Câu 1: Khối khí đại dương là khối khí
A. được hình thành ở đại dương, có tính chất ẩm.
B. được hình thành ở lục địa, có tính chất khô.
C. được hình thành ở lục địa, có tính chất ẩm
D. được hình thành ở đại dương, có tính chất khô.
Câu 2: Khối khí nóng là khối khí
A. khối khí được hình thành ở lục địa có nhiệt độ tương đối cao.
B. khối khí được hình thành ở vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối cao.
C. khối khí được hình thành ở đại dương, có nhiệt độ và độ ẩm cao.
D. khối khí được hình thành ở vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao.
4 trang |
Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết môn Địa lý Lớp 6 - Đề 1 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Sài Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN ĐỊA LÍ 6
NĂM HỌC 2019 - 2020
Thời gian: 45 phút
Đề: 1
Họ, tên học sinh:..................................................................... Lớp: .............................
Ghi lại chữ cái đầu câu đáp án đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Khối khí đại dương là khối khí
A. được hình thành ở đại dương, có tính chất ẩm.
B. được hình thành ở lục địa, có tính chất khô.
C. được hình thành ở lục địa, có tính chất ẩm
D. được hình thành ở đại dương, có tính chất khô.
Câu 2: Khối khí nóng là khối khí
A. khối khí được hình thành ở lục địa có nhiệt độ tương đối cao.
B. khối khí được hình thành ở vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối cao.
C. khối khí được hình thành ở đại dương, có nhiệt độ và độ ẩm cao.
D. khối khí được hình thành ở vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao.
Câu 3: Trong các thành phần của không khí chiếm tỉ trọng lớn nhất là
A. ôxi. B. khí Cacbonic. C. hơi nước. D. khí Nitơ.
Câu 4: Cứ lên cao 100m nhiệt độ sẽ giảm xuống
A. 0,90C. B. 0,60C. C. 0,80C. D. 0,70C.
Câu 5: Hơi nước trong không khí trên bề mặt Trái Đất được cung cấp chủ yếu từ nguồn nước
A. biển và đại dương. B. sinh vật thải ra.
C. băng tuyết tan. D. sông, hồ, ao.
Câu 6: Lượng mưa trên thế giới phân bố
A. tập trung nhiều ở hai bên đường chí tuyến.
B. giảm ở khu vực có vĩ độ cao.
C. giảm dần từ xích đạo lên hai cực.
D. giảm dần từ hai cực về xích đạo.
Câu 7: Dựa vào bảng sau:
Bảng lượng mưa của Vũng Tàu (Đv: mm)
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Vũng Tàu
109,6
0,4
0,0
43,5
169,9
352,5
226,1
166,6
200,9
362,2
51,6
26,4
- Hãy tính tổng lượng mưa các tháng 5,6,7,8,9,10 ở Vũng Tàu?
A. 1478,2mm. B. 1400mm. C. 1500mm. D. 1475,2mm.
Câu 8: Gió Tây ôn đới ở nửa cầu Bắc thường xuyên thổi theo hướng
A. Đông Nam – Tây Bắc. B. Tây Bắc – Đông Nam.
C. Đông Bắc- Tây Nam. D. Tây Nam – Đông Bắc.
Câu 9: Việc đặt tên cho các khối khí dựa vào
A. nhiệt độ.
B. khí áp và độ ẩm.
C. vị trí nơi chúng được hình thành và bề mặt tiếp xúc.
D. độ cao.
Câu 10: Ở vùng biển nước ta có loại gió biển và gió đất thổi ngược chiều nhau vào ban ngày và ban đêm giữa đất liền và biển. Gió biển là gió thổi từ
