Câu 2 : Vì sao bố của tác giả lại không đưa luôn số tiền mua vé cho người cha của tám em nhỏ mà lại thả rơi xuống đất rồi nói: “Xin lỗi, tiền của ông bị rơi này”.
a. Vì ông cho rằng đó là cách cho tiền lịch sự và tế nhị.
b. Vì ông muốn giúp gia đình của tám em nhỏ được vào xem xiếc mà không làm cho người cha của chúng bị xấu hổ khi mình không đủ tiền mua vé.
c. Vì đó là một tục lệ cần làm trước khi cho tiền người khác của địa phương ông.
Câu 3 : Em rút ra bài học gì qua câu chuyện trên ?
a. Phải biết ơn chân thành khi nhận sự giúp đỡ của người khác.
b. Cần phải giúp đỡ người khác một cách lịch sự.
c. Hạnh phúc chính là biết quan tâm, chia sẻ với người khác một cách chân thành.
6 trang |
Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 531 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra định kỳ giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm 2016-2017 - Trường TH Ái Mộ B (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC ÁI MỘ B
Họ và tên.................
Lớp: 4 ....
Thứ ba ngày 08 tháng 11 năm 2016
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I
MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 4
Năm học 2016- 2017
(Thời gian làm bài: 30 phút)
Điểm
Nhận xét của giáo viên
Chữ kí PHHS
Đọc tiếng:..
Đọc hiểu:..
.............................................................
.............................................................
.............................................................
I. Đọc thành tiếng: : (5 điểm) Giáo viên kiểm tra từng học sinh qua các tiết ôn tập theo hướng dẫn KTĐK giữa kì I môn Tiếng Việt lớp 4
II. Đọc thầm bài văn sau: (5 điểm)
Câu chuyện bên ngoài rạp xiếc
Một lần tôi và bố đang đứng xếp hàng để mua vé vào xem xiếc. Lúc ấy, có một gia đình cũng đến và cùng mua vé với chúng tôi.
Gia đình này gây ấn tượng lớn với tôi vì có tới tám đứa trẻ, tất cả có lẽ đều dưới 12 tuổi. Quần áo của họ không đắt tiền nhưng sạch sẽ. Bọn trẻ sôi nổi bàn tán về những anh hề, những con voi to lớn và những hoạt động khác trong rạp xiếc mà chúng chưa bao giờ được xem. Vào xem xiếc hứa hẹn là sự kiện nổi bật nhất trong thời niên thiếu của chúng.
Cô bán vé hỏi bố chúng muốn mua bao nhiêu vé. Bố chúng hãnh diện trả lời : “Cho tôi mua tám vé trẻ em và hai vé người lớn ”. Cô bán vé nói giá tiền xong, mặt người bố tái đi – ông đã không có đủ tiền mua vé.
Chứng kiến sự việc đang xảy ra, bố tôi đưa tay vào túi rồi lấy ra tờ 50 nghìn và thả rơi xuống đất. Đó là số tiền mà ông đem theo để mua vé. Rồi bố tôi cúi xuống, nhặt nó lên, vỗ vai người đàn ông và nói : “ Xin lỗi, tiền của ông bị rơi này”. Người đàn ông ngỡ ngàng trong giây lát, rồi chợt hiểu ra, ông nhìn thẳng vào đôi mắt của bố tôi, đôi môi ông run lên : “ Cảm ơn ! Rất cảm ơn ông!”.
Chúng tôi trở ra ô tô và đi về nhà. Đêm đó, tôi không được vào rạp xem xiếc, nhưng chúng tôi đã tìm được niềm vui của sự chia sẻ.
- Quà tặng cuộc sống –
Dựa vào nội dung bài văn, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1 : Điều gì đã khiến bố của tác giả tặng tiền mua vé xem xiếc của mình cho người cha của tám em nhỏ ?
a. Vì ông thấy tám đứa trẻ rất ngoan.
b. Vì ông rất giàu có, cho đi 50 nghìn chả đáng là bao.
c. Vì ông muốn tặng số tiền mua vé cho gia đình có tám đứa trẻ chưa một lần được xem xiếc.
Câu 2 : Vì sao bố của tác giả lại không đưa luôn số tiền mua vé cho người cha của tám em nhỏ mà lại thả rơi xuống đất rồi nói: “Xin lỗi, tiền của ông bị rơi này”.
Vì ông cho rằng đó là cách cho tiền lịch sự và tế nhị.
Vì ông muốn giúp gia đình của tám em nhỏ được vào xem xiếc mà không làm cho người cha của chúng bị xấu hổ khi mình không đủ tiền mua vé.
Vì đó là một tục lệ cần làm trước khi cho tiền người khác của địa phương ông.
Câu 3 : Em rút ra bài học gì qua câu chuyện trên ?
Phải biết ơn chân thành khi nhận sự giúp đỡ của người khác.
Cần phải giúp đỡ người khác một cách lịch sự.
Hạnh phúc chính là biết quan tâm, chia sẻ với người khác một cách chân thành.
Câu 4 : Tiếng “ơn” gồm các bộ phận :
Vần, thanh b. Âm đầu, vần, thanh c. Âm đầu, vần
Câu 5: Các dấu hai chấm trong câu chuyện trên có tác dụng gì ?
Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời nói của nhân vật.
Cả hai ý trên.
