Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Mã đề 701 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Sài Đồng

Câu 1: “Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch” thể hiện quyền nào của trẻ em?

A. Quyền được khai sinh. B. Quyền được công nhận.

C. Quyền được chăm sóc. D. Quyền được bảo vệ.

Câu 2: Cơ quan nào sau đây không tồn tại trong bộ máy Nhà nước ta?

A. Tòa án nhân dân xã. B. Tòa án nhân dân tỉnh.

C. Tòa án nhân dân tối cao. D. Tòa án nhân dân huyện.

Câu 3: Việc làm nào sau đây gây ô nhiễm và hủy hoại môi trường?

A. Trồng rừng, phủ xanh đồi trọc. B. Phân loại rác thải trước khi bỏ đi.

C. Khai thác gỗ không có kế hoạch. D. Vứt rác đúng nơi quy định.

Câu 4: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền trẻ em?

A. Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng.

B. Kỉ luật những học sinh gian lận trong thi cử.

C. Nhắc nhở con cái khi phạm lỗi.

D. Bỏ rơi con cái, không nuôi dưỡng, chăm sóc.

 

doc3 trang | Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 467 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Mã đề 701 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Sài Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG Mã đề: 701 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKII Môn: GDCD 7 Năm học: 2018 – 2019 Thời gian: 45 phút ( Đề thi gồm 3 trang ) I/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5 điểm) Em hãy trả lời câu hỏi bằng cách tô vào đáp án đúng nhất trong phiếu bài làm. Câu 1: “Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch” thể hiện quyền nào của trẻ em? A. Quyền được khai sinh. B. Quyền được công nhận. C. Quyền được chăm sóc. D. Quyền được bảo vệ. Câu 2: Cơ quan nào sau đây không tồn tại trong bộ máy Nhà nước ta? A. Tòa án nhân dân xã. B. Tòa án nhân dân tỉnh. C. Tòa án nhân dân tối cao. D. Tòa án nhân dân huyện. Câu 3: Việc làm nào sau đây gây ô nhiễm và hủy hoại môi trường? A. Trồng rừng, phủ xanh đồi trọc. B. Phân loại rác thải trước khi bỏ đi. C. Khai thác gỗ không có kế hoạch. D. Vứt rác đúng nơi quy định. Câu 4: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền trẻ em? A. Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng. B. Kỉ luật những học sinh gian lận trong thi cử. C. Nhắc nhở con cái khi phạm lỗi. D. Bỏ rơi con cái, không nuôi dưỡng, chăm sóc. Câu 5: Việc làm nào sau đây vi phạm bổn phận của trẻ em? A. Chào hỏi, lễ phép với ông bà, cha mẹ. B. Chăm chỉ học tập, đạt thành tích tốt. C. Bỏ học, cùng bạn đi kiếm tiền từ sớm. D. Thực hiện tốt nội quy trường học. Câu 6: Hùng đang học lớp 7 nhưng trông khá nhỏ bé so với các bạn cùng lớp. Rất nhiều lần khi đang học trên lớp Hùng bị ngất xỉu. Khi tìm hiểu và biết nguyên nhân là do nhà nghèo nên Hùng thường xuyên không ăn sáng, bữa trưa và tối cũng chỉ ăn qua loa, không đủ dinh dưỡng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến kết quả học tập của Hùng. Nếu là bạn của Hùng, em sẽ: A. Không quan tâm vì đó là chuyện riêng của gia đình Hùng. B. Đề xuất phương án hỗ trợ gia đình bạn với thầy cô và bạn bè. C. Khuyên bạn nghỉ học vì hoàn cảnh và sức khỏe không đủ điều kiện. D. Hàng ngày xin bố mẹ tiền và cho Hùng để bạn có tiền ăn. Câu 7: Trong dịp ngoại khóa của trường, An cùng các bạn được đến thăm một ngôi đền cổ. Khi đến nơi tham quan, được người dân địa phương giới thiệu về lịch sử của ngôi đền, An thấy rất nhiều bạn học sinh cùng trường có những hành vi cười đùa trong khuôn viên đền. Nếu là An trong tình huống này, em sẽ làm gì? A. Nhắc nhở các bạn xung quanh có ý thức tôn trọng nơi thờ tự. B. Lờ đi vì đó không phải việc của mình. C. Tham gia vui đùa cùng các bạn cho đỡ chán. D. Ngay lập tức lớn tiếng chỉ trích các bạn thiếu ý thức. Câu 8: Việc làm nào sau đây gọi là mê tín dị đoan? A. Đi lễ chùa đầu năm. B. Thắp hương trên bàn thờ tổ tiên. C. Đi nghe giảng đạo. D. Chữa bệnh bằng phù phép. Câu 9: Thờ Mẫu