Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Vật lý Lớp 7 - Mã đề 702 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Sài Đồng (Có đáp án)

Câu 1. So sánh vùng nhìn thấy của gương cầu lồi với vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước, phát biểu nào sau đây đúng ?

A. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi nhỏ hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng.

B. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rõ hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng.

C. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng.

D. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi bằng vùng nhìn thấy của gương phẳng.

Câu 2. Khi chiếu chùm sáng song song đến gương cầu lõm ta thu được chùm tia phản xạ:

A. phân kì. B. hội tụ tại một điểm. C. song song. D. đối đỉnh.

Câu 3. Khi thổi sáo, bộ phận dao động phát ra âm là:

A. cây sáo. B. bàn tay. C. cột không khí trong cây sáo. D. các lỗ sáo.

Câu 4. Độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. Thời gian dao động. B. Biên độ của âm. C. Tần số của âm. D. Vận tốc của âm Câu 5. Âm phát ra càng cao khi :

A. vật dao động càng nhanh. B. vật dao động càng mạnh.

C. vật dao động càng dài. D. vật dao động có khối lượng càng lớn.

 

doc3 trang | Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 533 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Vật lý Lớp 7 - Mã đề 702 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Sài Đồng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG MÃ ĐỀ 702 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2020-2021 Môn: Vật lí 7 Thời gian làm bài: 45 phút Họ và tên: .. Lớp 7A I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm): Ghi vào bài làm chữ cái đứng trước đáp án đúng: Câu 1. So sánh vùng nhìn thấy của gương cầu lồi với vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước, phát biểu nào sau đây đúng ? A. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi nhỏ hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng. B. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rõ hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng. C. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng. D. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi bằng vùng nhìn thấy của gương phẳng. Câu 2. Khi chiếu chùm sáng song song đến gương cầu lõm ta thu được chùm tia phản xạ: A. phân kì. B. hội tụ tại một điểm. C. song song. D. đối đỉnh. Câu 3. Khi thổi sáo, bộ phận dao động phát ra âm là: A. cây sáo. B. bàn tay. C. cột không khí trong cây sáo. D. các lỗ sáo. Câu 4. Độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Thời gian dao động. B. Biên độ của âm. C. Tần số của âm. D. Vận tốc của âm Câu 5. Âm phát ra càng cao khi : A. vật dao động càng nhanh. B. vật dao động càng mạnh. C. vật dao động càng dài. D. vật dao động có khối lượng càng lớn. Câu 6. Trong 4 giây một lá thép thực hiện được 1200 dao động. Câu nào đúng? A. Tần số dao động của lá thép là 4800 Hz. B. Tần số dao động của lá thép là 30 Hz. C. Tần số dao động của lá thép là 300 Hz. D. Tần số dao động của lá thép là 1200 Hz. Câu 7. Âm không thể truyền trong môi trường nào dưới đây? A. Khoảng không ngoài vũ trụ. B. Tường bê tông. C. Nước biển. D. Tầng khí quyển bao quanh Trái Đất. Câu 8. Đơn vị của độ to: A. m2 B. Hz C. dB D. mm Câu 9. Ngưỡng đau có thể làm điếc tai: A. 60dB B. 100dB C. 130dB D. 20dB Câu 10. Sắp xếp sự truyền âm trong các môi trường từ tốt nhất đến kém nhất: A .Rắn, khí, lỏng B. Khí, lỏng, rắn C. Rắn, lỏng, khí D. Lỏng, khí, rắn Câu 11. Vì sao ta nhìn thấy một vật? A.Vì mở mắt hướng về phía vật. B. Vì mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật. C. Vì có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta. D. Vì vật được chiếu sáng. Câu 12. Vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng ? A. Con đom đóm lập lòe. B. Bóng đèn đang sáng. C. Mặt Trăng. D. Mặt trời. Câu 13. Chùm sáng nào dưới đây là chùm sáng phân kì ? A. B. C. D. Câu 14. Trong trường hợp nào dưới đây ánh sáng truyền theo đường thẳng ? A. Trong môi trường trong suốt. B. Đi từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác. C. Trong môi trường đồng tính. D. Trong môi trường trong suốt và đồng tính. Câu 15: Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nhật thực ? A. Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất nên ánh sáng từ Mặt Trời không đến được Trái Đất. B. Mặt Trời bỗng nhiên biến mất. C. Mặt Trời ngừng phát ra ánh sáng. D. Người quan sát đứng phía sau Trái Đất không được Mặt Trời chiếu sáng. Câu 16: Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nguyệt thực ? A. Mặt Trăng bị gấu Trời ăn. B. Trái Đất chắn không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu tới Mặt Trăng. C. Mặt Trăng bỗng ngừng phát sáng. D. Mặt phản xạ của Mặt Trăng không hướng về phía Trái Đất nơi ta đang đứng. Câu 17.Chiếu tia sáng SI lên một gương phẳng, góc tạo bởi tia SI và tia phản xạ của nó là 100o thì góc phản xạ bằng: A. 40o B. 50o C. 60o D. 90o Câu 18. Hai gương phẳng G1 và G2 đặt song song với nhau, mặt phản xạ quay vào nhau. Tia tới SI được chiếu lên gương G1 phản xạ một lần trên gương G1 và một lần trên gương G2. Góc tạo bởi tia tới SI và tia phản xạ cuối cùng trên gương G2 có giá trị nào sau đây? A. 0o B. 45o C. 90o D. 180o Câu 19. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất nào sau đây ? A. Ảnh thật, bằng vật. B. Ảnh ảo, bằng vật. C. Ảnh ảo, lớn hơn vật. D. Ảnh ảo, nhỏ hơn vật. Câu 20. Khi vật đặt sát gương cầu lõm thì ảnh của vật tạo bởi gương cầu lõm có tính chất nào dưới đây? A. Ảnh ảo, lớn bằng vật.      B. Ảnh ảo, lớn hơn vật. C. Ảnh ảo, nhỏ hơn vật.     D. Ảnh thật, bằng vật II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1. (2 điểm) ) a. Khi ở ngoài khoảng không (chân không), các nhà du hành vũ trụ có thể nói chuyện với nhau một cách bình thường như khi họ ở trên mặt đất được không? Tại sao? b. Một người đứng ở vị trí A nổ một tiếng súng báo hiệu, sau 5 giây một người ở vị trí B mới nghe thấy tiếng súng. Biết vận tốc âm truyền trong không khí là 340m/s. Tính khoảng cách giữa hai người A và B? A Câu 2. (3 điểm) Cho mũi tên AB đặt trước gương phẳng như hình vẽ: B a. Vẽ ảnh A’B’ của AB tạo bởi gương phẳng. b. Nếu điểm A cách gương 6cm. Hỏi ảnh A’ của điểm A cách gương bao nhiêu cm? Vì sao? c. Giữ nguyên vị trí đặt gương, ta phải điều chỉnh vật như thế nào để có ảnh song song và cùng chiểu vật. Vẽ hình minh họa. -------------*** Chúc các con làm bài tốt nhé!***-------------- UBND QUẬN LONG BIÊN MÃ ĐỀ 702 TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn: Vật lí - Lớp 7 I. Phần trắc nghiệm. (5 điểm) mỗi ý đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C B C B A C A C C C Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án C C D D A B B A D B II. Phần tự luận. (5 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 điểm) Trả lời đúng Tóm tắt Áp dụng công thức: s = v.t = 340.5 = 1700 (m) 1 0.25 0.25 0.5 2 (3 điểm) a.Vẽ đúng ảnh A’ qua gương phẳng Vẽ đúng ảnh B’ qua gương phẳng Nối ảnh A’B’ đúng b. 6cm. Vì khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương. c. Xác định đúng vị trí vật qua hình vẽ 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 * Chú ý: - Bài giải sai mà kết quả đúng thì không cho điểm. - Bài giải đúng theo cách khác vẫn cho điểm tối đa. BGH PHÊ DUYỆT Dương Phương Hảo NHÓM TRƯỞNG DUYỆT Đào Thị Huyền NGƯỜI RA ĐỀ Nguyễn Thị Vi Linh

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_i_mon_vat_ly_lop_7_ma_de_702_nam_hoc.doc
Giáo án liên quan