Câu 6: Từ nào sau đây không phải là từ láy ?
sạch sẽ b. ngỡ ngàng c. hứa hẹn
Câu 7: Nhóm từ nào sau đây là các từ chỉ hoạt động, trạng thái.
đắt, sạch sẽ, sôi nổi, to lớn
bàn tán, xem, nhặt, thả rơi
sạch sẽ, sôi nổi,bàn tán, xem
Câu 8: Gạch dưới danh từ trong câu sau
Quần áo của bọn trẻ không đắt tiền nhưng sạch sẽ.
PHÒNG GD&ĐT LONG BIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC ÁI MỘ B
Họ và tên: .............
Lớp: 4 ....
Thứ ..... ngày .... tháng 11 năm 2016
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I
MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 4
(Kiểm tra viết)
Năm học 2016- 2017
(Thời gian làm bài: 55 phút)
I. Chính tả: (5 điểm)
Câu chuyện bên ngoài rạp xiếc
Gia đình này gây ấn tượng lớn với tôi vì có tới tám đứa trẻ, tất cả có lẽ đều dưới 12 tuổi. Quần áo của họ không đắt tiền nhưng sạch sẽ. Bọn trẻ sôi nổi bàn tán về những anh hề, những con voi to lớn và những hoạt động khác trong rạp xiếc mà chúng chưa bao giờ được xem. Vào xem xiếc hứa hẹn là sự kiện nổi bật nhất trong thời niên thiếu của chúng.
II. Tập làm văn: (5 điểm)
Em hãy viết một bức thư cho người thân kể về việc học tập của em trong học kì 1.
TRƯỜNG TIỂU HỌC ÁI MỘ B
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I
M«n: Tiếng Việt líp 4
A. KIỂM TRA ĐỌC:
I. Đọc thành tiếng (5 điểm): GV kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh
1. Nội dung kiểm tra:
- Học sinh đọc một đoạn văn khoảng 75 chữ /1 phút trong các bài Tập đọc đã học ở sách giáo khoa tiếng Việt 5, tập một ( do GV lựa chọn và chuẩn bị trước; ghi rõ tên bài, đoạn đọc và số trang vào phiếu cho từng HS bốc thăm rồi đọc thành tiếng).
Chú ý: Tránh trường hợp 2 HS được kiểm tra liên tiếp đọc một đoạn giống nhau.
- Trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.
2. GV đánh giá cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:
- Đọc đúng tiếng, đúng từ (1 điểm).
+ Đọc sai 2 -> 4 tiếng (0,5 điểm)
+ Đọc sai từ 5 tiếng trở lên (0 điểm)
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa (1 điểm).
+ Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 -> 3 chỗ (0,5 điểm)
+ Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên (0 điểm)
- Giọng đọc bước đầu có biểu cảm (1 điểm).
+ Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm (0,5 điểm).
+ Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm (0 điểm).
- Tốc độ đọc đạt yêu cầu không quá 1 phút (1 điểm)
+ Đọc quá 1 -> 2 phút (0,5 điểm)
+ Đọc quá 2 phút (0 điểm)
- Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu (1 điểm).
+Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng (0,5 điểm)
+Trả lời sai hoặc không trả lời được (0 điểm).
Đọc hiểu (5 điểm):
C©u 1: 0,5 ®iÓm ( Khoanh ý c)
C©u 2: 0,5 ®iÓm ( Khoanh ý b)
C©u 3: 0,5 ®iÓm ( Khoanh ý c)
C©u 4: 0,5 ®iÓm ( Khoanh ý a)
C©u 5: 0,5 ®iÓm ( Khoanh ý b)
C©u 6: 0,5 ®iÓm ( Khoanh ý c)
C©u 7: 0,5 ®iÓm ( Khoanh ý b)
C©u 8: Quần áo của bọn trẻ không đắt tiền nhưng sạch sẽ.
TRƯỜNG TIỂU HỌC ÁI MỘ B
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I
M«n: Tiếng Việt líp 4
KIỂM TRA VIẾT:
I.Chính tả : 5 điểm
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn : 5 đ
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai ( sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh ; không viết hoa đúng qui định), trừ 0,5 điểm
* Nếu học sinh viết xấu, sai cỡ chữ, mẫu chữ, trình bày bẩn, gạch xoá trừ :1 đ
Toàn bài không trừ quá 3 điểm.
II. Tập làm văn : 5 điểm
* Bài viết đảm bảo được các yêu cầu sau đây:
-HS viết được một bức thư có đủ 3 phần: đầu thư, phần chính, phần cuối thư đúng với nội dung yêu cầu của đề bài
- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả
- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ
* Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm từ 4,5 à 1.
( Nếu bài văn viết mắc từ 3 lỗi chính tả trở lên – không ghi điểm giỏi )
Lu ý:
Khi chÊm chÝnh t¶, GVcÇn g¹ch ch©n ch÷ viÕt sai. Lçi do viÕt thiÕu ch÷, GV ghi bæ sung c¸c ch÷ cßn thiÕu.
Khi chÊm TLV, cÇn g¹ch ch©n hoÆc ghi kÝ hiÖu lçi vÒ c©u, tõ, CT..Dùa vµo híng dÉn chÊm, gi¸o viªn cÇn cã lêi nhËn xÐt c¶ bµi chÝnh t¶ vµ TLV. Lêi nhËn xÐt cÇn ®Ó HS hiÓu lÝ do m×nh bÞ trõ ®iÓm.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_dinh_ky_giua_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_4_nam_2.doc