PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (5,0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân”.
(SGK Ngữ văn 6 - tập I)
Câu 1: 1,0 điểm
a/ Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản?
b/ Xác định hai cụm động từ có trong câu văn sau: Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ.
Câu 2: 1,5 điểm
Cho biết ý nghĩa của chi tiết: “Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu”.
Câu 3:( 1,0 điểm Chỉ ra lỗi sai trong câu sau và sửa lại cho đúng:
Cuộc giao tranh ròng rã, cương quyết giữa hai vị thần đã cho ta thấy ý chí và sức mạnh phi thường của Sơn Tinh.
6 trang |
Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Đề 2 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Sài Đồng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG MÔN NGỮ VĂN 6
Đề số 2 Năm học: 2020- 2021
Thời gian làm bài: 90 phút
Ngày kiểm tra: 25/12/2020
PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (5,0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân”.
(SGK Ngữ văn 6 - tập I)
Câu 1: 1,0 điểm
a/ Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản?
b/ Xác định hai cụm động từ có trong câu văn sau: Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ.
Câu 2: 1,5 điểm
Cho biết ý nghĩa của chi tiết: “Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu”.
Câu 3:( 1,0 điểm Chỉ ra lỗi sai trong câu sau và sửa lại cho đúng:
Cuộc giao tranh ròng rã, cương quyết giữa hai vị thần đã cho ta thấy ý chí và sức mạnh phi thường của Sơn Tinh.
Câu 4: 1,5 điểm
Hiện nay chúng ta đang phải gánh chịu những hậu quả rất nặng nề do thiên tai, lũ lụt, biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường gây nên. Theo em, chúng ta cần phải làm gì để góp phần bảo vệ môi trường? ( Viết thành đoạn văn 6 -> 8 câu.)
II. PHẦN II: TẬP LÀM VĂN: (5,0 điểm)
Kể kỉ niệm về một ngày khai trường mà em nhớ mãi.
==========Chúc các em làm bài tốt!==========
UBND QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG
ĐỀ 2
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN 6
Thời gian: 90 phút
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
Phần I
5 đ
Câu 1
1,0 đ
a/
- Đoạn văn trên trích trong văn bản Sơn Tinh,
Thủy Tinh.
- Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Tự sự.
0,25đ
0,25đ
b/
-Xác định đúng 2 cụm động từ: Mỗi cụm động từ đúng: 0,25 đ
0,5 đ
Câu 2
1,5 đ
Nêu đúng ý nghĩa của chi tiết nước sông dâng cao bao nhiêu núi đồi càng cao lên bấy nhiêu:
-Là chi tiết kì ảo, tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện.
- Thể hiện tính chất gay go, quyết liệt của trận giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh.
- Thể hiện sức mạnh, bản lĩnh và tài năng phi thường của Sơn Tinh.
- Thể hiện sức mạnh của tinh thần đoàn kết của nhân dân ta trong việc chế ngự thiên tai.
- Thể hiện ước mơ muốn ngăn chặn bão lũ của người Việt cổ.
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,5đ
Câu 3
1 đ
- Phát hiện và gọi tên lỗi dùng từ sai: cương quyết: dùng từ không đúng về nghĩa.
- Sửa lại: quyết liệt.
0,5đ
0,5 đ
Câu 4
1,5đ
HS có những cách diễn đạt riêng nhưng cần đảm bảo:
a/ Hình thức ( 0,5đ )
-Đoạn văn 6-8 câu.
-Bố cục rõ ràng chặt chẽ, liên kết câu.
b/ Nội dung ( 1đ ): Học sinh nêu được các ý sau:
-Môi trường là toàn bộ các điều kiện tư nhiên, có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người.
- Bảo vệ môi trường là giữ cho môi trường trong lành, sạch đep, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra.
- Để gớp phần bảo vệ môi trường chúng ta cần phải: Ý thức được tầm quan trọng của môi trường; có hành động thiết thực để bảo vệ môi trường (học sinh lấy ví dụ cụ thể); tuyên truyền các hoạt động bảo vệ môi trường và lên án các hành vi phá hoại, gây ô nhiễm môi trường.
0,5 đ
0, 25đ
0,25 đ
0,5đ
Phần II
5 đ
A. Yêu cầu:
1. Về hình thức:
- HS nắm vững phương pháp làm bài văn tự sự.
- Bài viết có bố cục chặt chẽ, mạch lạc, có kỹ năng dựng đoạn, liên kết đoạn, hành văn lưu loát, không mắc các lỗi dùng từ, ngữ pháp thông thường.
- Cách xưng hô thống nhất.
2. Về nội dung:
a. Mở bài : (0,5 đ) :
- Giới thiệu khái quát về ngày khai trường mà em nhớ nhất.
b. Thân bài: (4 đ):Tập trung kể lại ngày khai trường mà mình nhớ nhất ( theo trình tự thời gian)
-Trên đường tới trường ( con đường, cảnh vật,...)
-Khi tới ngôi trường: quang cảnh sân trường ,hình ảnh các bạn học sinh, thầy cô giáo, trống tập trung, lễ khai giảng bắt đầu,....kết thúc lễ khai giảng, HS vào lớp học,....)
- Suy nghĩ, cảm xúc của em.
c. Kết bài: (0,5 đ) :
- Nêu cảm nghĩ của em về ngày khai trường.
0,5đ
4,0đ
0,5đ
3,0đ
0,5đ
0,5đ
B. Biểu điểm :
-Điểm 5: Đáp ứng đầy đủ yêu cầu trên, bài viết trôi chảy, mạch lạc, bố cục rõ ràng, giàu cảm xúc, trình bày sạch đẹp, không mắc lỗi diễn đạt.
-Điểm 4: Đáp ứng đầy đủ nội dung, đôi chỗ còn mắc lỗi diễn đạt.
-Điểm 3: Đáp ứng khá đầy đủ nội dung nhưng diễn đạt nhiều chỗ lủng củng.
-Điểm 2: Nội dung sơ sài, thiếu ý, diễn đạt lủng củng.
-Điểm 1: Nội dung quá sơ sài, chưa hoàn thành, diễn đạt kém.
-Điểm 0: Không viết được gì hoặc lạc đề hoàn toàn.
Lưu ý:
+ Giáo viên có thể căn cứ vào bài làm của HS để cho các mức điểm còn lại trong bài TLV.
+ Điểm toàn bài là điểm cộng của các phần.
+ Chỉ cho điểm tối đa ở từng câu với các bài viết đảm bảo tốt yêu cầu về kiến thức và kĩ năng
Tổng
10đ
BGH
NguyễnThị Tuyến
Nhóm trưởng
Đỗ Thị Chiên
Người ra đề
Nguyễn Thị Dung
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_9_de_2_nam_hoc_202.docx