Chuyên đề Văn học Việt Nam hiện đại II Văn học Việt Nam sau 1975 và các tác phẩm Mới được đưa vào chương trình phổ thông

Văn học Việt Nam từ sau 1975 trongtiến trình văn học dân tộc thế kỷ XX

và tiếp nối sang đầu thế kỷ XXI

- Quá trình văn họclà sự tồn tại, vận động và tiến hoá của văn học vừa

phụ thuộc vào quá trình lịch sử xã hội vừa tuân theo những quy luật riêng (nói

cách khác quá trình văn họclà diễn tiến hình thành,tồn tại, thay đổi, phát

triển của toàn bộ đời sống văn họcqua các thời kỳ lịch sử).

Quá trình văn họcphản ánh sự vận động của văn học trong thời gian và

không gian. Về thời gian, nó cho thấy văn học phát triển qua nhiều thời kỳ và

giai đoạn, trong đó các thời kỳ lớn là cổ đại, trung đại,hiện đại, còn các giai

đoạn cụ thể thì tùy thuộc vào từng nền văn học dân tộc mà có cách phân chia

khác nhau. Về không gian, nó cho thấy văn học đã phát triển không giống

nhau và không đồng đều ở từng khu vực văn hoá, từng lãnh thổ, quốc gia - dân

tộc hay trên phạm vi toàn cầu.

