Câu 1: 1,0 điểm
a. Văn bản “Chiếc lá cuối cùng” được kể theo ngôi kể thứ mấy?
b. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2: 1,5 điểm
Văn bản “Chiếc lá cuối cùng” lôi cuốn người đọc bởi nghệ thuật đảo ngược tình huống truyện hai lần. Em hãy chỉ ra hai tình huống truyện và cho biết tác dụng của cách xây dựng nghệ thuật đó?
Câu 3: 2,5 điểm
Đọc truyện “Chiếc lá cuối cùng”, ta thấy lúc đầu Giôn-xi thiếu ý chí, nghị lực: chán nản, tuyệt vọng, buông xuôi chờ chết. Về sau, cô đã lấy được nghị lực sống và khỏe lại. Vậy theo em, ý chí, nghị lực có vai trò như thế nào trong cuộc sống. Hãy trình bày thành một đoạn văn khoảng 8->10 câu, trong đó có sử dụng một câu ghép. (Gạch chân và chú thích rõ).
5 trang |
Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 654 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Đề 1 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Sài Đồng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND QUẬN LONG BIÊN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG MÔN NGỮ VĂN 8
Năm học: 2020- 2021
Thời gian làm bài: 90 phút
I/MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
* Văn bản: - Chiếc lá cuối cùng.
- Lão Hạc.
* Tiếng Việt: - Câu ghép.
* Tập làm văn: - Phương thức biểu đạt.
- Văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
2.Kĩ năng : - Xác định ngôi kể, thể loại, phương thức biểu đạt.
- Kĩ năng xác định nghệ thuật đảo ngược tình huống truyện hai
lần, tác dụng và giải thích ý nghĩa chi tiết đặc sắc của truyện.
- Kĩ năng viết đoạn văn, liên hệ thực tế, kĩ năng viết bài văn
tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
3.Thái độ: Nghiêm túc, trung thực trong kiểm tra.
II. MA TRẬN ĐỀ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Cộng
Vận dụng
Vận dụng cao
1.Văn bản
Ngôi kể, thể loại, phương thức biểu đạt.
Xác định NT đảo ngược tình huống truyện 2 lần vfa tác dụng. Giải thích ý nghĩa chi tiết đặc sắc của truyện.
Dựa văn bản viết đoạn văn liên hệ thực tiễn
Số câu
1
1
1
3
Số điểm
1,0đ
1.5đ
2.0đ
4,5đ
Tỉ lệ %
10%
15%
20%
45%
2. Tiếng Việt
Xác định câu ghép
Số câu
1
1
Số điểm
0,5đ
0.5đ
Tỉ lệ %
5%
5%
3.Tập làm văn
Viết bài tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
Số câu
1
1
Số điểm
5.0đ
5,0đ
Tỉ lệ %
50%
50%
Tổng điểm
1.0đ
2.0đ
5.0đ
2.0đ
10đ
Tỉ lệ %
10%
20%
50%
20%
100%
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
MÔN NGỮ VĂN 7
Năm học: 2020-2021
Thời gian làm bài: 90 phút
Ngày kiểm tra: 25/12/2020
UBND QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG
Đề số 1
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Môn: Ngữ Văn 8
Năm học 2020-2021
Thời gian làm bài: 90 phút
Ngày kiểm tra: 25/12/2020
PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (5,0 điểm): Dưới đây là một đoạn trích từ văn bản “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri:
“Đó là chiếc lá cuối cùng”, Giôn-xi nói, “Em cứ tưởng là nhất định trong đêm vừa qua nó đã rụng. Em nghe thấy gió thổi. Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết”.
“Em thân yêu, thân yêu!”, Xiu nói, cúi khuôn mặt hốc hác xuống gần gối. “Em hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ làm gì đây?”.
Nhưng Giôn-xi không trả lời. Cái cô đơn nhất trong thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình. Khi những dây ràng buộc cô với tình bạn và với thế gian cứ nơi lỏng dần từng sợi một, ý nghĩ kì quặc ấy hình như càng choán lấy tâm trí cô mạnh mẽ hơn.
(Sách Ngữ văn 8-Tập I)
Câu 1: 1,0 điểm
a. Văn bản “Chiếc lá cuối cùng” được kể theo ngôi kể thứ mấy?
b. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2: 1,5 điểm
Văn bản “Chiếc lá cuối cùng” lôi cuốn người đọc bởi nghệ thuật đảo ngược tình huống truyện hai lần. Em hãy chỉ ra hai tình huống truyện và cho biết tác dụng của cách xây dựng nghệ thuật đó?
Câu 3: 2,5 điểm
Đọc truyện “Chiếc lá cuối cùng”, ta thấy lúc đầu Giôn-xi thiếu ý chí, nghị lực: chán nản, tuyệt vọng, buông xuôi chờ chết. Về sau, cô đã lấy được nghị lực sống và khỏe lại. Vậy theo em, ý chí, nghị lực có vai trò như thế nào trong cuộc sống. Hãy trình bày thành một đoạn văn khoảng 8->10 câu, trong đó có sử dụng một câu ghép. (Gạch chân và chú thích rõ).
PHẦN II; TẬP LÀM VĂN (5,0 điểm)
Đọc truyện ngắn “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao, trái tim độc giả không khỏi xúc động trước tình người, tình yêu thương loài vật, nhân cách cao đẹp của lão Hạc.
Nếu là người được chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán con chó Vàng với ông giáo thì em sẽ kể câu chuyện đó như thế nào?
Yêu cầu: Kết hợp miêu tả và biểu cảm.
