Đề kiểm tra cuối tuần môn Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 19-27

 Thầy giáo Nguyễn Tất Thành bận bộ đồ dài trắng cổ đứng, đi guốc mộc, ôm cặp da bò màu vàng cam, bươc khoan thai vào lớp. Thầy cầm phần viết lên bảng tên bài học lịch sử: Hùng Vương dựng nước, thời Hồng Bàng.

doc37 trang | Chia sẻ: Băng Ngọc | Ngày: 09/03/2024 | Lượt xem: 149 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề kiểm tra cuối tuần môn Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 19-27, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT 4 TUẦN 19 ĐẾN TUẦN 27 Tuần 19 I – Bài tập về đọc hiểu Thầy Thành lên lớp Thầy giáo Nguyễn Tất Thành bận bộ đồ dài trắng cổ đứng, đi guốc mộc, ôm cặp da bò màu vàng cam, bươc khoan thai vào lớp. Thầy cầm phần viết lên bảng tên bài học lịch sử: Hùng Vương dựng nước, thời Hồng Bàng. Thầy giảng: - Hồng Bàng là thời kì mở đầu của mười tám đời vua Hùng. Công lớn nhất của các vua Hùng là dựng nước. Một trò mạnh dạn hỏi thầy: - Thưa thầy, con xin lỗi, sự tích Lạc Long Quân lấy nàng Âu Cơ đẻ một bọc trăm trứng, nở ra trăm con, một nửa theo cha xuống bể, một nửa theo mẹ lên ngàn, chuyện hoang đường ấy có ý nghĩa gì ạ? Thầy Thành bước xuống bục, đi qua đi lại trước lớp, mắt mơ màng, giọng tha thiết: - Sự tích một nửa theo cha xuống bể, một nửa theo mẹ lên ngàn, nói lên người Việt mình đã trải qua bao mưa nắng, người đi phương này, kẻ đi nơi kia để khai phá, mở mang bờ cõi, dựng xây đất nước. Nước Việt Nam ta được như ngày nay ta đừng quên công lao của bao đời đã đổ mồ hôi và máu Cả lớp không một em nào động đậy, lắng hồn đón nhận từng lời thầy như đêm dày được ánh sáng soi vào. Trống trường ra chơi điểm từng tiếng. Bóng nắng theo chân học trò chạy nhảy tung tăng trên sân trường. (Theo Sơn Tùng) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. Thầy Thành nói cho học sinh biết thời kì Hồng Bàng là thời kì nào của nước ta? a- Thời kì mở đầu của mười tám đời vua Hùng b- Thời kì kết thúc của mười tám đời vua Hùng c- Thời kì giữa của mười tám đời vua Hùng Câu 2. Theo thầy Thành, ý nghĩa của sự tích Lạc Long Quân – Âu Cơ là gì? a- Con người Việt Nam trải bao mưa nắng, đi khắp nơi để khai sơn, lập địa, mở mang bờ cõi, xây dựng đất nước. b- Dân tộc Việt Nam luôn ghi nhớ công lao của bao đời đã đổ mồ hôi xương máu để xây dựng đất nước c- Cả hai ý trên Câu 3. Hình ảnh nào cho thấy tác động của lời thầy Thành đến học sinh? a- Cả lớp trầm trồ xuýt xoa rồi thi nhau đặt tiếp câu hỏi b- Cả lớp không động đậy, lắng hồn đón nhận lời thầy như đêm dày được soi ánh sáng soi vào c- Từng bước chân học sinh nhảy nhót tung tăng trên sân trường Câu 4. Câu chuyện Thầy Thành lên lớp muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì? a- Tự hào về lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc Việt Nam, có ý thức xây dựng, bảo vệ đất nước. b- Nguyễn Tất Thành là một thầy giáo giỏi, được học sinh yêu quý, kính trọng. c- Mọi người dân Việt từ lâu đã có cùng một tổ tiên, nòi giống II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn Câu 1. Điền vào chỗ trống: a) s hoặc x Chiều .au khu vườn nhỏ Vòm lá rung tiếng đàn Caĩ là chim ẻ Khán giả là hoa vàng Tất cả cùng hợp.