A. đất liền → biển vào ban ngày. B. biển → đất liền vào ban ngày.
C. biển → đất liền vào ban đêm. D. đất liền → biển vào ban đêm.
Câu 11: Một ngọn núi có độ cao (tương đối) 2200m. Nhiệt độ ở vùng chân núi là 220C, biết rằng cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C. Vậy nhiệt độ ở đỉnh núi này là
A. 9,80C. B. 8,80C. C. 6,80C. D. 7,80C.
Câu 12: Một ngọn núi có độ cao (tương đối) 3000m. Nhiệt độ ở vùng chân núi là 250C, biết rằng cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C. Vậy nhiệt độ ở đỉnh núi này là
A. 70C. B. 230C. C. 130C. D. 80C.
Câu 13: Dụng cụ để đo lượng mưa gọi là
A. ẩm kế. B. vũ kế. C. nhiệt kế. D. khí áp kế.
Câu 14: Khi đo nhiệt độ không khí , người ta đặt nhiệt kế
A. trong phòng, cách tường 2m. B. trong bóng râm, cách mặt đất 2m.
C. trong bóng râm, cách mặt đất 3m. D. ngoài trời, sát mặt đất.
Câu 15: Hình thành trên đất liền và tương đối khô là khối khí nào?
A. Khối khí lạnh. B. Khối khí nóng.
C. Khối khí lục địa. D. Khối khí đại dương.
Câu 16: Càng lên cao nhiệt độ không khí
A. thay đổi tùy từng thời điểm. B. càng tăng.
C. càng giảm. D. không thay đổi.
Câu 17: Tín phong nửa cầu Bắc thường xuyên thổi theo hướng
A. Đông Bắc- Tây Nam. B. Đông Nam – Tây Bắc.
C. Tây Nam – Đông Bắc. D. Tây Bắc – Đông Nam.
Câu 18: Khả năng thu nhận hơi nước của không khí càng nhiều khi
A. nhiệt độ không khí giảm. B. không khí hạ xuống thấp.
C. không khí bốc lên cao. D. nhiệt độ không khí tăng .
Câu 19: Em hãy cho biết vì sao khi leo núi ở độ cao 8000m ta cảm thấy khó thở?
A. Vì càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm.
B. Vì quá cao.
C. Vì càng lên cao không khí càng loãng.
D. Vì quá lạnh.
Câu 20: Về mùa đông, khối khí Pc phương Bắc tràn xuống miền Bắc nước ta làm cho thời tiết
A. khô nóng. B. khô ráo, giá lạnh.
C. nóng ẩm, nhiều mưa. D. mát mẻ, ôn hòa.
Câu 21: Khối khí lục địa có tính chất
A. lạnh. B. nóng. C. khô. D. ẩm.
Câu 22: Thành phần không khí ảnh hưởng lớn nhất đến sự sống của các sinh vật và sự cháy là
A. khí nitơ. B. khí oxi. C. hơi nước. D. khí cacbonic.
Câu 23: Hiện tượng nào sau đây không phải là biểu hiện của thời tiết?
A. Gió, bão. B. Ngày, đêm. C. Sấm, chớp. D. Mây, mưa.
Câu 24: Bề mặt Trái Đất được chia làm mấy vành đai nhiệt?
A. 5 B. 4 C. 3 D. 6
Câu 25: Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu vành đai khí áp ?
A. 6 B. 7 C. 5 D. 4
Câu 26: Dựa vào bảng sau:
Lượng mưa (mm)
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
TP. Hồ Chí Minh
13,8
4,1
10,5
50,4
218,4
311,7
293,7
269,8
327,1
266,7
116,5
48,3
Nhận xét chế độ mưa của Thành Phố Hồ Chí Minh?
