Đề kiểm tra định kỳ cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm 2015-2016 - Trường TH Ái Mộ B (Có đáp án)

3. Dòng nào nêu đúng nhất nội dung bài văn?

a. Tả vẻ đẹp tươi mát, rực rỡ của cảnh vật sau trận mưa rào

b. Tả khu vườn sau trận mưa rào

c. Tả bầu trời và mặt đất sau trận mưa rào

4. Tác giả đã dùng những cách gì để quan sát cảnh vật khi viết hai câu văn miêu tả: Ánh sáng chan hòa làm cho mọi vật đều tin tưởng. Nhựa ngọt, mùi thơm, khí ấm, cuộc sống tràn trề. Chọn câu trả lời đúng.

a. Mắt nhìn, mũi ngửi

b. Mắt nhìn, miệng nếm, mũi ngửi

c. Mắt nhìn, miệng nếm, mũi ngửi, da cảm nhận

5. Chọn câu văn tác giả nói lên cảm xúc của mình khi miêu tả.

a. Cây cỏ vừa tắm gội xong, trăm thức nhung gấm, bạc, vàng bày lên trên cánh hoa không một tí bụi.

b. Thật là giàu sang mà cũng thật là trinh bạch.

c. Cảnh vườn là cảnh vắng lặng của thiên nhiên tràn ngập hạnh phúc.

6. Từ nào trong bài dưới đây không phải là từ láy?

a. vo ve b. chập chờn c. vắng lặng d. lập loè

 