ướng Những lời ca reo vang. (Theo Lê Minh Quốc) b) iêc hoặc iêt Hai thạch sùng gặp nhau Lại chơi trò đuổi bắt Miệng cứ kêu t..t Là đếm nhịp hai ba. Cả hai vui đi ngửa Ngoe nguẩy bụng trần nhà Điều này chưa ai b Gánh x. đầy tài hoa. (Theo Phùng Ngọc Hùng) Câu 2. a) Gạch dưới các câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn sau: Buổi sáng, Bé dậy sớm, ngồi học bài. Dậy sớm học bài là một thói quen tốt. Nhưng phải cố gắng lắm mới có được thói quen ấy. Rét ghê. Thế mà Bé vùng dậy, chui ra khỏi cái chăn ấm. Bé ngồi học bài. b) Gạch dưới bộ phận chủ ngữ trong mỗi câu sau: (1) Những em bé quần áo đủ màu sắc đang nô đùa trên sân trường. (2) Bàn tay mềm mại của Tấm rắc đều những hạt cơm quanh cá bống. Câu 3. a) Khoanh tròn từ có tiếng tài khong cùng nghĩa với tiếng tài ở các từ còn lại trong mỗi dãy sau: (1). Tài giỏi, tài ba, tài sản, tài đức, tài trí, tài nghệ, nhân tài, thiên tài, tài hoa, tài tử (2). Tài chính, tài khoản, tài sản, tài hoa, gia tài, tài vụ, tiền tài, tài lộc b) Chọn thành ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào từng chỗ trống trong câu: (1) Không thể để những kẻ phạm tội tham nhũng mà sống ngang nhiên. (2) Nguyễn Trãi là một nhà yêu nước thương dân tha thiết, một nhà bác học uyên thâm, có. (3) Dập dìu. Ngựa xe như nước, áo quần như nêm. (Theo Nguyễn Du) Câu 4. Viết đoạn văn mở bài theo kiểu gián tiếp và kết bài theo kiểu mở rộng cho bài văn tả một đồ chơi của em. a) Đoạn mở bài: . . . b) Đoạn kết bài: . . . Tuần 20 I – Bài tập về đọc hiểu Bông sen trong giếng ngọc Mạc Đĩnh Chi người đen đủi, xấu xí. Nhà nghèo, mẹ con cậu tần tảo nuôi nhau bằng nghề kiếm củi. Mới bốn tuổi, Mạc Đĩnh Chi đã tỏ ra rất thông minh. Bấy giờ Chiêu quốc công Trần Nhật Duật mở trường dạy học. Mạc Đĩnh Chi xin được vào học. Cậu học chăm chỉ, miệt mài, sớm trở thành học trò giỏi nhất trường. Kì thi năm ấy, Mạc Đĩnh Chi đỗ đầu nhưng vua thấy ông mặt mũi xấu xí, người bé loắt choắt, lại là con thường dân, toan không cho đỗ. Thấy nhà vua không trọng người hiền, chỉ trọng hình thức bên ngoài, Mạc Đĩnh Chi làm bài phú (1) “Bông sen trong giếng ngọc” nhờ người dâng lên vua. Bài phú đề cao phẩm chất cao quý khác thường của loài hoa sen, cũng để tỏ rõ chí hướng và tài năng của mình. Vua đọc bài phú thấy rất hay, quyết định lấy ông đỗ Trạng nguyên (2). Về sau, Mạc Đĩnh Chi nhiều lần được giao trọng trách đi sứ. Bằng tài năng của mình, ông đã đề cao được uy tín đất nước, khiến người nước ngoài phải nể trọng sứ thần Đại Việt. Vua Nguyên tặng ông danh hiệu “Lưỡng quốc Trạng nguyên” (Trạng nguyên của hai nước). (Thái Vũ) (1) Phú: tên một loại bài văn thời xưa (2) Trạng nguyên: danh hiệu dành cho người đỗ đầu khoa thi ở kinh đô do nhà vua tổ chức Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. Vẻ bên ngoài của Mạc Đĩnh Chi được giới thiệu bằng chi tiết nào? a- Là người đen đủi, xấu xí b- Là cậu bé kiếm củi rất giỏi để nuôi mẹ c- Là người thông minh, học giỏi nhất trường Câu 2. Vì sao Mạc Đĩnh Chi đỗ đầu mà nhà vua định không cho đỗ? a- Vì Mạc Đĩnh Chi không phải là người giỏi nhất b- Vì Mạc Đĩnh Chi chưa thể hiện được là người có phẩm chất tốt c- Vì Mạc Đĩnh Chi xấu xí, bé loắt choắt, lại là con thường dân Câu 3. Tại sao sau đó nhà vua lại cho Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên? a- Vì