I. TRẮC NGHIỆM( 5 điểm). Học sinh ghi vào bài chữ cái đứng trước đáp án đúng.
Câu 1: Hoà tan 9 g hợp kim nhôm – magiê vào dung dịch H2SO4 dư thu được 10,08 lít khí H2 (đktc). Thành phần % khối lượng của Al và Mg trong hợp kim lần lượt là:
A. 50% và 50% B. 40% và 60% C. 60% và 40% D. 39% và 61%
Câu 2: Hiện tượng xảy ra khi đốt sắt trong bình khí clo là:
A. Khói màu trắng sinh ra.
B. Xuất hiện những tia sáng chói.
C. Tạo chất bột trắng bám xung quanh thành bình.
D. Có khói màu nâu đỏ tạo thành
Câu 3: Gang là hợp kim của sắt với cacbon và một lượng nhỏ các nguyên tố khác như: Si, Mn, S, trong đó hàm lượng cacbon chiếm:
A. Từ 2% đến 5% B. Trên 6% C. Từ 2% đến 6% D. Dưới 2%
Câu 4: Có thể dùng dung dịch BaCl2 nhận biết từng chất trong cặp chất nào sau đây?
A. dd NaCl và dd NaOH. B. dd HCl và dd NaCl.
C. dd K2SO4 và dd H2SO4. D. dd NaCl và dd K2SO4.
2 trang |
Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 629 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Hóa học Lớp 9 - Mã đề 914 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Sài Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
MÔN: HÓA HỌC – LỚP 9
Năm học: 2020- 2021
Thời gian làm bài: 45 phút
Mã đề thi 914
I. TRẮC NGHIỆM( 5 điểm). Học sinh ghi vào bài chữ cái đứng trước đáp án đúng.
Câu 1: Hoà tan 9 g hợp kim nhôm – magiê vào dung dịch H2SO4 dư thu được 10,08 lít khí H2 (đktc). Thành phần % khối lượng của Al và Mg trong hợp kim lần lượt là:
A. 50% và 50% B. 40% và 60% C. 60% và 40% D. 39% và 61%
Câu 2: Hiện tượng xảy ra khi đốt sắt trong bình khí clo là:
A. Khói màu trắng sinh ra.
B. Xuất hiện những tia sáng chói.
C. Tạo chất bột trắng bám xung quanh thành bình.
D. Có khói màu nâu đỏ tạo thành
Câu 3: Gang là hợp kim của sắt với cacbon và một lượng nhỏ các nguyên tố khác như: Si, Mn, S, trong đó hàm lượng cacbon chiếm:
A. Từ 2% đến 5% B. Trên 6% C. Từ 2% đến 6% D. Dưới 2%
Câu 4: Có thể dùng dung dịch BaCl2 nhận biết từng chất trong cặp chất nào sau đây?
A. dd NaCl và dd NaOH. B. dd HCl và dd NaCl.
C. dd K2SO4 và dd H2SO4. D. dd NaCl và dd K2SO4.
Câu 5: Quặng Hematit có thành phần chủ yếu là:
A. Fe3O4 B. FeS2 C. Fe2O3 D. FeO.
Câu 6: Nguyên liệu sản xuất nhôm là quặng:
A. hematit. B. pirit. C. boxit. D. manhetit.
Câu 7: Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là
A. Fe. B. Hg. C. Na. D. Cu.
Câu 8: Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần:
A. K, Al, Mg, Cu, Fe. B. Cu, Fe, Al, Mg, K.
C. Cu, Fe, Mg, Al, K. D. K, Cu, Al, Mg, Fe.
Câu 9: Để làm sạch mẫu chì bị lẫn kẽm, người ta ngâm mẫu chì này vào một lượng dư dung dịch:
A. Na2CO3. B. CuCl2. C. ZnSO4. D. Pb(NO3)2.
Câu 10: Cặp chất nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?
