Câu: 1 Trung và Nam Mĩ có bao nhiêu đới khí hậu?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu: 2 Toàn bộ đồng bằng Pam-pa là
A. một thảo nguyên rộng mênh mông.
B. một đồng bằng nông nghiệp trù phú.
C. một cách đồng lúa mì mênh mông.
D. một cánh đồng hoa quả nhiệt đới rộng lớn.
Câu: 3 Bán hoang mạc ôn đới phát triển ở
A. cao nguyên Pa-ta-gô-ni. C. quần đảo Ảng-ti.
B. miền núi An-đét. D. eo đất phía tây Trung Mĩ.
Câu 4: Sự thay đổi của thiên nhiên Trung Và Nam Mĩ không phải do
A. địa hình . C. khí hậu.
B. vĩ độ . D. con người.
5 trang |
Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 464 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết môn Địa lý Lớp 7 - Đề 1 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Sài Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN ĐỊA LÍ 7
NĂM HỌC 2019 - 2020
Thời gian: 45 phút
Đề: 1
Họ, tên học sinh:..................................................................... Lớp: .............................
Ghi lại chữ cái đầu câu đáp án đúng nhất trong các câu sau:
Câu: 1 Trung và Nam Mĩ có bao nhiêu đới khí hậu?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu: 2 Toàn bộ đồng bằng Pam-pa là
A. một thảo nguyên rộng mênh mông.
B. một đồng bằng nông nghiệp trù phú.
C. một cách đồng lúa mì mênh mông.
D. một cánh đồng hoa quả nhiệt đới rộng lớn.
Câu: 3 Bán hoang mạc ôn đới phát triển ở
A. cao nguyên Pa-ta-gô-ni. C. quần đảo Ảng-ti.
B. miền núi An-đét. D. eo đất phía tây Trung Mĩ.
Câu 4: Sự thay đổi của thiên nhiên Trung Và Nam Mĩ không phải do
A. địa hình . C. khí hậu.
B. vĩ độ . D. con người.
Câu 5: Nơi cao nhất Nam Mĩ là đỉnh A-côn-ca-goa 6960m nằm trên
A. dãy núi An-dét. C.dãy Hi-ma-lay-a.
B. dãy Atlat. D. dãy Cooc-di-e.
Câu 6: Ở eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti có rừng
A. xích đạo. C. rừng rậm nhiệt đới.
B. cận xích đạo. D. rừng ôn đới.
Câu 7: Sông A-ma-dôn là con sông có
A. diện tích lưu vực nhỏ nhất thế giới.
B. lượng nước lớn nhất thế giới.
C. dài nhất thế giới.
D. ngắn nhất thế giới.
Câu 8: Đồng bằng A-ma-dôn là một đồng bằng lớn nhất Nam Mĩ có
A. rừng xích đạo nguyên sinh chiếm phần lớn diện tích đồng bằng.
B. rừng xích đạo ẩm nguyên sinh chiếm phần lớn diện tích đồng bằng.
C. rừng cận nhiệt đới nguyên sinh chiếm phần lớn diện tích đồng bằng.
D. rừng nhiệt đới nguyên sinh chiếm phần lớn diện tích đồng bằng.
Câu 9: Nội dung đáp án nào thể hiện đặc điểm vị trí quần đảo Ăng- ti
A. Bao quanh lấy vùng biển Ca-ri-bê.
B. Là quần đảo chạy dài theo hướng vòng cung.
C. Phía đông các đảo có rừng rậm rạp.
D. Đại bộ phận nằm từ ví tuyến 180B đến 230B .
Câu 10: Trong số 4 con sông của châu Mĩ, con sông nào có lưu lượng lớn nhất?
A. Sông Cô-lô-ra-đô. C. Sông A-ma-dôn.
B. Sông Mi-xi-xi-pi. D. Sông Pa-ra-na.
Câu 11: Trung và Nam Mĩ kéo dài từ phía bắc của chí tuyến Bắc đến 53054’N nên có đủ các đới khí hậu
A. xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới.
B. xích đạo, nhiệt đới, cận cực, hàn đới.
C. xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đối, cực đới.
D. xích đạo, cận nhiệt đối, ôn đới, cực đới.
Câu 12: Đâu không phải là nguyên nhân khiến phía Tây Nam Mĩ khô hạn?