thấy ông rất chăm chỉ, lại học giỏi nhất trường b- Vì đã nhận ra ông là người viết bài phú rất hay c- Vì nhận ra phẩm chất, tài năng và chí hướng của ông Câu 4. Mạc Đĩnh Chi muốn nói điều gì qua hình ảnh “Bông sen trong giếng ngọc”? a- Hoa sen phải được trồng trong giếng ngọc thì mới thể hiện phẩm chất cao quý. b- Sen là một loài hoa thanh cao, được trồng trong giếng ngọc lại càng cao quý. c- Phải để bông sen trong giếng ngọc thì mới thấy được vẻ đẹp sang trọng của nó. II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn Câu 1. Điền vào chỗ trống rồi giải câu đố (ghi vào chỗ trống trong ngoặc): a) tr hoặc ch Có mắt màẳng có tai Thịtong thìắng, da ngoài thì xanh Khi.ẻ ngủ ởên cành Lúc già mở mắt hóa thành quả ngon? (Là .) b) uôt hoặc uôc Con gì trắng m.như bông Bên người cày ctrên đồng sớm hôm. (Là ) Câu 2. a) Gạch dưới các câu kể Ai làm gì? Trong đoạn văn sau: (1)Bỗng sau lưng có tiếng ồn ào. (2) Dế Trũi đương đánh nhau với hai mụ Bọ Muỗm. (3) Hai mụ Bọ Muỗm vừa xông vào vừa kêu om sòm. (4) Hai mụ giơ chân, nhe cặp răng dài nhọn, đánh tới tấp. (5) Trũi bình tĩnh dùng càng gạt đòn rồi bổ sang. (6) Hai mụ Bọ Muỗm cứ vừa đánh vừa kêu làm cho họ nhà Bọ Muỗm ở ruộng lúa gần đấy nghe tiếng. (7) Thế là cả một bọn Bọ Muỗm lốc nhốc chạy ra. (Theo Tô Hoài) b) Chọn 3 câu em tìm được điền vào bảng sau: Câu Bộ phận chủ ngữ Bộ phận vị ngữ Câu số. .. . Câu số. .. . Câu số. .. . Câu 3. a) Nối từ khỏe (trong tập hợp từ chứa nó) ở cột A với nghĩa tương ứng ở cột B: A B a) Một người rất khỏe 1) Ở trạng thái cảm thấy khoan khoái, dễ chịu b) Chúc chị chóng khỏe 2) Cơ thể có sức trên mức bình thường ; trái với yếu c) Uống cốc nước dừa thấy khỏe cả người 3) Trạng thái khỏi bệnh, không còn ốm đau b) Chọn từ thích hợp trong các từ khỏe, khỏe mạnh, khỏe khắn, vạm vỡ để điền vào chỗ trống: (1) Cảm thấy.ra sau giấc ngủ ngon. (2) Thân hình (3) Ăn, ngủ ngon, làm việc. (4) Rèn luyện thân thể cho. Câu 4. Viết lời giới thiệu (khoảng 8 câu) về một vài nét đổi mới ở xóm làng (phố phường) nơi em ở (hoặc một địa phương mà em biết) Gợi ý: - Giới thiệu chung về địa phương nơi em sinh sống (tên, đặc điểm chung) - Giới thiệu cụ thể một vài nét đổi mới của địa phương (quang cảnh, con người và cuộc sống) - Nêu cảm nghĩ của em về sự đổi mới đó. . . . . Tuần 21 I- Bài tập về đọc hiểu Đôi cánh của Ngựa Trắng Trên đồng cỏ xanh mênh mông, Ngựa Trắng sống no đủ trong tình yêu thương và sự chở che của mẹ. Hễ chạy xa vài bước, Ngựa Trắng lại nghe mẹ dặn: “Con phải ở cạnh mẹ đây, đừng rời xa vó mẹ!” Thấy Ngựa Trắng suốt ngày quẩn quanh bên mẹ “gọi dạ bảo vâng”, Đại Bàng bật cười. Tuy chỉ là một chú chim non nhưng sải cánh Đại Bàng đã khá vững vàng. Mỗi lúc chú liệng vòng, cánh không động đậy, khẽ nghiêng bên nào là chao bên ấy, bóng loang loáng trên đồng cỏ. Ngựa Trắng mê quá, cứ ước ao làm sao bay được như Đại Bàng. - Làm thế nào mà anh Đại Bàng bay được thế? - Từ cao lao xuống, xòe cánh ra mà lượn. Từ thấp vút lên, vỗ cánh, vỗ cánh. - Nhưng em không có cánh? - Phải đi tìm! Cứ ở cạnh mẹ, biết bao giờ mới có cánh! Muốn đi thì hãy theo anh. Ngựa Trắng thích quá chạy theo Đại Bàng. Thoáng một cái đã xa lắm Chao ôi, chưa thấy “đôi cánh” nào cả nhưng đã gặp biết bao nhiêu cảnh lạ. Bỗng có tiếng “hú.