pdf76 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 499 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề Văn học Việt Nam hiện đại II Văn học Việt Nam sau 1975 và các tác phẩm Mới được đưa vào chương trình phổ thông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Chuyên đề văn học Việt Nam hiện đại II Văn học Việt Nam sau 1975 vμ các tác phẩm Mới đ−ợc đ−a vμo ch−ơng trình phổ thông Ch−ơng 1 Văn học việt nam sau 1975 - những vấn đề nghiên cứu vμ giảng dạy 1. Văn học Việt Nam sau 1975 trong tiến trình văn học dân tộc 1.1. Văn học Việt Nam từ sau 1975 trong tiến trình văn học dân tộc thế kỷ XX và tiếp nối sang đầu thế kỷ XXI - Quá trình văn học là sự tồn tại, vận động và tiến hoá của văn học vừa phụ thuộc vào quá trình lịch sử xã hội vừa tuân theo những quy luật riêng (nói cách khác quá trình văn học là diễn tiến hình thành, tồn tại, thay đổi, phát triển của toàn bộ đời sống văn học qua các thời kỳ lịch sử). Quá trình văn học phản ánh sự vận động của văn học trong thời gian và không gian. Về thời gian, nó cho thấy văn học phát triển qua nhiều thời kỳ và giai đoạn, trong đó các thời kỳ lớn là cổ đại, trung đại, hiện đại, còn các giai đoạn cụ thể thì tùy thuộc vào từng nền văn học dân tộc mà có cách phân chia khác nhau. Về không gian, nó cho thấy văn học đã phát triển không giống nhau và không đồng đều ở từng khu vực văn hoá, từng lãnh thổ, quốc gia - dân tộc hay trên phạm vi toàn cầu. Khái niệm quá trình văn học còn chỉ ra cả cấu trúc của bản thân văn học. Đó là một cấu trúc phức tạp vừa bao gồm toàn thể các tác phẩm văn học, mọi hình thức l−u giữ và truyền bá văn học, mọi thành tố của đời sống văn học, lại vừa chứa đựng tất cả những mối quan hệ đa chiều giữa các bộ phận văn học và giữa văn học với các loại hình nghệ thuật, các hình thái ý thức xã hội khác. Sự thay đổi của ý thức văn học, hình thức văn học, sự biến động trong cách tiếp nhận văn học là những bộ phận không thể tách rời của quá trình văn học, thậm chí đây là những bộ phận cơ bản nhất. - Khi xem xét một hiện t−ợng văn học cụ thể, phải xác định đ−ợc vị trí của nó trong quá trình văn học. Đặc biệt là phải đặt nó trong tiến trình văn học. “Nghiên cứu văn học Việt Nam từ sau 1975 không thể không đặt nó vào tiến trình văn học dân tộc thế kỷ XX và tiếp nối liền mạch sang thế kỷ XXI. Nhìn trên đại thể, văn học Việt Nam thế kỷ XX có ba chặng đ−ờng lớn: Từ đầu thế kỷ đến 1945 - văn học chuyển từ phạm trù trung đại sang nền văn học hiện đại (mà 30 năm đầu là giai đoạn giao thời); từ năm 1945 đến 1975 - văn học cách mạng phát triển trong điều kiện hai cuộc kháng chiến, và từ sau 1975 2 văn học thời hậu chiến và đổi mới. Ba chặng đ−ờng nói trên của văn học thế kỷ XX là sự tiếp nối của dòng chảy văn học dân tộc, vừa có sự biến đổi tạo ra các b−ớc ngoặt, vừa có sự kế tục chứ không phải là những đứt gãy.” (Nguyễn Văn Long - Một số vấn đề cơ bản trong nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn từ sau 1975, NXB Giáo dục 2009). Quan niệm văn học sau 1975 đến nay là một thời kỳ hay một giai đoạn cần phải căn cứ vào các quy luật của quá trình văn học (quy luật tiếp nhận tác động của đời sống và lịch sử; quy luật kế thừa và cách tân; quy luật giao l−u); sự chi phối của hệ ý thức, t− t−ởng thời đại; sự đóng góp về nội dung và hình thức Quá trình vận động và đổi mới của văn học Việt Nam sau 1975, có sự đóng góp đáng kể về nội dung và hình thức nghệ thuật. đó là kết quả của quá trình tiếp nhận sự tác động của đời sống và lịch sử, có sự kế thừa những giá trị tinh hoa của văn học truyền thống và có điều kiện hội nhập với văn hoá thế giới. Nh−ng không thể phủ nhận nó