Đề bài:
Câu 1(1,5đ): Khái niệm biến dị tổ hợp, ý nghĩa?
Câu 2( 1,5đ): Tác hại của ô nhiễm môi trường là gì?
Câu 3(1,5đ): Tại sao đa số đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể gây hại cho người và bản thân sinh vật?
4 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 991 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng học kì I môn: sinh học- Lớp 9 thời gian làm bài 45 phút (không kể thời gian giao đề), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD& ĐT
HẬU LỘC
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
Môn: SINH HỌC- LỚP 9
Thời gian làm bài 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề bài:
Câu 1(1,5đ): Khái niệm biến dị tổ hợp, ý nghĩa?
Câu 2( 1,5đ): Tác hại của ô nhiễm môi trường là gì?
Câu 3(1,5đ): Tại sao đa số đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể gây hại cho người và bản thân sinh vật?
Câu 4( 1đ): Tại sao không nên dùng con lai F1 để làm giống?
Câu 5( 1,5đ): Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa cành ở thực vật là mối quan hệ gì? Trong điều kiện nào hiện tượng tự tỉa cành diễn ra mạnh mẽ?
Câu 6(3đ) a. Hệ sinh thái là gì? Cho ví dụ.
b. Vai trò và các bịên pháp bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp?
PHÒNG GD&ĐT
HẬU LỘC
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2013-2014
Môn: SINH HỌC 9
Câu
Nội dung
Điểm
1
(1,5)
* Khái niệm: Biến dị tổ hợp là những biến dị xuất hiện do sự tổ hợp lại vật chất di truyền của P thông qua giao phối dẫn đến sự tổ hợp lại các tính trạng vốn có của P, làm xuất hiện các kiểu hình khác P.
* Ý nghĩa:
- Cung cấp nguồn nguyên liệu phong phúcho tiến hoá và chọn giống.
- Làm tăng tính đa dạng của sinh giới.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
2
(1,5)
- Ô nhiễm môi trường gây tác hại tới đời sống con người và các sinh vật khác, tạo điều kiện cho nhiều loài sinh vật gây bệnh phát triển
Ví dụ; Khói bụi từ các hoạt động vận tải và sản xuất công nghiệp gây bệnh phổi
- Năng lượng nguyên tử, chất thải phóng xạ gây đột biến ở người và sinh vật, gây một số bệnh di truyền, bệnh ung thư.
0,75đ
0,75đ
3
(1,5)
- Đa số đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể gây hại cho người và bản thân sinh vật vì: trải qua quá trình tiến hoá lâu dài các gen đã được phân bố hài hoà trên NST.
- Biến đổi cấu trúc NST đã làm đảo lộn cách sắp xếp nói trên ¨gây nên những rối loạn trong hoạt động cơ thể, dẫn tới bệnh tật, thậm chí gây chết.
0,75đ
0,75đ
4.
(1,0)
Nếu dùng F1 để làm giống thì sẽ tạo điều kiện cho các gen lặn có cơ hội được gặp nhau ở trạng thái đồng hợp lặn và và được biểu hiện ra kiểu hình gây hại.
- Ở thế hệ sau có hiện tượng phân li, tỉ lệ dị hợp tử giảm nên ưu thế lai cũng giảm, tỉ lệ đồng hợp về gen lặn tăng nên có nhiều các tính trạng xấu có hại được bộc lộ.
0,5đ
0,5đ
5
(1,5)
- Tự tỉa cành là mối quan hệ cạnh tranh cùng loài và khác loài. Các cành phía dưới nhận được ít ánh sáng nên quang hợp kém, tổng hợp ít chất hữu cơ không đủ bù năng lượng tiêu hao do hô hấp. Khả năng lấy nước của cây kém nên cành phía dưới khô héo, rụng.
- Khi mật độ cây quá dày, thiếu ánh sáng thì hiện tượng tự tỉa cành diển ra mạnh mẽ.
1đ
0,5đ
6
3,0)
a. Hệ sinh thái:
- Khái niệm: Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã( sinh cảnh). Trong hệ sinh thái các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
- Ví dụ: Hệ sinh thái rừng nguyên sinh Cúc phương
b. * Vai trò:
- Các hệ sinh thái nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống con người và nguyên liệu cho công nghiệp, sự đa dạng của các hệ sinh thái nông nghiệp đảm bảo sự phát triển ổn định về kinh tế cũng như môi trường của đất nước.
* Biện pháp bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp:
- Duy trì các hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu.
VD: Đồng bằng châu thổ sông hồng: lúa nước.
Tây nguyên: Cà phê, cao su..
- Cải tạo các hệ sinh thái để đạt năng suất và hiệu quả cao.
1đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Chú ý: Nếu học sinh làm cách khác mà đúng bản chất cho điểm tối đa. Điểm bài thi là điểm các câu cộng lại làm tròn đến 0,25
File đính kèm:
- sinh9_ksII_daloc.doc.doc