A. Tp. Hồ Chí Minh có tổng lượng mưa lớn, mưa theo mùa.
B. Tp. Hồ Chí Minh mưa quanh năm. Tổng lượng mưa trong năm cao.
C. Tp. Hồ Chí Minh mưa quanh năm, Tổng lượng mưa trong năm thấp.
D. Tp. Hồ Chí Minh có tổng lượng mưa trong năm thấp, có 1 mùa mưa và 1 mùa khô.
Câu 27: Gió Tây ôn đới ở nửa cầu Nam thổi theo hướng
A. tây nam. B. đông bắc. C. đông nam. D. tây bắc.
Câu 28: Khí áp là
A. sức ép của cột thuỷ ngân có tiết diện 1cm2 và cao 760 mm.
B. trọng lượng của không khí.
C. sức ép của không khí lên các đồ vật.
D. sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất.
Câu 29: Dụng cụ để đo độ ẩm là
A. ẩm kế. B. nhiệt kế. C. khí áp kế. D. vũ kế.
Câu 30: Ở miền Trung nước ta, vào mùa hè có gió khô nóng thổi vào, đó là gió
A. Nam. B. Đông Bắc.
C. Tây Nam. D. Tây Bắc.
Câu 31: Vùng nội chí tuyến là vùng nằm
A. giữa hai chí tuyến. B. giữa chí tuyến và vòng cực.
C. giữa hai vòng cực. D. từ vòng cực đến cực.
Câu 32: Gió Tây ôn đới là loại gió thổi từ các đai cao áp ở
A. ôn đới về các đai áp thấp chí tuyến. B. ôn đới về đai áp thấp ôn đới.
C. chí tuyến về các đai áp thấp ôn đới. D. chí tuyến về đai áp xích đạo.
Câu 33: Gió Tín Phong còn được gọi là gió gì?
A. Gió Mậu Dịch. B. Gió Phơn.
C. Gió Đông cực. D. Gió núi - thung lũng.
Câu 34: Hai hoàn lưu khí quyển quan trọng nhất trên bề mặt Trái Đất là gió
A. Tín phong và Đông cực. B. Tây ôn đới và Phơn.
C. Tín phong và Tây ôn đới. D. mùa và Tây ôn đới.
Câu 35: Gió là sự chuyển động của không khí từ
A. nơi có khí áp thấp đến nơi có khí áp cao.
B. đất liền ra biển.
C. vùng vĩ độ thấp đến vùng vĩ độ cao.
D. nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp.
Câu 36: Tại sao hai loại gió Tín phong và Tây ôn đới không thổi theo hướng kinh tuyến mà có hướng hơi lệch phải ở nửa cầu Bắc, hơi lệch trái ở nửa cầu Nam?
A. Do sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.
B. Do trái đất quay quanh mặt trời.
C. Do Do sự chuyển động của không khí giữa các đai khí áp.
D. Do nguồn gốc hình thành.
Câu 37: Dựa vào bảng sau:
Lượng mưa (mm)
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
TP. Hồ Chí Minh
13,8
4,1
10,5
50,4
218,4
311,7
293,7
269,8
327,1
266,7
116,5
48,3
Hãy tính tổng lượng mưa trong năm ở thành phố Hồ Chí Minh?
A. 1930mm. B. 1900mm. C. 1390mm. D. 1931mm.
Câu 38: Sự phân bố lượng nhiệt và ánh sáng Mặt Trời trên bề mặt Trái đất phụ thuộc vào
A. khoảng cách Mặt Trời đối với mặt đấ.t B. góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng.
C. các mùa trong năm. D. lượng mưa trung bình năm.
Câu 39: Ở các dãy núi cao, mưa nhiều về phía
A. sườn núi khuất gió. B. chân núi.
C. sườn núi đón gió. D. đỉnh núi.
Câu 40: Nước ta nằm trong đới khí hậu
A. xích đới nửa cầu Bắc. B. ôn đới nửa cầu Nam.
C. nhiệt đới nửa cầu Bắc. D. nhiệt đới nửa cầu Nam.
-----------------------------------------------
----------- Chúc các em làm bài tốt ----------
File đính kèm:
- de_kiem_tra_1_tiet_mon_dia_ly_lop_6_de_1_nam_hoc_2019_2020_t.doc