vẫn chịu sự chi phối của lý t−ởng dân chủ vô sản. Nói một cách cụ thể là nó vẫn chịu sự tác động của đ−ờng lối văn hoá văn nghệ của Đảng (trong thời kỳ đổi mới). Việc đánh giá công cuộc đổi mới để khẳng định và thúc đẩy những tìm tòi khám phá của văn học sau 1975 cần phải có thái độ nghiêm túc và khoa học. Không quá nhấn mạnh những khác biệt, thậm chí là sự đối lập, để rồi đoạn tuyệt với giai đoạn văn học tr−ớc đó. Điều này dẫn đến một thái độ định kiến, thiếu khách quan đối với di sản văn học tr−ớc 1975. “Sự khác biệt của hai chặng đ−ờng văn học tr−ớc và sau 1975 là điều hiển nhiên, có thể thấy trên rất nhiều ph−ơng diện. Nh−ng phải chăng giữa hai chặng đ−ờng đó là sự cắt lìa, không có chút tiếp nối nào?” (Nguyễn Văn Long - Một số vấn đề cơ bản trong nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn từ sau 1975, NXB Giáo dục 2009). Thành tựu và hạn chế của nền văn học ba m−ơi năm chiến tranh (1945 - 1975) không phải là không góp phần chuẩn bị và kích thích sự đổi mới văn học sau 1975. Văn học 10 năm sau khi n−ớc nhà thống nhất (1975 - 1985) đã thể hiện rõ quy luật kế thừa của văn học chặng đ−ờng tr−ớc. Nhìn trên tiến trình văn học thế kỉ XX và những năm đầu của thế kỷ XXI, có thể thấy h−ớng vận động cơ bản, xuyên suốt các chặng đ−ờng văn học là vấn đề hiện đại hoá, dân chủ hoá. “Xu h−ớng ấy có bị lấn át bởi yêu cầu cách mạng hoá và hiện đại hoá trong giai đoạn 1945 - 1975, nh−ng đã trở lại thành một nhu cầu và h−ớng vận động của văn học sau 1975” (Nguyễn Văn Long - Một số vấn đề cơ bản trong nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn từ sau 1975, NXB Giáo dục 2009). 3 - Nghiên cứu văn học Việt Nam không thể không đề cập đến sự giao l−u, ảnh h−ởng đối với các nền văn học khác. Văn học Việt Nam cuối thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX, chuyển từ phạm trù văn học trung đại sang văn học hiện đại đã từng bị ảnh h−ởng nền văn hoá ph−ơng Tây (Anh, Pháp). Sự ảnh h−ởng đó ít nhiều phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội - lịch sử. Sang chặng đ−ờng từ 1945 đến 1975, sự giao l−u văn học vẫn tồn tại nh−ng mang tính chất khu vực. Nó chỉ giới hạn trong quan hệ với nền văn học các n−ớc xã hội chủ nghĩa. Văn học Việt Nam từ sau 1975, nhất là từ giữa những năm 80 trở đi, trong xu thế đa cực hóa quan hệ quốc tế, văn hóa nói chung và văn học nói riêng, giao l−u văn học không còn dừng lại trong các n−ớc xã hội chủ nghĩa mà đã từng b−ớc thay đổi. Nó mở rộng sự giao l−u, sự hội nhập với nền văn học nhân loại, mang tính toàn cầu. Trong quá trình giao l−u ấy, văn học sau 1975 không chỉ có tiếp thu mà còn có những đóng góp nhất định cho nền văn học chung của nhân loại. “Chẳng lẽ Việt Nam ngày nay chỉ h−ởng của thiên hạ mà không làm ra đ−ợc cái gì góp vào của chung của thiên hạ'' (Nguyễn Minh Châu - Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa - Văn nghệ, Hà Nội số 49&50, 12/1987). 1.2. Sự vận động của văn học Việt Nam từ sau 1975 đến nay Sự vận động của nền văn học Việt Nam từ 1975 đến nay có thể tạm chia thành ba chặng đ−ờng: Từ 1975 đến 1985 là thời kỳ chuyển tiếp từ văn học sử thi thời chiến tranh sang văn học thời hậu chiến; từ 1986 đến đầu thập kỷ 90 là thời kỳ văn học đổi mới sôi nổi, mạnh mẽ, gắn liền với chặng đầu của công cuộc đổi mới đất n−ớc; từ 1993 đến nay, văn học trở lại với những quy luật bình th−ờng và h−ớng sự quan tâm nhiều hơn vào những cách tân nghệ thuật. - Từ sau tháng 4 năm 1975 đến 1985 Đây là chặng đ−ờng chuyển tiếp từ nền văn học cách mạng trong chiến tranh sang nền văn học của thời kỳ hậu chiến. Tính chất chuyển tiếp này thể hiện rõ ở cả đề tài, cảm hứng, các