-----------------Chúc các em làm bài tốt-----------------
UBND QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG
Đề số 1
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA
CUỐI HỌC KÌ I
MÔN NGỮ VĂN 8
Năm học: 2020-2021
PHẦN
ĐÁP ÁN
BIỂU ĐIỂM
PHẦN I
Câu 1
(1,0đ)
Câu 1: 1,0 điểm
a. Ngôi kể thứ ba b.Phương thức biểu đạt chính: tự sự
0,5đ
0.5đ
Câu 2
(1,5đ)
*Nghệ thuật đảo ngược tình huống truyện hai lần
- Giôn-xi bị viêm phổi nặng, cô chán nản, tuyệt vọng chờ chết, nhờ chiếc lá cuối cùng, cô hồi sinh, cô lại mơ ước vịnh Na-plơ -Cụ Bơ-men khỏe mạnh, cụ vẽ chiếc lá trong đêm mưa bão, bị viêm phổi nặng và qua đời.
*Tác dụng
-Tạo sự bất ngờ , gây hứng thú cho người đọc.
1,0đ
0,5đ
Câu 3
(2,5đ)
* Hình thức :
- Đúng đoạn văn, đủ số câu
- Độ dài: 8-10 câu, liên kết chặt chẽ, ít mắc lỗi sai thông thường
* Nội dung :
Học sinh có những cách trình bày riêng nhưng cần đảm bảo các ý sau:
- Giải thích ý chí nghị lực: khả năng, bản lĩnh, sự nỗ lực không ngừng vượt mọi khó khăn, trở ngại để đạt kết quả.
-Biểu hiện, vai trò của ý chí nghị lực:
+ Không nản lòng trước khó khăn thử thách, luôn nỗ lực vươn lên
+ Là phẩm chất đáng quí của con người, giúp ta có sức mạnh, niềm tin vượt mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống, dẫn đến thành công.
- Liên hệ bản thân (nhận thức và hành động): cần rèn luyện ý chí, nghị lực trong học tập, lao động, trong cuộc sống hàng ngày
* Tiếng Việt: sử dụng đúng câu ghép ( có chú thích)
0.5đ
1.5đ
0,25đ
0,75đ
0,5đ
0,5đ
PHẦN II
(5,0đ)
I/YÊU CẦU CHUNG:
1. Hình thức
- Đúng thể loại văn tự sự, biết kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.
- Kể theo ngôi kể thứ nhất, chọn thứ tự kể phù hợp.
- Bố cục bài văn rõ ràng, mạch lạc, giữa các phần có sự liên kết.
- Diễn đạt lưu loát, lời kể tốt, hấp dẫn.
- Không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu thông thường.
2. Nội dung:
- Nhập vai nhân vật (học trò của ông giáo, người hàng xóm) để kể lại cảnh lão Hạc kể chuyện bán con chó Vàng với ông giáo.
II. Yêu cầu cụ thể
A. Mở bài :
- Dẫn dắt, giới thiệu nhân vật, sự việc : chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện việc bán con chó Vàng với ông giáo.
B. Thân bài:
Học sinh có thể chọn thứ tự kể khác nhau song cần chú ý các sự việc được kể theo lời kể của nhân vật người chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện việc bán con chó Vàng với ông giáo, đảm bảo một số ý như sau :
- Hoàn cảnh gặp gỡ lão Hạc ở nhà ông giáo.
- Tình cờ nghe lão Hạc kể chuyện bán con chó Vàng với ông giáo với vẻ đau khổ, ân hận, day dứt, lão tự trách mình đã lừa con Vàng.
- Ông giáo lựa lời động viên, an ủi, lão Hạc nhờ gửi ông giáo mảnh vườn cho con và ba mươi đồng bạc để lo ma chay cho lão.
- Suy nghĩ về nhân cách lão Hạc: con người lương thiện, trung thực, tình nghĩa, giàu lòng yêu thương con, yêu thương loài vật, tự trọng đáng kính.
*Lưu ý: Học sinh cần biết kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm hợp lý, tưởng tượng, sáng tạo theo cách riêng của mình làm cho câu chuyện sinh động, hấp dẫn.
C. Kết bài :
- Kết thúc truyện, suy nghĩ về nhân cách cao đẹp của lão Hạc, cần sống trung thực, yêu thương con người
III. Biểu điểm (Bài văn ):
- Điểm 5: Bài làm đáp ứng những yêu cầu trên, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi sai thông thường, lời kể hay, hấp dẫn.
- Điểm 4: Bài viết cơ bản đạt các yêu trên, diễn đạt lưu loát, có thể mắc một số lỗi nhưng không làm ảnh hưởng đến nội dung của bài.
- Điểm 3: Bài cơ bản đạt yêu cầu trên, có một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 2,5: Bài viết đạt 1/2 yêu cầu trên, bài diễn đạt chưa được lưu loát, bài viết đủ ý, nhưng còn sơ sài, bố cục bài viết chưa cân đối.
- Điểm 1: Bài cơ bản chưa đạt yêu cầu trên, nội dung quá sơ sài, diễn đạt kém, còn mắc nhiều lỗi trong dùng từ và diễn đạt.
- Điểm 0: Không làm được gì hoặc lạc đề hoàn toàn.
* Lưu ý:
- Căn cứ vào bài làm của học sinh, giáo viên cho mức điểm còn lại.
- Điểm toàn bài là điểm cộng các phần.
0.5 điểm
4,0 điểm
0,5đ
2,0đ
0,75đ
0,75đ
0.5 điểm
BGH duyệt
Nguyễn Thị Tuyến
Tổ trưởng duyệt
Dương Thị Ngạn
Người ra đề và đáp án
Nguyễn T.Phương Nga
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_8_de_1_nam_hoc_202.doc