Câu 1: Xác định kim nam châm đặt sai trong hình vẽ sau?
A. Kim nam châm số 1
B. Kim nam châm số 4
C. Kim nam châm số 2
D. Kim nam châm số 3
Câu 2: Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua:
A. Tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.
B.Tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.
C. Tỉ lệ thuận với bình phương hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.
D. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.
Câu 3: Từ trường không tồn tại ở đâu?
A. Xung quanh Trái Đất B. Xung quanh dòng điện
C. Xung quanh nam châm D. Xung quanh điện tích đứng yên
4 trang |
Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 751 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra cuối kỳ I môn Vật lý Lớp 9 - Mã đề 902 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Sài Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I - NĂM HỌC 2020 – 2021
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG MÔN: VẬT LÝ 9
Mã đề 902
Thời gian làm bài: 45 phút
Họ và tên: Lớp: 9A......
I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm): Ghi vào bài làm chữ cái đứng trước đáp án đúng:
S
N
1
2
3
4
Câu 1: Xác định kim nam châm đặt sai trong hình vẽ sau?
A. Kim nam châm số 1
B. Kim nam châm số 4
C. Kim nam châm số 2
D. Kim nam châm số 3
Câu 2: Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua:
A. Tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.
B.Tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.
C. Tỉ lệ thuận với bình phương hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.
D. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.
Câu 3: Từ trường không tồn tại ở đâu?
A. Xung quanh Trái Đất B. Xung quanh dòng điện
C. Xung quanh nam châm D. Xung quanh điện tích đứng yên
Câu 4: Khi nam châm thẳng bị gãy làm hai nửa, nhận định nào dưới đây là đúng?
A. Mỗi nửa thành một nam châm mới có hai cực từ cùng tên ở hai đầu
B. Mỗi nửa thành một nam châm mới có hai cực từ khác tên ở hai đầu
C. Mỗi nửa thành một nam châm mới chỉ có một cực ở một đầu
D. Hai nửa mất hết từ tính.
Câu 5: Khi cho dòng điện chạy qua các vòng dây ( hình vẽ), A là cực nào của ống dây ?
A
B
A. cực bắc
B. cực nam
C. cực nam, bắc thay đổi liên tục
D. không đủ điều kiện để xác định
Câu 6: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua nó là 0,2A. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn tăng lên đến 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là:
A. 0,4 A B. 1,2A C. 0,2A D. 2,4A
Câu 7: Một đoạn dây dẫn bằng đồng, cùng chiều dài, có tiết diện và điện trở tương ứng là S1, R1 và S2, R2. Hệ thức nào dưới đây là đúng?
A. R1R2 = S1S2 B. C. S1R1 = S2R2 D.
Câu 8: Đặt vào hai đầu điện trở R một hiệu điện thế 15V thì cường độ dòng điện qua điện trở là 1,5A. Giá trị điện trở R là:
A. R = 12Ω B. R = 1,5Ω C. R = 18Ω D. R = 10Ω
Câu 9: Có cách nào làm tăng lực từ của nam châm điện?
A. Dùng dây dẫn có quấn ít vòng.
B. Tăng số vòng dây và giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu ống dây.
C. Dùng dây dẫn nhỏ quấn nhiều vòng.
D. Tăng đường kính và chiều dài ống dây.
Câu 10: Nội dung định luật Ôm là:
A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.
B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và không tỉ lệ với điện trở của dây.
C.Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ với điện trở của dây.
D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ thuận với điện trở của dây.
Câu 11: Độ mau, thưa của các đường sức từ trên cùng một hình vẽ cho ta biết điều gì về từ trường?
A. Chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng yếu, chỗ càng thưa thì từ trường càng mạnh.
B. Chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng mạnh, chỗ càng thưa thì từ trường càng yếu
C. Chỗ đường sức từ càng thưa thì dòng điện đặt ở đó có cường độ càng lớn
D. Chỗ đường sức từ càng mau thì dây dẫn đặt ở đó càng bị nóng lên nhiều
Câu 12: Công thức nào dưới đây là đúng trong mạch có hai điện trở mắc nối tiếp:
A. U = U1 = U2 B. C. I = I1 = I2 D.
Câu 13: Cho hai điện trở R1 = 5Ω; R2 = 10Ω và R3 = 30Ω mắc song song với nhau. Hỏi điện trở tương đương của mạch là:
A. 0,33Ω B. 45 Ω C. 33,3 Ω D. 3 Ω
Câu 14: Thí nghiệm Ơ-xtét chứng tỏ rằng:
A. Xung quanh dòng điện có từ trường B. Xung quanh Trái đất có từ trường
C. Xung quanh nam châm có từ trường D. Xung quanh một đường sức có từ trường
Câu 15: Mắc một bóng đèn có ghi 20V – 5W vào nguồn điện có hiệu điện thế 10V. Cho rằng điện trở của dây tóc bóng đèn không phụ thuộc vào nhiệt độ, công suất của bóng đèn khi đó là:
A. 2,5 W B. 4W C. 1,25W D. 10W
Câu 16: Có hiện tượng gì xảy ra với một thanh thép khi đặt nó trong lòng một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua?
A. Thanh thép bị nóng lên B. Thanh thép phát sáng
C. Thanh thép bị đẩy ra khỏi ống dây D. Thanh thép trở thành một nam châm
Câu 17: Loa điện hoạt động dựa vào:
A. Tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua
B. Tác dụng của dòng điện lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua
C. Tác dụng từ của từ trường lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua
D. Tác dụng từ của nam châm lên ống dây có dòng điện chạy qua
Câu 18: Khi đưa từ cực của hai nam châm lại gần nhau thì hai từ cực đó:
A. Luôn đẩy nhau B. Khác tên sẽ hút nhau
C. Luôn hút nhau D. Cùng tên sẽ hút nhau.
Câu 19: Điện trở của dây dẫn không phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây?
A. Vật liệu làm dây dẫn B. Khối lượng của dây dẫn
C. Chiều dài của dây dẫn D. Tiết diện của dây dẫn
Câu 20: Lực do từ trường tác dụng lên dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong lòng nó được gọi là:
A. Lực điện từ B. Lực từ C. Lực ma sát D. Lực hấp dẫn
II. TỰ LUẬN (5 điểm):
Câu 1: (2,0 điểm)
a. Phát biểu qui tắc nắm tay phải.
b. Vận dụng qui tắc bàn tay trái để xác định chiều dòng điện chạy qua dây dẫn, chiều của lực điện từ, tên các từ cực của nam châm, với mỗi trường hợp sau:
I
I
S
S
N
I
N
+
+
+
F
S
N
F
Hình a Hình b Hình c Hình d
Câu 2: (3,0 điểm)
Cho một điện trở R1 = 40 Ω mắc nối tiếp với bóng đèn có ghi 60V – 6W.
Tính điện trở bóng đèn và điện trở tương đương toàn mạch.
Tìm hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch để bóng đèn sáng bình thường.
Khi bóng đèn sáng bình thường trong 10 phút. Tính lượng điện năng mà bóng đèn tiêu thụ trong thời gian đó.
Nếu mắc thêm một điện trở R2 = 20 Ω song song với bóng đèn vào nguồn điện không thay đổi như trên thì độ sáng của đèn có thay đổi không ? Giải thích ?
----------- HẾT ----------
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_ky_i_mon_vat_ly_lop_9_ma_de_902_nam_hoc_202.doc
- ĐÁP ÁN.docx