ph−ơng thức nghệ thuật và cả quy luật vận động của văn học. Năm năm đầu sau khi n−ớc nhà thống nhất (1975 - 1980), nền văn học về cơ bản vẫn tiếp tục nguồn mạch cảm hứng của thời kỳ chiến tranh chống Mỹ cứu n−ớc. Nó nh− một cỗ xe khổng lồ đang chạy theo quán tính v−ợt qua ranh giới lịch sử. Tuy đã có những thay đổi và những b−ớc phát triển mới, cả ở văn xuôi và thơ nh−ng đề tài chiến tranh và khuynh h−ớng sử thi vẫn hết sức nổi trội. Những tác phẩm đã để lại dấu ấn nh− Máu và Hoa (Tố Hữu), Những 4 ng−ời đi tới biển (Thanh Thảo), Đ−ờng tới thành phố (Hữu thỉnh); Cơn gió lốc (Khuất Quang Thụy), Nắng đồng bằng (Chu Lai), Đất trắng (Nguyễn Trọng Oánh), Năm hoà bình đầu tiên (Nguyễn Mạnh Tuấn), Miền cháy (Nguyễn Minh Châu) Trong những năm đầu thập kỷ tám m−ơi (1981 - 1985), tình hình kinh tế, xã hội của đất n−ớc gặp nhiều khó khăn chồng chất và rơi vào khủng hoảng ngày càng trầm trọng. Nền văn học cũng chững lại và không ít ng−ời viết lâm vào tình trạng bối rối, không tìm thấy ph−ơng h−ớng sáng tác. ý thức nghệ thuật của số đông ng−ời viết và công chúng độc giả ch−a chuyển biến kịp với thực tiễn xã hội. Những quan niệm và cách tiếp cận hiện thực vốn quen thuộc trong thời kỳ tr−ớc đã tỏ ra bất cập tr−ớc hiện thực mới và đòi hỏi mới. Nh−ng văn học đã từng b−ớc tìm cách tiếp cận, khám phá và thể hiện đời sống mới sao cho phù hợp và thích nghi nhất. Điều đó đã đ−ợc khẳng định bằng sự hiện diện của một số cây bút tiên phong nhạy cảm với cuộc sống, đi vào khám phá những vấn đề hiện thực đang nảy sinh nh−: Nguyễn Khải (Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của ng−ời), Nguyễn Mạnh Tuấn (Đứng tr−ớc biển), Ma Văn Kháng (Mùa lá rụng trong v−ờn), D−ơng Thu H−ơng (Bên kia bờ ảo vọng, Chuyện tình kể tr−ớc lúc rạng đông), Chế Lan Viên (Hoa trên đá), Nguyễn Duy (ánh trăng), ý Nhi (Ng−ời đàn bà ngồi đan), Thanh Thảo (Những ngọn sóng mặt trời, Khối vuông Ru-bích)... L−u Quang Vũ (Hồn Tr−ơng Ba da hàng thịt) Văn học có khuynh h−ớng trở về với đời sống th−ờng nhật. - Từ 1986 đến đầu những năm chín m−ơi Đ−ờng lối đổi mới tại Đại hội VI của Đảng và tiếp theo đó là Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị, cuộc gặp của nguyên Tổng Bí th− Nguyễn Văn Linh với đại diện giới văn nghệ sĩ (1987) nh− một luồng gió mới thổi vào đời sống văn học nghệ thuật. Điều đó mở ra thời kỳ mới của văn học Việt Nam. “Nhiệt tình đổi mới xã hội, khát vọng dân chủ và tinh thần nhìn thẳng vào sự thật đã là những động lực tinh thần cho văn học của thời kỳ đổi mới phát triển mạnh mẽ, sôi nổi. Sự đổi mới ý thức nghệ thuật nằm ở chiều sâu của đời sống văn học, nó vừa là kết quả vừa là động lực cho những tìm tòi đổi mới trong sáng tác, đồng thời lại tác động mạnh mẽ đến sự tiếp nhận của công chúng văn học. T− duy văn học mới đã dần hình thành, làm thay đổi các quan niệm về chức năng của văn học, về mối quan hệ giữa văn học và đời sống, nhà văn và bạn đọc, về sự tiếp nhận văn học. Đồng thời sự đổi mới t− duy nghệ thuật cũng thúc đẩy mạnh mẽ những sự tìm kiếm, thể nghiệm về cách tiếp cận thực tại, về các thủ pháp và bút pháp nghệ thuật, phát huy cá tính và phong 5 cách cá nhân của nhà văn.” (Nguyễn Văn Long - Một số vấn đề cơ bản trong nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn từ sau 1975, NXB Giáo dục 2009). Khuynh h−ớng nhận thức lại hiện thực với cảm hứng phê phán trên tinh thần nhân bản đã phát triển mạnh vào nửa cuối những năm 80 và đầu những năm 90 của thế kỷ XX. Văn xuôi có sự xuất hiện của các tác phẩm và tác giả tiêu biểu: Thời xa vắng của Lê Lựu, Cỏ lau của Nguyễn Minh Châu, T−ớng về h−u của Nguyễn Huy Thiệp, Bến không chồng của D−ơng