Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm 2017-2018 - Trường TH Sài Đồng (Có đáp án)

Câu 1(0,5đ): Các em học sinh lớp một được cô giáo yêu cầu vẽ bức tranh theo chủ đề gì?

A. Những gì các em gắn bó thân thiết.

B. Những gì các em yêu mến.

C. Những gì các em thật sự biết ơn.

D. Những gì các em thường gặp.

Câu 2(0,5đ): Vì sao cô yêu cầu các em vẽ tranh?

A. Vì cô giáo muốn dạy vẽ cho các em.

B. Vì cô giáo muốn tìm ra người có tài năng hội hoạ.

C. Vì cô giáo muốn mang những bức tranh ấy đi thi.

D. Vì cô giáo muốn xem các em thật sự biết ơn những gì.

Câu 3(0,5đ): Cô giáo đã đoán các em vẽ gì?

A. Vẽ những người thân yêu trong gia đình.

B. Vẽ những ngôi nhà ấm cúng.

C. Vẽ gà tây, những chiếc bàn đầy ắp thức ăn.

D. Vẽ phô mai và những chiếc bánh kem.

 

doc4 trang | Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 355 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm 2017-2018 - Trường TH Sài Đồng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TH ĐÔ THỊ SÀI ĐỒNG Họ và tên: Lớp 5A Thứ năm ngày 28 tháng 12 năm 2017 BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT – PHẦN BÀI ĐỌC Lớp 5. Năm học 2017- 2018 Thời gian làm bài: 40 phút Điểm Nhận xét của giáo viên GV chấm kí Đọc tiếng: Đọc hiểu: . I. Đọc tiếng ( 3đ) II. Đọc hiểu (7đ): Đọc thầm đoạn văn Bàn tay Trong ngày Lễ tạ ơn, một cô giáo dạy lớp một nọ đã yêu cầu học sinh vẽ một bức tranh về những gì mà các em thấy biết ơn. Cô muốn biết những đứa trẻ nghèo khổ này thật sự biết ơn những gì. Cô đoán phần lớn học sinh của cô sẽ vẽ những bức tranh về gà tây hoặc những chiếc bàn đầy ắp thức ăn. Thế nhưng cô vô cùng ngạc nhiên khi thấy bức tranh của cậu bé Đu-glát với hình một bàn tay được vẽ một cách ngây ngô đơn giản. Tại sao Đu-glát vẽ bàn tay? Và đây là bàn tay của ai? Cả lớp đều bị thu hút bởi bức tranh của Đu-glát. – Tớ nghĩ đó chắc hẳn là bàn tay của Thượng Đế, người đã mang thức ăn đến cho chúng ta. – Một cậu bé nói. – Đó là bàn tay của một người nông dân. – Cậu bé khác lên tiếng. – Bởi vì ông ta nuôi gà tây. Cuối cùng, khi những học sinh khác đã tập trung làm bài, cô giáo cúi xuống bàn của Đu-glát và hỏi cậu bé bàn tay đó là của ai. – Đó chính là bàn tay của cô, thưa cô. – Cậu bé thì thầm. Điều này gợi cô nhớ lại rằng trong những giờ giải lao, cô vẫn thường nắm tay Đu-glát. Cô thường làm như thế với những học sinh khác. Nhưng với Đu-glát, một đứa bé cô độc và ít nói, điều này lại có ý nghĩa vô cùng. Có lẽ đây chính là lễ Tạ ơn dành cho tất cả mọi người, không phải cho những vật chất chúng ta nhận được, mà cho những điều, dù rất nhỏ nhoi, khi chúng ta trao tặng cho người khác. (Khuyết danh) Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu các câu hỏi sau: Câu 1(0,5đ): Các em học sinh lớp một được cô giáo yêu cầu vẽ bức tranh theo chủ đề gì? A. Những gì các em gắn bó thân thiết. B. Những gì các em yêu mến. C. Những gì các em thật sự biết ơn. D. Những gì các em thường gặp. Câu 2(0,5đ): Vì sao cô yêu cầu các em vẽ tranh? A. Vì cô giáo muốn dạy vẽ cho các em. B. Vì cô giáo muốn tìm ra người có tài năng hội hoạ. C. Vì cô giáo muốn mang những bức tranh ấy đi thi. D. Vì cô giáo muốn xem các em thật sự biết ơn những gì. Câu 3(0,5đ): Cô giáo đã đoán các em vẽ gì? A. Vẽ những người thân yêu trong gia đình. B. Vẽ những ngôi nhà ấm cúng. C. Vẽ gà tây, những chiếc bàn đầy ắp thức ăn. D. Vẽ phô mai và những chiếc bánh kem. Câu 4(0,5đ): Vì sao cả lớp bị thu hút bởi bức vẽ của Đu-glat ? A. Vì bức tranh rất đẹp. B. Vì em vẽ một bàn tay mà không vẽ những gì người ta thường biết ơn. C. Vì em quá ngây ngô, đơn giản. D. Vì em biết vẽ bàn tay cô giáo. Câu 5(1đ): Điều gì bất ngờ nhất trong câu chuyện này?Em có suy nghĩ gì về điều đó? Hãy viết câu trả lời của em. Câu 6(0,5đ): Dòng có những từ đồng nghĩa với từ tập trung: A. Chú ý, chú tâm, chú giải B. Chú ý, chú tâm, chăm chú C. Tập hợp, chú tâm, chú giải D. Chú ý, tập hợp, họp mặt Câu 7(0,5đ): Dòng nào dưới đây chỉ gồm các danh từ? A. Lòng biết ơn, vật chất, câu hỏi, bàn tay. B. Biết ơn, giải lao, hỏi, trao tặng C. Nhỏ nhoi, sự trao tặng, vật chất, lòng biết ơn D. Bàn tay, câu hỏi, lòng biết ơn, ngây ngô Câu 8(1đ): “Chúng taphải biết ơn những vật chất mà mình nhận được.......chúng ta còn phải biết ơn những tình cảm, dù rất nhỏ nhoi của người khác dành cho mình.” Em hãy viết lại câu trên sau khi đã thêm một cặp quan hệ từ hợp lý vào chỗ chấm. Câu 9(1đ): Trong câu “Cô giáo cúi xuống bàn của Đu-glat và hỏi cậu bé bàn tay đó là của ai.” có những quan hệ từ là: Câu 10(1đ): Dựa vào nội dung bài đọc, đặt một câu trong đó có sử dụng một quan hệ từ hoặc một cặp quan hệ từ. Chữ kí của PHHS TRƯỜNG TH ĐÔ THỊ SÀI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TR iA CUỐI HỌC KÌ MÔN TIẾNG VIỆT- PHẦN BÀI ĐỌC Lớp 5. Năm học 2017- 2018 I/ KIỂM TRA ĐỌC HIỂU: (7 điểm) Câu Đáp án Điểm 1 C 0,5 2 D 0,5 3 C 0,5 4 B 0,5 5 Điều Đu-glát biết ơn nhất không phải là những vật chất đã nhận được mà là tình cảm yêu thương, sự dạy dỗ của cô giáo dành cho em. 1 6 B 0,5 7 A 0,5 8 chẳng những (không những)..... mà còn.... 1 9 của, và, của 1 10 Đặt câu đúng yêu cầu 1

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam_2017_2018.doc