Đề 2 kiểm tra học kỳ 2 môn hoá học lớp 8

Câu 1.Oxit nào sau đây khi tác dụng với nước tạo thành bazơtương ứng ?

A. Fe2O3; B. CaO ; C. SO3; D. P2O5.

Câu 2.Oxit của một nguyên tốcó hoá trịII chứa 20% oxi (vềkhối lượng). Nguyên tố đó là

A. đồng. B. nhôm. C. canxi. D. magie.

pdf2 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 955 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 2 kiểm tra học kỳ 2 môn hoá học lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 PHÒNG GIÁO DỤC CAM RANH KHÁNH HOÀ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN HOÁ HỌC LỚP 8 I - Trắc nghiệm khách quan (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ A hoặc B, C, D trước phương án chọn đúng. Câu 1. Oxit nào sau đây khi tác dụng với nước tạo thành bazơ tương ứng ? A. Fe2O3 ; B. CaO ; C. SO3 ; D. P2O5. Câu 2. Oxit của một nguyên tố có hoá trị II chứa 20% oxi (về khối lượng). Nguyên tố đó là A. đồng. B. nhôm. C. canxi. D. magie. Câu 3. Trong dãy chất sau đây, dãy chất nào toàn là oxit ? A. H2O, MgO, SO3, FeSO4 ; C. CO2, K2O, Ca(OH)2, NO ; B. CaO, SO2, N2O5, P2O5 ; D. CaO, SO2, Na2CO3, H2SO4. Câu 4. Cho 6,5 g kẽm vào dung dịch HCl thì thể tích khí H2 thoát ra (đktc) là A. 2 lít. B. 4,48 lít. C. 2,24 lít. D. 4 lít. Câu 5. Trường hợp nào sau đây chứa khối lượng nguyên tử hiđro ít nhất ? A. 6.1023 phân tử H2 ; B. 3.1023 phân tử H2O ; C. 0,6 g CH4 ; D. 1,50 g NH4Cl. Câu 6. Khử 12 g sắt(III) oxit bằng khí hiđro. Thể tích khí hiđro cần dùng (đktc) là A. 5,04 lít. B. 7,36 lít. C. 10,08 lít. D. 8,2 lít. II . Tự luận (7 điểm) Câu 7. (1,5 điểm) : Hãy định nghĩa : Axit, bazơ, muối và cho ví dụ minh hoạ ? Câu 8. (2,5 điểm) : Hoàn thành các phương trình hoá học sau : a) Fe2O3 + ? → Fe + ? b) Zn + HCl → ZnCl2 + ? c) Na + H2O → NaOH + ? d) KClO3 → KCl + ? e) Al + H2SO4 (loãng) → ? + ? 2 Câu 9. (3 điểm) Dẫn khí hiđro đi qua CuO nung nóng ? a) Viết phương trình hoá học xảy ra ? b) Sau phản ứng, thu được 19,2 g Cu. Tính khối lượng CuO tham gia phản ứng và thể tích khí hiđro (điều kiện tiêu chuẩn) cần dùng ? (Biết : O = 16, Cu = 64, Al = 27, H = 1, S = 32)

File đính kèm:

  • pdfII5.pdf