H−ớng, Mảnh đất lắm ng−ời nhiều ma của Nguyễn Khắc Tr−ờng, Đám c−ới không có giấy giá thú của Ma Văn Kháng Thơ ca tuy không thật sự sôi động nh− văn xuôi nh−ng cũng có thể nhắc đến một số cây bút có dấu ấn nh− Hữu Thỉnh, Nguyễn Duy, Thanh Thảo, Phùng Khắc Bắc, D− Thị Hoàn - Từ 1993 đến nay Văn học trở lại với những quy luật bình th−ờng và h−ớng sự quan tâm nhiều hơn vào những cách tân nghệ thuật. “Văn học quan tâm nhiều hơn đến sự đổi mới của chính nó, mặc dù vẫn không đi ra khỏi xu h−ớng dân chủ hóa. Đây là lúc văn học trở về với đời sống th−ờng nhật và vĩnh hằng, đồng thời có ý thức và nhu cầu tự đổi mới về hình thức nghệ thuật, ph−ơng thức thể hiện hơn bao giờ hết. Tuy ít có những tác phẩm gây đ−ợc những "cú sốc" trong d− luận, trở thành những hiện t−ợng thu hút đông đảo công chúng, nh−ng hầu nh− ở thể loại nào cũng có sự tìm tòi, tự đổi mới. Tuy nhiên, tình trạng có phần trầm lắng của đời sống văn học n−ớc nhà gần đây là điều có thực. Điều đó phải đ−ợc cắt nghĩa từ nhiều nguyên nhân, kể cả do sự hạn chế của chính ng−ời cầm bút. Không ít tác giả, sau một vài tác phẩm ban đầu đ−ợc đánh giá cao thì đã dừng lại, không tự v−ợt đ−ợc mình, đổi mới chính mình để đạt đ−ợc những thành công mới” (Nguyễn Văn Long - Một số vấn đề cơ bản trong nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn từ sau 1975, NXB Giáo dục 2009). 2. Văn học Việt Nam sau 1975 trong xu thế hội nhập 2.1. Giao l−u văn học là xu thế tất yếu của thời kỳ hội nhập Lịch sử nhân loại đã khẳng định giao l−u văn hoá là một xu h−ớng tất yếu của mọi thời kỳ hội nhập. Hội nhập về kinh tế, xã hội bao giờ cũng kéo theo sự hội nhập về văn hóa. Có sự hội nhập về văn hóa ắt hẳn có sự hội nhập về văn học. Ví dụ Đế quốc La Mã sau khi chinh phục Hy Lạp, đã tạo ra một nền văn hóa Hy-La nổi tiếng. Kho tàng thần thoại Hy Lạp đã đ−ợc La Mã tiếp thu gần nh− toàn bộ, biến thành thần thoại Hy Lạp-La Mã. Gần 1000 năm Bắc thuộc, nền văn hóa Việt Nam ít nhiều chịu ảnh h−ởng và tiếp thu văn hóa 6 Trung Hoa và để lại dấu ấn trong văn học (Thơ Đ−ờng; Kim Vân kiều truyện). Giao l−u văn hóa tr−ớc đây mới chỉ diễn ra ở cấp khu vực. Ngày nay, khi xu thế hội nhập kinh tế, xã hội diễn ra nhanh chóng trên toàn thế giới thì hội nhập văn hóa không thể không mang tính toàn cầu. “Trong bối cảnh của giao l−u văn hóa toàn cầu nh− vậy, văn học có thể đ−ợc coi là có một vai trò năng động nhất. Và văn học Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Tận dụng những lợi ích do giao l−u văn hóa đem lại, văn học Việt Nam đang tiếp thu những thành tựu văn hoá - văn học của thế giới để làm phong phú cho đời sống văn học của chính mình; đồng thời cũng có đ−ợc nhiều cơ hội để phổ biến những thành tựu của mình ra thế giới. Rõ ràng, sau 20 năm đổi mới, bộ mặt của văn học Việt Nam đã khác tr−ớc rất nhiều. Nó đang trở nên đa dạng hơn, có nhiều giọng điệu và nhiều màu sắc hơn, kể cả trong lĩnh vực sáng tác lẫn lý luận - phê bình. Và trên tất cả là văn học n−ớc ta đã đ−ợc tự do hơn, cởi mở hơn, có đ−ợc nhiều lựa chọn hơn.” (Nguyễn Văn Long - Một số vấn đề cơ bản trong nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn từ sau 1975, NXB Giáo dục 2009) Trong những năm 90 của thế kỷ XX, xu thế hội nhập của văn học Việt Nam đã thể hiện khá rõ và bắt đầu có đ−ợc vị trí trên diễn đàn văn học khu vực và thế giới. Nhiều nhà văn đ−ợc nhận giải th−ởng văn học quốc tế (Giải th−ởng văn học ASEAN, Giải th−ởng văn học sông Mê Kông). Nhiều hội nghị, hội thảo văn học quốc tế đ−ợc tổ chức (Hội nghị nhà văn ba n−ớc Việt Nam - Lào - Campuchia). Nhiều tác phẩm của các nhà văn Việt Nam hiện đại đã đ−ợc các dịch giả n−ớc ngoài dịch và