A. Núi cao. C. Dòng biển lạnh.
B. Ngược hướng gió. D. Khí hậu nóng, ẩm.
Câu 13: Nơi có nhiều núi lửa và động đất thường xuất hiện ở Trung và Nam Mĩ là khu vực
A. quần đảo Ảng-ti. C. eo đất Trung Mĩ.
B. vùng núi An-đét. D. sơn nguyên Bra-xin.
Câu 14: Đặc điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng A-ma-dôn?
A. Vùng nông nghiệp trù phú nhất Nam Mĩ.
B. Thảm thực vật chủ yếu là ở rừng rậm xích đạo.
C. Đất đai rộng và bằng phẳng.
D. Có mạng lưới sông ngòi rất phát triển.
Câu 15: Điểm khác biệt về địa hình giữa hai hệ thống Coóc-đi-e và An-đét là
A. tính chất trẻ của núi.
B. thứ tự sắp xếp địa hình.
C. chiều rộng và độ cao của núi.
D. hướng phân bố núi.
Câu 16: Xếp theo thứ tự từ Nam lên Bắc ở lục địa Nam Mĩ lần lượt là ba đồng bằng lớn
A. Ô-ri-nô-cô, A-ma-dôn, Pam-pa.
B. Pam-pa, A-ma-dôn, La-pla-ta.
C. La-pla-ta, Pam-pa, A-ma-dôn.
D. Pam-pa, La-pla-ta, A-ma-dôn.
Câu 17: Trung và Nam Mĩ không có bộ phận
A. eo đất Trung Mĩ. C. lục địa Nam Mĩ.
B. các hòn đảo trong biển Ca-ri-bê. D. lục địa Bắc Mĩ.
Câu 18: Tổng diện tích của Trung và Nam Mĩ là 20,5 triệu km2, so với Bắc Mĩ thì
A. trung và Nam Mĩ có diện tích lớn hơn Bắc Mĩ.
B. trung và Nam Mĩ có diện tích nhỏ hơn Bắc Mĩ.
C. trung và Nam Mĩ có diện tích bằng diện tích Bắc Mĩ.
D. khó so sánh với nhau vì diện tích Bắc Mĩ luôn biến động.
Câu 19: Rìa phía đông của sơn nguyên Bra-xin được xem là "thiền đường" của cà phê là do
A. đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào.
B. nhiều đất đỏ và khí hậu nóng ẩm quanh năm.
C. có nhiều cảng tốt, thuận lợi cho xuất khẩu.
D. có lực lượng lao động da đen đông, tiền công rẻ.
Câu 20: Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti nằm trong môi trường nhiệt đới. Gió thổi thường xuyên là
A. gió tín phong đông bắc. C. gió tín phong đông Nam.
B. gió tín phong Tây bắc. D. gió tín phong Tây Nam.
Câu 21: Bộ tộc nào là người bản địa của Trung và Nam Mĩ?
A. Người In-ca. C. Người A-xơ-tếch.
B. Người Mai-a. D. Người Anh-điêng.
Câu 22: Người da đen châu Phi bị bán sang châu Mĩ vào thời gian nào?
A. Trước năm 1492. C. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX.
B. Cuối thế kỉ XV đến thế kỉ XVI. D. Từ đầu thế kỉ XIX.
Câu 23: Thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha xâm chiếm Trung và Nam Mĩ vào thời gian nào?
A. Trước năm 1492. C. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX.
B. Từ 1492 đến thế kỉ XVI. D. Từ đầu thế kỉ XIX.
Câu 24: Các nước Trung và Nam Mĩ bắt đầu giành được độc lập từ khi nào?
A. Trước năm 1492. C. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX.
B. Từ 1492 đến thế kỉ XVI. D. Từ đầu thế kỉ XIX.
Câu 25: Nước đầu tiên giành được độc lập ở Trung và Nam Mĩ là nước nào?
A. Cu Ba. C. Ha-i-ti.
B. Bra-xin. D. Chi-Lê.
Câu 26: Vùng nào thưa dân nhất (mật độ dân số thấp nhất) Trung và Nam Mĩ?
A. Vùng cửa sông. C. Vùng núi An-đét và trên các cao nguyên.
B. Vùng ven biển. D. Vùng đồng bằng sông A-ma-dôn.
Câu 27: Trung và Nam Mĩ có tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số vào loại
A. cao (> 1,7%). C. thấp (0 - 1%).
B. trung bình (1% - 1,5%). D. rất thấp (<0%)
Câu 28: Xao Pao-lô là thành phố đông dân nhất Nam Mĩ, thuộc nước nào?