ú.ú” rống lên, Sói Xám đang lao đến. Ngựa Trắng sợ quá, hí to gọi mẹ. Đúng lúc Sói định vồ Ngựa Trắng thi Đại Bàng từ trên cao lao xuống bổ một nhát như trời giáng xuống giữa trán Sói, khiến Sói hoảng hồn chạy mất. Ngựa Trắng khóc gọi mẹ. Đại Bàng vỗ nhẹ cánh lên lưng Ngựa, an ủi: - Em đừng khóc! Nào, về với mẹ đi! - Em không nhớ đường đâu! - Có anh dẫn đường. - Nhưng anh bay, mà em thì không có cánh! Đại Bàng cười, chỉ vào chân Ngựa: - Cánh của em đấy chứ đâu! Hãy phi nước đại, em sẽ “bay” như anh! Đại Bàng sải cánh, Ngựa Trắng chồm lên, lao mạnh và thấy mình bay như Đại Bàng. Tiếng hí của Ngựa Trắng vang xa, mạnh mẽ đến nỗi Sói nghe thấy cũng phải lùi vào hang. (Theo Thy Ngọc) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. Lúc đầu, Ngựa Trắng là một cậu bé như thế nào? a- Sống quẩn quanh bên mẹ, trong sự che chở của mẹ b- Rất nghịch ngợm, hay rời mẹ chạy đi chơi xa c- Không ngoan ngoãn, ít khi vâng lời mẹ Câu 2. Ngựa Trắng ước ao điều gì? a- Luôn luôn ở bên mẹ b- Bay được như Đại Bàng c- Được biết nhiều cảnh lạ Câu 3. Hành động nào cho thấy rõ nhất tính cách vững vàng, dũng cảm của Đại Bàng? a- Sài cánh bay liệng ở trên cao b- Dẫn Ngựa Trắng đi tìm “đôi cánh” c- Lao xuống bổ một nhát vào trán Sói để cứu Ngựa Trắng Câu 4. Vì sao Ngựa Trắng thấy mình “bay như Đại Bàng”? a- Vì đã dũng cảm, nỗ lực phi nước đại b- Vì đã tìm được cánh cho mình c- Vì được Đại Bàng dạy cho biết bay II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn Câu 1. Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn dưới đây (gạch dưới chữ viết đúng chính tả đã chọn) (Rừng /Dừng / Giừng) cây im lặng quá. Một tiếng lá (rơi/ dơi/ giơi) lúc nào (củng / cũng) có (thể / thễ) khiến người ta (rật/ dật / giật) mình. Lạ quá, chim chóc (chẳng/ chẵng) nghe con nào kêu. Hay vẫn có tiếng chim ở một nơi xa lắm,vì không chú ý mà tôi không nghe chăng? (Ró/ Dó/ Gió) cũng bắt đầu (thổi / thỗi) rào rào theo với khối mặt trời còn đang tuôn ánh sáng vàng (rực/ dực/ giực) xuống mặt đất. Một làn hơi nhè nhẹ (tỏa / tõa) lên, (phủ / phũ) mờ những bụi cây cúc áo, rồi nhè nhẹ tan (rần/ dần/ giần) theo hơi ấm mặt trời. Phút yên (tỉnh/ tĩnh) của (rừng/dừng/ giừng) ban mai dần dần biến đi. (Theo Đoàn Giỏi) Câu 2. a) Gạch dưới những câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn sau: (1) Tùng! Tùng! Tùng! (2) Đấy là tiếng trống của trường tôi đấy! (3) Anh chàng trống trường tôi được đặt trên một cái giá chắc chắn trước cửa văn phòng nhà trường. (4) Thân trống tròn trùng trục như cái chum sơn đỏ. (5) Bụng trống phình ra. (6) Tang trống được ghép bằng những mảnh gỗ rắn chắc. (7)Hai mặt trống được bịt kín bằng hai miếng da trâu to. (8) Mặt trống phẳng phiu nhẵn bóng. b) Chọn 3 câu kể Ai thế nào? ở bài tập a và điền vào bảng sau: Câu Bộ phận chủ ngữ Bộ phận vị ngữ Câu số . . . Câu số . . Câu số . . Câu 3. a) Nối từng câu ở cột trái với nhận xét về cấu tạo của vị ngữ ở cột phải cho thích hợp: a) Mặt trăng lấp ló sau đám mây (1) Vị ngữ do tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành b) Nước chảy cuồn cuộn (2) Vị ngữ do động từ hoặc cụm động từ tạo thành c) Những bông hoa gạo đỏ rừng rực như những ngọn lửa d) Màu vàng trên lưng chú lấp