão, an ủi ông? A. Bác sĩ và cô y tá yêu cầu anh làm như vậy B. Anh nghĩ ông đang rất cần có ai đó ở bên cạnh mình vào lúc ấy C. Anh nhầm tưởng đấy là cha mình, anh muốn ở bên cha những giây phút cuối D. Tất cả các ý trên 4. (0,5 điểm). Điều gì đã khiến cô y tá ngạc nhiên? A. Anh lính trẻ không phải là con của ông lão B. Anh lính trẻ là con của ông lão C. Anh lính trẻ đã ngồi bên ông lão, cầm tay ông, an ủi ông suốt đêm D. Anh lính trẻ trách cô đưa anh gặp người không phải là cha mình 5. (0,5 điểm). Dòng nào dưới đây có các từ “thương” là từ đồng âm? A. Yêu và thương, rất thương, thương và nhớ B. Thương con, người thương, đáng thương C. Thương người, thương số, mũi thương ngọn giáo D. Thương người, thương xót, mũi thương ngọn giáo 6. (0,5 điểm). Dòng nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa? A. Thân ái, thân tình, quý mến B. Thân ái, thân tình, thân hình C. Thân ái, thân chủ, thân thiết D. Thân tình, thân nhân, gần gũi 7. (1 điểm). Câu chuyện trên muốn nói với em điều gì? .. .. .. 8. (1 điểm). Câu văn “Tôi tưởng ông cụ là ba anh chứ?” có mấy đại từ xưng hô? Có ........... đại từ xưng hô. Đó là các đại từ: ........................................................... 9. (1 điểm). Từ tiếng “trong”, hãy tạo ra hai từ ghép và hai từ láy. - Hai từ ghép: ........................................................................................................... - Hai từ láy: ............................................................................................................... 10. (1 điểm). Đặt 1 câu có cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ Điều kiện (Giả thiết) - Kết quả và có trạng ngữ chỉ thời gian. .. .. PHỤ HUYNH HỌC SINH (K‎ý, ghi rõ họ tên) TRƯỜNG TIỂU HỌC ÁI MỘ B BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018 – 2019 Môn: Tiếng Việt – Lớp 5 (Kiểm tra viết) (Thời gian làm bài: 50 phút) 1. Chính tả (2 điểm). Nghe – viết (15 phút) Cái rét vùng núi cao Ở vùng núi bao giờ mùa đông cũng đến sớm. Khi những chiếc lá đào, lá mận đầu tiên rụng xuống thì dòng suối bắt đầu cạn, nước chảy dưới phần ngầm của lớp đá cuội trắng trơ. Gió từ trong khe núi ùa ra, mang theo hơi lạnh đến ghê người của đá và lá cây lúa. Thân ngải đắng bắt đầu khô lại, rễ bám chặt lấy lớp đất chai cứng và ngả sang màu nâu đen vì sương muối. Nhiều ngày, nhiều tuần, có khi cả tháng trời không có nắng, giữa tuần trăng đêm cũng chỉ lờ mờ. 2. Tập làm văn (8 điểm) (35 phút) Đề bài: Hãy chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Hãy tả một người bạn mà em yêu quý và khâm phục. Đề 2: Hãy tả một người thân trong gia đình em. TRƯỜNG TIỂU HỌC ÁI MỘ B ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2018-2019 Môn: Tiếng Việt – Lớp 5 I. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm 1. Đọc thành tiếng: 3 điểm (Đánh giá theo hướng dẫn KTĐK môn TV5) - Đọc đảm bảo tốc độ tối thiểu 120 chữ/ phút, đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, đọc đúng tiếng, từ không đọc sai quá 5 tiếng), ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa. (2 điểm) * Tùy mức độ mắc lỗi trong khi đọc (phát âm sai, tốc độ đọc chậm, không ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ...) GV có thể cho các mức 1,5 – 1 – 0,5 - Trả lời đúng câu hỏi do GV nêu: 1 điểm (trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ý: 0,5 điểm) 2. Đọc hiểu Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án B D B A C A Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 7: (1 đ) HS nêu ý phù hợp, diễn đạt rõ, từ ngữ chính xác, không sai lỗi chính tả cho 1 điểm. Ý phù hợp, diễn đạt chưa rõ hoặc từ ngữ chưa chính xác, tùy mức độ cho từ 0,5 đến 0,75 điểm. (VD: Trong cuộc sống chúng ta cần biết yêu thương, chia sẻ với mọi người. Trong cuộc sông, cần có những việc làm để giúp đỡ, động viên người có hoàn cảnh đặc biệt để đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho người đó) Câu 8: (1 đ) Mỗi ý đúng 0,25 điểm. Có 3 đại từ xưng hô: tôi, ông cụ, anh. Câu 9: (1 đ) HS tìm từ mỗi từ ghép, từ láy đúng yêu cầu được 0,25 điểm. Câu 10: (1 đ) Câu HS viết câu có nghĩa trọn vẹn, hợp lí về nghĩa, đúng theo yêu cầu của đề bài, đầu câu viết hoa, cuối câu có dùng dấu câu được 1 điểm. (Thiếu dấu cuối câu trừ 0,25 đ) II. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm 1. Chính tả: 2 điểm - Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp: 1 điểm - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1điểm 2. Tập làm văn: 8 điểm - Bài viết rõ bố cục, đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài: 1 điểm * Mở bài: (1,5 điểm) Mở bài gián tiếp (1 điểm), mở bài trực tiếp (0,5 điểm) Diễn đạt câu trôi chảy (0,5 điểm) * Thân bài: (4 điểm), trong đó: - Nội dung (2,5 điểm): + Chọn các nét biêu biểu để tả về hình dáng (0,5 điểm) + Tả được tính tình (thể hiện nội dung làm cho mình gần gũi, thân mật, yêu quý, khâm phục, kính trọng,...) (0,5 điểm) + Thể hiện được tình cảm của mình với nhân vật được tả (0,5 điểm) + Câu văn viết có cảm xúc, có sử dụng các biện pháp nghệ thuật, diễn đạt mạch lạc, chân thật (1 điểm). - Kĩ năng: + Trình tự miêu tả hợp lí (0,5 điểm) + Diễn đạt câu trôi chảy (1 điểm) * Kết bài: (1,5 điểm) - Kết bài mở rộng (1 điểm), kết bài không mở rộng (0,5 điểm) - Diễn đạt câu trôi chảy (0,5 điểm) * Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, giáo viên vận dụng phù hợp để cho điểm học sinh. * Bài được 7,5 -> 8 điểm phải là bài văn hay, không mắc lỗi chính tả. (Nếu bài văn viết mắc từ 3 lỗi chính tả trở lên – không ghi điểm giỏi)

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_dinh_ky_giua_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam_2.pdf