Đề kiểm tra định kỳ cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm 2019-2020 - Trường TH Ái Mộ B

Câu 2: (0,5 điểm) Nguồn sống của gia đình bác Lê thu nhập từ đâu?

A. Ruộng của nhà bác Lê

B. Đi làm mướn

C. Đồng lương của bác Lê

D. Đi xin ăn

Câu 3: (0,5 điểm) Nguyên nhân chính nào dẫn đến gia đình bác Lê nghèo đói?

A. Gia đình không có ruộng, đông con

B. Các con bác Lê bị tàn tật, ốm đau

C. Bị thiên tai, mất mùa

D. Bác Lê lười lao động

Câu 4: (0,5 điểm) Vào mùa trở rét thì gia đình bác Lê ngủ ở đâu?

A. Trên chiếc giường cũ nát C. Trên chiếc nệm mới

B. Trên ổ rơm D. Trên ghế đệm

 

doc3 trang | Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 214 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra định kỳ cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm 2019-2020 - Trường TH Ái Mộ B, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC ÁI MỘ B Họ và tên................. Lớp: 5 A Thứ hai ngày 30 tháng 12 năm 2019 BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5 (Kiểm tra đọc) Năm học 2019 - 2020 (Thời gian làm bài: 35 phút) Điểm Nhận xét của giáo viên Chữ kí GV chấm Đọc tiếng: .... Đọc hiểu: .... ............................................................. ............................................................. ............................................................. I. Đọc thành tiếng (3 điểm): GV kiểm tra từng học sinh qua các tiết ôn tập theo hướng dẫn KTĐK cuối học kì I môn Tiếng Việt lớp 5. II. Đọc thầm bài văn sau (7 điểm) Cảnh đông con Mẹ con bác Lê ở một căn nhà cuối phố, một căn nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác, có mỗi một chiếc giường nan đã gãy nát. Mùa rét thì rải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó. Từ sáng sớm tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta phải trở dậy đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng kia đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ, bác Lê lo sợ vì không ai mướn làm việc gì nữa. Thế là cả nhà chịu đói. Mấy đứa nhỏ nhất khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét. Bác Lê ôm lấy con trong ổ rơm lấy cái hơi ấm của mình ấp ủ cho nó. Hai thằng con lớn thì từ sáng đã ra cánh đồng kiếm con cua, con ốc hay đi mót những bông lúa còn sót lại trong khe ruộng. Thật là sung sướng, nếu chúng đem về được một lượm, trong những ngày may mắn. Vội vàng bác Lê đẩy con ra lấy bó lúa để dưới chân vò nát, vét hột thóc, giã lấy gạo. Rồi một bữa cơm lúc buổi tối giá rét, mẹ con xúm quanh nồi, trong khi bên ngoài gió lạnh rít qua mái tranh.  THẠCH LAM – Trích (Nhà mẹ Lê) * Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây hoặc làm bài tập: Câu 1: (0,5 điểm) Chi tiết nói lên cảnh cơ cực, nghèo đói của gia đình bác Lê là: Ăn đói, mặc rách Nhà cửa lụp xụp Từ sáng đã ra cánh đồng kiếm con cua, con ốc Ăn đói, mặc rách, nhà cửa lụp xụp, từ sáng đã ra cánh đồng kiếm con cua, con ốc Câu 2: (0,5 điểm) Nguồn sống của gia đình bác Lê thu nhập từ đâu? Ruộng của nhà bác Lê Đi làm mướn Đồng lương của bác Lê Đi xin ăn Câu 3: (0,5 điểm) Nguyên nhân chính nào dẫn đến gia đình bác Lê nghèo đói? Gia đình không có ruộng, đông con Các con bác Lê bị tàn tật, ốm đau Bị thiên tai, mất mùa Bác Lê lười lao động Câu 4: (0,5 điểm) Vào mùa trở rét thì gia đình bác Lê ngủ ở đâu? Trên chiếc giường cũ nát C. Trên chiếc nệm mới Trên ổ rơm D. Trên ghế đệm Câu 5: (1điểm) Em hãy nêu nội dung chính của bài? .. .. .. Câu 6: (1điểm) Nếu em gặp bác Lê, em sẽ nói điều gì với bác? (Viết 1 hoặc 2 câu) .. .. Câu 7: (0,5 điểm) Từ trái nghĩa với “cực khổ” là từ nào trong các từ sau? Sung sướng B. Siêng năng C. Lười biếng D. Khốn khổ Câu 8: (0,5 điểm) Quan hệ từ trong câu: “Bác Lê lo sợ vì không ai mướn làm việc gì nữa.” là: A. vì                B. gì              C. làm              D. không Câu 9: (1điểm) Tìm từ đồng âm và nêu cách hiểu của mình trong câu sau:  “Mùa đông đến với những gia đình đông con như nhà bác Lê càng thêm rét mướt.” .. .. .. .. Câu 10: (1điểm) Em hãy đặt một câu nói về gia đình bác Lê có quan hệ từ “nhưng”: .. .. .. PHỤ HUYNH HỌC SINH (Ký, ghi rõ họ tên) TRƯỜNG TIỂU HỌC ÁI MỘ B Thứ hai ngày 30 tháng 12 năm 2019 BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5 (Kiểm tra viết) Năm học 2019 - 2020 (Thời gian làm bài: 55 phút) I. Chính tả: (nghe - viết): (2 điểm) – (20 phút): Giáo viên cho học sinh viết tên bài và đoạn văn sau: Quà tặng của chim non Một làn gió rì rào chạy qua, những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa bập bùng cháy. Tôi rẽ lá, nhẹ nhàng men theo một lạch nước để đến cạnh cây sòi. Tôi ngắt một chiếc lá sòi đỏ thắm thả xuống dòng nước. Chiếc lá vừa chạm mặt nước, lập tức một chú nhái bén tí xíu như đã phục sẵn từ bao giờ nhảy phóc lên ngồi chễm chệ trên đó. Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng. II. Tập làm văn (8 điểm) - (35 phút) Đề bài: Em hãy chọn một trong các đề sau: Đề 1: Hãy tả cô giáo (thầy giáo) mà em kính yêu. Đề 2: Hãy tả một người thân của em (ông, bà, bố, mẹ,).

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ky_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam_2.doc