lánh b) Điền tiếp vị ngữ vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu văn miêu tả chú gà trống: (1) Chú gà trống nhà em (2) Đầu chú. (3) Bộ lông. (4) Đôi chân của chú.. Câu 4. Dựa vào gợi ý, hãy lập dàn ý cho bài văn miêu tả một cây có bóng mát mà em thích (Viết dàn ý ra vở nháp) Gợi ý: a) Mở bài: (Giới thiệu) Đó là cây gì? Cây được trồng ở đâu, từ bao giờ?.... b) Thân bài - Tả bao quát: Nhìn từ xa, cây có nét gì dễ nhận ra? Đến gần, thấy nét gì rõ nhất về sự phát triển của cây? - Tả chi tiết từng bộ phận: Thân cây, gốc cây, vỏ cây có những đặc điểm gì? Cành lá có điểm gì nổi bật? Quả cây (nếu có) thế nào? - Tả một số sự vật khác (VD: nắng, gió, chim chóc) hoặc sinh hoạt của người có liên quan đến cây. c) Kết bài: Nêu ích lợi của cây, cảm nghĩ của em về cây. Tuần 22 I – Bài tập về đọc hiểu Mùa thu trong tôi Sáng sớm buổi đầu thu, không khí khác lạ thường. Cái lành lạnh thoáng qua làm tôi giật mình nhận ra. Không có cái nóng bức sớm sủa của buổi sáng mùa hè. Đường chân trời không xa thẳm, bình minh không còn vẻ gắt gỏng. Từng tia nắng nhẹ nhàng và yếu ớt còn trốn sau những đám sương mù, vẫn muốn đùa nghịch trên ngọn cây nơi sườn đồi xa xa. Từng cơn gió nhẹ thoảng qua. Một mùa thu nữa lại đến. Suốt mười một năm trôi qua, đây là lần đầu tiên tôi cảm nhận được từng ngày mùa thu đến. Phải chăng mình đã lớn. Thời gian trôi nhanh thật đấy! Mới ngày nào, khi lần đầu tiên đượcnghe thấy từ “mùa thu’, tôi còn hỏi mẹ: - Mẹ ơi mùa thu là gì? Nó thế nào hả mẹ? Vậy mà bây giờ tôi đã có thẻ giải thích thế nào là mùa thucho em nhỏ rồi. Mùa thu. Mùa của tựu trường, mùa đi xây những ước mơ, mùa mà rừng bắt đầu chuyển sang màu vàng ối. Mùa thu cũng là mùa thôi thúc cái gọi là ý chí trong tôi, nó nhắc cho tôi nhớ đến nhiệm vụ mà mình phải cố gắng trong năm học tới. Mẹ ơi, con làm được mẹ ạ! Con sẽ nuôi ước mơ của con và cả của mẹ nữa, không chỉ trong mùa thu mà cả mùa đông, mùa xuân, mùa hạ. Suốt cả bốn mùa mẹ ơi. (Khuất Minh Quyên) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. Bài văn miêu tả thời điểm nào của mùa thu? a- Đầu mùa thu b- Giữa mùa thu c- Cuối mùa thu Câu 2. Sáng ớm mùa thu được miêu tả bằng hình ảnh nào? a- Không có cái nóng bức sớm sủa của buổi sáng mùa hè b- Đường chân trời trở nên xa thẳm, bình minh vẫn còn vẻ gắt gỏng c- Từng tia nắng nhẹ nhàng, yếu ớt trốn sau những đám sương mù, từng cơn gió nhẹ thoảng qua. Câu 3. Hai dòng nào dưới đây nêu đúng cảm nhận của tác giả về mùa thu vào năm mười một tuổi? a- Mùa thu kế tiếp sau mùa hè làm cho ta biết kì vui chơi đã hết b- Mùa thu là mùa tựu trường, mùa đi xây những ước mơ c- Mùa thu là mùa thôi thúc ý chí, tinh thần cố gắng học tập của tác giả Câu 4. Trong đoạn cuối bài, tác giả thầm hứa với mẹ điều gì? a- Vào mùa thu sẽ quyết tâm học tốt b- Quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ học tập của mình trong suốt bốn mùa c- Sẽ làm cho mẹ rõ ước mơ của mình và của mẹ trong suốt bốn mùa. II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn Câu 1. Gạch dưới các chữ viết sai chính tả (l /n, ut/ uc) trong mỗi câu tục ngữ, ca dao rồi chép lại các câu đó cho đúng: a) Trông cho chân cứng đá mềm Trời yên bể nặng mới yên tấm nòng. .. . b) Nời nói chẳng mất tiền mua Nựa