Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm 2017-2018 - Trường TH Gia Thụy (Có đáp án)

2. Người bố đã làm gì để nuôi sống gia đình?

A. Chữa xe xích lô.

B. Buôn bán, may vá.

C. Đạp xích lô để đưa đón khách.

3. Tại sao người bố trong câu chuyện trên lại rất quý chiếc xích lô?

A. Vì chiếc xích lô rất đẹp.

 B. Vì chiếc xích lô giúp bố nuôi cả gia đình.

C. Vì chiếc xích lô là kỉ vật mẹ để lại.

4. Hàng ngày, ngoài việc đạp xích lô, bố còn phải làm công việc gì?

 A. Đưa bạn nhỏ đi học.

 B. Làm thay phần việc của mẹ: lo từng mớ rau, quả cà, may vá.

 C. Chữa xích lô.

5.Gạch một gạch dưới những từ chỉ hoạt động, trạng thái trong câu:

 "Sáng nào cũng vậy, cha dậy rất sớm để đưa đón khách”

 

doc6 trang | Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 347 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm 2017-2018 - Trường TH Gia Thụy (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC GIA THỤY Họ và tên................. Lớp: 2A. Thứ năm ngày 28 tháng 12 năm 2017 BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Năm học 2017 - 2018 Môn: Tiếng Việt – Lớp 2 Kiểm tra đọc Thời gian làm bài: 25 phút Điểm GV chấm Nhận xét của giáo viên Đọc tiếng: Đọc hiểu: Đọc: . Tiếng việt ... I. Đọc thành tiếng (6 điểm): Giáo viên kiểm tra từng học sinh qua các tiết ôn tập theo hướng dẫn KTĐK cuối học kì I môn Tiếng Việt 2. II. Đọc thầm và làm bài tập (4 điểm): Cha tôi Mẹ tôi mất lúc tôi lên hai. Cha nuôi tôi từ thuở ấy. Người dùng xe xích lô để kiếm sống. Đây cũng là chiếc nôi đưa tôi đi khắp nẻo đường thành phố. Tôi lớn lên trong sự nhọc nhằn thức khuya dậy sớm, nai lưng đạp xích lô của cha. Hằng ngày, cha phải làm thay phần việc của mẹ: lo từng mớ rau, quả cà và cả việc may vá. Sáng nào cũng vậy, cha dậy rất sớm để đưa đón khách. Nhiều hôm hàng phố đã cơm nước xong, ngồi xem ti vi, cha mới đạp xe về nhà. Cha rất quý chiếc xích lô. Người bảo: Chính cái xe xích lô cũ kĩ này đã nuôi sống cả nhà mình. Theo Sưu tầm *Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây hoặc làm theo yêu cầu: 1. Ở đoạn văn thứ nhất, chiếc xích lô được tác giả xem như cái gì ? Chiếc nôi. Chiếc xe ô tô. Chiếc xe đạp. 2. Người bố đã làm gì để nuôi sống gia đình? Chữa xe xích lô. Buôn bán, may vá. Đạp xích lô để đưa đón khách. 3. Tại sao người bố trong câu chuyện trên lại rất quý chiếc xích lô? A. Vì chiếc xích lô rất đẹp. B. Vì chiếc xích lô giúp bố nuôi cả gia đình. C. Vì chiếc xích lô là kỉ vật mẹ để lại. 4. Hàng ngày, ngoài việc đạp xích lô, bố còn phải làm công việc gì? A. Đưa bạn nhỏ đi học. B. Làm thay phần việc của mẹ: lo từng mớ rau, quả cà, may vá. C. Chữa xích lô. 5.Gạch một gạch dưới những từ chỉ hoạt động, trạng thái trong câu: "Sáng nào cũng vậy, cha dậy rất sớm để đưa đón khách” 6. Bộ phận trả lời cho câu hỏi “Ai” ? trong câu “Hằng ngày, cha phải làm thay phần việc của mẹ.” là: A. Hằng ngày B. Cha C. Phải làm thay phần việc của mẹ 7. Đặt một câu theo mẫu Ai thế nào? để nói về người cha trong câu chuyện trên. ..................................................................................................................................... TRƯỜNG TIỂU HỌC GIA THỤY Thứ sáu ngày 29 tháng 12 năm 2017 BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2 Năm học 2017 - 2018 (Thời gian làm bài: 40 phút) I. Chính tả (5 điểm): Nghe viết. Cha tôi Mẹ tôi mất lúc tôi lên hai. Cha nuôi tôi từ thuở ấy. Người dùng xe xích lô để kiếm sống. Đây cũng là chiếc nôi đưa tôi