A. Ac-hen-ti-na. C. Vê-nê-xu-ê-la.
B. Bra-xin. D. Pa-ra-goay.
Câu 29: Lễ hội Các na-van diễn ra hàng năm ở nước nào thuộc Nam Mĩ?
A. Ac-hen-ti-na. C. Vê-nê-xu-ê-la.
B. Bra-xin. D. Pa-ra-goay.
Câu 30: Tốc độ đô thị hóa nhanh ở Trung và Nam Mĩ là hệ quả của
A. tốc độ phát triển kinh tế nhanh.
B. trình độ công nghiệp hóa cao.
C. đô thị hóa tự phát, kinh tế còn chậm phát triển.
D.đô thị hóa có quy hoạch.
Câu 31: Tự nhiên của lục địa Nam Mĩ và châu Phi giống nhau ở đặc điểm
A. Lượng mưa lớn rải đều quanh năm.
B. Đồng bằng có diện tích lớn và phân bố ở trung tâm.
C. Đại bộ phận lãnh thổ nằm trong đới nóng.
D. Phía bắc lục địa có hoang mạc phát triển.
Câu 32: Ven biển phía tây miền Trung An-đét xuất hiện dải hoang mạc ven biển là do ảnh hưởng của
A. Đông AN-đét chắn gió ẩm Thái Bình Dương.
B. Dòng biển lạnh Pê-ru chảy rất mạnh sát ven bờ .
C. Địa hình khuất gió.
D. Dòng biển nóng Bra-xin.
Câu 33: Thảo nguyên Pam-pa ở Nam Mĩ là môi trường đặc trưng của kiểu khí hậu
A. ôn đới lục địa. B. ôn đới hải dương.
C. cận xích đạo. D. cận nhiệt đới hải dương.
Câu 34: Môi trường tự nhiên chính ở phía đông eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti là
A. rừng rậm nhiệt đới. B. rừng thưa và xavan.
C. thảo nguyên. D. hoang mạc và bán hoang mạc.
Câu 35: Môi trường tự nhiên miền núi An-đét có sự thay đổi từ
A. đông sang tây. B. thấp lên cao.
B. bắc xuống nam. D. bắc xuống nam, từ chân núi lên đỉnh núi.
Câu 36: Khu vực Trung và Nam Mĩ đang dẫn đầu thế giới về tốc độ đô thị hóa. Hiên nay số dân sống trong các đô thị chiếm
A. 78% dân số. B. 68% dân số.
C. 75% dân số. D. 62% dân số.
Câu 37: Dân cư Trung và Nam Mĩ chủ yếu là người lai giữa
A. Người da đen châu Phi với người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
B. Người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha với người Anh điêng.
C. Người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha với người gốc phi và người Anh điêng.
D. Người Anh, Pháp, I-ta-ni-a với người Anh điêng.
Câu 38: Khu vực Trung và Nam Mĩ có mấy siêu đô thị từ 5 triệu dân trở lên?
A. 3. B. 4. B. 5. D. 6.
Câu 39: Tình hình phân bố dân cư ở khu vực Trung và Nam Mĩ với khu vực Bắc Mĩ có điểm giống nhau
A. đều tập trung thưa thớt ở đồng bằng trung tâm.
B. dân cư phân bố thưa trên ha hệ thống núi Cooc-đi-e và An-đét.
C. dân cư đều thưa thớt ở ven biển, cửa sông.
D. dân cư phân bố thưa thớt ở hoang mạc.
Câu 40: Việc khai thác rừng A-ma-dôn vào mục đích kinh tế đã tác động như thế nào tới môi trường của khu vực và thế giới?
A. Ảnh hưởng rất lớn tới môi trường toàn cầu vì A-ma-dôn được coi là lá phổi xanh của thế giới.
B. Không ảnh hưởng nhiều tới môi trường toàn cầu mà chỉ ảnh hưởng lớn đến môi trường của khu vực Nam Mĩ.
C. Hiện nay chính phủ Bra-xin đang có chính sách khuyến khích nông dân khai thác rừng A-ma-dôn. Nếu khai thác có kế hoạch thì không ảnh hưởng gì tới môi trường.
D. Hiện nay chính phủ Bra-xin đang không chính sách khuyến khích nông dân khai thác rừng A-ma-dôn.
Chúc các em làm bài tốt-
File đính kèm:
- de_kiem_tra_1_tiet_mon_dia_ly_lop_7_de_1_nam_hoc_2019_2020_t.docx