Câu 1(0,5 điểm): Ban đầu, khi thấy chú lừa bị sa xuống giếng, bác nông dân đã làm gì?
A. Bác để mặc nó kêu be be thảm thương dưới giếng.
B. Bác đến bên giếng nhìn nó.
C. Bác ta tìm mọi cách để cứu nó lên.
D. Bác để nó kêu suốt mấy tiếng đồng hồ mà không cứu.
Câu 2 (0,5 điểm): Khi không cứu được chú lừa, bác nông dân gọi hàng xóm đến để làm gì?
A. Nhờ hàng xóm cùng cứu giúp chú lừa.
B. Cùng với hàng xóm tìm cách không cho chú lừa kêu.
C. Cùng với hàng xóm đứng nhìn chú lừa sắp chết.
D. Nhờ hàng xóm cùng xúc đất lấp giếng, chôn sống chú lừa
3 trang |
Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 304 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra định kì cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2019-2020 - Trường TH Gia Quất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC GIA QUẤT
Họ và tên: ..............................................
Lớp : 5...
Thứ...........ngày......tháng 12 năm 2019
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 (Đọc –hiểu)
NĂM HỌC 2019 – 2020
(Thời gian làm bài 30 phút không kể thời gian phát đề)
I. Đọc thành tiếng (3 điểm): Giáo viên kiểm tra từng học sinh qua các tiết ôn tập theo hướng dẫn
KTĐK cuối học kì I môn Tiếng Việt lớp 5.
II. Đọc hiểu (7 điểm). Đọc thầm bài văn sau:
Chú lừa thông minh
Một hôm, con lừa của bác nông dân nọ chẳng may bị sa xuống một chiếc giếng cạn.
Bác ta tìm mọi cách để cứu nó lên nhưng mấy tiếng đồng hồ trôi qua mà vẫn không được, lừa ta
vẫn kêu be be thảm thương dưới giếng.
Cuối cùng, bác nông dân quyết định bỏ mặc lừa dưới giếng, bởi bác cho rằng nó cũng
đã già, không đáng phải tốn công, tốn sức nghĩ cách cứu, hơn nữa còn phải lấp cái giếng này đi.
Thế là, bác ta gọi hàng xóm tới cùng xúc đất lấp giếng, chôn sống lừa, tránh cho nó khỏi bị đau
khổ dai dẳng.
Khi thấy đất rơi xuống giếng, lừa bắt đầu hiểu ra kết cục của mình. Nó bắt đầu kêu gào
thảm thiết. Nhưng chỉ mấy phút sau, không ai nghe thấy lừa kêu la nữa. Bác nông dân rất tò mò,
thò cổ xuống xem và thực sự ngạc nhiên bởi cảnh tượng trước mắt. Bác ta thấy lừa dồn đất sang
một bên, còn mình thì tránh ở một bên.
Cứ như vậy, mô đất ngày càng cao, còn lừa ngày càng lên gần miệng giếng hơn. Cuối
cùng, nó nhảy ra khỏi giếng và chạy đi trước ánh mắt kinh ngạc của mọi người.
(Theo Bộ sách EQ- trí tuệ cảm xúc)
Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1(0,5 điểm): Ban đầu, khi thấy chú lừa bị sa xuống giếng, bác nông dân đã làm gì?
A. Bác để mặc nó kêu be be thảm thương dưới giếng.
B. Bác đến bên giếng nhìn nó.
C. Bác ta tìm mọi cách để cứu nó lên.
D. Bác để nó kêu suốt mấy tiếng đồng hồ mà không cứu.
Câu 2 (0,5 điểm): Khi không cứu được chú lừa, bác nông dân gọi hàng xóm đến để làm gì?
A. Nhờ hàng xóm cùng cứu giúp chú lừa.
B. Cùng với hàng xóm tìm cách không cho chú lừa kêu.
C. Cùng với hàng xóm đứng nhìn chú lừa sắp chết.
D. Nhờ hàng xóm cùng xúc đất lấp giếng, chôn sống chú lừa.
Điểm Nhận xét của giáo viên
GV coi, chấm thi
(Kí, ghi rõ họ tên)
Đọc thành tiếng: ......
Đọc hiểu: .................
..................................................................
..................................................................
..................................................................
Câu 3 (0,5 điểm): Khi thấy đất rơi xuống giếng, chú lừa đã làm gì?
A. Lừa đứng yên và chờ chết.
B. Lừa cố hết sức nhảy ra khỏi giếng.
C. Lừa dồn đất sang một bên còn mình thì đứng sang một bên.
D. Lừa kêu gào thảm thiết và chấp nhận kết cục của mình.
Câu 4 (0,5 điểm): Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về tính cách của lừa ?
A. Nhút nhát, sợ chết.
B. Bình tĩnh, thông minh.
C. Nóng vội, dũng cảm.
D. Trung thực, thật thà.
Câu 5 (1 điểm): Em hãy đóng vai chú lừa trong câu chuyện để nói một câu khuyên mọi người
sau khi chú thoát chết:
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Câu 6 (1 điểm): Gạch chân các quan hệ từ có trong câu:
“ Bác ta thấy lừa dồn đất hất sang một bên còn mình thì tránh ở một bên.”
Câu 7 (0,5 điểm): Tìm 1 từ đồng nghĩa có thể thay thế từ “sa” trong câu: “Một hôm, con
lừa của bác nông dân nọ chẳng may bị sa xuống một chiếc giếng cạn.”
Đó là từ: ...................................................................
Câu 8 (0,5 điểm): Tiếng lừa trong các từ con lừa và lừa gạt có quan hệ:
A. Đồng âm B. Đồng nghĩa C. Nhiều nghĩa D. Trái nghĩa
Câu 9 (1 điểm): Tìm trong câu sau: “Bác ta quyết định lấp giếng chôn sống lừa để tránh
cho nó khỏi bị đau khổ dai dẳng.”
1 danh từ: 1 động từ:
1 đại từ xưng hô: 1 quan hệ từ:
Câu 10 (0,5 điểm): Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:
Cuối cùng, nó nhảy ra khỏi giếng và chạy đi trước ánh mắt kinh ngạc của mọi người.
..........................................................................................................................................................
Câu 11 (0,5 điểm): Đặt một câu phù hợp với nội dung bài có sử dụng cặp quan hệ từ biểu thị
quan hệ điều kiện – kết quả.
..
..
Cha mẹ học sinh
( Ký, ghi rõ họ tên)
GVCN
( Ký, ghi rõ họ tên)
PHẦN 2: KIỂM TRA VIẾT:
I. Chính tả( 5 điểm):
Giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn văn: (SGK TV 5 tập một, trang 150)
Công nhân sửa đường
Bác Tâm, mẹ của Thư, đang chăm chú làm việc. Bác đi một đôi găng tay bằng vải rất
dày. Vì thế, tay bác y như tay một người khổng lồ. Bác đội nón, khăn trùm kín mặt, chỉ để
hở mỗi cái mũi và đôi mắt. Tay phải bác cầm một chiếc búa. Tay trái bác xếp rất khéo
những viên đá bọc nhựa đường đen nhánh vào chỗ trũng. Bác đập búa đều đều xuống
những viên đá để chúng ken chắc vào nhau. Hai tay bác đưa lên hạ xuống nhịp nhàng.
II. Tập làm văn: (5 điểm)
Chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Hãy tả một người trong gia đình mà em yêu quý.
Đề 2: Hãy tả một người ở trường mà em yêu quý nhất.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam_h.pdf