giới thiệu (Thời xa vắng của Lê Lựu, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh). Nhiều tác giả đã đ−ợc các tổ chức văn học n−ớc ngoài mời sang n−ớc họ để giao l−u, trao đổi kinh nghiệm (Lê Lựu, Nguyễn Huy Thiệp, Phan Thị Vàng Anh). Văn học Việt Nam có điều kiện tiếp thu tinh hoa của các nền văn học các dân tộc khác và cũng có điều kiện giới thiệu tinh hoa văn học của chính mình. 2.2. Giao l−u, hội nhập trong sáng tác - Nội dung: Văn học Việt Nam tr−ớc năm 1975 khi mang vai trò của một nền văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu, các nhà văn đều nhìn hiện thực từ góc độ điển hình mang tính thời đại, dân tộc. Họ khám phá đời sống chủ yếu từ cái nhìn của cộng đồng. Nhà văn cầm bút d−ới ánh sáng của lý t−ởng và tình cảm cộng đồng để xây dựng nên những con ng−ời lý t−ởng đại diện cho thời đại (đất n−ớc đứng lên của Nguyên Ngọc; Dấu chân ng−ời lính của 7 Nguyễn Minh Châu, Vầng trăng quầng lửa của Phạm Tiến Duật). Sau năm 1975, văn học không còn cổ vũ chiến đấu mà chuyển sang những vấn đề của đời sống hàng ngày trong mọi mối quan hệ. Nó v−ợt ra khỏi khuôn khổ khu vực, nó chịu sự ảnh h−ởng văn hóa, lối sống của các n−ớc khác. đặc biệt là t− t−ởng dân chủ của các n−ớc ph−ơng Tây Văn học Việt Nam sau 1975 bắt đầu có sự thay đổi. Nó chuyển trọng tâm từ hiện thực khách quan bên ngoài sang hiện thực nội tâm bên trong. Cái tôi cá nhân trở thành một đối t−ợng khai thác mới. Điều này xuất hiện ngay từ sau khi chiến tranh chống Mỹ kết thúc (Miền cháy; Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu). Sau này cái tôi cá nhân với những nỗi niềm suy t− của con ng−ời Việt Nam thời hiện đại càng đ−ợc các nhà văn quan tâm khai thác. Nỗi buồn chiến tranh (Thân phận tình yêu) của Bảo Ninh, Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, Thời xa vắng của Lê Lựu, Gặp gỡ cuối năm của Nguyễn Khải, Mùa lá rụng trong v−ờn và Đám c−ới không có giấy giá thú của Ma Văn Kháng... Hái theo mùa của Chế Lan Viên, ánh trăng của Nguyễn Duy, Tự hát của Xuân Quỳnh có thể đ−ợc coi là những đại diện tiêu biểu. - Hình thức: Tr−ớc năm 1975, trong quan hệ giao l−u văn hóa (văn học) mang tính chất khu vực, các nhà văn Việt Nam chịu sự chi phối ràng buộc của ph−ơng pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa. Sau 1975, trong quan hệ giao l−u văn hóa (văn học) mang tính toàn cầu, các nhà văn không còn chịu sự chi phối của ph−ơng pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa. Họ không bị lệ thuộc vào những khuôn mẫu hay sự thống trị của bất cứ một ph−ơng pháp sáng tác nào. Nhà văn đ−ợc tự do sử dụng mọi kỹ thuật và ph−ơng pháp sáng tác, đ−ợc tự do sáng tạo trong khuôn khổ luật pháp để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Văn xuôi hình nh− đã phá vỡ mọi sự ràng buộc về kết cấu, ngôn từ, về quan niệm nhân vật. Thơ ca thả sức tung hoành với nhiều dạng, nhiều loại để hoà nhập với thế giới. đặc biệt là các nhà thơ trẻ mà Vi Thuỳ Linh là một ví dụ Trong quá trình giao l−u ở thơì kỳ hội nhập có thể nhận thấy văn học Việt Nam không hề hoà nhập. Ta giao l−u để tiếp thu, lĩnh hội tinh hoa văn học nhân loại, để hội nhập với thế giới và tiến tới có tiếng nói trên diễn đàn văn học thế giới nhằm thực hiện mục đích xây dựng một nền văn học tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 2.3. Giao l−u, hội nhập trong lý luận - phê bình Cùng với sự mở cửa trên mọi lĩnh vực sáng tác, lý luận - phê bình văn học cũng đ−ợc dịp giao l−u, hội nhập với thế giới. Không khí nghiên cứu trong 8 lĩnh vực lý luận, phê bình sôi động hơn bao giờ hết, thậm chí có những lúc nó còn sôi động hơn cả không khí sáng tác. Tr−ớc hết là sự