doc7 trang | Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 361 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra định kỳ cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm 2015-2016 - Trường TH Ái Mộ B (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC ÁI MỘ B Họ và tên: ................. Lớp: 5 .... Thứ năm ngày 05 tháng 5 năm 2016 BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5 Năm học 2015 - 2016 (Thời gian làm bài: 30 phút) Điểm Nhận xét của giáo viên GV chấm kí Đọc tiếng:.. .. ................................................................................... ................................................................................... ... Đọc hiểu:... I. ĐỌC THÀNH TIẾNG (5 điểm): GV kiểm tra từng học sinh qua các tiết ôn tập theo hướng dẫn KTĐK cuối kì II môn Tiếng Việt lớp 5. ĐỌC THẦM BÀI VĂN VÀ LÀM BÀI TẬP: (5 điểm) Sau trận mưa rào Một giờ sau cơn dông, người ta không nhận thấy trời hè vừa ủ dột. Mùa hè, mặt đất cũng chóng khô như đôi má em bé. Không gì đẹp bằng cây lá vừa tắm mưa xong, đang được mặt trời lau ráo, lúc ấy trông nó vừa tươi mát, vừa ấm áp ... Khóm cây, luống cảnh trao đổi hương thơm và tia sáng. Trong tán lá mấy cây sung, chích chòe huyên náo, chim sẻ tung hoành, gõ kiến leo dọc thân cây dẻ, mổ lách cách trên vỏ. Hoa cẩm chướng có mùi thơm nồng nồng. Ánh sáng mạ vàng những đóa hoa kim hương, làm cho nó sáng rực lên như những ngọn đèn. Quanh các luống kim hương, vô số bướm chập chờn trông như những tia sáng lập lòe của các đóa đèn hoa ấy. Ánh sáng chan hòa làm cho vạn vật đều tin tưởng. Nhựa ngọt, mùi thơm, khí ấm, cuộc sống tràn trề. Nhờ có cát nên không có một vết bùn, nhờ có mưa nên không có bụi trên lá. Cây cỏ vừa tắm gội xong, trăm thức nhung gấm, bạc, vàng bày lên trên cánh hoa không một tí bụi. Thật là giàu sàng mà cũng thật là trinh bạch. Cảnh vườn là cảnh vắng lặng của thiên nhiên tràn ngập hạnh phúc. Vắng lặng thần tiên, vắng lặng mà dung hòa với nghìn thứ âm nhạc, có chim gù, có ong vo ve, có gió hồi hộp dưới lá. Vic- to Huy- gô Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng và làm bài tập: 1. Sau cơn dông có mưa rào, mặt đất như thế nào? a. Vừa tươi mát, vừa ấm áp b. Đầy hương thơm và tia sáng c. Chóng khô như đôi má em bé 2. Điền vào chố trống các từ ngữ trong bài tả những cảnh vật trong vườn sau trận mưa rào? a. Trong tán lá mấy cây sung .................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................................................. b. Hoa cẩm chướng ........................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................................. c. Những đóa hoa kim hương được ánh sáng mạ vàng .. ................................................................................................................................................................................................................. d. Vô số bướm quanh các luống hoa kim hương .. ................................................................................................................................................................................................................. 3. Dòng nào nêu đúng nhất nội dung bài văn? a. Tả vẻ đẹp tươi mát, rực rỡ của cảnh vật sau trận mưa rào b. Tả khu vườn sau trận mưa rào c. Tả bầu trời và mặt đất sau trận mưa rào 4. Tác giả đã dùng những cách gì để quan sát cảnh vật khi viết hai câu văn miêu tả: Ánh sáng chan hòa làm cho mọi vật đều tin tưởng. Nhựa ngọt, mùi thơm, khí ấm, cuộc sống tràn trề. Chọn câu trả lời đúng. a. Mắt nhìn, mũi ngửi b. Mắt nhìn, miệng nếm, mũi ngửi c. Mắt nhìn, miệng nếm, mũi ngửi, da cảm nhận 5. Chọn câu văn tác giả nói lên cảm xúc của mình khi miêu tả. a. Cây cỏ vừa tắm gội xong, trăm thức nhung gấm, bạc, vàng bày lên trên cánh hoa không một tí bụi. b. Thật là giàu sang mà cũng thật là trinh bạch. c. Cảnh vườn là cảnh vắng lặng của thiên nhiên tràn ngập hạnh phúc. 6. Từ nào trong bài dưới đây không phải là từ láy? a. vo ve b. chập chờn c. vắng lặng d. lập loè 7. Câu văn nào trong bài dưới đây là câu ghép? a. Ánh sáng mạ vàng những đoá hoa kim hương, làm cho nó sáng rực lên như những ngọn đèn. b. Cây cỏ vừa tắm gội xong, trăm thức nhung gấm, bạc, vàng bày lên trên cánh hoa không một tí bụi. c. Cảnh vườn là cảnh vắng lặng của thiên nhiên tràn ngập hạnh phúc. 8. Các vế câu trong câu ghép:“Trong tán lá mấy cây sung, chích choè huyên náo, chim sẻ tung hoành, gõ kiến leo dọc thân cây dẻ, mổ lách cách trên vỏ.” được nối theo cách nào? a. Nối trực tiếp (không dùng từ nối) b. Nối bằng các từ có tác dụng nối c. Nối bằng cả hai cách nêu trong các câu trả lời a, b 9. Dấu phẩy trong câu: “Ánh sáng mạ vàng những đoá hoa kim hương, làm cho nó sáng rực lên như những ngọn đèn.” có tác dụng gì? a. Ngăn cách bộ phận trạng ngữ với bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong câu b. Ngăn cách bộ phận cùng chức vụ trong câu c. Ngăn cách giữa các vế của câu ghép 10. Hai câu văn trong bài “Cảnh vườn là cảnh vắng lặng của thiên nhiên tràn ngập hạnh phúc. Vắng lặng thần tiên, vắng lặng mà dung hoà với hàng nghìn thứ âm nhạc, có chim gù, có ong vo ve, có gió hồi hộp dưới lá”. được liên kết với nhau theo cách nào? a. Lặp từ ngữ PHHS KÍ b. Thay thế từ ngữ c. Dùng từ ngữ nối TRƯỜNG TIỂU HỌC ÁI MỘ B ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II Môn: Tiếng Việt lớp 5 Năm học 2015- 2016 A. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) I. Chính tả: (5 điểm - 15 phút): Giáo viên đọc cho học sinh viết tên bài và đoạn văn sau: Sau trận mưa rào Không gì đẹp bằng cây lá vừa tắm mưa xong, đang được mặt trời lau ráo, lúc ấy trông nó vừa tươi mát, vừa ấm áp ... Khóm cây, luống cảnh trao đổi hương thơm và tia sáng. Trong tán lá mấy cây sung, chích chòe huyên náo, chim sẻ tung hoành, gõ kiến leo dọc thân cây dẻ, mổ lách cách trên vỏ. Hoa cẩm chướng có mùi thơm nồng nồng. Ánh sáng mạ vàng những đóa hoa kim hương, làm cho nó sáng rực lên như những ngọn đèn. II. Tập làm văn: (5 điểm) ( 30 phút) Đề bài: Tả một con vật mà em yêu quý TRƯỜNG TIỂU HỌC ÁI MỘ B ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5 Năm học: 2015 - 2016 B. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) II. Đọc thành tiếng: (5 điểm) * Hình thức: - Giáo viên làm phiếu ghi nội dung bài đọc và câu hỏi. Học sinh lên bốc thăm và thực hiện yêu cầu trong phiếu. *Nội dung: - Mỗi học sinh đọc một đoạn khoảng 100 - 120 chữ trong bài TĐ- HTL thuộc chủ đề đã học trong khoảng 1 phút. - Trả lời một câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên yêu cầu. - Nội dung kiểm tra đọc và câu hỏi kiểm tra một số bài thuộc các bài TĐ - HTL đã học trong SGK Hướng dẫn cho điểm: a) Đọc đúng tiếng từ: 1 điểm + Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 đ + Đọc sai từ 5 tiếng trở lên: 0 đ b) Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm + Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm + Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm c) Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 1 điểm + Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 đ + Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm d) Đọc đúng tốc độ (1 phút): 1 điểm + Đọc trên 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm + Đọc quá 2 phút: 0 điểm e) Trả lời đúng câu hỏi do giáo viên nêu: 1 điểm + Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm + Trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm TRƯỜNG TIỂU HỌC ÁI MỘ B HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Môn Tiếng Việt lớp 5 Năm học: 2015 - 2016 A/ KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) I. Đọc thầm và trả lời câu hỏi (5 điểm) Đáp án (Đề chẵn) Điểm Câu 1 C 0,5 điểm Câu 2 Tìm và điền đúng các từ ngữ nói về cảnh vật sau trận mưa rào. 0,5 điểm Câu 3 A 0,5 điểm Câu 4 C 0,5 điểm Câu 5 B 0,5 điểm Câu 6 C 0,5 điểm Câu 7 B 0,5 điểm Câu 8 A 0,5 điểm Câu 9 B 0,5 điểm Câu 10 A 0,5 điểm II/ Đọc thành tiếng (5 điểm) a) Đọc đúng tiếng từ: 1 điểm + Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 đ + Đọc sai từ 5 tiếng trở lên: 0 đ b) Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm + Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm + Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm c) Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 1 điểm + Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 đ + Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm d) Đọc đúng tốc độ (1 phút): 1 điểm + Đọc trên 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm + Đọc quá 2 phút: 0 điểm e) Trả lời đúng câu hỏi do giáo viên nêu: 1 điểm + Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm + Trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm B/ PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) I. Chính tả: 5 điểm - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng. Trình bày đúng đoạn văn: 5 điểm. - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng qui định) trừ 0,5 điểm. Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn ... bị trừ 1 điểm toàn bài. II. Tập làm văn: 5 điểm. Bài viết đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau, được 5 điểm: - Về hình thức: Viết được bài văn tả con vật đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học theo yêu cầu của đề bài. - Về nội dung: Tả được con vật theo trình tự hợp lý, tả được hình dáng, thói quen, hoạt động, tả có trọng tâm, bộc lộ được tình cảm yêu quý,... - Độ dài bài viết khoảng 20 - 25 câu. - Câu văn dùng từ hợp nghĩa, không sai ngữ pháp, không mắc lỗi chính tả. - Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. - Bài viết biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật, câu văn có hình ảnh... Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 4,5; 4; 3,5; 3; ...; 1; 0,5.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ky_cuoi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam.doc