tam phủ là một hình thức A. tín ngưỡng. B. giáo phái. C. tôn giáo. D. mê tín. Câu 10: Thủ tướng hiện nay của nước ta có tên là A. Nguyễn Phú Trọng. B. Trương Tấn Sang. C. Nguyễn Thị Kim Ngân. D. Nguyễn Xuân Phúc. Câu 11: Nhà Hưng ở gần nhà ông Tâm. Một lần, nghi ngờ Hưng ăn trộm gà nhà mình, ông Tâm cùng con trai chửi mắng và ra tay đánh Hưng. Theo em, hành vi của ông Tâm và con trai đã vi phạm quyền gì của trẻ em? A. Quyền được giáo dục. B. Quyền được chăm sóc. C. Quyền được bảo vệ. D. Quyền được nuôi dưỡng. Câu 12: Hành vi nào sau đây vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo? A. Tôn trọng tín ngưỡng, tôn giáo của người khác. B. Tố cáo những người hành nghề bói toán. C. Tôn trọng nơi thờ tự: chùa, miếu, đền, D. Tuyên truyền những tôn giáo không chính thống. Câu 13: Niềm tin của con người vào một cái gì đó thần bí, hư ảo, vô hình như: thần linh, thượng đế, chúa trời được gọi là A. tôn giáo. B. mê tín dị đoan. C. tín ngưỡng. D. thần giáo. Câu 14: Chính phủ do ai/cơ quan nào bầu ra? A. Nhân dân. B. Quốc hội. C. Nhà nước. D. Đảng. Câu 15: Cơ quan hành chính Nhà nước bao gồm A. Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân. B. Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp. C. Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp. D. Quốc hội và chính phủ. Câu 16: Gia đình L là gia đình nghèo, khi L học xong tiểu học thì bố L không cho em học tiếp THCS mà bắt đi làm kiếm tiền để trang trải cho cuộc sống gia đình. Em có đồng tình với việc làm của bố L không? Theo em, L nên làm gì trong trường hợp này? A. Đồng tình. L nên nghe theo lời bố vì bổn phận của con là nghe lời, giúp đỡ cha mẹ. B. Đồng tình. L nên đi làm sớm để mau kiếm tiền trang trải cho gia đình. C. Không đồng tình. L nên tiếp tục đi học và phản đối, tranh cãi đến cùng nếu bố bắt nghỉ học. D. Không đồng tình. L nên nói chuyện để bố hiểu đi học là quyền của trẻ em đồng thời hứa sẽ cố gắng phụ giúp công việc của gia đình. Câu 17: Di sản văn hóa nào sau đây là di sản văn hóa phi vật thể? A. Ca trù. B. Thành Cổ Loa. C. Vịnh Hạ Long. D. Cố đô Huế. Câu 18: Chính phủ không có nhiệm vụ và quyền hạn nào sau đây? A. Thống nhất quản lí kinh tế, văn hóa, xã hội. B. Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết. C. Lập và sửa đổi Hiến pháp, các văn bản luật. D. Bảo vệ quyền và lợi ích của công dân và Nhà nước. Câu 19: Việc trẻ em được tiêm chủng miễn phí thể hiện quyền nào của trẻ em? A. Quyền được giáo dục. B. Quyền được chăm sóc. C. Quyền được nuôi dưỡng. D. Quyền được bảo vệ. Câu 20: Những sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác được gọi là A. giá trị văn hóa. B. di sản văn hóa. C. thành tựu văn hóa. D. truyền thống văn hóa. II/ TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1. (3 điểm) a) Môi trường là gì? Tài nguyên thiên nhiên là gì? Thế nào là bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? b) Theo em, học sinh cần làm gì để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Câu 2. (2 điểm) Hoài và Thu sinh ra ở Bắc Ninh – vùng đất nổi tiếng với những làn điệu dân ca quan họ. Từ nhỏ, hai bạn đã được các thế hệ đi trước dạy hát để tiếp nối truyền thống và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của địa phương. Tuy nhiên, Hoài cảm thấy mình không có năng khiếu và cũng không thích hát dân ca quan họ nên cho rằng mình không cần có trách nhiệm bảo vệ di sản văn hóa, cứ để trách nhiệm đó cho những người thích hát là được. a) Em có đồng tình với suy nghĩ của Hoài không? Vì sao? b) Theo em, Hoài nên có thái độ và cách ứng xử như thế nào đối với việc bảo vệ di sản văn hóa? ----------- HẾT ---------- BGH duyệt Tổ trưởng Nhóm trưởng Người ra đề, đáp án Lê Thị Hồng Thái Dương Thị Ngạn Nguyễn Thị Bích Ngân Phạm Thùy Linh

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_ii_mon_giao_duc_cong_dan_lop_7_ma_de.doc
  • docĐáp án khối 7 cuối HKII.doc
Giáo án liên quan