nời mà nói cho vừa nòng nhau. . . c) Nước lục thì lúc cả làng Muốn cho khỏi lục, thiếp chàng cùng lo. . . d) Giữ quần áo lút mới may, giữ thanh danh lút còn trẻ. . . Câu 2. a) Dùng dấu gạch chéo (/) tách bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của các câu sau: (1) Mặt trời cuối thu nhọc nhằn chọc thủng màn sương từ từ nhô lên ngàn cây trên dãy núi đồi lẹt xẹt. (2) Bầu trời dần tươi sáng. (3) Tất cả thung lũng đều hiện màu vàng. (4) Hương vị thôn quê đầy vẻ quyến rũ của mùi lúa chín ngào ngạt. b) Nối từng câu ở cột trái với những nhận xét về chủ ngữ của câu ở cột phải cho thích hợp: (a) Câu 1 (1) Chủ ngữ do danh từ tạo thành (b) Câu 2 (2) Chủ ngữ do cụm danh từ tạo thành (c) Câu 3 (3) Chủ ngữ chỉ sự vật có đặc điểm, tính chất nêu ở vị ngữ (d) Câu 4 (4) Chủ ngữ chỉ sự vật có trạng thái được nêu ở vị ngữ Câu 3. Tìm 3 từ khác nhau có tiếng tuyệt điền vào 3 chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp: a) Nàng Bạch Tuyết đẹp b) Vịnh Hạ Long là một món quà.thiên nhiên dành cho đất nước ta. c) Bức tượng Thần Vệ nữ quả là một .. 4. Viết đoạn văn (khoảng 8 câu) tả một bộ phận của cây mà em thích Gợi ý: Khi tả cần nêu cụ thể, chân thực những nét tiêu biểu về bộ phận đã chọn tả (gốc hoặc thân, cành, lá, hoa.) dùng từ ngữ gợi tả, sử dụng cách so sánh, nhân hóa thích hợp để đoạn văn thêm sinh động, hấp dẫn. Tuần 23 I- Bài tập về đọc hiểu Cảnh đẹp Sa Pa Sa Pa nằm lưng chừng núi Hoàng Liên Sơn. Giống như Đà Lạt của Tây Nguyên, Sa Pa là vườn hoa và trái lạnh giữa thiên nhiên Việt Nam nóng và ẩm, là đất rừng thông, rừng già và chim thú, lắm thác và mây, một nơi nghỉ mát kì thú. Sa Pa một năm có thể thấy khá rõ bốn lần chuyển mùa, bốn lần thiên nhiên thay sắc áo. Nhưng mùa hè mới là mùa đầy sức quyến rũ của Sa Pa. Màn mây vén lên cùng tiếng sấm động tháng tư, để thể hiện bộ mặt thiên nhiên như mới tinh khôi: sóng núi nhấp nhô vô tận, rừng sáng xanh lên trong nắng, suối rì rào, thác xối, chim mở dàn hợp xướng khắp các cánh rừng và hoa tưng bừng nở. Những ngày hè đổ lửa ở đồng bằng, Sa Pa lại có không khí trong lành mát rượi. Những cơn mưa rào thoắt đến, ồn ào một chốc rồi đi, đủ cho cỏ cây tắm gội, cho các suối dạt dào nước, cho các búp hoa xòe nở, cho cảnh vật biếc xanh. Sa Pa, thiên nhiên đặc sắc đang được con người Việt Nam tái tạo, cứ từng ngày được trau chuốt để xứng đáng là viên ngọc vùng biên giới. (Theo Lãng Văn) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. Sa Pa nằm ở đâu? a- Ở chân núi Hoàng Liên Sơn b- Ở lưng chừng núi Hoàng Liên Sơn c- Ở đỉnh núi Hoàng Liên Sơn Câu 2. Sa Pa giống như Đà Lạt của Tây Nguyên ở hai điểm nào dưới đây ? a- Có vườn hoa, trái lạnh giữ trời nóng ẩm của Việt Nam b- Đều nằm ở trên cao, lưng chừng của ngọn núi c- Có rừng thông, rừng già và chim thú, nhiều thác và mây Câu 3. Hai chi tiết nào dưới đây nói lên sức quyến rũ của mùa hè Sa Pa ? a- Thiên nhiên bốn lần thay sắc áo mau lẹ, bất ngờ b- Suối rì rào, thác xối, chim mở dàn hợp xướng, hoa tưng bừng nở c- Không khí trong lành mát rượi trong những ngày hè đổ lửa ở đồng bằng Câu 4. Các điệp từ trong câu văn tả cơn mưa rào Sa Pa có tác dụng gì ? a- Nhấn mạnh sự dữ dội cuẩ những cơn mưa b- Nhấn mạnh sự phong phú của cảnh vật Sa Pa c- Nhấn mạnh lợi ích của cơn mưa và vẻ đẹp của cảnh vật Sa Pa trong mưa II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn Câu 1. Điền tiếng thích hợp vào chỗ trống a) Tiếng có âm đầu s hoặc x Bức tranh vẽ cảnh dòng.dập dờn..vỗ, những rặng tre..biếc nghiêng mình.gương nước, đàn cò trắngcánh bay về tổ khi hoàng hôn buông . b) Tiếng có vần ưc hoặc ưt Cảnh sống cơtrong bão to lũ lớn ở miền Trung khiến nhân dân cả nước daykhôn nguôi, ai cũng muốn đóng góp công..