xuất hiện của nhiều lý thuyết và ph−ơng pháp nghiên cứu - phê bình văn học. Nó không phải là những lý thuyết và ph−ơng pháp hoàn toàn mới, mà hầu hết là những lý thuyết và ph−ơng pháp đã từng xuất hiện ở các n−ớc ph−ơng Tây. Thậm chí có những lý thuyết và ph−ơng pháp tr−ớc đây đ−ợc coi là vùng cấm kỵ thì nay đã đ−ợc phổ biến rộng rãi, không có sự hạn chế nào trong việc tiếp cận kho tàng lý luận văn học của thế giới. Ng−ời nghiên cứu đ−ợc quyền tự do, đ−ợc tôn trọng trong việc ứng dụng thành tựu lý luận và ph−ơng pháp mà bản thân cho là thích hợp. Nhiều ng−ời đã áp dụng khá thành công các ph−ơng pháp nghiên cứu của ph−ơng Tây vào thực tiễn nghiên cứu văn học Việt Nam (phân tâm học, lý luận tiếp nhận, lý thuyết về văn học so sánh)... Tuy vậy, chúng ta không thể phủ nhận hệ thống lý luận và ph−ơng pháp cũ - Ph−ơng pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa. Hệ thống lý luận và ph−ơng pháp ấy có vai trò lịch sử của nó. ít nhiều nó cũng có những đóng góp quan trọng về ph−ơng pháp luận. Chúng ta không thể phủ nhận mối quan hệ chặt chẽ giữa chính trị với văn học, cũng không thể phủ nhận tính giai cấp của văn học Hãy coi nó nh− là một trong những ph−ơng pháp sáng tác bình đẳng với mọi ph−ơng pháp khác. Giao l−u, hội nhập trong lĩnh vực lý luận phê bình đã đ−ợc thể hiện ở việc: dịch và giới thiệu các lý thuyết n−ớc ngoài; giới thiệu các lý thuyết n−ớc ngoài một cách có hệ thống và có liên hệ với lý luận - phê bình văn học Việt Nam; ứng dụng các lý thuyết n−ớc ngoài vào thực tiễn khảo cứu và phê bình văn học Việt Nam. - Dịch và giới thiệu các lý thuyết n−ớc ngoài: Lý luận và thi pháp tiểu thuyết của Bakhtin (Phạm Vĩnh C− dịch, Nxb Văn học, Hà Nội, 1992); Những vấn đề thi pháp của Dostoievski của Bakhtin (Trần Đình Sử dịch, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1993); Thi pháp của huyền thoại của E.M. Meletinsky (Trần Nho Thìn và Song Mộc dịch, Nxb. ĐHQG HN, 2004); Cấu trúc văn bản nghệ thuật của Iu. M. Lotman (Trần Ngọc V−ơng, Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Thu Thuỷ dịch, Nxb. ĐHQG HN, 2004) - Giới thiệu các lý thuyết n−ớc ngoài một cách có hệ thống và có liên hệ với lý luận - phê bình văn học Việt Nam: Lý luận phê bình văn học ph−ơng Tây thế kỷ XX (Ph−ơng Lựu, Nxb. Văn học); Ph−ơng pháp luận nghiên cứu văn học (Ph−ơng Lựu, Nxb. Đại học S− phạm, Hà Nội, 2005); Ph−ơng pháp luận nghiên cứu văn học (Nguyễn Văn Dân, Nxb. KHXH, 2004) 9 - ứng dụng các lý thuyết n−ớc ngoài vào thực tiễn khảo cứu và phê bình văn học Việt Nam: Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều (Phan Ngọc, Nxb. KHXH, Hà Nội, 1985); Thi pháp thơ Tố Hữu (Trần Đình Sử, Nxb. Tác phẩm mới, Hà Nội, 1987) 3. Văn học Việt Nam sau 1975 nhìn từ góc độ thể loại Những biến đổi của văn học Việt Nam từ sau 1975 đ−ợc thể hiện rất rõ trong sự đổi mới của thể loại. Đây là vấn đề có sức hút đối với đọc giả và giới nghiên cứu, phê bình. Đã có một số công trình nghiên cứu về sự vận động, đổi mới của văn xuôi, truyện ngắn, tiểu thuyết, của thơ trữ tình từ sau 1975. Nh−ng ch−a có một công trình nào nghiên cứu đầy đủ và toàn diện về diện mạo, đặc điểm của từng thể loại. Nó là một vấn đề quá lớn, cần có thời gian và sự đầu t− trí tuệ, công sức. Tìm hiểu văn học Việt Nam sau 1975 - Nhìn từ góc độ thể loại, tr−ớc hết phải đi vào những thể loại mang tính tiêu biểu và dễ nhận diện. 3.1. Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 Văn học Việt Nam sau 1975 đã có những chuyển biến đáng ghi nhận ở hầu hết các thể loại, trong đó có tiểu thuyết. Tiểu thuyết - một loại hình tự sự cỡ lớn đã và đang nỗ lực chuyển mình, đổi mới và đã gây đ−ợc ấn t−ợng mạnh trên văn đàn. 3.1.1. Sự đổi mới của tiểu thuyết trong cách tiếp cận hiện thực Ngay từ những ngày đầu sau khi n−ớc nhà thống nhất (1975) sự xuất hiện của một loạt tiểu thuyết: Đất trắng (Nguyễn Trọng Oánh), Năm 1975 họ đã sống nh− thế (Nguyễn Trí Huân), Trong cơn gió lốc (Khuất Quang Thụy), Đứng tr−ớc biển, Cù lao tràm (Nguyễn Mạnh Tuấn), Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của ng−ời (Nguyễn Khải), M−a mùa hạ, Mùa lá rụng trong v−ờn (Ma Văn Kháng) đã thể hiện dấu hiệu của sự chuyển đổi t− duy sáng tạo và quan niệm nghệ thuật của nhà văn. B−ớc vào thời kỳ đổi mới (1986) và những năm tiếp theo, tiểu thuyết đã thật sự bộc lộ −u thế của mình. Các tác phẩm: Thời xa vắng, Hai nhà (Lê Lựu), Đám c−ới không có giấy giá thú, Ng−ợc dòng n−ớc lũ (Ma Văn Kháng), Một cõi nhân gian bé tý (Nguyễn Khải), Đi về nơi hoang dã (Nhật Tuấn), Những mảnh đời đen trắng (Nguyễn Quang Lập), Một thời hoa mẫu đơn, Ngoài khơi miền đất hứa (Nguyễn Quang Thân), Thiên sứ (Phạm Thị Hoài), Trả giá, Sóng lừng, Cõi mê (Triệu Xuân), Chim én bay (Nguyễn Trí Huân), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Bến không chồng (D−ơng H−ớng), Mảnh đất lắm ng−ời nhiều ma (Nguyễn Khắc Tr−ờng), Ăn mày dĩ vãng, Phố, Cuộc đời dài lắm (Chu Lai), Ngày hoàng đạo (Nguyễn Đình Chính), Một ngày và 10 một đời, Cơn giông (Lê Văn Thảo), Lạc rừng (Trung Trung Đỉnh), Cuốn gia phả để lại (Đoàn Lê), Thuỷ hoả đạo tặc (Hoàng Minh T−ờng), Trùng tu (Thái Bá Lợi), Luật đời và cha con (Nguyễn Bắc Sơn), Cánh đồng l−u lạc (Hoàng Đình Quang), Gia đình bé mọn (Dạ Ngân)... đã thể hiện sự đổi mới thực sự với tinh thần dân chủ cao, dám nhìn thẳng vào sự thật. “Trong tác phẩm của họ ý thức “lột trần mặt nhau, lột trần mặt mình, lột trần mặt đời” và cao hơn là “bóc trần thế giới”, đồng thời với ý thức h−ớng tới “chất l−ợng cuộc sống”, sống sao cho đúng với cuộc sống của con ng−ời đã thẩm thấu các tầng ngữ nghĩa” (Nguyễn Bích Thu - Một cách tiếp cận tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới, Tạp chí NCVH số 11/2006). 3.1.2. Sự vận động đổi mới của tiểu thuyết về hình thức thể loại Không chỉ là sự vận động đổi mới về nội dung (đề tài, chủ đề, t− t−ởng), tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 đã có những đổi mới về hình thức thể loại. Nó thể hiện ở một số ph−ơng diện: cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ - Cốt truyện Tìm hiểu sự vận động của cốt truyện sẽ góp phần làm sáng tỏ sự chuyển đổi của tiểu thuyết. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi trào l−u, khuynh h−ớng, mỗi nhà văn, vai trò của cốt truyện trong tiểu thuyết nói riêng và trong thể tự sự nói chung có những cách thể hiện khác nhau. Giai đoạn văn học 1932 - 1945, cốt truyện đóng vai trò đáng kể trong tiểu thuyết. Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Bỉ vỏ (Nguyên Hồng), B−ớc đ−ờng cùng (Nguyễn Công Hoan) có cốt truyện rõ ràng, với những xung đột căng thẳng, diễn biến hành động tuần tự theo thi pháp truyền thống (tình huống, sự kiện). Đến Sống mòn (Nam Cao) cốt truyện đã v−ợt ra ngoài khuôn khổ (tâm lý). Giai đoạn văn học1945 - 1975, chịu “áp lực sử thi”, tiểu thuyết th−ờng miêu tả những xung đột mang tính đối kháng: địch - ta, tốt - xấu. Vì vậy, cốt truyện chủ yếu dựa trên mô thức trần thuật của “đại tự sự” Tr−ớc đây, ng−ời ta chỉ chú ý đến cốt truyện mà ít để ý đến cách viết của nhà văn. Ngày nay, theo Alain- Griller (Pháp) thì vai trò của cốt truyện càng ngày càng giảm: “Cái làm nên sức mạnh cho tiểu thuyết gia chính là ở chỗ anh ta sáng tạo, anh ta hoàn toàn tự do sáng t

File đính kèm:

  • pdfvanhocvnhiendai2- ĐH Thái Nguyên[1].pdf