đi khắp nẻo đường thành phố. Tôi lớn lên trong sự nhọc nhằn thức khuya dậy sớm, nai lưng đạp xích lô của cha. II. Tập làm văn: (5 điểm): Chọn một trong hai đề bài sau: Đề 1: Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về gia đình của em. Đề 2: Em viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về người thân của em TRƯỜNG TIỂU HỌC GIA THỤY HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 2 Năm học 2017 – 2018 (Kiểm tra đọc) I. Đọc thành tiếng (6 điểm): GV kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh 1. Nội dung: Đọc một đoạn trong các bài tập đọc trong sách TV 2 tập 1 (theo thống nhất của tổ chuyên môn) - Trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên yêu cầu. 2. Hình thức: GV làm phiếu cho HS bốc thăm. 3. Đánh giá: a. Đọc: ( 5 điểm) * Đọc đúng tiếng, đúng từ, tốc độ đạt yêu cầu khoảng 40 tiếng/phút: 3 điểm. + Đọc sai từ 3 đến 5 tiếng hoặc quá tốc độ từ 1, 2 phút đến 2 phút trừ 0, 5 điểm; Đọc sai từ 6 tiếng trở lên: 0 điểm. * Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa, giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 2 điểm. + Mắc lỗi ngắt nghỉ hơi từ 3 lỗi trở lên, giọng đọc chưa thể hiện được rõ tính biểu cảm: 0 điểm. b. Trả lời câu hỏi: (1 điểm) + Trả lời đúng ý câu hỏi: 1 điểm. + Trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm. II. Đọc hiểu (4 điểm): Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đáp án A C B B dậy, đưa đón B Đặt đúng theo yêu cầu Điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 1 điểm TRƯỜNG TIỂU HỌC GIA THỤY HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 2 (Kiểm tra viết) Năm học 2016 – 2017 I. Chính tả (5 điểm) – 15 phút. - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 5điểm - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai ( sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh ; không viết hoa đúng qui định), trừ 0,5 điểm. - Không trừ quá nửa số điểm của bài chính tả. - Nếu học sinh viết xấu, sai cỡ chữ, mẫu chữ, trình bày bẩn, gạch xoá trừ :1điểm II. Tập làm văn: 5 điểm Đề 1: * Bài viết đảm bảo được các yêu cầu sau đây: - Đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm: - Giới thiệu về gia đình : 0,5điểm - Kể về những nét tiêu biêu biểu về từng người trong gia đình em : 2 điểm - Bộc lộ tình cảm với gia đình em: 0,5điểm - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, gợi tả có hình ảnh: 1 điểm - Bài viết có cảm xúc chân thật, tự nhiên, diễn đạt mạch lạc, có sáng tạo: 1 điểm - Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ, không mắc lối chính tả: 0,5 điểm. Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt , chữ viết, có thể cho các mức điểm từ 4,5 - 0,5 điểm. Không cho điểm tối đa với bài mắc từ 3 lỗi chính tả trở lên Đề 2: Tham khảo sách giáo viên - Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm:4,5 ; 4 ; 3,5 ; 3 ; 2,5 ; 2 ; 1,5 ; 1 ; 0,5) Lưu ý khi chấm bài KTĐK môn Tiếng Việt: - Bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang điểm 10, không cho điểm 0, được làm tròn ở lần cộng điểm cuối cùng. - Khi chấm chính tả, giáo viên cần gạch chân chữ viết sai, đánh dấu tích (٧) vào lỗi do viết thiếu chữ. - Giáo viên ghi tổng số lỗi ra lề. - Không cho điểm tối đa nếu học sinh viết chưa đẹp hoặc bài làm bị bẩn. - Khối chuyên môn thống nhất biểu điểm chi tiết trước khi chấm bài, thực hiện chấm chung 3 à 5 bài.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_2_nam_2017_2018.doc
Giáo án liên quan