A. Cu và HCl B. Al và khí Cl2 C. Na2SO3 và HCl D. Zn và CuSO4
Câu 11: Kim loại được rèn, kéo sợi, dát mỏng tạo nên các đồ vật khác nhau nhờ tính chất nào sau đây?
A. Tính dẫn điện. B. Tính dẻo. C. Có ánh kim. D. Tính dẫn nhiệt.
Câu 12: Kim loại vừa tác dụng với dd HCl vừa tác dụng được với dung dịch NaOH:
A. Cu B. Ag C. Al D. Fe
Câu 13: Hòa tan hoàn toàn 7,8 gam một kim loại hóa trị I vào nước được một dung dịch bazơ X và 2,24 lít H2 (đktc). Tên kim loại hóa trị I là:
A. Natri. B. Kali. C. Bạc. D. Đồng.
Câu 14: Sự ăn mòn kim loại là
A. sự phá huỷ kim loại, hợp kim do tác dụng hoá học của môi trường.
B. sự tạo thành các oxit kim loại ở nhiệt độ cao.
C. sự kết hợp của kim loại với một chất khác.
D. sự tạo thành hợp kim khi nấu chảy các kim loại với nhau.
Câu 15: Kim loại bị ăn mòn nhanh trong trường hợp nào dưới đây?
A. Để đồ vật nơi khô ráo, thoáng mát. B. Bôi dầu, mỡ lên bề mặt kim loại.
C. Sơn, mạ lên bề mặt kim loại. D. Ngâm kim loại trong nước muối một thời gian.
Câu 16: Tính thể tích khí Cl2( đktc) cần dùng để phản ứng hết với 5,4 g nhôm?
A. 2,24 lít B. 8,96 lít C. 4,48 lít D. 6,72 lít
Câu 17: Có 3 lọ đựng 3 chất riêng biệt Mg, Al, Al2O3 để nhận biết chất rắn trong từng lọ chỉ dùng 1 thuốc thử là :
A. Dung dịch H2SO4 loãng B. Dung dịch HCl
C. Dung dịch KOH D. Nước
Câu 18: Dung dịch của chất nào sau đây làm cho quì tím hóa đỏ?
A. K2SO3 B. KOH C. HCl D. Na2SO4
Câu 19: Cặp chất nào đây không thể tồn tại trong dung dịch?
A. KOH , KNO3. B. Ca(OH)2, NaNO3.
C. Ca(OH)2, Na2CO3. D. Ca(OH)2, NaCl.
Câu 20: Dãy các oxit tác dụng với nước tạo ra dung dịch làm quỳ tím hóa xanh là
A. Na2O, CaO, BaO. B. P2O5, Na2O, BaO.
C. CO2, SO2, SO3 D. CuO, K2O, CaO.
II. TỰ LUẬN(5 điểm)
Câu 1:(2 điểm) Hãy viết phương trình hóa học theo các sơ đồ phản ứng sau đây(ghi rõ điều kiện nếu có):
a. Fe + O2 - - -> ............
b. FeO + .......... - - -> ............ + CO2
c. NaCl + .......... - - -> NaNO3 + ...........
d. Al + .......... - - -> ............ + H2
Câu 2:(3 điểm)
Nhúng một đinh sắt được làm bằng sắt có khối lượng 28 gam vào 200 gam dung dịch đồng(II) sunfat 24%. Sau một thời gian phản ứng, lấy đinh sắt ra rửa nhẹ sấy khô và cân lại được 30 gam.
a. Đinh sắt lấy ra khỏi dung dịch gồm những kim loại nào? khối lượng là bao nhiêu?
b. Tính nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng.
( Cho Cu = 64; Fe = 56; S = 32; O = 16; Al = 27; Mg = 24)
-----Hết-----
----------Chúc các con làm bài thi tốt----------
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_i_mon_hoa_hoc_lop_9_ma_de_914_nam_ho.doc
- ĐÁP ÁN - K1 (1).docx