để chia sẻ khó khăn với đồng bào miền Trung. Câu 2. Nối từng ô nêu tác dụng của dấu gạch ngang ở bên trái với ví dụ thích hợp ở bên phải: a)Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại (1) Tuấn Anh – lớp trưởng 4A – vừa đoạt giải Nhất cuộc thi học sinh giỏi môn Toán cấp Thành Phố b) Đánh dấu phần chú thích trong câu (2) Nhiệm vụ của chúng ta là: - Học tập tốt - Lao động tốt c) Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê (3)- Hôm nay ai trực nhật ? - Bạn Lan Phương Câu 3. a) Nối thành ngữ, tục ngữ ở cột A với lời giải thích hợp ở cột B: A B a) Đẹp người đẹp nết (1) Đẹp lộng lẫy, nhan sắc tuyệt vời b) Đẹp như Tây Thi (2) Nết na quý hơn sắc đẹp c) Cái nết đánh chết cái đẹp (3) Người con gái hoàn hảo, được cả người lẫn tính nết b) Chọn từ ghép có tiếng đẹp điền vào chỗ trống ; (1) Hôm qua là một ngày (2) Ông cụ nhà chị Hòa rất .. (3) Vợ chồng anh Thắng chị Lâm thật . (4) Toàn đã từng lập được nhiều bàn thắng.. c) Gạch dưới câu tục ngữ được em chọn để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau: Cô giáo em vừa xinh đẹp vừa dịu dàng, hòa nhã. Có hôm cô đến thăm gia đình em, trao đổi về việc học hành của em. Khi cô về, bà em nhận xét: - Cô giáo con nói năng thật dễ thương. Đúng là ... (1) Tốt gỗ hơn tốt nước sơn (2) Cái nết đánh chết cái đẹp (3) Đẹp như tiên (4) Người thanh tiếng nói cũng thanh Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu. Câu 4. Viết đoạn văn(khoảng 8 câu) tả bộ phận nổi bật của cây ăn quả mà em thích: Gợi ý - Có thể viết câu mở đoạn để nêu ý chung - Thân đoạn cần nêu cụ thể, chân thực về một số nét tiêu biểu của quả(chùm quả) ; dùng từ ngữ gợi tả, sử dụng cách so sánh, nhân hóa để làm cho đoạn văn sinh động, hấp dẫn. - Câu kết đoạn có thể nêu nhận xét, cảm nghĩ của em về bộ phận đã tả. Tuần 24 I – Bài tập về đọc hiểu Vẻ đẹp Mát-xcơ-va Với những người đã đặt chan lên nước Nga, Mát-xcơ-va luôn là một thành phố để nhớ như nhớ về những gì lãng mạn và đẹp đẽ nhất. Nơi đó có những giấc mơ của thời tuổi trẻ, nơi đó có những câu thơ lừng danh của Pút-skin và rừng bạch dương nổi tiếng. Bạch dương là loài cây biểu tượng của nước Nga. Những hàng cây trắng thẳng, cao vút lên quanh khu đồi Lê-nin, trải khắp ngoại ô Mat-xcơ-va và triền miên trên những con đường từ thủ đô đi đến những thành phố khác. Bạch dương xanh tuyệt đẹp trong mùa hè, ngả sắc vàng rợi trong mùa thu và toát lên vẻ cô liêu buồn bã nhớ thương giữa tuyết trắng tinh khôi trong mùa đông lạnh giá. Trong khi đó thì lá cây phong vào mùa đông lại đỏ rực lên, phủ khắp công viên một màu đỏ như lửa, như bộ lông khổng lồ, ấm áp của chú cáo lửa trong truyện cổ tích. Khách du lịch đến Mát-xcơ-va đều nhặt một vài chiếc lá phong làm quà lưu niệm để nhớ về nước Nga. (Theo Trường Giang) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. Mát-xcơ-va là một thành phố như thế nào? a- Lãng mạn và cổ kính nhất b- Sôi động và đẹp đẽ nhất c- Lãng mạn và đẹp đẽ nhất Câu 2. Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ những nét đặc biệt của Mát-xcơ-va? a- Nơi đó có những giấc mơ, con đường và thơ Pút-skin b- Nơi đó có những giấc mơ, thơ Pút-skin, rừng bạch dương c- Nơi đó có rừng bạch dương, những giấc mơ, con đường Câu 3. Hai dòng nào dưới đây miêu tả những điểm nổi bật của cây bạch dương? a- Trắng thẳng, cao vút, triền miên trên những con đường b- Đỏ rực lên, phủ khắp công viên một màu đỏ như lửa c- Xanh tuyệt đẹp mùa hè, vàng rợi mùa thu, buồn bã mùa đông Câu 4. Hai dòng nào dưới đây nêu đúng cảm xúc của tác giả khi nhớ về Mát-xcơ-va? a- Thương nhớ giấc mơ tuổi thơ, bay bổng với vần thơ của đại thi hào Pút-skin b- Ngây ngất nhớ vẻ đẹp gợi buồn của rừng bạch dương và sự ấm áp của lá phong đỏ rực c- Nuối tiếc vẻ đẹp phồn hoa của đường phố thủ đô chạy dài miên man không dứt II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn Câu 1. a) Điền tr hoặc ch vào chỗ trống: Mười lăm năm, mỗi sángiều Bác Hồ.ăm.út, nâng niu từng cành Cây càng khỏe, lá càng xanh Như miền Nam đó,ưởng thành nở hoa Dạn dày sương gió nắng mưa .ái ngon vẫn đậu đợi mùaín thơm Mặc.o lửa đạn mưa bom Ong xây bọng mậtong vòm lá xanh Đã nghe thơm nắng Ba Đình Ngọt mùa vú sữa bờ kênh Tháp Mười. (Theo Quốc Tuấn) b) Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên chữ in nghiêng: Cây chuối nghiêng ca thân mình Cong cho buồng qua to kềnh không rơi Cây cau chót vót lưng trời Dâu moi cô vân không rời đàn con Qua chuối chín cho ngọt thơm Qua cau tô đo môi son cho bà Cành cong nụ nơ đầy hoa Cây lúa cong hạt cho mùa bông sây Muôn ngàn hoa trái co cây Cong trên vai trái đất này bé ơi! (Theo Lê Hồng Thiện) Câu 2. a) Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ, hai gạch dưới bộ phận vị ngữ của mỗi câu: (1) Bạn gái mặc chiếc áo màu hồng đứng ở hàng đầu là Thục Anh, lớp trưởng lớp tôi (2) Thục Anh là một học sinh rất gương mẫu (3) Cây hoa lạ lạ, có nhiều bông trắng xinh xinh ấy là hoa mai (4) Hoa mai là thứ hoa quý được nhiều người thích b) Đánh dấu X vào ô thích hợp để nhận xét về các câu ở bài tập a: Nhận xét Câu Được dùng để giới thiệu Được dùng để nhận định Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 3. a) Gạch dưới những câu thuộc kiểu câu Ai là gì? sau đó gạch chéo (/) phân cách hai bộ phận chủ ngữ và vị ngữ của câu đó: (1) Hạ Long là niềm tự hào của mỗi người dân Việt (2) Hôm qua, anh Sơn nói như thế là không đúng (3) Tiếng trống buổi sáng trong trẻo ấy là tiếng trống trường đầu tiên âm vang mãi trong đời đi học của tôi sau này. b) Điền vị ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu kể Ai là gì?: (1) Cao Bá Quát là (2) Chu Văn An là. (3) Tô Hoài là (4) Trần Đăng Khoa là.. Câu 4. Đọc dàn ý của bài văn tả cây dừa dưới đây: - Giới thiệu cây dừa - Tả bao quát cây dừa - Tả các bộ phận của cây dừa (tàu lá, quả dừa, vỏ dừa, cùi dừa, nước dừa.) - Nêu lợi ích của cây dừa Dựa vào dàn ý trên, bạn Hoài Nam dự kiến viết bốn đoạn văn nhưng ch

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_tuan_mon_tieng_viet_lop_4_tuan_19_27.doc
Giáo án liên quan